thay đổi hành vi tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường type 2 tại bệnh viện đa khoa tỉnh quảng ninh sau can thiệp giáo dục năm 2023

98 1 0
thay đổi hành vi tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường type 2 tại bệnh viện đa khoa tỉnh quảng ninh sau can thiệp giáo dục năm 2023

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

2 Đánh giá sự thay đổi hành vi tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh sau can thiệp giáo dục năm 2023.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:

Trang 1

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Tên đề tài: Thay đổi hành vi tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh sau can thiệp giáo dục năm 2023.

Mục tiêu: 1) Mô tả thực trạng hành vi tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh năm 2023 2) Đánh giá sự thay đổi hành vi tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh sau can thiệp giáo dục năm 2023.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp giáo dục sức khỏe có so sánh trước sau trên một nhóm đối tượng nghiên cứu bằng bộ câu hỏi đánh giá các hoạt động tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường (SDSCA) và Bộ công cụ đánh giá khả năng tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường (DASAS-R) trên 86 người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh Thời gian nghiên cứu từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2023 Nghiên cứu sử dụng chương trình điều dưỡng giáo dục hỗ trợ, bao gồm giáo dục nhóm và hỗ trợ cá nhân Đánh giá trước can thiệp, sau can thiệp và sau can thiệp 1 tháng.

Kết quả nghiên cứu: Trước can thiệp, 22,1% người bệnh có hành vi tự chăm sóc tốt, sau can thiệp tỷ lệ tăng lên 60,5% và tiếp tục tăng lên 96,5% sau can thiệp 1 tháng Trước can thiệp, chỉ có 2,3% người bệnh có khả năng tự chăm sóc đạt, sau can thiệp tỷ lệ tăng lên 10,5% và tiếp tục tăng lên 90,7% sau can thiệp 1 tháng Số ngày trung bình thực hiện hành vi tự chăm sóc chung của người bệnh đái tháo đường trước can thiệp là 3,5±0,76, sau can thiệp tăng lên 4,36±1,1 và tiếp tục tăng sau can thiệp 1 tháng 6,04±0,77 (p < 0,001).

Kết luận: Chương trình can thiệp giáo dục sức khỏe đã thay đổi đáng kể hành vi tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường Cần tiếp tục duy trì và bổ sung về nội dung và kết hợp nhiều hình thức tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh đái tháo đường.

LỜI CẢM ƠN

Trang 2

Lời đầu tiên tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu và các thầy cô trong, đã hết lòng, nhiệt tình truyền thụ kiến thức và luôn sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Tiến sĩ

người thầy đã tâm huyết, tận tình, động viên, và dành nhiều thời gian hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này.

Tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc Bệnh viện, cùng tập thể cán bộ nhân viên Khoa khám bệnh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi học tập, hoàn thành luận văn của mình.

Và cuối cùng, tôi vô cùng biết ơn cha mẹ và những người thân trong gia đình đã luôn ở bên, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc, động viên, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.

Học viên

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Tôi xin cam đoan các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được

Trang 3

công bố trong bất kỳ công trình nào khác Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những số liệu và kết quả trong luận văn này.

Học viên

Trang 4

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU i

LỜI CẢM ƠN i

LỜI CAM ĐOAN ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG v

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

MỤC TIÊU 4

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5

1.1 Bệnh đái tháo đường 5

1.1.1 Khái niệm 5

1.1.2 Phân loại Đái tháo đường 5

1.1.3 Dịch tễ học bệnh đái tháo đường 5

1.1.4 Điều trị đái tháo đường type 2 6

1.1.5 Chế độ chăm sóc ở NB đái tháo đường type 2 7

1.1.6 Hậu quả của Đái tháo đường type 2 9

1.2 Hành vi tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường type 2 10

1.2.1 Khái niệm hành vi tự chăm sóc của nười bệnh đái tháo đường type 2 10

1.2.2 Các công cụ đánh giá hành vi tự chăm sóc ở NB ĐTĐ type 2 12

1.3 Thực trạng về hành vi tự chăm sóc của người bệnh Đái tháo đường type 2 13

1.3.1 Trên thế giới 13

1.3.2 Nghiên cứu mô tả về tự kiểm soát bệnh đái tháo đường tại Việt Nam 16

1.4 Nghiên cứu can thiệp về hành vi tự chăm sóc bệnh đái tháo đường trên Thế giới và Việt Nam 18

1.5 Khung Lý thuyết nghiên cứu 24

1.6 Một số đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 25

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

2.1 Đối tượng nghiên cứu 27

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 27

Trang 5

2.4 Mẫu và phương pháp chọn mẫu 28

2.5 Phương pháp chọn mẫu 29

2.6 Các công cụ nghiên cứu 29

2.6.1 Bộ công cụ thu thập số liệu 29

2.6.2 Can thiệp GDSK 31

2.6.3 Các biến số nghiên cứu 33

2.7 Phương pháp thu thập số liệu 37

2.7.1 Trước khi tiến hành thu thập số liệu 37

2.7.2 Phương pháp và các bước thu thập số liệu 37

2.8 Phương pháp phân tích số liệu 39

2.9 Vấn đề đạo đức của nghiên cứu 40

2.10 Sai số và biện pháp khắc phục 40

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41

3.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 41

3.2 Hành vi tự chăm sóc bệnh đái tháo đường type 2 của đối tượng nghiên cứu trước và sau can thiệp 43

Chương 4: BÀN LUẬN 54

4.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 54

4.2 Kết quả can thiệp hành vi tự chăm sóc bệnh đái tháo đường type 2 của đối tượng nghiên cứu trước và sau can thiệp 56

KẾT LUẬN 64

KHUYẾN NGHỊ 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Phụ lục 1: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Phụ lục 2: BẢN ĐỒNG THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU

Phụ lục 3: PHIẾU ĐÁNH GIÁ HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC CỦA NGƯỜI BỆNH Phụ lục 4: NỘI DUNG HƯỚNG DẪN TỰ CHĂM SÓC

Phụ lục 5: DANH SÁCH NGƯỜI BỆNH THAM GIA NGHIÊN CỨU

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1 ADA (American Diabetes Association): Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ 2 BMI (Body Mass Index): Chỉ số khối cơ thể

3 DSCKQ (Diabetes Self- Care Knowledge Bộ câu hỏi kiến thức tự chăm sóc

7 HbAlc (Glycated Hemoglobin) Hemoglobin gắn kết đường máu 8 IDF (International Diabetes Federation): Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế

Trang 7

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG

Sơ đồ 2.1 Nghiên cứu một nhóm có so sánh trước - sau 28

Bảng 3.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 41

Bảng 3.2 Tiền sử gia đình mắc bệnh đái tháo đường 42

Bảng 3.3 Số ngày trung bình thực hiện hành vi tự chăm sóc bệnh đái tháo đường theo nhóm biện pháp trước và sau can thiệp 43

Bảng 3.4 Phân loại hành vi tự chăm sóc bệnh đái tháo đường trước và sau can thiệp 44

Bảng 3.5 Số ngày trung bình thực hiện chế độ ăn của người bệnh 45

Bảng 3.6 Số ngày trung bình thực hiện chế độ tập luyện của người bệnh 47

Bảng 3.7 Số ngày trung bình thực hiện kiểm tra đường máu của người bệnh 47

Bảng 3.8 Số ngày trung bình thực hiện chăm sóc bàn chân của người bệnh 48

Bảng 3.9 Số ngày trung bình thực hiện điều trị thuốc của người bệnh 48

Bảng 3.10 Kết quả khả năng tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường 50

Bảng 3.11 Điểm trung bình khả năng tự chăm sóc của người bệnh ĐTĐ 51

Bảng 3.12 Phân loại khả năng tự chăm sóc bệnh đái tháo đường trước và sau can thiệp 53

Trang 8

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đái tháo đường (ĐTĐ) type 2 là thể thường gặp nhất, chiếm tới 90% các thể ĐTĐ Đây một bệnh mạn tính, có xu hướng tăng nhanh trong thời gian gần đây, trở thành một trong những căn bệnh phổ biến nhất trên toàn thế giới Theo thống kê của Theo Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF), năm 2019, ước tính trên thế giới có khoảng 463 triệu người (chiếm 9,3% dân số) mắc ĐTĐ, dự kiến đến năm 2030 sẽ là 578 triệu người (10,8%) Đặc biệt, có khoảng một nửa (50,1%) số người mắc ĐTĐ không biết mình bị bệnh [16] Tại Việt Nam, tỉ lệ người mắc bệnh ĐTĐ đang gia tăng nhanh chóng Bệnh không chỉ xuất hiện ở thành phố lớn mà ở hầu khắp mọi miền của cả nước Theo kết quả điều tra năm 2015 của Bộ Y tế 68,9% người tăng đường huyết chưa được phát hiện Chỉ có 28,9% người bệnh đái tháo đường được quản lý tại cơ sở y tế [10].Theo báo cáo của bệnh viện, hàng tháng bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh đang quản lý và điều trị ngoại trú cho gần 1800 bệnh nhân ĐTĐ và số người bệnh mắc đái tháo đường đang tăng lên nhanh chóng [4].

