1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu giải pháp hoàn thiện công tác lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng của ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện quốc oai

104 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Lựa Chọn Nhà Thầu Thi Công Xây Dựng Của Ban Quản Lý Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Huyện Quốc Oai
Tác giả Nguyễn Viết Huy
Người hướng dẫn PGS.TS Đồng Kim Hạnh
Trường học Trường Đại Học Thủy Lợi
Chuyên ngành Quản lý xây dựng
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 176,63 KB

Cấu trúc

  • 1. Tínhcấpthiếtcủađềtài (15)
  • 2. Mục đích củađềtài (17)
  • 3. Đốitượngvà phạm vinghiêncứu (17)
  • 4. Cách tiếpcậnvàphươngphápnghiêncứu (17)
  • 5. Ýnghĩakhoa họcvàthựctiễn (18)
  • 6. Kết quảđạtđược (18)
  • CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC LỰA CHỌN NHÀ THẦU THICÔNGXÂYDỰNG 5 (19)
    • 1.1 Mộtsốkháiniệmtrongcôngtáclựachọnnhàthầuxâydựng (19)
      • 1.1.1 Gói thầu xây dựng, gói thầu thi côngxâydựng (19)
      • 1.1.1 Bên mời thầu vànhàthầu (19)
    • 1.2 ThựctrạngcủacácBanQLDAđầutưxâydựngcấphuyệnvềcôngtácđấuthầu (20)
    • 1.3 KinhnghiệmquảnlýdựánđầutưxâydựngcủamộtsốBanquảnlýdựán (27)
    • 1.4 Tìnhhìnhthựchiệnlựachọnnhàthầuthicôngxâydựnghiệnnay (31)
  • CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ CÔNG TÁC LỰACHỌN NHÀ THẦU THI CÔNGXÂY DỰNG (35)
    • 2.1 CơsởpháplývềđấuthầuxâylắptạiViệtNam (35)
      • 2.1.1 Các văn bản luật liên quan tới công tác đấu thầu do Quốc hộibanhành (35)
      • 2.1.2 Văn bản hướng dẫn luật do Chỉnh phủ, các bộ ban ngànhbanhành (35)
      • 2.1.3 Một số cơ sở lý luận về lựa chọnnhàthầu (36)
    • 2.2 Các hình thức, phương thức, phương phápvàtrìnhtự lựachọn nhà thầu thi công xâydựng (38)
      • 2.2.1 Các hính thức lựa chọn nhà thầu thi côngxâydựng (38)
      • 2.2.2 Các phương thức lựa chọn nhà thầu thi côngxâydựng (39)
      • 2.2.3 Phương pháp đánh giá Hồ sơdựthầu (40)
      • 2.2.4 Trình tự thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu xây dựng của chủđầutư (41)
    • 2.3 Cácphươngpháplựachọnnhàthầuthicôngxâydựng (46)
      • 2.3.1 Nguyên tắc công tác lựa chọn nhà thầu thi côngxâydựng (46)
      • 2.3.2 Tổ chức lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng của chủđầutư (47)
      • 2.3.3 Nội dung công tác lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng của chủđầutư (48)
      • 2.3.4 Các tiêu chí đánh giá công tác lựa chọn nhà thầu xây dựng của chủđầutư (49)
    • 2.4 Cácyếutốảnhhưởngđếncôngtáclựachọnnhàthầu (52)
      • 2.4.1 Nhóm các nhân tốkháchquan (52)
      • 2.4.2 Các nhân tốchủquan (55)
  • CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LỰA CHỌN NHÀ THẦUTHI CÔNG XÂY DƯNG CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẰU TƯ XÂY DỰNGHUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐHÀNỘI (58)
    • 3.1 Giớithiệutổng quanvềBanquảnlýdựánđầutư xây dựnghuyện Quốc Oai, thànhphốHàNội (58)
      • 3.1.1 Lịch sử hình thành Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quốc Oai, thànhphốHàNội (58)
      • 3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựnghuyện Quốc Oai, thành phốHàNội (58)
      • 3.1.3 Năng lực, kinh nghiệm của đội ngũ Ban quản lý dự án trong công tác lựa chọnnhà thầuxâydựng (60)
    • 3.2 Thựctrạng,phân tích đánh giá thực trạng công táclựachọn nhà thầu xâydựng củaBanquảnlýdựánđầutưxâydựnghuyệnQuốcOai,thànhphốHàNội (64)
      • 3.2.1 Khái quát các dự án, công trình, gói thầu thi công xây dựng được đầu tư xâydựng trên địa bàn huyện do Ban quản lý giai đoạn 2019 –2021[10] (64)
      • 3.2.2 Thực trạng công tác lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng tại Ban quản lý dự ántrong giaiđoạn2019-2021 (67)
    • 3.3 Giải pháp hoàn thiện công táclựachọn nhà thầu xâydựng của Banquảnlýdựánđầutư xâydựng huyệnQuốcOai (82)
      • 3.3.1 Giải pháp về bộ máy tổ chức và nhân sựcủaBan (82)
      • 3.3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạchmờithầu (88)
      • 3.3.3 Giải pháp hoàn thiện công tác lập hồ sơ mời thầu, hồ sơyêucầu (89)
      • 3.3.4 Giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá hồ sơdựthầu (93)
      • 3.3.5 Giảipháphoànthiệncôngtáclập,thươngthảo,kýkếthợpđồngthicôngxâydựng (95)
      • 3.3.6 Giải pháp hoàn thiện công tác khai thác dữ liệu, ứng dụng công nghệ thông (95)
    • 1. Kếtluận (101)
    • 2. Kiếnnghị (102)

Nội dung

Tínhcấpthiếtcủađềtài

Xây dựng là một lĩnh vực đặc thù, khác với các lĩnh vực khác Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xây dựng diễn ra chủ yếu thông qua hình thức đấu thầu Hiện nay, do chính sách mở cửa thị trường và hội nhập dẫn đến có rất nhiều công trình, dự án có quy mô lớn xuất hiện đồng thời cũng có các doanh nghiệp xây dựng của nước ngoài tham gia thị trường xây dựng ở nước ta nên đấu thầu đã trở thành một lĩnh vực cạnh tranh hết sức gay gắt giữa các doanh nghiệp xây dựng Vì vậy hiện nay vấn đề nâng cao chất lượng trong công tác đấu thầu và nhất là công tác lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng tại các Chủ đầu tư dự án rất được quan tâm và chúý.

Những sự quan tâm, chú ý đó được thể hiện rõ trên các bài báo, các đề tài luận văn nghiên cứu cụ thể như sau:

- Bài báo khoa học của tác giả Nguyễn Minh Toàn có tiêu đề: “Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác lựa chọn nhà thầu xây dựngđốivới các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước” đăng trên tạp chí Kinh tế xây dựng số quý 1 năm 2014.

- Bài báo khoa học của tác giả Lê Chí Trung có tiêu đề: “Một số giải pháp lựa chọn nhà thầu xây dựng sử dụng nguồn vẻn ngân sách nhà nước đối với các dự án giao thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, bài báo đăng trên tạp chí ngành Giao thông số tháng 4 năm2016.

- Đề tài nghiên cứu của tác giả Trần Việt Quý có tiêu đề: “Nghiên cứu giải pháp hoàn thiện lựa chọn nhà thầu xây dựng cho dự án đầu tư xây dựng giao thông đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh thực hiện năm2018.

- Đề tài luận văn thạc sỹ của tác giả Trương Ngọc Hòa (2018), chuyên ngành Kinh tế xây dựng thực hiện có tiêu đề: “Hoàn thiện công tác lựa chọn nhà thầu thỉ công xây dựng của ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Bắc Ninh”, Đại học Xây dựng Đề tài này mới chỉ làm rõ cơ sở lý luận,thựct r ạ n g và đề xuất giải pháp lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng cho Ban QLDA ĐTXD các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Bắc Ninh.

- Đề tài luận văn thạc sỹ của tác giả Đào Tuấn Đạt (2018), chuyên ngành Quản lý dự án xây dựng thực hiện có tiêu đề: “Hoàn thiện công tác lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng của Ban quản lý dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La” Đại học Xây dựng. Đề tài này mới chỉ làm rõ cơ sở lý luận, thực trạng và đề xuất giải pháp lựa chọn nhà thầu thi cồng xây đựng của Ban quản lý dự án di dân tái định cư thủy điện SơnLa.

- Đề tài luận văn thạc sỹ của tác giả Lê Ngọc Sơn (2018), chuyên ngành Quản lý dự án thực hiện có tiêu đề: “Hoàn thiện công tác lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp thành phố

Hà Nội” đại học Xây dựng Đề tài này mới chỉ làm rõ cơ sở lý luận, thực trạng và đề xuất giải pháp lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng cho Ban QLDA ĐTXD các công trình dân dụng và công nghiệp thành phố HàNội.

- Đề tài luận văn thạc sỹ của tác giả Ngọc Anh Tuấn (2018), chuyên ngành Quản lýdựán xây dựng, có tiêu đề: “Hoàn thiện công tác lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng tại Ban quản lý dư án thuộc công ty TNHH NN MTV môi trường đô thị Sơn La” đại học Xây dựng Đề tài này mới chỉ làm rõ cơ sở lý luận, thực trạng và đề xuất giải pháp lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng cho Ban quản lý dự án trực thuộc công ty TNHH NNMTV môi trường đô thị Sơn La.

Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Quốc Oai là đơn vị sự nghiệp được thành lập theo Quyết định số 26/QĐ-UBND ngày 06/01/2017 của UBND huyện Quốc Oai Ban QLDA đầu tư xây dựng được giao là Chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư thực hiện các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện thuộc các lĩnh vực xây dựng dân dụng, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn (Đê điều, thủy lợi) sử dụng vốn ngân sách nhà nước (vốn Thành phố và vốn huyện) Việc thực hiện các dự án có ý nghĩa rất quan trong, đưa lại nhiều lợi ích kinh tế xã hội thiết thực Thời gian qua còn có một số tồn tại, hạn chế trong lựa chọn nhà thầu xây dựng của Ban QLDA ĐTXD huyện Quốc Oai như: công tác lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu chưa thực sự tốt, công tác đánh giá hồ sơ dự thầu, xét năng lực nhà thầu còn chưa chặt chẽ và một số gói thầu còn chưa lựa chọn được một số nhà thầu thi công xây dựng đáp ứng được năng lực thật sự, khi thực hiện hợp đồng xây dựng thiếu chuyên nghiệp

Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng trong công tác lựa chọn nhà thầu có vai trò hết sức quan trọng trong việc quản lý các dự án chung cũng như trong hiệu quả của các dự án được thực hiện.

Xuất phát từ các vấn đề trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu giải pháp hoàn thiện công tác lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quốc Oai”với mong muốn tìm ra một số giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế trong công tác lựa chọn nhà thầu xây dựng tại Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện QuốcOai.

Mục đích củađềtài

Phân tích và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng củaBan quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quốc Oai, thành phố HàNội.

Đốitượngvà phạm vinghiêncứu

Công tác lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng các công trình của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quốc Oai giai đoạn 2019-2021

Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu, phân tích công tác lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng các dự án, gói thầu thi công xây dựng của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quốc Oai,thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2019 đến năm 2021

Cách tiếpcậnvàphươngphápnghiêncứu

Cách tiếp cận: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả luận văn đã dựa trên cách tiếp cận cơ sở lý luận về khoa học quản lý xây dựng, quản lý chất lượng, những quy định hiện hành của hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực này kết hợp tiếp cận thực tiễn tại Ban QLDA và các công trìnhBan QLDA đang quảnlý.

Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau :

- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu và phân tích sosánh

- Phương pháp thống kê, tổnghợp.

Ýnghĩakhoa họcvàthựctiễn

Góp phần hoàn thiện công tác đấu thầu nói chung và công tác lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình nói riêng. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài cũng phản ánh một số vấn đề còn tồn tại và đề xuất giải pháp từ góc nhìn của chủ đầu tư trong công tác lựa chọn nhà thầu.

Hoàn thiện công tác lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng tại các dự án đầu tư xây dựng của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện QuốcOai.

Kết quảđạtđược

Phân tích thực trạng công tác lựa chọn nhà thầu thi công các công trình của BanQLDA đầu tư xây dựng huyện Quốc Oai; từ đó đưa ra các giải pháp cho các dự án hiện tại và các công trình những năm tiếp theo giúp cho Ban QLDA lựa chọn được các nhà thầu đảm bảo năng lực, kinh nghiệm và kỹ thuật, từ đó nâng cao hiệu quả dự án đặc biệt là chất lượng của các công tác khảo sát, thiết kế và thi công xây dựng công trình và hoàn thành tốt nhiệm vụ đượcgiao.