Ở người bệnh đái tháo đường type 2, với ngưỡng đường trong máu cao dẫn đến các biến chứng về thần kinh, thận, tim mạch, mắt, các bệnh ở chi dưới và cắt cụt chi [49] Vì vậy, mục tiêu của việc quản lý người bệnh đái tháo đường type 2 là kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng [51] Theo hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), các giải pháp về kiểm soát đường huyết ở nhóm người bệnh này bao gồm chế độ dinh dưỡng, hoạt động thể chất, tuân thủ điều trị thuốc và tự theo dõi đường huyết của người bệnh [51] Liệu pháp này cần các hoạt động tự chăm sóc [51], [18]Tự chăm sóc là việc người bệnh sẽ tự thực hiện các hoạt động được khuyến cáo về chăm sóc bản thân trong 24h [42] Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây về hoạt động tự chăm sóc ở NB đái tháo đường type 2 đều cho thấy, các hoạt động tự chăm sóc của người bệnh không cao [27].

Trang 9

Theo ADA khuyến cáo, một chương trình giáo dục về tự quản lý bệnh đái tháo đường là quá trình cung cấp thông tin, củng cố và trao quyền cho NB đái tháo đường tự chăm sóc bản thân [31] Các chuyên gia trong chăm sóc NB đái tháo đường khuyến nghị rằng việc xây dựng các chương trình giáo dục tự quản lý ở người bệnh ĐTĐ type 2 cần dựa trên một học thuyết điều dưỡng Theo học thuyết về thiếu hụt tự chăm sóc của Orem, tự chăm sóc được thực hiện bởi chính NB để duy trì cuộc sống và sức khỏe nó liên quan đến khả năng tự chăm sóc của cá nhân Tình tặng bệnh tật có thể làm giảm khả năng tự chăm sóc và gây ra tình trạng thiếu khả năng tự chăm sóc Trong tình huống này, Điều dưỡng cần hỗ trợ NB cân bằng giữa khả năng tự chăm sóc và nhu cầu tự chăm sóc của NB [42].

Ở NB đái tháo đường type 2, do mắc bệnh NB phát sinh các nhu cầu tự chăm sóc như chăm sóc về dinh dưỡng, chăm sóc liên quan đến các hoạt động thể chất, tự theo dõi và chế độ dùng thuốc do vậy khả năng tự chăm sóc hiện tại của NB trở thành không đủ Điều dưỡng cần cung cấp chương trình giáo dục nhằm nâng cao khả năng tự chăm sóc của NB này từ đó cân bằng giữa nhu cầu và khả năng tự chăm sóc của họ Hiện nay, đã có một số các nghiên cứu thực hiện các can thiệp điều dưỡng và chỉ ra hiệu quả trong việc nâng cao khả năng tự chăm sóc của NB [37] [41] Ở Việt Nam cũng có nhưng nghiên cứu can thiệp của điều dưỡng nhằm nâng cao hành vi tự chăm sóc của người bệnh ĐTĐ [3], [7], 15].

Tuy nhiên, Quảng Ninh là một tỉnh đặc thù với dân số phân bố từ thành thị, nông thôn, vùng biển và vùng núi, tỷ lệ mắc bệnh không tương đồng với các khu vực đã nghiên cứu Trong khi đó, tuổi tác, giới tính, tình trạng sức khỏe, giai đoạn phát triển, yếu tố văn hóa xã hội, hệ thống chăm sóc sức khỏe, yếu tố gia đình, lối sống, yếu tố môi trường, nguồn lực sẵn có là những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến khả năng tự chăm sóc [42] Do đó, việc thực hiện một nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng tự chăm sóc và xây dựng một chương trình can

Trang 10

thiệp giáo dục sức khỏe hiệu quả dựa trên học thuyết điều dưỡng cho người bệnh đái tháo đường type 2 về hành vi tự chăm sóc tại tỉnh Quảng Ninh là rất

cần thiết Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thay đổi hành vi tự chăm

sóc của người bệnh đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh QuảngNinh sau can thiệp giáo dục năm 2023” với mục tiêu:

Trang 11

MỤC TIÊU

1 Mô tả thực trạng hành vi tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh năm 2023.

2 Đánh giá sự thay đổi hành vi tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh sau can thiệp giáo dục năm 2023.

Trang 12

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Bệnh đái tháo đường

1.1.1 Khái niệm

Theo Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế (IDF): “Đái tháo đường là một

bệnh mạn tính xảy ra khi cơ thể không thể sản xuất đủ insulin hoặc không thểsử dụng được insulin, và được chẩn đoán bằng cách đánh giá mức độ tăngglucose trong máu” [61].

Theo Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA): “Đái tháo đường là một rối

loạn chuyển hóa được đặc trưng bởi tình trạng tăng đường máu do hậu quảcủa sự thiếu hụt hoặc giảm hoạt động của insulin hoặc kết hợp cả hai Tăngđường máu mạn tính trong ĐTĐ có liên quan đến các tổn thương lâu dài, rốiloạn chức năng ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh,tim và mạch máu” [55].

1.1.2 Phân loại Đái tháo đường

Theo Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế năm 2017 và Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ năm 2017, Đái tháo đường được chia thành bốn loại: ĐTĐ type 1, ĐTĐ type 2, ĐTĐ thai kỳ và ĐTĐ các type đặc biệt [56], [31].

ĐTĐ type 2 là loại phổ biến nhất, chiếm 85-90% số người bệnh ĐTĐ trên toàn cầu, thường gặp ở nhóm người trưởng thành trên 45 tuổi Triệu chứng của ĐTĐ type 2 bao gồm: Uống nhiều, tiểu nhiều, sút cân, mờ mắt nhưng không điển hình như ĐTĐ type 1 và thường được chẩn đoán khi đã kèm theo biến chứng ĐTĐ type 2 còn được gọi là ĐTĐ không phụ thuộc insulin, người bệnh có thể được điều trị bằng cách thay đổi lối sống kết hợp dùng thuốc để kiểm soát đường máu.

1.1.3 Dịch tễ học bệnh đái tháo đường

Theo Liên đoàn đái tháo đường Thế giới (IDF) công bố năm 2021, cả thế

Trang 13

giới có tới 537 triệu người mắc đái tháo đường, tương ứng với tỷ lệ cứ 10 người lớn độ tuổi 20 - 79 tuổi có 1 người mắc đái tháo đường; cứ 6 trẻ sinh ra có 1 trẻ bị ảnh hưởng bởi đái tháo đường trong giai đoạn phát triển thai nhi Đặc biệt, có tới 50% số người trưởng thành mắc đái tháo đường mà không được chẩn đoán.

Tại Việt Nam, kết quả điều tra của Bộ Y tế năm 2021 cho thấy tỷ lệ mắc đái tháo đường ở người trưởng thành ước tính là 7,1%, tương đương với khoảng gần 5 triệu người đang mắc bệnh đái tháo đường.

Trong đó, số đã được chẩn đoán chỉ chiếm khoảng 35% và số đang được quản lý, điều trị tại các cơ sở y tế chiếm 23,3% Theo dự báo, số mắc đái tháo đường của Việt Nam cũng như toàn thế giới sẽ tiếp tục tăng nhanh trong những năm tới.

1.1.4 Điều trị đái tháo đường type 2

* Nguyên tắc điều trị bệnh đái tháo đường [2]

- Lập kế hoạch toàn diện, tổng thể, lấy người bệnh làm trung tâm, cá nhân hóa cho mỗi người mắc đái tháo đường, phát hiện và dự phòng sớm, tích cực các yếu tố nguy cơ, giảm các tai biến và biến cố.