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC LỰA CHỌN NHÀ THẦU THICÔNGXÂYDỰNG 5

Mộtsốkháiniệmtrongcôngtáclựachọnnhàthầuxâydựng

1.1.1 Gói thầu xây dựng, gói thầu thi công xây dựng

Gói thầu là một phần hoặc toàn bộ công việc hoặc mua sắm một phần hoặc toàn bộ vật tư, thiết bị cho dự Lựa chọn gói thầu được xác định trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc hợp lý, cạnh tranh, lành mạnh để góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của dự án, giảm thời gian, chi phí và nguồn lực cho chủ đầu tư, nhà thầu và cả xãhội.

Gói thầu được phân thành nhiều loại phụ thuộc vào phạm vi của gói thầu Các gói thầu có thể là gói thầu tư vấn, gói thầu thi công xây dựng, gói thầu cung cấp và lắp đặt thiết bị [1]

Gói thầu thi công xây dựng bao gồm những công việc thuộc quá trình thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình mới của dự án hay các công việc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp công trình xây dựng hiện có Quy mô gói thầu gồm các nội dung có liên quan với nhau, thường có yêu cầu phải được thực hiện đồng thời, để khi hoàn thành nghiệm thu, người ta có thể vận hành các thành phần cơ cấu của gói thầu một cách trôi chảy trong một hệ thống hoàn chỉnh [2, 3]

1.1.1 Bên mời thầu và nhà thầu

Bên mời thầu là cơ quan, tổ chức có chuyên môn và năng lực để thực hiện các hoạt động đấu thầu, bao gồm: Chủ đầu tư hoặc tổ chức do chủ đầu tư quyết định thành lập hoặc lựa chọn;

Nhà thầu là các cá nhân hoặc tổ chức cung cấp vật tư thiết bị hoặc thực hiện công việc theo yêu cầu Họ là những tổ chức hoặc cá nhân tham dự thầu, đứng tên pháp nhân ký và thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn Nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng (sau đây gọi là nhà thầu) là tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Nhà thầu xây dựng là đơn vị, tổ chức có đầy đủ các chức năng, năng lực xây dựng, kinh nghiệm để kí kết trực tiếp hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư, để nhận thầu toàn bộ một loại công việc hoặc toàn bộ công việc của chủ dự án đầu tư xây dựng công trìnhđó.

ThựctrạngcủacácBanQLDAđầutưxâydựngcấphuyệnvềcôngtácđấuthầu

1.2 Thựctrạng của các Ban QLDA đầu tư xây dựng cấp huyện về công tác đấu thầu.

Thực trạng về phương pháp lựa chọn nhà thầu TCXD hiện nay:

Công trình xây dựng là sản phẩm được xây dựng theo thiết kế; tạo thành bởi hao phí lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm cả phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước Công trình xây dựng rất đa dạng, bao gồm công trình công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, năng lượng và các công trình khác Việc thực hiện các gói thầu xây dựng đồng nghĩa với việc tạo lập các công trình xâydựng.

Các đặc điểm trên cho thấy, để đánh giá đúng đắn các hồ sơ dự thầu xây lắp thì việc làm rõ, chứng minh được sự phù hợp giữa các giải pháp thực hiện gói thầu với các đề xuất của nhà thầu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Yêu cầu đặt ra là tổ chuyên gia phải đánh giá được “cách thức nhà thầu sẽ làm ra sản phẩm xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư” Tính cá biệt hoá của từng nhà thầu đồng nghĩa với việc không có tiêu chuẩn kỹ thuật chung cho mọi hồ sơ dự thầu Do đó, các nội dung của giải pháp kỹ thuật được đánh giá tách rời các đề xuất về giá và tiến độ của nhà thầu là không hợp lý Nói cách khác, việc đánh giá hồ sơ dự thầu về mặt kỹ thuật bằng phương pháp chấm điểm hoặc “đạt/không đạt” riêng rẽ với đề xuất về giá và tiến độ không phản ánh đượcđặcđiểm hình thành sản phẩm xây dựng Điều này khác hẳn với việc lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hoá, do hàng hoá đã có sẵn nên việc xem xét các thông số, tính năngk ỹ thuật của hàng hoá bằng phương pháp chấm điểm hoặc các tiêu chí “đạt/không đạt” là cần thiết. Ở khía cạnh thực tế, trong lựa chọn nhà thầu xây lắp, việc chưa chú trọng đúng mức tới các đề xuất về giá và tiến độ của nhà thầu, còn nặng về đánh giá hình thức biểu hiện của các nội dung kê khai có thể dẫn đến nhiều trường hợp nhà thầu được chọn do kê khai “đẹp” hơn là lợi thế về giải pháp kỹ thuật và sự cạnh tranh về giá, tiếnđộ.

Bởi vậy, nguyên lý cần phải khẳng định trong đánh giá hồ sơ dự thầu xây dựng là các giải pháp kỹ thuật của nhà thầu được dùng để minh chứng cho sự phù hợp với các đề xuất về giá dự thầu, tiến độ và chất lượng Cách đánh giá này sẽ hạn chế được tình trạng kê khai hồ sơ “đẹp”, tăng khả năng cạnh tranh giữa các nhà thầu nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho chủ đầu tư, dự án. Đối với các gói thầu lớn, độ phức tạp cao thì có thể cho phép nhà thầu có những sửa đổi, bổ sung cần thiết nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của gói thầu Tuy nhiên, để tránh tuỳ tiện thì chủ đầu tư phải ghi rõ vấn đề này trong hồ sơ mời thầu.

Khi nhìn nhận một cách cặn kẽ thì các văn bản về đấu thầu hiện nay chưa phân tách rõ vấn đề năng lực của nhà thầu thông qua tư cách hợp lệ và năng lực chung của pháp nhân với vấn đề năng lực huy động cho gói thầu Trong đấu thầu xây dựng, do sản phẩm xây dựng được hình thành trong tương lai nên việc xem xét năng lực huy động cho gói thầu là rất quan trọng Việc không phân tách rạch ròi 2 vấn đề này dẫn tới tình trạng kê khai hồ sơ đẹp nhưng vẫn không đánh giá được năng lực thực tế để thực hiện gói thầu Nếu như tiếp tục tách rời việc đánh giá về mặt kỹ thuật với giá và tiến độ của nhà thầu thì rất khó khẳng định năng lực huy động cho gói thầu có khả năng hiện thực hoá hay không. Ở một khía cạnh khác, các văn bản về đấu thầu hầu như chưa có hướng dẫn chi tiết về phương pháp lượng hoá hiệu quả các đề xuất khi xác định giá đánh giá Do vậy, trong thực tế đấu thầu hiện nay, việc xác định giá đánh giá của các nhà thầu phần lớn vẫn dừng ở giai đoạn sau sửa lỗi và hiệu chỉnh các sai lệch của giá dự thầu Điều này dẫn tới cơ sở của việc lựa chọn nhà thầu trúng thầu giá đánh giá thấp nhất không được đảm bảo chắc chắn trên thực tế; tình trạng các nhà thầu đua nhau hạ giá dự thầu xuống quá thấp để trúng thầu là rất phổ biến Có thể nhận thấy rất rõ sự bất hợp lý của biểu hiện này khi nguyên lý “giải pháp kỹ thuật sẽ gắn với giá và tiến độ tương ứng” bị phá vỡ. Hơn nữa, trong nhiều trường hợp, giá đánh giá thấp nhất không phải mối quan tâm thường xuyên, chủ yếu và quan trọng nhất của nhiều chủ đầu tư Đương nhiên, nếu chỉ vì yếu tố giá thì chủ đầu tư có thể bỏ sót các nhà thầu có khả năng cạnh tranh tốt, ảnh hưởng xấu tới chất lượng công trình xây dựng, đặc biệt khi giá dự thầu lại được xem xét tách rời các giải pháp kỹ thuật.

Một số thực trạng của một số Ban QLDA cấp huyện:

* Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Phúc Thọ:

Tiến độ công tác tổ chức đấu thầu: Đôi khi tiến độ này bị chậm lại so với kế hoạch đấu thầu, do chậm trễ ở một số khâu trung gian:

Chậm trễ trong quá trình lập hồ sơ mời thầu

Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu về các yêu cầu cho một gói thầu do bên mời thầu lập, được làm căn cứ pháp lý cho Nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu Nếu công tác lập hồ sơ mời thầu bị chậm thì sẽ kéo dài thời gian do phải gia hạn thời gian phát hành hồ sơ mời thầu và thời gian thi công không đúng kế hoạch, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của Ban và của Xí nghiệp lien quan.

Nguyên nhân của sự chậm trễ trên gồm cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan:

Nguyên nhân chủ quan: có thể do những sai sót, nhầm lẫn, bất cẩn của cán bộ Ban được phân công nhiệm vụ lập hồ sơ mời thầu, do yêu cầu gấp rút trong thời gian ngắn giữa khoảng thời gian phát hành hồ sơ mời thầu đã định trước với thời gian được phê duyệt hồ sơ mời thầu của Ban QLDA.

Công tác tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật - Tổng dự toán:

Theo quy định trong quy chế đấu thầu, lập hồ sơ mời thầu phải căn cứ vào các tài liệu như: báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật thi công hoặc tổng dự toán Ban QLDA thường thuê các đơn vị tư vấn lập các tài liệu trên.

Nhu cầu xây dựng mới và cải tạo cơ sở hạ tầng ngày một tăng, các công giao thông ngày càng nhiều, khối lượng công việc lớn trong khi đó các đơn vị tư vấn chuyên ngành không nhiều nên sản phẩm tư vấn chưa đạt yêu cầu về tiến độ thời gian.

Các dự án mà Ban QLDA thực hiện đa số phải thông qua công tác tư vấn, Vì vậy để hoàn thành công việc một cách tốt nhất thì Ban QLDA phải củng cố mối quan hệ với các đơn vị tư vấn. Đối với các gói thầu có quy mô lớn Ban QLDA phải thuê tư vấn lập hồ sơ mời thầu.

Các dự án đều gặp khó khăn trong công tác xin cấp đất, giải phóng mặt bằng thi công, xin phép đào hè đường và thoả thuận tuyến để phục vụ cho công tác tổ chức đấu thầu.

Hà Nội là thủ đô, là khu vực có mật độ dân cư đông, có nhiều hoạt động chính trị - xã hội - kinh tế, văn hoá, nhiều hội nghị, hội thao diễn ra trong năm, vì thế hầu hết các dự án xây dựng đều gặp khó khăn trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng thi công Các dự án mà Ban QLDA thực hiện thì việc xin thoả thuận tuyến là một trong những nguyên nhân làm chậm tiến độ Nguyên nhân: lập báo cáo không sát với thực tế, năng lực tư vấn còn kém, việc xin thoả thuận tuyến mất quá nhiều thời gian do thủ tục hành chính rườm rà Các tuyến đường chuẩn bị thực hiện phần lớn đã được cấp theo qui hoạch trong tương lai, một số tuyến không có tính khả thi, dẫn đến việc phải xin thoả thuận lại gây chậmtrễ.

Trình tự hoàn thiện một bộ hồ sơ xin cấp đất phải trải qua nhiều giai đoạn (thoả thuận địa điểm, lập bản đồ 1/500, xin chỉ giới đường đỏ), qua nhiều Ban ngành và các cấp chính quyền làm cho dự án bị kéo dài và những khoảng thời gian bị gián đoạn.

Công tác đền bù giải phóng mặt bằng hiện nay nhìn chung hết sức khó khăn, và càng khó khăn hơn đối với các dự án lưới điện do dự án trải dài trên diện rộng, tuyến dây thường đi qua nhiều địa bàn Một vấn đề nổi cộm là đơn giá đền bù về đất của thành phố áp dụng cho dự án chênh lệch rất nhiều so với đơn giá thực tế trên thị trường, nên dân không nhận tiền đền bù, ngoài ra sự chênh lệch trong việc hỗ trợ dân của các dự án liền kề cũng làm khó khăn cho việc đền bù.

Việc khó khăn trong các công tác trên chậm được giải quyết, không thể chủ động được thời gian trong việc xin các văn bản thoả thuận, nhiều địa điểm xây dựng trạm biến áp không được giải quyết là một trong những nguyên nhân làm chậm tiến độ công tác tổ chức đấu thầu so với kế hoạch được duyệt.