- Đánh giá tổng thể và quyết định điều trị dựa trên cơ sở:

Tình trạng sức khỏe chung, bệnh lý đi kèm, các chức năng trong hoạt động thường ngày, thói quen sinh hoạt, điều kiện kinh tế, xã hội, yếu tố tâm lý, tiên lượng sống, cá thể hóa mục tiêu điều trị.

Nguyên tắc sử dụng thuốc: can thiệp thay đổi lối sống ưu tiên hàng đầu, hạn chế tối đa lượng thuốc dùng, định kỳ kiểm tra tác dụng và tuân thủ thuốc cũ trước khi kê đơn mới, phác đồ phù hợp có thể tuân thủ tốt - tối ưu điều trị, khả thi với BN, có tính yếu tố chi phí và tính sẵn có.

- Dịch vụ tư vấn dinh dưỡng, hoạt động thể lực, tự theo dõi, hỗ trợ điều trị nên được triển khai, sẵn sàng cung cấp, hỗ trợ cho bác sỹ điều trị, điều dưỡng, nhân viên y tế, người chăm sóc và BN.

Trang 14

- Chất lượng chăm sóc, điều trị BN đái tháo đường cần được thường xuyên giám sát, lượng giá và hiệu chỉnh cho phù hợp 1-2 lần/năm

-Các phương pháp điều trị tổng thể bao gồm một số các biện pháp sau: Tư vấn, hỗ trợ, can thiệp thay đổi lối sống: không hút thuốc, không uống rượu bia, chế độ ăn và hoạt động thể lực (áp dụng cho tất cả người bệnh, các giai đoạn).

Tư vấn tuân thủ điều trị, kiểm soát cân nặng Thuốc uống hạ đường huyết

Thuốc tiêm hạ đường huyết Kiểm soát tăng huyết áp Kiểm soát rối loạn lipid máu Chống đông

Điều trị và kiểm soát biến chứng, bệnh đồng mắc * Các loại thuốc điều trị ĐTĐ

- Thuốc uống: Metformin, Sulfonylurea, ức chế enzym alpha glucosidase, ức chế kênh SGLT2, ức chế enzym DPP- 4, TZD (Pioglitazon).

- Thuốc tiêm: Insulin, đồng vận thụ thể GLP-1.

1.1.5 Chế độ chăm sóc ở NB đái tháo đường type 2

Ở người bệnh ĐTĐ type 2, thay đổi lối sống hay điều trị không dùng thuốc bao gồm luyện tập thể lực, dinh dưỡng và thay đổi lối sống [2].

* Xây dựng chế độ dinh dưỡng kết hợp luyện tập

Đối với người già mắc bệnh đái tháo đường, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp tập luyện thể dục thể thao là rất quan trọng Việc này không chỉ đơn thuần giúp cải thiện tình trạng bệnh, mà còn mang lại những giá trị tinh thần: Chất lượng cuộc sống được nâng cao, tinh thần vui vẻ lạc quan, giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm

Trang 15

Chế độ dinh dưỡng calo thấp, ít mỡ: Chế độ ăn được khuyến khích áp dụng cho người già bị đái tháo đường là chế độ ăn giảm nhẹ calo: mỡ <30% calo, carbohydrate > 50% calo; Tăng cường chất xơ, các loại vitamin; Uống đủ nước; Chia bữa ăn thành các bữa nhỏ trong ngày.

Chế độ rèn luyện thể lực phù hợp: Đi bộ, đạp xe đạp Lưu ý các trường hợp có bệnh lý tim mạch kèm nên được tư vấn phù hợp với bệnh kèm của họ.

Nếu bệnh nhân đã áp dụng chế độ ăn và tập luyện thể lực mà không đạt được chỉ số glucose máu mục tiêu thì phối hợp thuốc hạ glucose máu phù hợp.

Điều trị và chăm sóc các bệnh kèm và các biến chứng của bệnh đái tháo đường type 2.

Cần phải điều trị tốt các bệnh phối hợp Các biến chứng cần được quan tâm:

Bàn chân đái tháo đường:

 Chăm sóc bàn chân là việc làm quan trọng đối với bệnh ĐTĐ ở người cao tuổi, đặc biệt là người già vì họ thường khó có thể tự mình làm được.

 Người bị bệnh ĐTĐ lâu năm thường mất cảm giác ở bàn chân nên nếu không chăm sóc kỹ sẽ xuất hiện các vết loét ở vị trí này Người chăm sóc cần thường xuyên kiểm tra bàn chân, các kẽ ngón chân phát hiện các vết cắt, vết loét hoặc vết thương để điều trị kịp thời Việc này nên được thực hiện cùng với vệ sinh bàn chân hàng ngày.

 Nhiễm trùng ở bàn chân là một biến chứng vô cùng nguy hiểm không chỉ ở người trẻ mà còncủa bệnh ĐTĐ ở người cao tuổicó thể nhanh chóng lan rộng đến tận xương, dẫn đến viêm xương tủy Tình trạng này cần được điều trị kịp thời bằng kháng sinh, trong trường hợp điều trị thất bại, người bệnh có thể phải cắt cụt chân

Hạ glucose máu: Cần phát hiện sớm và xử trí kịp thời tình trạng hạ Glucose máu trên bệnh nhân Hướng dẫn bệnh nhân và người nhà các dấu hiệu hạ glucose máu và cách xử trí cấp cứu hạ glucose máu.

Hôn mê do tăng Glucose máu: Cần phát hiện sớm các rối loạn ý thức trên

Trang 16

người bệnh để được điều trị kịp thời.

Bệnh lý võng mạc: Biến chứng có thể đưa đến mù lòa Kiểm tra mắt định kỳ cho bệnh nhân.

1.1.6 Hậu quả của Đái tháo đường type 2.

ĐTĐ làm 1,5 triệu người tử vong vào năm 2012, đồng thời do mức đường máu quá cao là yếu tố nguy cơ gây các bệnh tim mạch và các bệnh khác làm thêm 2,2 triệu người chết 43% trong số 3,7 triệu người tử vong này dưới 70 tuổi [9].

Năm 2017, toàn thế giới có khoảng 4 triệu người chết vì bệnh ĐTĐ [34] Tỷ lệ bệnh lý võng mạc của người bệnh đái tháo đường là 35% [54] Bệnh lý võng mạc ĐTĐ gây ra 1,9% các trường hợp suy giảm tầm nhìn nặng trên toàn cầu và 2,6% các trường hợp bị mù lòa trong năm 2010 [34].

Người trưởng thành mắc ĐTĐ có nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ gấp hai đến ba lần và có nguy cơ tử vong cao gấp hai đến năm lần người không mắc bệnh ĐTĐ [28].

ĐTĐ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây suy thận Dữ liệu tổng hợp từ 54 quốc gia cho thấy ít nhất 80% trường hợp bệnh thận giai đoạn cuối (ESRD) là do bệnh ĐTĐ, cao huyết áp hoặc kết hợp cả hai Tỷ lệ bệnh thận giai đoạn cuối do bệnh ĐTĐ đơn thuần dao động từ 12- 55%, cao gấp 10 lần so với người không mắc ĐTĐ [46].

Có sự liên quan chặt chẽ giữa ĐTĐ type 2 và các triệu chứng trầm cảm Tỷ lệ mắc trầm cảm tăng lên 27% ở người bệnh ĐTĐ type 2 Đái tháo đường đòi hỏi người bệnh cần thực hiện các hành vi tự chăm sóc như thay đổi lối sống, tuân thủ điều trị; điều này gây ra gánh nặng tâm lý cho người bệnh và có thể dẫn đến trầm cảm Ngược lại, thuốc điều trị trầm cảm đã được chứng minh là một yếu tố nguy cơ gây ra bệnh ĐTĐ type 2 Người bệnh ĐTĐ type 2 thường có biểu hiện lo âu cao hơn 20% so với người không mắc bệnh [29].

Ngoài ra, khi mắc ĐTĐ, hệ thống miễn dịch cơ thể bị suy yếu làm cho

Trang 17

cơ thể dễ bị nhiễm vi khuẩn, virus trong đó điển hình hay gặp là bệnh về răng miệng và cúm; đồng thời cúm làm cho việc quản lý bệnh ĐTĐ type 2 khó khăn hơn khi khó kiểm soát được mức đường máu [53].