KinhnghiệmquảnlýdựánđầutưxâydựngcủamộtsốBanquảnlýdựán

Kinh nghiệm lựa chọn nhà thầu xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đông Anh, thành phố HàNội:

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đông Anh tới nay có hơn 10 năm kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn Ta có thể rút ra một số kinh nghiệm về công tác lựa chọn nhà thầu xây dựng của Ban QLDA ĐTXD huyện Đông Anh như sau:

Ban QLDA rất quan tâm tới công tác đào tạo, năng cao năng lực bộ máy của Ban QLDA đặc biệt về lựa chọn nhà thầu Ban QLDA đã thành lập Phòng Kế hoạch trực thuộc Ban để chuyên trách công tác này, với bộ máy chỉ hơn 40 cán bộ nhưng được lãnh đạo Ban QLDA quan tâm cử cán bộ đi đào tạo chuyên môn, liên tục tại các cơ sở có thương hiệu như: đại học Kiến trúc

Hà Nội, đại học Xây dựng, học viện đào tạo bồi dưỡng cán bộ ngành Xây dựng

Ban QLDA đã sớm xây dựng quy trình quản lý lựa chọn nhà thầu xây dựng Quy trình của Ban QLDA dựa trên các văn bản quy định của pháp luật và các điều kiện đặc thù của địa phương như: ưu tiên cho các nhà thầu có kinh nghiệm thực hiện nhiều gói thầu tại huyện, nhà thầu chưa từng để xảy ra các vi phạm…

Ban QLDA đưa ra các quy chế quản lý nội bộ trong Ban QLDA về công tác lựa chọn nhà thầu, có chế độ thưởng phù hợp cho các cán bộ làm việc hiệu quả và có chế tài xử lý nghiêm đối với các cán bộ cố tình vi phạm, làm lộ thông tin cần bí mật làm giảm tính cạnh tranh trong quá trình lựa chọn nhà thầu xây dựng.

Lãnh đạo Ban QLDA đã chủ động xây dựng kế hoạch chương trình hành động cụ thể của đơn vị; đồng thời lập phương án cơ cấu tổ chức nhân sự, phương án tài chính phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ được giao Kết quả đạt được thể hiện rõ rệt ở hiệu quả hoạt động của các Ban QLDA đầu tư có nhiều chuyển biến tích cực, hiệu quả quản lý giám sát thi công các công trình xây dựng từng bước được nâng lên, đời sống cán bộ viên chức, người lao động của đơn vị cũng được cải thiện Ban QLDA huyện chủ động xây dựng phương án, dự toán kinh phí chi tiêu hàng năm dựa trên tổng dự toán kinh phí quản lý các dự án đầu tư xây dựng đang được triển khai trên địa bàn.

Kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư xây dựng ở Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Thường Tín.

Giai đoạn từ năm 2019-2021, Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện đã thực hiện tổng số

230 dự án bao gồm cả các công trình do Ban làm chủ đầu tư và tư vấn cho các chủ đầu tư Ban đã thực hiện tốt nhiệm vụ quản lývàsử dụng vốn của Nhà nước để đầu tư xây dựng các công trình từng lĩnh vực theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng Việc tổ chức dự án từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến hoàn thành dự án đưa vào khai thác sử dụng đều thực hiện nhịp nhàng, bài bản theo đúng quy trình Bên cạnh đó, hầu hết các dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp nông thôn cơ bản đã đảm bảo được công năng sử dụng theo yêu cầu thiết kế, không có sai sót lớn về kỹ thuật và phát huy được hiệu quả kinh tế - xã hội Kế hoạch vốn được giao hàng năm cho ban quản lý dự án làm chủ đầu tư đề thực hiện giải ngân đạt 92% so với kế hoạch cấp trêngiao.

Tuy nhiên trong thực tế vẫn còn một vài dự án xảy ra sự cố kỹ thuật, chậm tiến độ gây lãng phí và bức xúc trong dư luận xã hội Về quá trình hoạt động và quản lý của Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện còn tồn tại một số hạn chế như: lực lượng nhân sự quản lý dự án còn thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu độc lập, sáng tạo, chưa áp dụng công nghệ vào quản lý, hệ thống quy trình quản lý còn chồng chéo Quy trình quản lý chưa phù hợp với thực tiễn thi công, ảnh hưởng đến hiệu quả triển khai dự án Trong khâu triển khai đấu thầu, lựa chọn nhà thầu thi công còn tình trạng lạm dụng quyền hạn để thực hiện hành vi chỉ định thắng thầu cho các nhà thầu có chủ định Chất lượng công trình đưa vào sử dụng kém hiệu quả do năng lực của nhà thầu còn yếu, nhiều khi là do nhà thầu thi công không đúng cam kết trong hợp đồng Nhiều hạng mục thi công không đúng thiết kế được duyệt nhưng vẫn nghiệm thu, thanh toán như bản vẽ thi công được duyệt Trong khâu thẩm tra dự án cũng chưa đạt yêu cầu chất lượng, tổng dự toán chưa đề cập hết các nội dung của một dự án về mặt số liệu khảo sát, nghiên cứu hiện trạng,

Cơ quan thẩm tra chỉ tập trung vào kiểm tra các thủ tục pháp lý mà không xem xét kỹ các nội dung của dự án mà tin tưởng hồ sơ do chủ đầu tư cung cấp và sự giám sát của đơn vị tư vấn.

Kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án các công trình nông nghiệp phát triển nông thôn Hà Nội.

Ban quản lý dự án các công trình nông nghiệp phát triển nông thôn Hà Nội được giao trách nhiệm quản lý và sử dụng vốn của nhà nước và các nguồn vốn khác (nếu có) để Đầu tư xây dựng trình nông nghiệp phát triển nông thôn (bao gồm các dự án thuỷ lợi và đê điều) theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý Đầu tư và Xây dựng Ban quản lý dự án các công trình nông nghiệp phát triển nông thôn Hà Nội là đơn vị sự nghiệp kinh tế có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản ngân hàng hoặc kho bạc nhà nước để hoạt động theo quy định của phápluật

Ban quản lý dự án cáccôngtrình nông nghiệppháttriển nông thôn Hà Nội có trách nhiệm nhận vốn trực tiếp từ cơ quan cấp vốn để quản lý và tổ chức thực hiện dự án từgiai đoạnchuẩn bị đầu tư, thựchiệnđầu tư đến hoàn thành dự án đưa vào khai thác, sửdụngtheohìnhthứcchủđầutưtrựctiếpquảnlýdựántheoquyđịnhcủaphápluật.Chi phí hoạt động của Banquảnlý dự án các công trình nông nghiệp phát triển nông thôn Hà Nội được tính trongkinhphí đầu tư của từng Dự án theo quy định hiện hành. Bannhậnnhiệmvụquảnlýdựánđầutưtừcáccơquancấptrên,tronggiaiđoạnnày,nhiệm vụ chính của Ban là: Ban sẽ dựa trên mục tiêu đầu tư, nhiệm vụ đầu tư …để xác định quy mô đầu tư của dự áncũngnhư tổng mức đầu tư cần thiết là bao nhiêu, từ đó có các kế hoạch tiếp theo hợp lý. Đồng thời Ban sẽ tiến hành các thủ tục trình xin chủ trương đầu tư Sau khi được phê duyệt, Ban sẽ phối hợp với tư vấn lập vốn chuẩn bị đầu tư dự án và lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

Ban sẽ phải tiến hành lựachọntư vấn lậpBCNCKTvớicáctiêuchuẩn:phảicótưcáchphápnhân,cóđăngkýkinhdoanh,vàtuỳtheotừngquymôd ựáncụthểmàxemxétlựachọntưvấnphùhợp.Côngviệcchuẩnbị đầu tư do phòng kế hoạch kết hợp với phòngquảnlý giám sát dự án đảm nhận chính, ngoàiracòncósựthamgiacủacácphòngkháckhicócácvấnđềliênquan.

Như vậy có thể thấy Ban đã thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý và sử dụng vốn của nhà nước để đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng Việc tổ chức thực hiện dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến hoàn thành dự án đưa vào khai thác sử dụng bước đầu được thực hiện nhịp nhàng, bài bản theo đúng các quy định của nhà nước về quản lý đầu tư, xây dựng Để đạt được những thành công trên trước hết là nhờ sự quản lý, chỉ đạo, lòng nhiệt huyết của Ban lãnh đạo; tính chuyên nghiệp và dày dặn kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên của Ban.

* Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Quốc Oai về công tác quản lý dựán: Để thực hiện tốt nhiệm vụ Đại diện Chủ đầu tư và Chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng được UBND huyện Quốc Oai giao Cần xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của Ban QLDA đầu tư xây dựng trong quá trình triển khai thực hiện các dự án đúng quy định của pháp luật; Quản lý nguồn vốn chặt chẽ, hiệu quả; Triển khai thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu đúng quy định Từ kinh nghiệm tại các Ban QLDA đầu tư xây dựng trên, Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Quốc Oai rút ra được một số bài học về công tác quản lý dự án và lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng nhưsau: a Về công tác quản lý dự án:

Một là: Là đơn vị trực tiếp quản lý các dự án đầu tư xây dựng về giao thông, hạ tầng, thủy lợi, trên địa bàn huyện Quốc Oai vìvậycần tuân thủ đúng các quy hoạch chi tiết Đề xuất UBND Huyện tham gia vào quá trình xây dựng các đề án quy hoạch, để từ đó làm cơ sở đề xuất đầu tư các dự án phù hợpvớinhu cầu phát triển hiện tại và tươnglai.

Tìnhhìnhthựchiệnlựachọnnhàthầuthicôngxâydựnghiệnnay

Trong việc lựa chọn nhà thầu xây dựng thì đấu thầu là hình thức được áp dụng rộng rãi mang lại hiệu quả cao cho chủ đầu tư, dự án Với vị trí và vai trò của ngành xây dựng trong nền kinh tế quốc dân như: trực tiếp thực hiện hàng trăm nghìn tỷ đồng vốn đầu tư mỗi năm, đóng góp khoảng 6% trong GDP của toàn bộ nền kinh tế… nên công tác tổ chức, quản lý việc lựa chọn nhà thầu trong các hoạt động xây dựng có ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của xã hội dành cho đầu tư xây dựng cũng như trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển ngành xây dựng trong tươnglai.

Xuất phát từ những nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác lựa chọn nhà thầu trong kinh tế thị trường trong những năm gần đây, Nhà nước đã từng bước xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật, chính sách để điều chỉnh, quản lý hoạt động đáu thầu và lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng, từ Luật xây dựng số

50/2014/QH13 năm 2014 đến Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật xây dựng số 62/2020/QH14, luật đấu thầu số 43/2013/QH13 năm 2013 của Quốc hội và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP năm 2014 của Chính phủ là quá trình hoàn thiện các quy định pháp luật trong quản lý đấu thầu trên cơ sở tổng kết các kinh nghiệm từ thực tiễn quản lý công tác đấu thầu kết hợp với việc vận dụng các quy định về đấu thầu theo thông lệ quốc tế.

Tuy nhiên, thực tiễn công tác tổ chức và quản lý các hoạt độngđấuthầu và lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng những năm qua cho thấy còn có nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu để bổ sung hoàn thiện về cơ chế, chính sách cũng như trong tổ chức thực hiện các cuộc thầu nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng Các vấn đề này baogồm:

Hoàn thiện phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp (xét thầu) để đảm bảo lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm, có phương án kỹ thuật, công nghệ tối ưu và có giá dự thầu hợplý;

Tiếp tục hoàn chỉnh trình tự, quy trình tổ chức thực hiện việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng nhằm giảm thiểu các thủ tục, rút ngắn thời gian lựa chọn nhà thầu;

Nâng cao chất lượng của Hồ sơ mời thầu trên cơ sở hướng dẫn cụ thể nội dung và các yêu cầu của hồ sơ mời thầu theo từng loại công việc trong hoạt động xây dựng;

Xác định vai trò của các chủ thể tham gia hoạt động đấu thầu các gói thầu sử dụng vốn nhà nước nhằm phân định rõ quyền và trách nhiệm của các chủ thể tham gia và trên cơ sở đó đẩy mạnh việc phân cấp trong quản lý đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng.

Làm rõ các yêu cầu và điều kiện đối với việc lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu tổng thầu xây dựng (với 5 hình thức tổng thầu theo quy định của Luật Xây dựng) trên cơ sở đó có các giải pháp khuyến khích các chủ đầu tư áp dụng các hình thức tổng thầu xây dựng, coi đây là một trong các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng.

Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp, chế tài cần thiết để đảm bảo tính công khai, minh bạch và bình đẳng giữa các nhà thầu khi tham dự đấu thầu nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế chính sách trong quản lý đấu thầu, tạo ra sân chơi bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà thầu xây dựng; Đề xuất mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động cho các tổ chức, đơn vị chuyên thực hiện công tác tổ chức các cuộc thầu nhằm từng bước chuyên nghiệp hóa đối với công tác này phù hợp với yêu cầu của thị trường xây dựng.

Nội dung chương 1 đã khái quát được thực trạng về công tác đấu thầu của một số Ban QLDA đầu tư xây dựng cấp huyện nói chung cũng như thực trạng trong công tác lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng nói riêng Nêu lên được những tồn tại từ đó đưa tìm ra nguyên nhân và đưa ra những phân tích, đánh giá và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng để tác giả đi sâu phân tích trong chương 3 (nội dung chính) của luận văn Tiếp đó từ những thực tế tại các Ban QLDA cấp huyện đã có tác giả đã tiếp thụ, chọn lọc những kinh nghiệm để áp dụng cho đơn vị nơi tác giả đang công tác để đạt được kết quả, hiệu quả nhất trong công việc.

Vấn đề đặt ra ở đây là cơ sở pháp lý, khoa học và thực tiễn của Việt Nam về công tác lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng và nội dung của các văn bản đó, việc chấp hành thực hiện các văn bản, quy định đó như thế nào? Sẽ được tác giả phân tích trong chương 2 của luận văn.

CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ CÔNG TÁC LỰACHỌN NHÀ THẦU THI CÔNGXÂY DỰNG

CơsởpháplývềđấuthầuxâylắptạiViệtNam

2.1.1 Cácvăn bản luật liên quan tới công tác đấu thầu do Quốc hội banhành

Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí năm 2013: Luật số 44/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Luật Đấu thầu 2013: Luật số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Luật Xây dựng năm 2014: Luật số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam;

Luật sửa đổi bổ sung năm 2020: Luật số 62/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam;

Luật Đầu tư công năm 2019: Luật số 39/2019/QH14 ngày 13 tháng 6 năm 2019 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam;

2.1.2 Văn bản hướng dẫn luật do Chỉnh phủ, các bộ ban ngành banhành

Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.

Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT ngày 26 tháng 10 năm 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết về kế hoạch lựa chọn nhàthầu.

Thông tư 19/2015/TT-BKHĐT ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập báo cáo thẩm định trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu.

Thôngtưliên tịch 07/2015/TTLT-BKHĐT-BTC ngày08tháng9năm2015củaBộKếhoạchvàĐầutưvàBộTàichínhhướng dẫncungcấp, đăngtảithôngtin về đấuthầuvàlựachọnnhàthầuquamạng.

Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT ngày 22 thang 7 năm 2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết việc giám sát, theo dõi và kiểm tra hoạt động đấu thầu.

Thông tư 06/2017/TT-BKHĐT ngày 05 tháng 12 năm 2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về quy định chi tiết việc cung cấp thông tin về đấu thầu, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.

Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu xây lắp.

Thông tư 11/2015/TT-BKHĐT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết việc lập hồ sơ yêu cầu đối với chỉ định thầu, chào hàng cạnhtranh.

Thông tư số 04/2017/TT-BKHĐT 5 tháng 11 năm 2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết về lựa chọn nhà thầu qua Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia.

Thông tư số 05/2018/TT-BKHĐT ngày 10 tháng 12 năm 2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu được tổ chức lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

Thông tư số 11/2019/TT-BKHĐT gày 16 tháng 12 năm 2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết về lựa chọn nhà thầu qua hệ thống mạng Quốc gia.

2.1.3 Một số cơ sở lý luận về lựa chọn nhàthầu

Khái niệm về lựa chọn nhà thầu: Lựa chọn nhà thầu là tìm ra nhà thầu tốt nhất đáp ứng các yêu cầu của Bên mời thầu hoặc Chủ đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng trên cơ sở đảm bảo cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinhtế.

Vai trò tác dụng của lựa chọn nhà thầu: có vai trò quan trọng, mang lại lợi ích to lớn đối với chủ đầu tư, nhà thầu và nhà nước nói chung.

Vai trò đối với chủ đầu tư:

- Thực hiện có hiệu quả về chất lượng, thẩm mỹ công trình, tiết kiệm được vốn đầu tư, bảo đảm tiếnđộ.

- Thông qua đấu thầu, tăng cường quản lý vốn đầu tư, tránh thất thoát lãngphí.

- Bảo đảm chủ động, tránh tình trạng phụ thuộc vào một số ít nhàthầu.

- Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh giữa các nhàthầu.

- Chủ đầu tư ngày càng nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cánbộ.

Vai trò đối với nhà thầu:

- Tham dự đấu thầu với mục tiêu trúng thầu, các nhà thầu phải tự hoàn thiện mình trên tất cả phương diện, quản lý, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý trong tham gia đấu thầu, đầu tư có trọng điểm nhằm nâng cao năng lực công nghệ và kỹ thuật và thực hiện tốt công trình đã thắngthầu.

- Các nhà thầu cạnh tranh bình đẳng, phát huy tối đa tính chủ động trong việc tìm kiếm các cơ hội đấu thầu và ký kết hợp đồng tạo công ăn việc làm cho người lao động, phát triển sảnxuất.

- Thông qua đấu thầu, các nhà thầu sẽ tự nâng cao hiệu quả công tác quản trị chi phí kinh doanh, quản lý tài chính, thúc đẩy nâng cao hiệu quả kinh tế khi giá bỏ thầuthấpnhưng vẫn thu được lợinhuận.

Vai trò đối với nhà nước

- Đấu thầu góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng, hạn chế và loại trừ được tình trạng tiêu cực, thất thoát, lãng phí vốn đầutư.

- Đấu thầu góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản nói riêng và toàn nền kinh tế nóichung.

- Đấuthầutạoramôitrườngcạnhtranhbìnhđẳngvàlànhmạnhgiữacácnhàthầu.Đây là động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp và tạo điều kiện ứng dụngkhoahọckỹthuật,đổimớicôngnghệ,từngbướchộinhậpvớikhuvựcvàthếgiới.

Các hình thức, phương thức, phương phápvàtrìnhtự lựachọn nhà thầu thi công xâydựng

2.2.1 Cáchính thức lựa chọn nhà thầu thi công xâydựng

2.2.1.1 Hình thức đấu thầu rộngrãi Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia được phát hành một cách rộng rãi và trước khi phát hành hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải thông báo mời thầu theo quy định để các nhà thầu biết thông tin và chuẩn bị tham dự Bên mời thầu phải cung cấp đủ hồ sơ mời thầu cho mọi nhà thầu có nhu cầu tham gia đấu thầu Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bìnhđẳng.

2.2.1.2 Hình thức đấu thầu hạnchế Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu theo đó số lượng nhà thầu bị hạn chế ở mức nhất định Hình thức này được thực hiện để lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình đối với công trình xây dựng có yêu cầu kỹ thuật cao và chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng được Những nhà thầu như vậy sẽ được mời tham gia dự thầu.

Chỉ định thầu là hình thức chọn trực tiếp một nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu của gói thầu.

Chỉ định thầu được áp dụng trong trường hợp sau đây:

Ngoài các trường bất khả kháng do thiên tai, địch họa, sự cố cần khắc phụcngay, các gói thầu đặc thù kỹ thuật chỉ một nhà thầu có thể thực hiện được, gói thầu thuộc dự án bí mật quốc gia; dự án cấp bách vì lợi ích quốc gia, anninh an toàn năng lượng do Thủ tướng quyết định khi thấy cần thiết; trong lĩnh vực thi công xây dựng, gói thầu thi công xây dựng có giá gói thầu dưới 1 tỷ đồng thuộc dự án đầu tư phát triển được áp dụng hình thứcnày.

Nhà thầu được đề nghị trúng chỉ định thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: Có đủ năng lực và kinh nghiệm theo hồ sơ yêu cầu; có đề xuất về kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu của hồ sơ yêu cầu căn cứ theo tiêu chuẩn đánh giá; có giá đề nghị chỉ định thầu không vượt dự toán được duyệt cho gói thầu.

Chào hàng cạnh tranh là hình thức chọn lựa nhà thầu thông qua hồ sơ chào hàng của các nhà thầu Trong lĩnh vực thi công xây dựng, chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá trị trong hạn mức không quá 5 tỷ đồng, có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.

Hình thức này được áp dụng khi chủ đầu tư phải đảm bảo có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện toàn bộ công việc gói thầu Về phương diện quản lý, chủ đầu tư phải đáp ứng các điều kiện sau:

Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh (theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập) phù hợp với yêu cầu của gói thầu. Đủ nhân lực chủ chốt, cán bộ, công nhân kỹ thuật sử dụng cho gói thầu thuộc chủ đầu tư (trừ lao động phổ thồng); đủ máy móc thiết bị dùng để thi công gói thầu hoặc chủ đầu tư có khả năng huy động máy móc, thiết bị dùng cho gói thầu đáp ứng yêu cầu về tiến độ thực hiện gói thầu [5, 6]

2.2.2 Cácphương thức lựa chọn nhà thầu thi công xâydựng

2.2.2.1 Phương thức một giai đoạn một túi hồsơ. Đấu thầu một giai đoạn một túi hồ sơ là phương thức: Hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính đựng trong một túi hồ sơ Việc mở thầu được tiến hành một lần đối với toàn bộ hồ sơ dựthầu.

Phương thức được áp dụng trong các trường hợp sau đây: Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu thi công xây dựng có quy mô nhỏ, không quá 20 tỷ đồng; Chỉ định thầu đối với gói thầu thi cồng xây dựng.

2.2.2.2 Phương thức một giai đoạn hai túi hồsơ. Đấu thầu một giai đoạn hai túi hồ sơ là phương thức mà nhà thầu nộp đồng thời HSĐX về kỹ thuật và HSĐX về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của HSMT.Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu thi công xây dựng không có yêu cầu kỹ thuật phức tạp.

2.2.2.3 Phương thức hai giai đoạn một túi hồsơ.

Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đội với gói thầu thi công xây dựng có quy mô lớn, phức tạp.

2.2.2.4 Phương thức hai giai đoạn hai túi hồsơ

Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thi công xây dựng có kỹ thuật, cồng nghệ mới, phức tạp, có tính đặc thù [ 6 ]

2.2.3 Phươngpháp đánh giá Hồ sơ dựthầu

Phương pháp giá thấp nhất được áp dụng đối với tất cả các gói thầu đơn giản, quy mô nhỏ trong đó các đề xuất kỹ thuật, tài chính, thương mại được coi là cùng một mặt bằng khi đáp ứng các yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu; các tiêu chí của góithầu.

Mọi HSDT đã được đánh giá đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá quy định đều được chuyển sang đánh giá giá dự thầu thì căn cứ vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch của từng HSDT, BMT so sánh, xếp hạng hồ sơ dự thầu Các nhà thầu được xếp hạng tương ứng theo giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, và trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) Nhà thầu có giá thấp nhất được xếp thứ nhất, được lựa chọn đầutiên. Ưu điểm của phương pháp này giúp cho chủ đầu tư lựa chọn được nhà thầu bỏ giá thấp nhất Nhược điểm của phương pháp chỉ áp dụng được đối với các gói thầu đơn giản, quy mô nhỏ.

Cácphươngpháplựachọnnhàthầuthicôngxâydựng

2.3.1 Nguyên tắc công tác lựa chọn nhà thầu thi công xâydựng Đảm bảo tính cạnh tranh: thông qua đấu thầu đòi hỏi các nhà thầu phải phát huy hết khả năng của mình về kinh nghiệm, trình độ khoa học kỹ thuật, áp dụng giải pháp công nghệ hợp lý, và tiềm năng sẵn có của mình hoặc cần thiết phải liên danh đế có lợi thế cạnh tranh với các nhà thầukhác. Đảm bảo tính công bằng: qua tổ chức đấu thầu tạo cơ sở pháp lý để các nhà thầu có tư cách hợp lệ đáp ứng đầy đủ điều kiện trong hồ sơ mời thầu có được điều kiện bình đẳng như nhau tham gia dự thầu, không có sự phân biệt đối xử khác. Đảm bảo tính minh bạch: đấu thầu được tiến hành công khai trong suốt quá trình từ mời thầu đến việc mở thầu, xét thầu và ký kết hợp đồng đều thực hiện có sự kiểm tra thẩm định đánh giá của các cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật đấu thầu và các Nghị định của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng. Đảm bảo hiệu quả kinh tế: Đấu thầu tạo cơ hội cho chủ đầu tư thực hiện dự án của mình với giá thành hạ đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, tiến độ thi công và chất lượng công trình tốt nhất.