ĐTĐ và biến chứng của nó gây thiệt hại đáng kể về kinh tế cho bản thân người bệnh, gia đình, hệ thống y tế và nền kinh tế quốc gia Ước tính chi phí trực tiếp hàng năm của bệnh ĐTĐ đối với thế giới là hơn 827 tỷ đô la Mỹ [48] Tổ chức IDF ước tính rằng tổng chi phí chăm sóc sức khoẻ toàn cầu đối với bệnh ĐTĐ đã tăng gấp ba lần trong giai đoạn 2003 đến 2013 Năm 2013, ĐTĐ gây ra 5,1 triệu trường hợp tử vong và chiếm khoảng 548 tỷ đô la chi tiêu y tế (11% trong tổng số chi tiêu trên toàn thế giới) [33] Một nghiên cứu ước tính rằng tổn thất về GDP trên toàn thế giới từ năm 2011 đến năm 2030, bao gồm cả chi phí trực tiếp và gián tiếp của bệnh ĐTĐ sẽ là 1,7 nghìn tỷ đô la Mỹ, bao gồm 900 tỷ đô la Mỹ cho các quốc gia có thu nhập cao và 800 tỷ đô la cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình [52].

1.2 Hành vi tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường type 2

1.2.1 Khái niệm hành vi tự chăm sóc của nười bệnh đái tháo đường type 2 * Khái niệm hành vi

Hành vi là các hành động hoặc phản ứng của con người hoặc động vật trong một tình huống cụ thể, được xác định bởi sự tương tác giữa cá nhân và môi trường xung quanh Hành vi được ảnh hưởng bởi những yếu tố, chẳng hạn như kinh nghiệm trước đó, giáo dục, giới tính, tuổi tác, tình trạng sức khỏe, tâm trạng và giá trị cá nhân Nó cũng có thể được hiểu như là những hành động hoặc phản ứng của một cá nhân trong một hoàn cảnh nhất định, và thường được sử dụng để thể hiện ý nghĩa hoặc ý định của cá nhân đó [40] Hiểu theo một cách khác cụ thể hơn, hành vi là các hành động, thái độ và cảm xúc mà một người thể hiện trong một tình huống cụ thể Nó bao gồm cả hành động vô thức và ý thức, và có thể được ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên ngoài như môi trường, nhu cầu, giá trị và kinh nghiệm của mỗi người.

Trang 18

* Khái niệm tự chăm sóc.

Trong nghiên cứu của Levin và Idler năm 1983 đã đề cập đến "Tự chăm sóc" là những hoạt động được thực hiện trong việc nâng cao sức khoẻ, phòng bệnh, hạn chế bệnh tật và phục hồi sức khoẻ nhưng diễn ra bên ngoài và độc lập với hệ thống y tế Cùng quan điểm đó, năm 1989 Haug và cộng sự cho rằng tự chăm sóc chỉ được thực hiện bởi người bệnh mà không có sự can thiệp của các chuyên gia [51].

Tuy nhiên, theo Hiệp hội Y khoa Anh (British Medical Association -BMA), “Tự chăm sóc” không có nghĩa là tự mình quản lý mà không cần sự trợ giúp của chuyên gia y tế, nếu không chắc chắn về tình trạng sức khỏe của mình cần tìm sự hỗ trợ của bác sĩ, điều dưỡng [24].

"Tự chăm sóc" là một khái niệm đa chiều và có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng định nghĩa của Dorothea Orem nhất quán hơn cả Theo Orem, "Tự chăm sóc" được định nghĩa là "Các hoạt động mà cá nhân tự khởi xướng và thực hiện các hoạt động đó để duy trì cuộc sống, sức khoẻ và hạnh phúc" [23] Theo đó, tự chăm sóc là khả năng của bản thân mỗi người để chăm sóc cho bản thân mình Trong trường hợp bệnh tật hoặc khả năng chăm sóc giảm sút, người bệnh cần phải tìm kiếm sự trợ giúp từ người khác, ví dụ như các chuyên gia y tế hoặc gia đình Trong trường hợp này, người bệnh sẽ được hướng dẫn và hỗ trợ để tự chăm sóc một cách hiệu quả Bà cũng cho rằng, tự chăm sóc là một phần quan trọng của quá trình phục hồi sức khỏe [23] Do vậy trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng định nghĩa về khái niệm tự chăm sóc của Orem.

* Khái niệm hành vi tự chăm sóc

Kết hợp giữa khái niệm hành vi và tự chăm sóc theo Orem, trong nghiên cứ của chúng tôi, hành vi tự chăm sóc được định nghĩa là việc thực hiện các hoạt động mà cá nhân tự khởi xướng và thực hiện các hoạt động đó để duy trì cuộc sống, sức khoẻ và hạnh phúc [23].

Khả năng tự chăm sóc được coi là nền tảng cho các hoạt động tự chăm

Trang 19

sóc, và là khả năng của một cá nhân để xác định và đáp ứng các nhu cầu chăm sóc của bản thân Nhu cầu tự chăm sóc bao gồm cả nhu cầu vật lý và tinh thần của con người, và nó được xác định bởi sự cân bằng giữa khả năng tự chăm sóc và khả năng tương tác với môi trường [42].

Hành vi tự chăm sóc là kết quả của khả năng tự chăm sóc và nhu cầu tự chăm sóc, và nó bao gồm tất cả các hoạt động mà con người thực hiện để duy trì sức khỏe và tránh các vấn đề về sức khỏe Vì vậy trong nghiên cứu này khái niệm hành vi tự chăm sóc được chúng tôi sử dụng bao gồm khả năng tự chăm sóc và các hoạt động tự chăm sóc.

* Khái niệm hành vi tự chăm sóc trong Đái tháo đường type 2

Ở NB đái tháo đường type 2, do mắc bệnh NB phát sinh các nhu cầu tự chăm sóc như chăm sóc về dinh dưỡng, chăm sóc liên quan đến các hoạt động thể chất, tự theo dõi và chế độ dùng thuốc.

Do vậy, hành vi tự chăm sóc trong Đái tháo đường type 2 là việc thực hiện các hoạt động chăm sóc về dinh dưỡng, chăm sóc liên quan đến các hoạt động thể chất, tự theo dõi và chế độ dùng thuốc nhằm duy trì cuộc sống, sức khoẻ và hạnh phúc [23].

1.2.2 Các công cụ đánh giá hành vi tự chăm sóc ở NB ĐTĐ type 2

Có một số công cụ đánh giá khả năng tự chăm sóc có thể tìm thấy trong tài liệu quốc tế, bao gồm Bộ công cụ đánh giá khả năng tự chăm sóc (The Self-Care Agency Scale - SCAS), bộ công cụ đánh giá thực hành về khả năng tự chăm sóc (the Exercise of Self-care Agency - ESCA)) [17], bộ công cụ về khả năng tự chăm sóc của Denyes (the Denyes Self-care Agency Instrument - DSCAI) [58], bộ công cụ đo lượng tự chăm sóc như một nghề (the Self-As-Career Inventory - SCI) [62], và Bộ công cụ đánh giá khả năng tự chăm sóc ở NB ĐTĐ (the Diabetes Appraisal of Self-care Agency Scale -ASAS) [60] Trong đó bộ công cụ được sử dụng rộng rãi nhất ở NB ĐTĐ là bộ công cụ đánh

Trang 20

giá khả năng tự chăm sóc ở NB ĐTĐ là bộ công cụ ASAS với phiên bản rút gọn của nó là ASAS-R [18] Trong nghiên cứu của chúng tôi, tìm hiểu về khả năng tự chăm sóc của người bệnh ĐTĐ từ đó can thiệp để thay đổi hành vi của họ do vậy chúng tôi sử dụng bộ công cụ chính trong nghiên cứu là: Bộ công cụ đánh giá khả năng tự chăm sóc ở NB ĐTĐ sửa đổi.

Bộ công cụ đánh giá khả năng tự chăm sóc ở NB ĐTĐ sửa đổi (the Diabetes Appraisal of Self-Care Agency Scale – Revised (DASAS-R) [18] DASAS-R là thước đo gồm 15 mục được thiết kế để đánh giá khả năng tự chăm sóc của các cá nhân, được khái niệm hóa là khả năng nâng cao các hành vi tăng cường sức khỏe và quản lý bệnh tật áp dụng cho nhân viên y tế và cá nhân mắc bệnh mãn tính Các mục được đánh giá theo mức độ tốt của tuyên bố mô tả cá nhân Các câu trả lời được chấm theo thang điểm năm: 1 (hoàn toàn không đồng ý) đến 5 (hoàn toàn đồng ý) Điểm số trên thang DASAS-R có thể dao động từ 15 đến 75, với điểm số cao hơn cho thấy cơ quan tự chăm sóc tốt hơn 1.3 Thực trạng về hành vi tự chăm sóc của người bệnh Đái tháo đường

type 2.