2.3.2 Tổchức lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng của chủ đầutư

Các bước cơ bản trong quá trình lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng khi đấu thầu theo phương thức một giai đoan, một túi hồ sơ (Là trường hợp áp dụng phổ biến ở các Ban quản lý dự án cấp Huyện): [1,6]

Về các bước và trình tự thực hiện:

+ Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, bao gồm: Lập hồ sơ mời thầu; Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu.

+ Tổ chức lựa chọn nhà thầu, bao gồm: Mời thầu; Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu; Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu; Mở thầu.

+ Đánh giá hồ sơ dự thầu, bao gồm: Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu; Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu; Xếp hạng nhà thầu.

+ Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.

+ Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.

- Về phương thức thực hiện của chủ đầu tư, ban quản lý dự án.

Thông thường quá trình này được triển khai như sau:

+ Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu: Trên thực tế, một bộ phận chuyên môn của ban quản lý dự án tổ chức lập hồ sơ mời thầu; trình thẩm định và chủ đầu tư phê duyệt hồ sơ mời thầu.

+ Tổ chức lựa chọn nhà thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu: Bên mời thầu doChủđầu tư ra quyết định thành lập chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện khâu này Trong quá trình, các công việc chuyên môn nếu bên mời thầu không đủ năng lực theo quy định, bên mời thầu có thể thuê các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện tham gia vào tổ chuyên gia để đánh giá hồ sơ dựthầu

+ Thương thảo hợp đồng và trình thẩm định: Thuộc trách nhiệm của bên mời thầu và có các chuyên gia nếu cần thiết.

+ Thẩm định, phê duyệt công khai kết quả lựa chọn nhà thầu, hoàn thiện, ký kết hợp đồng: Chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức khâu này.

2.3.3 Nội dung công tác lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng của chủ đầutư

2.3.3.1 Trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhàthầu Ở giai đoạn này chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức lập kế hoạch để trình người quyết định đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt Chủ đầu tư phải quản lý sự hợp lý, khả thi của kế hoạch Đối với từng gói thầu, bao gồm các gói thầu thi công xây dựng phải có đủ căn cứ pháp lý theo quy định của pháp luật; các nội dung quản lý đối với các gói thầu, gồm : Giá gói thầu, nguồn vốn thực hiện, hình thức, phương phức lựa chọn nhà thầu, hình thức giá hợp đồng, thời gian thực hiện hợp đồng Việc quản lý phải đảm bảo yêu cầu các nội dung hợp lý, khả thi, tránh chia nhỏ gói thầu, phù hợp tiến độ dự án, giá gói thầu phải tính đúng, tính đủ nguồn kinh phí để thực hiện xong gói thầu, tới khi kết thúc hợp đồng Quản lý sự tuân thủ quy định pháp luật và chất lượng hồ sơ trình điều chỉnh kế hoạch.[7]

2.3.3.2 Trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu và dự toán góithầu

Trong giai đoạn này chủ đầu tư phải chú trọng quản lý về các nội dung cơ bản sau:

- Tuân thủ trình tự, quy định pháp luật lập, thẩm định, phê duyệt hồsơ.

- Năng lực, kinh nghiệm của các nhân sự lập hồ sơ mời thầu, đáp ứng các quy định của pháp luật đấuthầu.

- Nội dung, chất lượng hồ sơ mờithầu.

- Tiến độ thực hiện phù hợp với kế hoạch đượcduyệt.

- Quản lý giá trị dự toán gói thầu trước khi lựa chọn nhà thầu đảm bảo hợp lý, phù hợp với mặt bằng giá khi mở thầu, đảm bảo không vượt giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã phêduyệt.

2.3.3.3 Trong tổ chức đánh giá, lựa chọn nhàthầu

Trong giai đoạn này chủ đầu tư phải chú trọng quản lý về các nội dung cơ bản, bao gồm như sau:

- Quản lý sự tuân thủ trình tự, quy định pháp luật khi mờithầu;

- Quản lý sự tuân thủ trình tự, quy định pháp luật tổ chức mởthầu;

- Năng lực, kinh nghiệm của tổ chuyên gia đánh giá hồ sơ dựthầu;

- Quản lý sự tuân thủ trình tự, quy định pháp luật tổ chức đánh giá hồ sơ dựthầu;

- Quản lý chất lượng của kết quả đánh giá về năng lực, đề xuất kỹ thuật, giá dự thầu; kết quả giá trúngthầu;

- Quản lý tiến độ thực hiện trong đánh giá hồ sơ dựthầu.

2.3.3.4 Trong lập, thương thảo, ký kết hợpđồng

Trong giai đoạn này chủ đầu tư phải chú trọng quản lý về các nội dung cơ bản, bao gồm như sau:

- Sự hợp lý, đầy đủ của hồ sơ hợpđồng.

- Giá và điều kiện điều chỉnh giá hợpđồng.

- Điều kiện, phương thức, hồ sơ thanh toán hợpđồng.

- Nội dung, chất lượng thỏa thuận về quản lý tiến độ thực hiện hợpđồng.

- Nội dung, chất lượng thỏa thuận về quản lý thi công xâydựng.

- Nội dung, các chất lượng thỏa thuận khác của hợpđồng.

2.3.4 Cáctiêu chí đánh giá công tác lựa chọn nhà thầu xây dựng của chủ đầutư 2.3.4.1 Nhóm tiêu chí đánh giá địnhtính

Tiêu chí đánh giá cơ cấu tổ chức bộ máy mời thầu của chủ đầu tư: Bộ máy mời thầu của chủ đầu tư có độc lập, chuyên nghiệp không

Bộ phận chuyên trách mời thầu của Chủ đầu tư hoạt động độc lập với các bộ phận kháckhông.

- Tiêu chí đánh giá cán bộ phù hợp với chuyên môn, kinh nghiệm, ý thức chấp hành pháp luật, thực hiện công việc được giao của chủ đầutư:

Cán bộ có chuyên môn đào tạo phù hợp với gói thầu đượcgiao không.

Cán bộ có kinh nghiệm thực tế phù hợp với gói thầu đượcgiao không.

Cán bộ có ý thức chấp hành nghiêm túc pháp luật và có trách nhiệm công việc mời thầu được giaokhồng.

Tiêu chí đánh giá phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác mời thầu của cán bộ chủ đầu tư:

Cán bộ có được trang bị đầy đủ các máy móc, phương tiện phục vụ chuyên môn công tác lựa chọn nhà thầu không.

2.3.4.2 Nhóm tiêu chí đánh giá địnhlượng a) Đánh giá về chất lượng lập các nội dung gói thầu xây lắp của chủ đầu tư trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu -K1

K1= (Tổng số gói thầu xây lắp phải điều chỉnh lại nội dung sau khi phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu /Tổng số gói thầu xây lắp đã được phê duyệt kế hoạch) x 100 (%)

Thực hiện đánh giá trong giai đoạn thời gian từ 3-5 năm Giá trị của K1 tăng lên thì kết quả đánh giá về chất lượng lập các nội dung gói thầu xây lắp của chủ đầu tư trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong giai đoạn đánh giá là thấp đi.

Mặt khác, để đánh giá cụ thể hơn, trong số cácgói thầu xây lắp có chất lượng lập không tốt, thực hiện việc phân tích, đánh giá các lỗi và nguyên nhân gâyracụ thể, như: Phải điều chỉnh do thời gian quy định tại Kế hoạch lựa chọn nhà thầu chưa hợp lý; Số gói thầu có hình thức giá hợp đồng chưa hợp lý (không ghi rõ loại hợp đồng điều chỉnh theo đơn giá cố định hay đơn giá thayđổi) b) Đánh giá chung về kết quả lựa chọn nhà thầu–K2

K2= (Tổng số cuộc thầu xây lắp không lựa chọn được nhà thầu /Tổng số gói thầu xây lắp đã thực hiện lựa chọn) x 100 (%)

Thực hiện đánh giá trong giai đoạn thời giantừ3-5năm Giátrị của K2tănglênthì kết quả đánh giá chungvềcông táclựachọn nhà thầu xây lắp trong giai đoạnđánhgiálàthấp đi.

Mặt khác, để đánh giá cụ thể hơn, trong số các lần lựa chọn nhà thầu xây lắp không thành công, thực hiện việc phân tích, đánh giá các lỗi và nguyên nhân gây ra cụ thể như: HSMT đưa ra các tiêu chí quá cao. c) Đánh giá về tỷ lệ giá tổng trúng thầu so với tổng các dự toán gói thầu được duyệt – K3

K3 = (Tổng số giá trúng thầu xây lắp / Tổng số dự toán gói thầu xây lắp được duyệt ) x100 (%)

Thực hiện đánh giá trong giai đoạn thời gian từ 3-5 năm (%) Giá trị của K3 tăng lên thì kết đánh giá theo tiêu chí này khi lựa chọn nhà thầu xây lắp trong giai đoạn đánh giá là thấpđi.

Cácyếutốảnhhưởngđếncôngtáclựachọnnhàthầu

Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác lựa chọn nhà thầu thi công của chủ đầu tư bao gồm có 2 nhóm chủ yếu như sau: [8,9]

2.4.1 Nhóm các nhân tố kháchquan

Nếu thị trường các nhà thầu xây dựng phong phú, có nhiều nhà thầu để tạo sự cạnh tranh lành mạnh, công bằng, minh bạch thì công tác lựa chọn nhà thầu sẽ đạt chất lượng hơn Ngược lại nếu thị trường các nhà thầu hạn chế thì dẫn tới sẽ không có sự cạnh tranh hoặc cạnh tranh yếu. Trong trường hợp này Chủ đầu tư khó có thể lựa chọn được nhà thầu hiệu quả nhất.

Hệ thống văn bản pháp luật và chế tài xử lý trong công tác lựa chọn nhà thầu xây dựng

Hệ thống văn bản pháp luật về đấu thầu là cơ sở pháp lý để nhà nước quản lý hoạt động lựa chọn nhà thầu Nó có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình và kết quả lựa chọn nhà thầu Các quy định pháp luật càng khoa học, hợp lý và chặt chẽ thì càng có tác dụng tích cực đối với quá trình và kết quả lựa chọn nhà thầu Mặt khác, sự ban hành kịp thời, đồng bộ các văn bản pháp luật cũng như sự nhất quán của mọi quy định trong hệ thống văn bản pháp luật, là điều kiện để được thực hiện đúng đắn, bài bản, trong bất cứ điều kiện thực tế hoạt động xâydựng. Đặc điểm gói thầu xây dựng thuộc dự án và các điều kiện thực hiện

Mỗi gói thầu xây dựng đều mang các đặc điểm riêng dẫn tới việc thực hiện khác nhau,thậmchícácgóithầuxâydựngtươngđồngnhauvềdạngcôngtrìnhcũngcónhữngđiều kiệnthực hiệnkhácnhau.Điềukiện thực hiện ở vùng núi khác vùng đồng bằng, vùngchịunhiềuthiêntaikhácvùngítthiêntai Cónhữngyêucầukhicôngtrìnhphứctạpvềcông nghệthi công, tổ chức quá trình sản xuất, nguồn nhân lực cho thi công thìviệclựachọnđượcnhàthầuđảmbảonănglực,làtháchthứcđốivớibênmờithầu,nóicáchkhác kếtquảlựachọnnhàthầusẽbịảnhhưởnglớntừnhữngđặcđiểmđó. Đặc điểm nguồn vốn thực hiện gói thầu

Các công trình đầu tư xây dựng đều được đầu tư bởi nguồn vốn khác nhau Với nguồn vốn khác nhau thì yêu cầu về các thủ tục thi công, nghiệm thu, giải ngân Đặc biệt là công tác lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án cũng khác nhau, ví dụ như công tác lựa chọn nhà thầu đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước thì khác với nguồn vốn tư nhân (do yêu cầu của chủ đầu tư dự án ) hay nguồn vốn vay (thường bị ảnh hưởng bởi các điều khoản của hiệp định vay vốn, của nhà tài trợ…)

Chất lượng hồ sơ dự thầu của nhà thầu xây dựng

Hồ sơ dự thầu của nhà thầu xây dựng phản ánh một phần năng lực thực hiện của các nhà thầu thi công Chất lượng hồ sơ dự thầu tốt, trung thực sẽ khiến cho công tác lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng được thực hiện một cách suôn sẻ, nhanh chóng, đảm bảo chọn được nhà thầu tốt, rút ngắn được tiến độ thực hiện dự án.

Hệ thống pháp luật là tập hợp tất cả các quy phạm, văn bản pháp luật tạo thành một cấu trúc tổng thể, được phân chia thành các bộ phận có sự thống nhất nội tại theo những tiêu chí nhất định như bản chất, nội dung, mụcđích.

Hệ thống pháp luật chi phối toàn bộ quá trình lựa chọn nhà thầu, là cơ sở giải quyết các mâu thuẫn của các bên Hệ thống pháp luật thể hiện cơ chế chính sách của nhà nước thông qua các văn bản pháp luật như: Luật, Nghị định, Thông tư, các quyết định và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến hoạt động xây dựng Nếu cơ chế chính sách hợp lý, chặt chẽ, các văn bản quy phạm của Nhà nước được ban hành đầy đủ, đồng bộ, cụ thể và kịp thời sẽ giảm bớt thời gian thực hiện các công tác có liên quan đến cơ quan nhà nước và các lỗi vi phạm do chồng chéo luật hoặc không hiểu đúng quy định Từ đó giảm các chi phí thực hiện và các rủi ro xấu khác do không làm đúng, làm đủ theo pháp luật Ngược lại, khi các cơ chế, chính sách đưa ra thiếu đồng bộ, chậm ban hành, chưa được cụ thể, cái ra sau không phù hợp với cái trước đã ban hành sẽ dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực cho tổ chức công tác lựa chọn nhàthầu.

Các công trình xây dựng thuộc trách nhiệm quản lý của các Ban quản lý dự án cấp Huyện quản lý thường có tác động đến nhiều đối tượng trong xã hội đồng thời liên quan đến nhiều cơ quan quản lý khác nhau Tuy nhiên mỗi cơ quan đều ban hành các quy định riêng theo phạm vi thẩm quyền của mình Đôi khi các văn bản này lại mâu thuẫn với nhau, nếu các bên tham gia vào quá trình lựa chọn nhà thầu vẫn không nắm rõ luật có thể dẫn đến các vi phạm không đáng có phải kéo dài thời gian, khiếu nại không hợp lý Cũng từ đó gây lên không ít các khó khăn, tranh cãi giữ các bên làm ảnh hưởng xấu đến công tác quản lý lựa chọn nhà thầu của chủ đầu tư.

Những biến động của nền kinh tế - xã hội

Những biến động của nền kinh tế xã hội bao gồm các thay đổi về chính trị, chính sách pháp luật, các vấn đề môi trường, thiên tai, y tế và các yếu tố xã hội khác Các chính sách về thuế, lệ phí, chính sách về lãi suất, tỷ giá hối đoái gây ảnh hưởng đến nguồn vốn của tổ chức xây dựng. Ngoài ra các chính sách về tiền lương, chế độ hưu trí, trợ cấp cũng ảnh hưởng đến quá trình lựa chọn nhà thầu, việc tính toán dự toán gói thầu, giá dự thầu có thể không hợp lý, đánh giá khó khăn.

Môi trường cạnh tranh lành mạnh, góp phần thúc đẩy nhà thầu phát triển đưa ra các đề xuất kỹ thuật, giá hợp lý Từ đó cũng là yếu tố dẫn tới nhiều khả năng lựa chọn được nhà thầu có phương án tốt nhất cho chủ đầu tư.

Chất lượng của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu của chủ đầu tư

Chất lượng hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu của chủ đầu tư rất quan trọng vì nó phản ánh sự mong muốn của chủ đầu tư đối với sản phẩm xây dựng, từ đó sẽ thể hiện yêu cầu cần đạt được trong gói thầu xây dựng Khi chất lượng của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu của chủ đầu tư tốt sẽ là nhân tố thuận lợi để quá trĩnh mời thầu và chấm thầu được hiệu quả.

Năng lực và kinh nghiệm của chuyên gia đánh giá hồ sơ dự thầu của chủ đầu tư

Do công tác lựa chọn nhà thầu xây dựng là công việc khó khăn, phức tạp đòi hỏi năng lực và kinh nghiệm tốt Chuyên gia đánh giá hồ sơ dự thầu của chủ đầu tư nếu có năng lực chuyên môn tốt, giàu kinh nghiệm sẽ đảm bảo việc thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu xây dựng của chủ đầu tư sẽ đạt hiệu quảcao.

Phương tiện, trang thiết bị và áp dụng công nghệ thông tin phục vụ chuyên môn của chuyên gia đánh giá hồ sơ dự thầu

Nếu chuyên gia đánh giá hồ sơ dự thầu được trang bị đầy đủ các phương tiện, trang thiết bị và việc áp dụng công nghệ thông tin vào chuyên môn được kết hợp nhuần nhuyễn thì sẽ thúc đẩy quá trình lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng của bên mời thầu được thực hiện ở mức độ chính xác cao, vô tư và đáng tin cậy.

Trình độ tổ chức quản lý và chuyên môn của bên mời thầu trong công tác lựa chọn nhà thầu xây dựng

Nếu chủ đầu tư có bộ máy quản lý chuyên nghiệp và quy trình quản lý lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng tốt, bài bản thì đây là nhân tố thúc đẩy hiệu quả công tác lựa chọn nhà thầu của mình Bộ máy quản lý chuyên nghiệp thể hiện về số người phù họp với công việc, có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cao đáp ứng công tác lựa chọn nhà thầu Đây là các nhân tố thúc đẩy hiệu quả công tác lựa chọn nhà thầu Khi bên mời thầu có tính chuyên nghiệp, tinh thần trách nhiệm cao và làm việc công tâm, minh bạch thì quá trình lựa chọn nhà thầu sẽ đạt kết quả cao. Ý thức, tỉnh thần chấp pháp của bên mời thầu, chủ đầu tư

Yếu tố cuối cùng có ảnh hưởng tới công tác lựa chọn nhà thầu xây dựng đó chính là ý thức, tinh thần chấp pháp của đội ngũ cán bộ bên mời thầu Nếu cán bộ mời thầu của chủ đầu tư thực hiện công việc công tâm, chính xác và chấp hành theo đúng quy trình của Luật đấu thầu quy định thì sẽ thúc đẩy công tác quản lý lựa chọn nhà thầu của chủ đầu tư được hiệu quả hơn.

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LỰA CHỌN NHÀ THẦUTHI CÔNG XÂY DƯNG CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẰU TƯ XÂY DỰNGHUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐHÀNỘI

Giớithiệutổng quanvềBanquảnlýdựánđầutư xây dựnghuyện Quốc Oai, thànhphốHàNội

3.1.1 Lịch sử hình thành Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quốc

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quốc Oai (sau đây gọi tắt là Ban quản lý dự án hoặc Ban QLDA) được thành lập ban đầu theo Quyết định số 18/2005/QĐ-UBND ngày 06/05/2005 của UBND huyện Quốc Oai – thành phố Hà Nội Ban QLDA là đơn vị trực thuộc UBND huyện Quốc Oai.

Ngày 6/1/2017 Ban QLDA ĐTXD huyện Quốc Oai được sáp nhập với Trung tâm phát triển cụm công nghiệp huyện Quốc Oai và lấy tên là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quốc Oai theo chủ trương chung của UBND thành phố Hà Nội trên cơ sở Quyết định 7052/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội ban hành ngày 22/12/2016 với 1 số thông tin cơ bản:

Tên chính thức: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quốc Oai Địa chỉ: Thị trấn Quốc Oai, Huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựnghuyện Quốc Oai, thành phố HàNội

3.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý dựán.

Căn cứ theo Quyết định số 90/QĐ-QLDA của UBND huyện Quốc Oai ngày 22/8/2017 thì chức năng, nhiệm vụ của Ban QLDA được giao là:

Ban QLDA huyện Quốc Oai là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự theo quy định tại điều 9 Luật Viên chức ngày 15/11/2010 và thực hiện cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 13/2/2015 của Chính phủ về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp cônglập.

Vị trí và chức năng của Ban QLDA huyện Quốc Oai thực hiện theo quy định điều 63 Luật Xây dựng năm 2014.

Nhỉệm vụ được giao của Ban quản lý dự án:

Ban QLDA ĐTXD huyện Quốc Oai trực thuộc UBND huyện, được huyện giao thực hiện vai trò đại diện cho chủ đầu tư quản lý các dự án do UBND huyện là cấp quyết định đầu tư phê duyệt Đây là một Ban quản lý dự án khu vực trên địa bàn huyện Quốc Oai Nhiệm vụ cụ thể Ban QLDA được giao là:

+ Chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật trong quá trình quản lý, điều hành thực hiện các dự án đầu tư xây dựng.

+ Thực hiện các dịch vụ tư vấn quản lý dự án ĐTXD công trình, tư vấn giám sát, tư vấn thẩm tra, tư vấn hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn lựa chọn nhà thầu, thanh quyết toán dự án và các dịch vụ tư vấn khác nhau phù hợp với năng lực, theo quy định của phápluật.

+ Đảm bảo chế độ thông tin, lưu trữ, bảo mật và báo cáo theo quy định.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND huyện Quốc Oai giao.

3.1.2.2 Quyền hạn của Ban quản lý dựán

Thực hiện quyền hạn của chủ đầu tư và Ban QLDA theo quy định tại Điều 68, 69 Luật Xây dựng năm 2014 Cụ thể là các quyền hạn sau:

+ Có quyền và nghĩa vụ liên tục bồi dưỡng, học tập, tiếp thu chủ trương đường lối của Đảng,chính sách Nhà nước Học tập nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị để phục vụ công tác.

+ Tham gia đề xuất ý kiến, kiến nghị với cấp có thẩm quyền xem xét xử lý các vấn đề vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện dự án.

+ Thu thập các thông tin, tài liệu phản ánh thường xuyên về tình hĩnh kinh tế, xã hội an ninh quốc phòng, các thông tin có liên quan tới lĩnh vực công tác của đơn vị tại các ban ngành, các xã thị trấn tronghuyện.

+ Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định hiện hành của Nhà nước.

+ Trong công tác lựa chọn nhà thầu, Ban QLDA có nhiệm vụ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu trình người có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức công tác lựa chọn nhà thầu trình UBND huyện phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu; đàm phán và ký kết hợp đồng với nhà thầu được lựachọn.

3.1.3 Năng lực, kinh nghiệm của đội ngũ Ban quản lý dự án trong công tác lựachọn nhà thầu xâydựng

Hiện tổng số cán bộ trong Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng là 51 người Trong đó lãnh đạo Ban QLDA ĐTXD huyện Quốc Oai gồm có 1 Giám đốc và 5 Phó Giám đốc.

Cơ cấu tổ chức các tổ chuyên môn cho lãnh đạo Ban QLDA ĐTXD huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội được thể hiện ở hình 3.1

Hình 3-1 Cơ cấu tổ chức quản lý của Ban QLDA ĐTXD huyện Quốc Oai

Giám đốc là người đứng đầu Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện về toàn bộ hoạt động của Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện theo quy định.

Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc Ban QLDA, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công, khi giám đốc vắng mặt, một phó giám đốc được Giám đốc ủy quyền điều hành các hoạt động của Ban QLDA ĐTXD huyện QuốcOai.

Tổ Hành chính tổng hợp: thực hiện công tác quản trị hành chính, thanh tra, pháp chế, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, y tế, môi trường và quản lý hoạt động công nghệ thông tin Ngoài ra, tổ Hành chính tổng hợp còn có nhiệm vụ giúp lãnh đạo ban trong công tác tổ chức quản lý nhân sự, đào tạo lao động, phát triển nguồn nhân lực.

Tổ Giao thông - Thủy lợi; Tổ Xây dựng: có chức năng nghiệp vụ chuyên biệt trong việc quản lý các phần công việc liên quan đến giao thông; thủy lợi; xây dựng của từng dự án đầu tư.

Tổ Dịch vụ công ích: có nhiệm vụ giúp ban giám đốc ban QLDA trong việc quản lý các dịch vụ công ích đô thị trên địa bàn huyện như: duy trì hệ thống thoát nước trong huyện, quản lý và chăm sóc cây xanh, hoa cảnh trong huyện, quản lý hệ thống điện chiếu sáng trang trí, hệ thống chiếu sang công cộng, đèn trang trí, đèn tín hiệu giao thông tronghuyện.