1.3.1 Trên thế giới

Nghiên cứu của tác giả Sung-Kyoung Lee và cộng sự (2017) về hiệu quả của chương trình giáo dục ĐTĐ tùy chỉnh thông qua quản lý mẫu sử dụng kết quả của hệ thống theo dõi glucose liên tục (CGMS), đối với các hành vi tự chăm sóc cá nhân và sự tự tin ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 Bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ loại 2 chưa bao giờ được giáo dục về bệnh ĐTĐ, đăng ký từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2017, được chỉ định tuần tự vào nhóm giáo dục PM hoặc nhóm kiểm soát Kết quả việc giáo dục bệnh ĐTĐ bằng PM sử dụng phân tích kết quả CGMS, đã cải thiện thói quen sống với ảnh hưởng tích cực đến các hành vi tự chăm sóc và hiệu quả của bản thân đối với việc quản lý bệnh ĐTĐ [38].

Trang 21

Anu Mohandas và cộng sự đã chỉ ra rằng hoạt động tự chăm sóc của bệnh nhân ĐTĐ rất kém, việc này được thể hiện như sau: chỉ có 31% số người được khảo sát đã thực hành kiểm soát chế độ ăn uống trong cả 7 ngày trong 1 tuần, gần 39,3% số người được khảo sát không thực hiện bất kỳ hoạt động thể chất nào, 92,3% số người được hỏi không thực hiện xét nghiệm máu, và chỉ có 19% số người thực hiện chăm sóc bàn chân [20].

Nghiên cứu của Ghana (2020) cho thấy đa số bệnh nhân tuần thủ điều trị bằng thuốc điều trị ĐTĐ với 84,5% người bệnh tuân thủ dùng thuốc Các yếu tố như tuổi, trình độ học vấn có liên quan đến tuân thủ dùng thuốc của người bệnh: những người tham gia từ 70 tuổi trở lên có khả năng không tuân thủ dùng thuốc thấp hơn 79% so với những người dưới 50 tuổi [OR = 0,21 (KTC 95%: 0,06-0,74), p = 0,016] Những người tham gia có trình độ học vấn trung học phổ thông có khả năng không tuân thủ dùng thuốc cao hơn 3,7 lần so với những người có trình độ đại học [OR = 3,68 (KTC 95%: 1,01-13,44), p = 0,049] Những người tham gia có trình độ đại học có mức độ thực hành tự quản tăng 1,14 (p = 0,041) [47].

Tác giả Victor Mogre và cộng sự (2019) đã tiến hành NC để xác định sự tuân thủ của bệnh nhân ĐTĐ đối với năm hành vi tự chăm sóc (chế độ ăn uống, tập thể dục; dùng thuốc, tự theo dõi lượng đường trong máu [SMBG] và chăm sóc bàn chân) ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình Kết quả là có kết quả không đồng đều, mặc dù hầu hết các bệnh nhân ĐTĐ không tuân thủ các hành vi tự chăm sóc được khuyến nghị nhưng tỉ lệ lại rất khác nhau và ở một số trường hợp lại được phát hiện là cao Tỷ lệ tuần thủ điều trị dao động từ 29,9%-91,7% đối với chế độ ăn kiêng, 26,0%-97,0% đối với việc dùng thuốc, 26,7%-69,0% đối với tập thể dục, 13,0%-79 [50].

Một nghiên cứu ở Jordan được thực hiện bởi tác giả Maha S Al-Keilani và cộng sự (2017) được tiến hành ở 18 bệnh viện và trung tâm chăm sóc sức khỏe ở phía nam, phía bắc và giữa Jordan Tất cả bệnh nhân đái tháo đường đến

Trang 22

khám tại các khoa nội tiết từ tháng 5 đến tháng 12 năm 2015 đều được tiếp cận, trong đó, chỉ có 59% người tham gia tuân thủ tự theo dõi lượng đường máu [39].

Thungathurthi đã đánh giá kiến thức tự chăm sóc của người bệnh ĐTĐ type 2 tại khu vực Warangal của Ấn Độ năm 2012 Trong số 456 người bệnh tham gia nghiên cứu thì chỉ có 3,50% người bệnh ĐTĐ có kiến thức tốt, 29,38% người bệnh có kiến thức trung bình, 67,12% người bệnh có kiến thức kém 87,5% người bệnh biết các hoạt động thể lực như tập thể dục, đi bộ và bơi lội là điều cần thiết cho sức khoẻ và duy trì nồng độ glucose trong máu Tuy nhiên, hầu hết người bệnh không thực hành các hoạt động thể lực nêu trên [49].

Một nghiên cứu mô tả để xác định mức độ kiến thức tự chăm sóc và các yếu tố liên quan của người bệnh ĐTĐ type 2 được thực hiện tại hai bang ở Nigeria bởi Jackson và cộng sự Kết quả cho thấy đa số ĐTNC (79,5%) trả lời đúng từ 70% câu hỏi trở lên Mức độ kiến thức tự chăm sóc có mối tương quan với trình độ học vấn, thu nhập và thời gian mắc bệnh của ĐTNC [35].

Năm 2016, một nghiên cứu đánh giá kiến thức và thực hành tự chăm sóc của người bệnh ĐTĐ type 2 ở Karnataka được thực hiện bởi Dinesh và cộng sự Với 400 người bệnh ĐTĐ type 2 thì 24% số người bệnh có kiến thức tốt về tự chăm sóc, 59% có kiến thức trung bình và 17% có kiến thức kém Trong số đó, hơn 70% không biết rằng bệnh thần kinh, nhiễm trùng da và các vấn đề về mắt có thể là một biến chứng của bệnh Đặc biệt 99,5% số người bệnh tham gia vào nghiên cứu này không kiểm tra bàn chân và giày dép hàng ngày [30].

Một nghiên cứu cận thử nghiệm đánh giá trước sau trên cùng một nhóm được thiết kế để xác định ảnh hưởng của giáo dục sức khỏe lên tự chăm sóc của 100 người bệnh ĐTĐ type 2 tại Bệnh viện Tiểu bang Erzincan, Thổ Nhĩ Kỳ Trước can thiệp, ĐTNC được đánh giá kiến thức tự chăm sóc thông qua bộ câu hỏi Một chương trình giáo dục cho người bệnh được thực hiện một tháng một lần trong vòng ba tháng bao gồm các kiến thức liên quan đến bệnh ĐTĐ và tự

Trang 23

chăm sóc của người bệnh ĐTĐ type 2 Một tháng sau lần can thiệp cuối cùng, ĐTNC được đánh giá lại kiến thức cho kết quả điểm trung bình kiến thức tự chăm sóc đã tăng lên đáng kể từ 63,51± 8,05 lên 93,80 ± 7,70 Kết quả cũng cho thấy can thiệp giáo dục có hiệu quả tích cực giúp người bệnh cải thiện khả năng tự chăm sóc [36].

1.3.2 Nghiên cứu mô tả về tự kiểm soát bệnh đái tháo đường tại Việt Nam Tác

giả Nguyễn Thị Hoài với nghiên cứu kiến thức tự chăm sóc của

người bệnh đái tháo đường type 2 khó kiểm soát điều trị ngoại trú tại bệnh viện trung ương Thái Nguyên năm 2019 cho kết quả: tỷ lệ người bệnh có kiến thức tự chăm sóc ở mức thấp (chiếm 30,5%), thấp hơn so với kiến thức tự chăm sóc không đạt ở mức cao (chiếm tới 69,5%) Chỉ có 20% biết về mối liên hệ giữa tần số theo dõi mức đường máu với hoạt động thể lực Kiến thức về chế độ ăn uống còn hạn chế, tỷ lệ người bệnh biết nên có bữa ăn phụ trước khi đi ngủ thấp (chiếm 19%); Có 47,6% biết về biến chứng thần kinh không chỉ xuất hiện ở bàn chân, trong nghiên cứu tác giả cho thấy điểm kiến thức trung bình là 15,72

± 5,73, điểm kiến thức thấp nhất là 4 điểm và cao nhất là 26 điểm trên tổng số 30 điểm [8].

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Kiều My và cộng sự (2017) với nghiên cứu khảo sát hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại một số xã, phường tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy: Nữ giới chiếm gần gấp đôi so với nam giới ĐTNC tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi từ 65 trở lên (chiếm 51,5%), chỉ có 2,3% đối tượng từ 44 tuổi trở xuống, với số tuổi trung bình là 65,42 ± 10,62 Hơn 50% ĐTNC có trình độ học vấn từ tiểu học trở xuống Hầu hết ĐTNC là nghỉ hưu, người già chiếm 52,4%, đa số ĐTNC được chẩn đoán mắc ĐTĐ từ 2-4 năm (38,4%) Nội dung tự chăm sóc được người bệnh thực hiện thường xuyên là tuân thủ chế độ ăn uống (57,1%) và tuân thủ sử dụng thuốc (93,2%) Tỷ lệ thực hiện tốt các hành vi tự kiểm soát nồng độ Glucose máu, tự chăm sóc bàn chân và vận động thể lực là rất thấp, lần lượt là 0,4%,

Trang 24

33,9% và 31,6% Tỷ lệ thực hiện tốt hành vi tự chăm sóc đái tháo đường chiếm 32,4% Từ kết quả của nghiên cứu cho thấy khoảng trống khá lớn trong việc thực hiện các hành vi tự chăm sóc ở bệnh nhân ĐTĐ [11].

Tác giả Nguyễn Thị Thảo và cộng sự (2022) cho thấy tỉ lệ bệnh nhân không tuân thủ dùng thuốc là 57,2% Phần lớn (66,7%) bệnh nhân có ít nhất 1 vấn đề liên quan về hành vi dùng thuốc hạ đường huyết Đại dịch COVID-19 khiến bệnh nhân trì hoãn tái khám và lĩnh thuốc (18,2%), giảm chế độ luyện tập thể chất (28,3%), ảnh hưởng đến tâm lý của bệnh nhân (32,3%) Mức độ thực hiện các hành vi tự chăm sóc trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 còn thấp và bị ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19 [14].

Trong một nghiên cứu khác của tác giả Nhữ Thị Thu và Vũ Bích Nga (2022) cho thấy: Độ tuổi trung bình của ĐTNC là 63,7 ±12,3, BN trẻ nhất là 23 tuổi (01 người) và lớn tuổi nhất là 87 tuổi (01 người) Đa phần BN lớn tuổi ≥ 60 tuổi (70,7%) và ưu thế hơn ở nam giới (52,6%) Hầu hết ĐTNC đang sinh sống tại khu vực thành thị (61,2%), chỉ có 7,8% ĐTNC ở cấp bậc tiểu học và chưa tốt nghiệp tiểu học Nghề nghiệp chủ yếu của nhóm BN là người đã về hưu (41,4%) Mức độ tuân thủ các hành vi tự chăm sóc ở bệnh nhân ĐTĐ chưa cao, với kết quả: Điểm trung bình của hoạt động tự quản lý bệnh ĐTĐ là 3,42 1,13 BN thực hiện khá tốt ở hoạt động tự điều chỉnh chế độ ăn uống (56,9%), tuân thủ dùng thuốc theo đơn (75%) Các hành vi tập luyện thể lực, theo dõi đường máu, chăm sóc bàn chân chưa thực hiện tốt với tỉ lệ tương ứng 19%, 3,4% và 3,4% Hoạt động chăm sóc bàn chân của nhóm ĐTNC có điểm trung bình là 3,17 ± 0,71 Tất cả các bệnh nhân đều rửa chân hàng ngày, tuy nhiên số bệnh nhân thực hiện kiểm tra bàn chân, kiểm tra giày dép và lau khô chân ít nhất 5 ngày/tuần rất ít, chiếm tỉ lệ thấp trong nhóm ĐTNC tương ứng 8,6%, 0,9% và 5,2% [12].

Năm 2016, nghiên cứu đánh giá kiến thức tự chăm sóc của người bệnh ĐTĐ type 2 tại bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên do Nguyễn Vũ Huyền Anh

Trang 25

thực hiện đã chỉ ra rằng: có 37,4 % ĐTNC có kiến thức tự chăm sóc ở mức Đạt, còn lại 62,6% là Không đạt Trong đó, người bệnh có kiến thức tốt về hoạt động thể lực nhưng còn thiếu hụt kiến thức về chế độ dinh dưỡng và tự theo dõi đường máu [1].

Nghiên cứu của tác giả Lê Việt Hạnh và Trần Thị Thanh Hương (2021) cho thấy tỷ lệ người bệnh chưa có kiến thức tốt về tự chăm sóc chiếm 41,2% với điểm trung bình của các nội dung về tự chăm sóc đạt 20,25 ± 3,49 trên tổng điểm 30, trong đó chủ yếu là thiếu kiến thức về kiểm soát đường máu Chỉ có 56,3% người bệnh thực hành tốt về tự chăm sóc với điểm trung bình là 14,28 ± 2,71 trên tổng điểm 21 Việc tuân thủ thực hành chế độ ăn, tự kiểm soát đường máu, chế độ tập luyện chỉ đạt mức kém [6].

Nghiên cứu của Phạm Thị Huyền Trang (2022) tại bệnh viện Tuệ Tĩnh, Có tổng số 200 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, trong đó số bệnh nhân trong nhóm ≥ 65 tuổi chiếm 64,5% Tuổi trung bình của bệnh nhân tham gia khảo sát là 67,16 Tỷ lệ nữ giới chiếm nhiều hơn nam giới Nhóm đối tượng phân bố

ở 4 ngành nghề chính là cán bộ hưu trí chiếm 27,5%, buôn bán tự do chiếm 21 %, ở nhà nội trợ chiếm 19,5% và nông dân chiếm 15% Tỷ lệ tuân thủ cả 4 chế độ là 29,5% trong đó tuân thủ chế độ dinh dưỡng chiếm tỷ lệ cao nhất (64%), còn tỷ lệ tuân thủ xét nghiệm đường máu và tái khám định kì chiếm tỷ lệ thấp nhất 22,5% Tuân thủ chế độ dùng thuốc là 35%, tuân thủ hoạt động thể lực 62,5% [63].

1.4 Nghiên cứu can thiệp về hành vi tự chăm sóc bệnh đái tháo đường trên Thế giới và Việt Nam.

Điều trị bệnh ĐTĐ để cải thiện kiểm soát đường huyết là một hoạt động liên tục trong suốt 24 giờ và thường bao gồm các thay đổi về lối sống Điều này đòi hỏi bệnh nhân phải tự chăm sóc cho mình hàng ngày Tự chăm sóc bệnh ĐTĐ đòi hỏi sự lựa chọn và cân nhắc đúng đắn từ bệnh nhân Điều này đòi hỏi bệnh nhân phải có khả năng kết hợp các nguồn lực, giá trị, sở thích của mình với chế

Trang 26

độ điều trị bao gồm chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục, không hút thuốc, uống ít rượu, theo dõi đường huyết và dùng thuốc đối với một số bệnh nhân Tự chăm sóc bệnh ĐTĐ được liên kết chặt chẽ với khái niệm tự chăm sóc Khái niệm này có thể bao gồm các hoạt động do bản thân người bệnh khởi xướng và thực hiện để duy trì sức khỏe và hạnh phúc [23] Lý thuyết về tự chăm sóc của Dorothea Orem là một trong những lý thuyết quan trọng nhất trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe Theo lý thuyết này, tự chăm sóc là một quá trình tự động, tự do và tự nguyện, trong đó người bệnh đóng vai trò chủ động trong việc giữ gìn và phục hồi sức khỏe của mình.

Cụ thể, lý thuyết của Dorothea Orem bao gồm ba phần chính:

Sự tự phục vụ: Theo Dorothea Orem, mỗi người đều có khả năng và trách nhiệm tự chăm sóc để duy trì sức khỏe của mình Tự chăm sóc được coi là một quá trình tự động, tự do và tự nguyện, trong đó người bệnh tự quyết định các hoạt động để duy trì sức khỏe và phục hồi sau khi bị bệnh.

Thành phần hành vi tự chăm sóc: Hành vi tự chăm sóc bao gồm các hoạt động để duy trì sức khỏe và phục hồi sức khỏe sau khi bị bệnh Các hành vi này bao gồm ăn uống, tập thể dục, uống thuốc, giữ vệ sinh cá nhân và thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe khác.