Thựctrạng,phân tích đánh giá thực trạng công táclựachọn nhà thầu xâydựng củaBanquảnlýdựánđầutưxâydựnghuyệnQuốcOai,thànhphốHàNội

3.2.1 Khái quát các dự án, công trình, gói thầu thi công xây dựng được đầu tưxâydựng trên địa bàn huyện do Ban quản lý giai đoạn 2019 – 2021 [10]

Thời gian vừa qua Ban QLDA ĐTXD huyện Quốc Oai đã được UBND huyện Quốc Oai tiến hành giao thực hiện nhiều dự án ĐTXD trên địa bàn Số lượng dự án được đầu tư xây dựng từ năm 2019 tới năm 2021 của Ban QLDA ĐTXD huyện Quốc Oai là khá lơn Một số dự án tiêu biểu do ban thực hiện trog giai đoạn này được tổng hợp tại số liệu Bảng3.2.

Bảng 3-2 Tổng hợp một số dự án, công trình tiêu biểu do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quốc Oai đã thực hiện giai đoạn 2019 – 2021

STT Tên Dự án Số Quyết định

Tổng mức đầu tư được phê duyệt

QuốcOai-Hòa Thạch(đoạnquađịa phậnxãNghĩa Hương), huyện

2 Trường tiểu học Nghĩa Hương, huyện Quốc Oai, thành phố Hà

3 Trường tiểu học Ngọc Mỹ (Khu

A), huyện Quốc Oai, TP Hà Nội

Cải tạo, nạo vét lòng ngòi Ngọc

Mỹ, kè bờ hữu kết hợp cảnh quan môi trường đoạn từ trường mầm non phú Mỹ đến trạm bơm Quán

Sanh, xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc

Nạo vét, cải tạo lòng ngòi, kè kết hợp đường giao thông đoạn từ đường 419 đến kênh Đồng Mô, xã

6 Đầu tư, nâng cấp hệ thống đài truyền thanh các xã: Hòa Thạch,

Cộng Hòa, Thị Trấn Quốc Oai

7 Nâng cấp,cải tạoTrạmy tếxãCộngHòa 5106/QĐ-UBND ngày31/10/2019 10,536 2019-

8 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên ( giai đoạn

9 Cải tạo, nâng cấp trường tiểu học xã Đông Yên (điểm trường thôn Đông Hạ), huyện Quốc Oai

Nâng cấp, cải tạo đường giao thông, rãnh thoát nước thôn Yên

Nội và thôn Dương Cốc xã Đồng

Nguồn: Báo cáo Ban QLDA ĐTXD huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

Các dự án đầu tư tại ban QLDA thuộc các lĩnh vực giao thông nông thôn, thủy lợi, hạ tầng giáo dục, ý tế, văn hóa Số lượng các công trình được giao cho ban QLDA thực hiện tăng dần qua các năm.

Bảng 3-3 Một số gói thầu do Ban QLDA thực hiện giai đoạn 2019-2021

TT Tên gói thầu Giá gói thầu

Xây dựng, hạng mục chung, dự phòng - cải tạo, sửa chữa tuyến đường Quốc Oai - Hòa Thạch

(đoạn qua địa phận xã Nghĩa Hương) 12,650,586,000 Đấu thầu rộng rãi

2 Gói thầu xây lắp - Trường Tiểu học Nghĩa Hương 11,957,750,000 Đấu thầu rộng rãi

3 Xây dựng, hạng mục chung, dự phòng - Trường tiểu học Ngọc Mỹ (Khu A) 12,705,805,000 Đấu thầu rộng rãi 4

Xây lắp - hạng mục chung - dự phòng - Cải tạo, nạo vét lòng ngòi Ngọc Mỹ, kè bờ hữu kết hợp cảnh quan môi trường đoạn từ Trường mầm non

Phú Mỹ đến trạm bơm Quán Sanh, xã Ngọc Mỹ

Xây dựng, hạng mục chung, dự phòng - Nạo vét, cải tạo lòng ngòi kè kết hợp đường giao thông đoạn từ đường 419 đến kênh Đồng Mô, xã Thạch

Gói thầu hỗn hợp xây dựng, thiết bị, hạng mục chung, dự phòng - Đầu tư, nâng cấp Đài phát thanh các xã Cộng Hòa, Hòa Thạch, Thị trấn

7 Xây dựng, hạng mục chung, dự phòng - Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - GDTX (GĐ2) 9,908,643,000 Đấu thầu rộng rãi

8 Trường tiểu học Đông Yên (điểm trường thôn Đông Hạ) 12,495,014,000 Đấu thầu rộng rãi

9 Nâng cấp các tuyến bờ bao sông tích phục vụ công tác phòng chống lũ và nâng cao hệ số sử dụng đất trên địa bàn huyện Quốc Oai

Xây lắp - hạng mục chung - dự phòng - Nâng cấp, cải tạo đường giao thông, rãnh thoát nước thôn

Yên Nội và thôn Dương Cốc xã Đồng Quang 10,270,979,000 Đấu thầu rộng rãi 11

Thi công xây dựng và lắp đặt trang thiết bị, hạng mục chung, dự phòng - Trường mầm non Cộng

Hòa (giai đoạn 2) 13,325,454,000 Đấu thầu rộng rãi

Nguồn: Báo cáo Ban QLDA ĐTXD huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

- Các dự án đầu tư xây dựng tại huyện Quốc Oai do Ban QLDA quản lý đầu tư không có dự án nhóm A mà chủ yếu là các công trình, dự án thuộc nhóm B và C với quy mô công trinh vừa và nhỏ nhưng rất đa dạng về loại công trình như công trình dân dụng, nông nghiệp, giao thông, thủy lợi, đê điều, hạ tầng kỹthuật.

- Nguồn vốn đầu tư khá đa dạng gồm đủ các loại nguồn vốn như: nguồn vốn từ ngân sách của thành phố Hà Nội, nguồn vốn từ ngân sách của huyện Quốc Oai, do vậy quá trình thực hiện dự án phụ thuộc khá nhiều vào kế hoạch vốn của các nguồn này và chịu sự quản lý của Luật Ngân sách và pháp luật về xây dựng, pháp luật về đấuthầu.

- Các gói thầu thi công xây dựng tại ban quản lý dự án có quy mô không lớn, giá trị trung bình của 1 gói thầu chỉ khoảng 10 tỷ đồng Với phương thức đấu thầu rộng rãi nhưng do qui mô nhỏ nên thông thường chỉ có 3 đến 4 nhà thầu thamgia.

3.2.2 Thựctrạng công tác lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng tại Ban quản lý dựán trong giai đoạn2019-2021 3.2.2.1 Công tác lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhàthầu

Ban QLDA ĐTXD huyện Quốc Oai tiến hành lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, trình Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Quốc Oai thẩm định tham mưu UBND huyện Quốc Oai phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu thông thường bao gồm các nội dung: tên gói thầu, giá gói thầu, hình thức lựa chọn nhà thầu, phương thức đấu thầu, thời gian lựa chọn nhà thầu, loại hợp đồng, thời gian thực hiện hợp đồng Kết quả của việc lập và quản lý Kế hoạch lựa chọn nhà thầu thời gian qua của Ban QLDA ĐTXD huyện Quốc Oai là cơ sở để Ban QLDA triển khai các bước mời thầu và lựa chọn nhà thầu theo quyđịnh.

Bảng 3-4 Thực trạng quản lý lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu xây dựng của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quốc Oai

1 Sổ dự án đầu tư xây dựng được phê duyệt (1) 15 19 21

2 Sổ kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt (sau khi dự án được phê duyệt) (2) 15 19 21

4 Số gói thầu xây dựng được phê duyệt trong Kế hoạch lựa chọn nhà thầu(4) 39 41 34

5 Số gói thầu phải điều chỉnh do thời gian quy định tại Kế hoạch lựa chọn nhà thầu chưa hợp lý(5) 6 7 5

Số gói thầu có hình thức giá hợp đồng chưa hợp lý

(không ghi rõ loại hợp đồng điều chỉnh theo đơn giá cố định hay đơn giá thay đổi) (7)

Nguồn: Báo cáo của Ban QLDA ĐTXD huyện Quốc Oai qua các năm

Qua số liệu tại Bảng 3.4 thấy từ năm 2019 tới năm 2021 thấy Công tác lập Kế hoạch lựa chọn nhà thầu tại Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Quốc Oai nhìn chung đã có cố gắng, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế nhưsau:

Thời gian thực hiện hợp đồng: Có nhiều gói thầu phải điều chỉnh thời gian thực hiện, do chưa căn cứ trên cơ sở tính toán khoa học của từng hạng mục công việc, do tiến độ thi công không đảm bảo do gặp thời tiết và điều kiện thi công bất lợi.

Một dự án nhưng có nhiều Kế hoạch lựa chọn nhà thầu, do phải lập theo từng thời điểm để rút ngắn thời gian, cũng như phải lập theo nguồn vốn được bố trí theo từng thờiđiểm.

Hình thức hợp đồng trong Kế hoạch lựa chọn nhà thầu xây dựng còn không rõ ràng chỉ ghi chung chung là hợp đồng theo đơn giá (theo quy định cần xác định rõ là họp đồng theo đơn giá cố định hay hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh hoặc hợp đồng trọn gói ).

Kế hoạch lựa chọn nhà thầu là kế hoạch dài cho cả dự án, do vậy để dự trù chính xác cho từng công việc, thời gian thực hiện và giá trị hợp đồng tại thời điểm lập dự án là vấn đề vô cùng khó khăn, nhiều rủi ro. Địa bàn huyện Quốc Oai có địa chất, địa hình đặc trưng của vùng ven đô, nhiều sông ngòi nên quá trình thực hiện thường hay có phát sinh về công việc.

Năng lực và trình độ, kinh nghiệm của một số cán bộ Ban QLDA và nhà thầu tư vấn đấu thầu chưa thực sự tốt Bên cạnh đó ý thức của một số cán bộ của Ban QLDA với công việc được giao chưa cao, chưa thực sự để tâm chú ý vào thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

3.2.2.2 Công tác lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mờithầu

Sau khi phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu, Ban QLDA đầu tư xây dựng tiến hành thuê một số đơn vị tư vấn đấu thầu chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội như: công ty Cổ phần xây dựng số 8, Tổng công ty tư vấn công trình giao thông Tedi - Bộ Giao thông vận tải giúp Ban QLDA lập hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, lựa chọn nhà thầu, và trình kết quả cho Ban QLDA quyết định.

- Trong thời gian qua công tác lập Hồ sơ mời thầu tại Ban là tương đối tốt, chưa xảy ra vi phạm lớn, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn tồn tại trong công tác lập HSMT cần khắc phục nhưsau:

Giải pháp hoàn thiện công táclựachọn nhà thầu xâydựng của Banquảnlýdựánđầutư xâydựng huyệnQuốcOai

lý dự án đầu tư xây dựng huyện QuốcOai

3.3.1 Giải pháp về bộ máy tổ chức và nhân sự củaBan

Thời gian tới khối lượng công việc của Ban QLDA ĐTXD huyện Quốc Oai nhiều hơn nên cần nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ nói chung và công tác lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng nói riêng Giải pháp đề xuất của tác giả chủ yếu tập trung vào cồng tác cơ cấu lại bộ máy tổ chức của Ban QLDA, đào tạo bồi dưỡng cán bộ trẻ, tuyển dụng thêm cán bộ giàu kinh nghiệm, bổ sung chế độ đãi ngộ cho cán bộ và xây dựng văn hóa công sở tại đơnvị.

3.3.1.1 Giải pháp tái cơ cấu tổ chức bộ máy theo hướng chuyên nghiệp công tác lựachọn nhà thầu thi công xây dựng.

Hiện nay bộ phận đảm nhiệm công tác lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng tại Ban QLDA ĐTXD huyện Quốc Oai là tổ Kế hoạch và Quản lý dự án Mô hình hiện nay của Ban QLDA chưa thực sự hợp lý, vì tổ Kế hoạch và Quản lý dự án vừa đảm nhiệm công tác lựa chọn nhà thầu xây dựng lại vừa đảm nhiệm công tác quản lý thực hiện dự án Trên cơ sở này tác giả đề xuất mô hình cơ cấu tổ chức mới cho Ban QLDA DTXD huyện Quốc Oai nhưsau:

Cơ cấu lại Tổ Kế hoạch và Quản lý dự án với Tổ Kỹ thuật trở thành thành tổ Kế hoạch-Tổng hợp và tổ Thực hiện dự án Trong đó tổ Kế hoạch- lựa chọn nhà thầu sẽ dự kiến đảm nhiệm chuyên trách về công tác Kế hoạch và công tác lựa chọn nhà thầu nói chung và lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng nói riêng Tổ Thực hiện dự án sẽ đảm nhiệm chức năng quản lý thực hiện dự án đã được phê duyệt lập kế hoạch từ khi lập dự án đầu tư xây dựng cho tới kết thúc, nghiệm thu bàn giao công trình (trừ công tác Kế hoạch và lựa chọn nhà thầu xây dựng).

Như vậy, sau khi cơ cấu lại, mô hình mới có ưu điểm hơn với mô hình cũ ở các điểm sau:

Phân định rõ ràng hơn nhiệm vụ của ba tổ (tổ Văn phòng - Kế toán, tổ Kế hoạch – Tổng hợp và tổ thực hiện dự án) Đảm bảo tính chuyên nghiệp trong chuyên môn, không có sự chồng chéo về công việc giữa 3 tổ, cụ thể là:

Tổ Kế hoạch - Tổng hợp: chuyên trách tham mưu kế hoạch cho cả Ban công tác lập dự án và công tác lựa chọn nhà thầu kế hoạch, lập dự án, trình thẩm định để phê duyệt dự án, gói thầu cho Ban QLDA Sau khi lập xong kế hoạch và lựa chọn xong nhà thầu xây dựng sẽ chuyển cho tổ thực hiện dự án triển khai các công việc tiếp theo.

Tổ Thực hiện dự án sẽ triển khai các kế hoạch đã được lập (từ giai đoạn thực hiện dự án, kết thúc dự án đưa công trình vào khai thác sử dụng

Tổ Văn phòng- Kế toán vẫn giữ nguyên chức năng nhiệm vụ như hiện nay Không có sự xáo trộn lớn về nhân sự trong Ban.

Không tăng thêm tổ, không tăng thêm lãnh đạo và cán bộ quản lý (sẽ không dẫn đến tăng chi phí, trừ trường hợp cần bổ sung nhiều nhân sự thiếu hoặc nhân sự có yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ cao hơn).

Với mô hình tổ chức mới này, tác giả đề xuất Ban QLDA nên bổ sung thêm 2 cán bộ đáp ứng tốt một số tiêu chí về làm việc tại tổ Kế hoạch.

Tiêu chí tuyển dụng được đề xuất trong giải pháp kế tiếp Bên cạnh các gói thầuthuêtưvấnchấmthầuthìBanQLDAvẫncầntuyểndụngtăngcườngcánbộgiỏiđểđảm bảo năng lực thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu thi công của Ban Đồng thời có cơ chế loại bỏ những cán bộ không đáp ứng yêu cầu công việc.

3.3.1.2 Giải pháp tăng cường tuyển dụng thêm đội ngũ cánbộ

Hiện nay số lượng cán bộ của Ban QLDA ĐTXD huyện Quốc Oai tuy số lượng không phải là ít, tuy nhiên số cán bộ có năng lực và kinh nghiệm tốt để thực hiện thì lại không nhiều Thời gian tới để công tác lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng thực hiện tốt, đề xuất Ban QLDA cần đề xuất bổ sung thêm từ 2 cán bộ đáp ứng các điều kiện về năng lực, kinh nghiệm và trình độ như sau vào bộ phận lựa chọnnhàthầu xây dựng trong Ban QLDA ĐTXD huyện Quốc Oai tại số liệu Bảng3.14

Bảng 3-14 Đề xuất về số lượng, tiêu chí tuyển dụng về trình độ, năng lực và kỉnh nghiệm cho Ban quản lýdự án đầu tư xây dựng huyện Quốc Oai

Bộ phận và số lượng cần tuyển dụng

Yêu cầu về trình độ, năng lực chuyên môn Yêu cầu về kinh nghiệm

02 cán bộ của tổ Kế hoạch- lựa chọn nhà thầu

+ Tốt nghiệp đại học hệ chính quy, chuyên ngành Kinh tế xây dựng, Xây dựng dân dụng và CN, Cầu đường,

+ Đã trải qua lớp thực hành đo bóc tiên lượng dự toán xây dựng công trình.

+ Có chứng chỉ hành nghề đấu thầu xây dựng.

+ Am hiểu sâu sắc về Quốc Oai.

Trên 10 năm kinh nghiệm quản lý dự án trong đó trên 5 năm kinh nghiệm về lựa chọn nhà thầu xây dựng.

Việc tuyển dụng cán bộ đã căn cứ vị trí làm việc và khả năng chi trả lương, nhu cầu công việc của Ban QLDA ĐTXD huyện Quốc Oai Ban QLDA cần trích kinh phí từ nguồn quản lý dự án đầu tư xây dựng mà Chủ đầu tư được hưởng để thực hiện công tác này, đồng thời căn cứ vào nhu cầu công việc cần thực hiện của Ban QLDA thời gian tới Ngoài điều kiện riêng về kinh nghiệm và trình độ chuyên môn nghiệp vụ trên, thì điều kiện chung cho các cán bộ được tuyển dụng vào làm việc tại Ban QLDA là yêu nghề, có đạo đức trong sáng và nhiệt tình, sẵn sàng cống hiến cho BanQLDA.

Về lộ trình tuyển dụng thì trong năm 2021, Ban QLDA nên tuyển dụng trước 1 Cán bộ và tới năm 2022 Ban QLDA tuyển dụng 1 cán bộ còn lại nhằm tránh gây áp lực lên quỹlương.

Trường hợp Ban chưa có chỉ tiêu bổ sung nhân sự được Huyện phê duyệt theo đề xuất nêu trên, tác giả đề xuất biện pháp khắc phục bằng việc ký hợp đồng thuê chuyên gia tư vấn phù hợp yêu cầu năng lực, kinh nghiệm Kinh phí lấy từ chi phí quản lý dự án trên cơ sở lập dự toán trình chủ đầu tư phêduyệt.

3.3.1.3 Giải pháp nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ, nhân viên, đặcbiệt chú trọng tới nghiệp vụ kỹ năng lựa chọn nhà thầu thi công xâydựng Để thực hiện tốt công tác lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng tại các dự án đầu tư xây dựng thì phải đảm bảo có được một đội ngũ cán bộ quản lý đủ về số lượng và chất lượng. Để thực hiện tốt việc này Ban QLDA ĐTXD huyện Quốc Oai cần chú trọng tập trung vào các giải pháp sau:

Kếtluận

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quốc Oai thời gian qua trong công tác lựa chọn nhà thầu xây dựng còn một số tồn tại hạn chế cần khắc phục đòi hỏi cần nghiên cứu khắc phục Đề tài luận văn này đã có sự nghiên cứu nghiêm túc nhằm tìm ra những nguyên nhân của sự hạn chế, tồn tại, từ đó đề xuất những giải pháp cho vấn đề Trong đề tài luận văn đã thực hiện được một số nội dung nhưsau:

Thứ nhất, đã làm rõ cơ sở lý luận, pháp lý và thực tiễn công tác lựa chọn nhà thầu xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước dưới góc độ Chủ đầu tư.

Thứ hai, đã đánh giá, phân tích thực trạng và nguyên nhân dẫn tới tồn tại, hạnchếtrong công tác lựa chọn nhà thầu xây dựng của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội từ năm 2017 tới năm2019.

Thứ ba, đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý lựa chọn nhà thầu xây dựng của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội Các đề xuất giải pháp mà luận văn đưa ra bao gồm:

- Nhóm giải pháp hoàn thiện bộ máy và nâng cao năng lực cho đội ngũ cản bộ của Ban quản lý dự án cho công tác lựa chọn nhà thầu thỉ công xâydựng

- Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch mờithầu

- Hoàn thiện công tác lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêucầu

- Giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đềxuất

- Hoản thiện công tác lập, thương thảo, ký kết hợp đồng thi công xâydựng

- Hoàn thiện công tác khai thác dữ liệu, ứng dụng công nghệ thông tin trong lựa chọn nhàthầu Để các giải pháp được hiệu quả, tác giả đề xuất cần thực hiện đồng bộ các giải pháp Trong quá trình thực hiện cần liên tục đánh giá hiệu quả các giải pháp để có phương án kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn.

Kiếnnghị

UBND huyện Quốc Oai, Phòng Nội vụ thường xuyên quan tâm tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tài trợ kinh phí học tập, thi cử cho cán bộ trong các Phòng, Ban được học tập nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng tốt công việc được giao.

Các giải pháp mà luận văn đã đề xuất mong rằng sẽ được các chủ đầu tư trên địa bàn huyện nghiên cứu đưa vào áp dụng để góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu nói chung cũng như lựa chọn nhà thầu nói riêng của các dự án trên địa bàn huyệnQuốcOai.

[1] Chính phủ, Nghị định số 15/2021/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng, ngày 03/3/2021.

[2] Quốc hội, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, ngày 18 tháng 6 năm 2014.

[3] Quốc hội, Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, ngày 26 tháng 11 năm 2013.

[4] Chính phủ, Nghị định số 15/2021/NĐ-CP nvề quản lý dự án đầu tư xây dựng, ngày 03/3/2021.

[5] Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thông tư 11/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết việc lập hồ sơ yêu cầu đối với chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, ngày 27/10/2015.

[6] Chính phủ, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà, ngày 26 tháng 06 năm2014.

[7] Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết về kế hoạch lựa chọn nhà thầu, ngày 26/10/2015.

[8] Chính phủ, Nghị định số 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng, ngày 22/4/2015

[9] Đỗ Đình Đức – Bùi Mạnh Hùng, Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Hà Nội: NXB Xây dựng, 2012.

[10] Ban QLXD ĐTXD công trình huyện Quốc Oai, Báo cáo tổng kết công tác đấu thầu năm 2018-2020.

[11] Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT Quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu xây lắp, ngày 06/05/2015.

[12] Bộ Xây dựng, Thông tư 07/2016/TT-BXD về hướng dẫn điều chỉnh giá, ngày 10/03/2016.

[13] Bộ Xây dựng, Thông tư 09/2016/TT-BXD về hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình, 10/3/2016.

Ngày đăng: 07/06/2023, 18:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[15] Nguyễn Minh Toàn, "Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác lựa chọn nhà thầu xây dựng đối với các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước,"tạp chí Kinh tế xây dựng,quý 1 năm 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác lựachọn nhà thầu xây dựng đối với các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhànước
[16] Lê Chí Trung, "Một số giải pháp lựa chọn nhà thầu xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước đối với các dự án giao thông trên địa bàn thành phố Đà Nang,"tạp chí ngành Giao thông,tháng 4 năm 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp lựa chọn nhà thầu xây dựng sử dụng nguồn vốnngân sách nhà nước đối với các dự án giao thông trên địa bàn thành phố Đà Nang
[17] Trầm Viết Quý, "Nghiên cứu giải pháp hoàn thiện lựa chọn nhà thầu xây dựng cho dự án đầu tư xây dựng giao thông đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh,"nghiên cứu khóa học cấp trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ ChíMinh,2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu giải pháp hoàn thiện lựa chọn nhà thầu xây dựngcho dự án đầu tư xây dựng giao thông đô thị trên địa bàn thành phố Hồ ChíMinh
[18] Trương Ngọc Hòa, "Hoàn thiện công tác lựa chọn nhà thầu thỉ công xây dựng của ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Bắc Ninh,"Luận văn Thạc sĩ kinh tế,2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện công tác lựa chọn nhà thầu thỉ công xây dựng củaban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnhBắc Ninh
[1] Chính phủ, Nghị định số 15/2021/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng, ngày 03/3/2021 Khác
[2] Quốc hội, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, ngày 18 tháng 6 năm 2014 Khác
[3] Quốc hội, Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, ngày 26 tháng 11 năm 2013 Khác
[4] Chính phủ, Nghị định số 15/2021/NĐ-CP nvề quản lý dự án đầu tư xây dựng, ngày 03/3/2021 Khác
[5] Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thông tư 11/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết việc lập hồ sơ yêu cầu đối với chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, ngày 27/10/2015 Khác
[6] Chính phủ, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà, ngày 26 tháng 06 năm2014 Khác
[7] Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết về kế hoạch lựa chọn nhà thầu, ngày 26/10/2015 Khác
[8] Chính phủ, Nghị định số 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng, ngày 22/4/2015 Khác
[9] Đỗ Đình Đức – Bùi Mạnh Hùng, Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Hà Nội: NXB Xây dựng, 2012 Khác
[10] Ban QLXD ĐTXD công trình huyện Quốc Oai, Báo cáo tổng kết công tác đấu thầu năm 2018-2020 Khác
[11] Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT Quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu xây lắp, ngày 06/05/2015 Khác
[12] Bộ Xây dựng, Thông tư 07/2016/TT-BXD về hướng dẫn điều chỉnh giá, ngày 10/03/2016 Khác
[13] Bộ Xây dựng, Thông tư 09/2016/TT-BXD về hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình, 10/3/2016 Khác
[14] Quốc hội, Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13, Ngày 18/6/2014 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w