Hỗ trợ cho việc tự chăm sóc: Tự chăm sóc có thể cần sự hỗ trợ từ người khác, nhưng vẫn giữ được tính tự lập và trách nhiệm cá nhân Dorothea Orem cho rằng, trong quá trình chăm sóc bệnh nhân, các nhân viên y tế cần hỗ trợ và giúp đỡ bệnh nhân hiểu và thực hiện các hoạt động tự chăm sóc [23].

Việc giáo dục bệnh nhân về tự quản lý bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) đã được coi là rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh Mối quan tâm này đã bắt đầu từ hơn 100 năm trước và được thể hiện rõ qua việc xuất bản Cẩm nang bệnh ĐTĐ cho bác sĩ và bệnh nhân của Elliot Proctor Joslin vào năm 1918 Từ đó, nhiều hướng dẫn về chăm sóc bệnh ĐTĐ và giáo dục bệnh nhân đã được phát triển Hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới về chương trình quốc gia về bệnh

Trang 27

đái tháo đường nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển các chương trình giáo dục bệnh nhân hiệu quả để duy trì sức khỏe và chất lượng cuộc sống của những người mắc bệnh đái tháo đường.

Việc tự chăm sóc bệnh hàng ngày đối với bệnh nhân ĐTĐ là rất khó khăn và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tâm lý, động lực và giáo dục Tuy nhiên, can thiệp tự chăm sóc bệnh ĐTĐ thông qua việc phổ biến thông tin và tạo điều kiện cho các hành vi tự chăm sóc sẽ hỗ trợ cho bệnh nhân trong việc tự chăm sóc bệnh hàng ngày.

Để tăng cường hiệu quả can thiệp giáo dục, các chuyên gia y tế cần cá nhân hóa người bệnh ĐTĐ, tập trung vào người bệnh, cuộc sống và các vấn đề sức khỏe của họ hơn là chỉ tập trung vào bệnh và quản lý bệnh trong điều trị bệnh ĐTĐ nói chung Việc thực hiện các hoạt động tự chăm sóc và đảm nhận trách nhiệm chăm sóc bệnh ĐTĐ hàng ngày đã được chứng minh là giúp giảm nguy cơ các biến chứng liên quan đến bệnh ĐTĐ [3] [11].

Do đó, trong quá trình phát triển can thiệp giáo dục, cần chú ý đến việc xác định các phương pháp có thể tăng cường niềm tin của người bệnh vào khả năng tự chăm sóc bệnh ĐTĐ của họ và giúp họ kiểm soát bệnh tốt hơn.

Đái tháo đường đang ngày một gia tăng do một số nguyên nhân như sự phát triển kinh tế xã hội, lối sống và thói quen sinh hoạt của thời đại công nghiệp do vậy các nghiên cứu đang trọng tâm vào phòng ngừa và nâng cao sức khỏe đang gia tăng [23], [24] Đối với bệnh ĐTĐ, nghiên cứu trong lĩnh vực này chủ yếu tập trung vào việc làm thế nào để khuyến khích những người bệnh thực hiện một chế độ tự kiểm soát kéo dài Các tổng quan tài liệu và phân tích gộp đã cho thấy can thiệp tự kiểm soát bằng cách sử dụng các biện pháp giáo dục hoặc hành vi sẽ tăng cường khả năng tự chăm sóc bệnh ĐTĐ của NB từ đó giúp họ tăng khả năng tự dõi đường huyết, thực hiện chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi các biến chứng Những nghiên cứu này chỉ ra rằng các can thiệp giáo dục về hành vi tự CS ở bệnh ĐTĐ làm tăng khả năng tự kiểm soát đường

Trang 28

huyết ở NB ĐTĐ type 2 [24], [26], [31] tuy nhiên hiệu quả của việc kiểm soát có thể bị giảm dần theo thời gian [25], [28], [30].

Việc tổ chức can thiệp tự chăm sóc bệnh ĐTĐ bao gồm các chiến lược và phương pháp, tuy nhiên chúng chưa được trình bày rõ ràng Thời gian tiếp xúc giữa nhân viên y tế và bệnh nhân có thể ảnh hưởng đến kết quả [30] và các chiến lược quản lý trường hợp có thể hiệu quả hơn trong việc cải thiện kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 [24] Mặc dù vai trò của bệnh nhân trong điều trị đã được coi trọng, nhưng kiến thức về cách bệnh nhân trải qua các chương trình can thiệp tự chăm sóc vẫn chưa được xây dựng kỹ lưỡng Từ các nghiên cứu trước đây về cải thiện khả năng tự chăm sóc ở bệnh nhân ĐTĐ, ta biết rằng hoạt động tự chăm sóc bao gồm một tập hợp các quy trình phức tạp và năng động được gắn chặt với hoàn cảnh sống riêng của từng cá nhân [33] Nghiên cứu cũng cho thấy rằng sự hỗ trợ từ các điều dưỡng chuyên khoa và người chăm sóc gia đình là điều kiện tiên quyết để kiểm soát bệnh ĐTĐ Các nghiên cứu cũng đã gợi ý rằng sự tham gia của bệnh nhân, sự thích nghi về văn hóa, sự tham gia của gia đình và cá nhân hóa là những yếu tố quan trọng trong việc phát triển các biện pháp can thiệp nhằm tăng cường khả năng tự chăm sóc

ở những bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ Cooper và đồng nghiệp cho rằng, thiếu sự hỗ trợ cho việc thực hành tự giám sát trong hệ thống chăm sóc sức khỏe là một điểm yếu Nhiều thay đổi trong lối sống có lợi đã được ghi nhận trong việc thúc đẩy quá trình tự chăm sóc bệnh ĐTĐ [35] Nghiên cứu trước đây cũng đã gợi ý rằng sự tham gia của bệnh nhân [36] , sự thích nghi về văn hóa [37] , sự tham gia của gia đình [38] và cá nhân hóa [39] ;[40] là những yếu tố quan trọng trong việc phát triển các biện pháp can thiệp nhằm tăng cường khả năng tự quản lý ở

những bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ.

Đã có sự quan tâm sâu sắc đến việc kiểm tra tác động của các loại chương trình giáo dục bệnh nhân khác nhau đối với việc tự quản lý bệnh ĐTĐ nhưng hiệu quả lâu dài của các chương trình như vậy vẫn chưa được biết [21] [41]

Trang 29

Mặc dù vậy, người ta chấp nhận rộng rãi rằng giáo dục bệnh ĐTĐ không chỉ cần thiết trong vài tháng đầu tiên sau khi chẩn đoán mà còn là một thành phần quan trọng của việc chăm sóc bệnh ĐTĐ liên tục do các yêu cầu khó khăn đối với việc tự chăm sóc đòi hỏi nhiều quyết định hàng ngày để cân bằng chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và thuốc men [42] Đánh giá sâu sắc về tác động của giáo dục tự quản đòi hỏi phải nghiên cứu sâu hơn dựa trên các phương pháp chặt chẽ trong các nghiên cứu chất lượng cao với số lượng lớn người tham gia, theo dõi lâu dài về hiệu quả và các can thiệp rõ ràng [25]; [26] ; [32] Một Đánh giá Công nghệ Y tế của Đan Mạch cho rằng những ảnh hưởng lâu dài đối với sự tiến triển của bệnh ĐTĐ có thể đòi hỏi những nỗ lực đào tạo chuyên sâu và lâu dài [21] Hơn nữa, một đánh giá tài liệu về giáo dục bệnh nhân nhấn mạnh vào các phương pháp và hiệu quả đã kết luận rằng kiến thức hiện có về giáo dục bệnh nhân là không đủ bằng chứng so với phương pháp và các phép đo hiệu quả [43] Hiểu rõ hơn về cách can thiệp tự quản lý hỗ trợ bệnh nhân đối phó với bệnh ĐTĐ trong cuộc sống hàng ngày cũng là điều cần thiết để thực hiện điều trị bệnh ĐTĐ nhằm cải thiện và duy trì các hoạt động tự chăm sóc [41]

Tại Việt Nam, cũng đã có những nghiên cứu can thiệp để nâng cao hành vi tự chăm sóc của người bệnh ĐTĐ Có thể kể đến một số nghiên cứu như: Năm 2017, nhóm nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Gái đã thực hiện một nghiên cứu đánh giá hiệu quả chương trình giáo dục sức khỏe về tự quản lý cho người bệnh đái tháo đường type 2 đang được điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu và Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ, đã thu được kết quả: Đánh giá tổng điểm kiến thức, niềm tin vào bản thân, mức độ hành vi tự quản lý của người bệnh đái tháo đường típ 2 ở nhóm can thiệp cao hơn nhóm chứng phản ánh được hiệu quả bước đầu của chương trình giáo dục sức khỏe Sự khác biệt đường huyết lúc đói có ý nghĩa trước và sau giáo dục khỏe ở nhóm chứng (p=0,027), nhóm can thiệp (p<0,001) Vì vậy, giáo dục sức khỏe có hiệu quả

Trang 30

đóng vai trò đáng kể trong việc điều trị, theo dõi và chăm sóc của người bệnh đái tháo đường típ 2, đặc biệt là đối tượng ngoại trú [5].

Nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Hương Nhài và cộng sự cho kết quả: người bệnh sau khi được can thiệp, tỷ lệ người bệnh có kiến thức tự chăm sóc đạt mức cao là 91,7% Điểm kiến thức trung bình tang từ 17,3 ± 3,6 trước can thiệp tăng lên 25,2 ± 2,8 trên tổng số 30 điểm sau can thiệp 1 tháng Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,001.

Tác giả Hồ Phương Thúy và Ngô Huy Hoàng (2018) nghiên cứu thay đổi kiến thức và thực hành tự chăm sóc bàn chân của người bệnh đái tháo đường type 2 ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang cho thấy tỷ lệ người bệnh có kiến thức ở mức tót tăng lên rõ rệt đạt 98% ngay sau khi can thiệp và còn duy trì ở tỷ lệ 81% sau can thiệp 1 tháng so với 42% ở thời điểm trước can thiệp Điểm trung bình thực hành tự chăm sóc bàn chân cũng tăng có ý nghĩa thống kê sau 1 tháng với điểm trung bình thực hành đạt 18,11 ± 3,00 điểm trên tổng điểm 21 so với 12,71 ± 3,62 điểm trước can thiệp (p < 0,001) Trong đó, tỷ lệ người bệnh có thực hành ở mức tốt đạt 77% sau can thiệp 1 tháng so với 33% ở thời điểm trước can thiệp Như vậy, can thiệp giáo dục đã cải thiện đáng kể kiến thức và thực hành về tự chăm sóc bàn chân của đối tượng tham gia nghiên cứu Kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò quan trọng của việc tư vấn, giáo dục sức khỏe để người bệnh đái tháo đường type 2 tự chăm sóc bàn chân cần được thực hiện thường xuyên [15].

Tác giả Nguyễn Trọng Nhân và Vũ Văn Thành (2019) can thiệp thay đổi kiến thức và thực hành về chế độ ăn uống của người bệnh đái tháo đường type 2 ngoại trú tại bệnh viện nội tiết tỉnh Bắc Giang năm 2019 sau giáo dục sức khỏe, cũng cho thấy can thiệp giáo dục sức khỏe đã cải thiện đáng kể kiến thức và thực hành về chế độ ăn của người bệnh, ngay sau khi can thiệp điểm trung bình kiến thức tăng lên 9,18 ± 1,66 điểm, sau can thiệp 01 tháng điểm trung bình kiến thức đúng là 7,86 ± 1,75 điểm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với

Trang 31

p <0,05 Ngay sau khi can thiệp điểm trung bình thực hành đạt tăng lên 17,62±2,98 điểm, sau can thiệp 01 tháng điểm trung bình thực hành đạt 16,53±2,18 điểm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,05 [13].

1.5 Khung Lý thuyết nghiên cứu

Theo học thuyết về thiếu hụt tự chăm sóc của Orem, tự chăm sóc được thực hiện bởi chính NB để duy trì cuộc sống và sức khỏe nó liên quan đến khả năng tự chăm sóc của cá nhân Tình tặng bệnh tật có thể làm giảm khả năng tự chăm sóc và gây ra tình trạng thiếu khả năng tự chăm sóc Trong tình huống này, Điều dưỡng cần hỗ trợ NB cân bằng giữa khả năng tự chăm sóc và nhu cầu tự chăm sóc của NB [42] Ở NB đái tháo đường type 2, do mắc bệnh NB phát sinh các nhu cầu tự chăm sóc như chăm sóc về dinh dưỡng, chăm sóc liên quan đến các hoạt động thể chất, tự theo dõi và chế độ dùng thuốc do vậy khả năng tự chăm sóc hiện tại của NB trở thành không đủ Điều dưỡng cần cung cấp chương trình giáo dục nhằm nâng cao khả năng tự chăm sóc của NB này từ đó cân bằng giữa nhu cầu và khả năng tự chăm sóc của họ.

Trang 32

Chương trình quản lý tự chăm sóc ở NB ĐTĐ type 2

- Nhận định khả năng tự CS - Chuẩn bị, đào tạo cho NB để nâng cao khả năng tự CS - Theo dõi và hướng dẫn NB

1.6 Một số đặc điểm của địa bàn nghiên cứu

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh là bệnh viện hạng I tuyến cuối của tỉnh Quảng Ninh Bệnh viện có quy mô 950 giường kế hoạch, thực kê 1300 giường, mỗi ngày tiếp nhận từ 1000 - 1500 lượt khám bệnh nội trú và ngoại trú Bệnh viện gồm 43 khoa phòng với 9 phòng chức năng, 25 khoa lâm sàng, 9 khoa cận lâm sàng Về nhân lực hiện có 1000 cán bộ, viên chức, người lao động, số lượng điều dưỡng của bệnh viện 535 người trong đó: Điều dưỡng có trình độ sau đại học 05 người, đại học 184, cao đẳng 223, trung học 123 người.

Phòng khám Nội tiết tại khoa Khám bệnh, bệnh viện tỉnh Quảng Ninh hiện tại quản lý hàng 1000 người bệnh ĐTĐ, chủ yếu là người bệnh ĐTĐ type

2 Hàng tháng người bệnh đến khám thông qua sổ khám bệnh, hồ sơ bệnh án ngoại trú để kiểm tra và theo dõi kết quả điều trị Mặc dù bệnh viện đã triển khai nối mạng nội bộ, đầu tư các trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho công tác khám chữa bệnh được thuận lợi, được bố trí 2 phòng khám Nội tiết nhưng hiện nay mới chỉ có một phòng khám hoạt động được đảm nhận bởi 01 bác sỹ và 02 điều dưỡng trong khi đó phải khám trung bình cho từ 50 - 60 người bệnh/ngày và chủ yếu tập trung vào buổi sáng nên có những ảnh hưởng nhất định đến chất lượng khám và tư vấn cho người bệnh Các nhân viên y tế

Trang 33

không có nhiều thời gian để tư vấn, giáo dục sức khỏe, NB chủ yếu đến lấy thuốc định kỳ rồi về Cũng không có những chương trình can thiệp giáo dục nhằm đánh giá khách quan kiến thức tự chăm sóc của người bệnh ĐTĐ type 2 đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh.

Trang 34

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu là tất cả người bệnh đái tháo đường type 2 đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh.

* Tiêu chuẩn lựa chọn

- Được chẩn đoán đái tháo đường type 2.

- Người bệnh từ 18 tuổi trở lên, có khả năng giao tiếp, có khả năng tiếp nhận và trả lời các câu hỏi.

- Người bệnh không mắc các bệnh nặng kèm theo - Đồng ý tham gia vào nghiên cứu.

* Tiêu chuẩn loại trừ:

- Người bệnh có diễn biến phải vào viện điều trị nội trú - Người bệnh < 18 tuổi.

- Người bệnh được chẩn đoán mắc ĐTĐ các thể khác.

- Người bệnh có các rối loạn về ý thức, nhận thức (trạng thái hôn mê, mắc các rối loạn tâm thần: trầm cảm, sa sút trí tuệ, tâm thần phân liệt,…) hoặc người bệnh di chứng sau tai biến, không có khả năng tự chăm sóc bản thân.

- Người bệnh không tham gia đầy đủ các lần đánh giá và chương trình can thiệp giáo dục sức khỏe trong nghiên cứu này.

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu.

- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3 năm 2023 đến tháng 9 năm 2023 - Thời gian thu thập số liệu: từ tháng 04 đến tháng 06 năm 2023 - Địa điểm nghiên cứu: Khoa Khám bệnh - Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh.

Trang 35

2.3 Thiết kế nghiên cứu.

Nghiên cứu can thiệp giáo dục sức khỏe có so sánh trước sau trên một

Sơ đồ 2.1 Nghiên cứu một nhóm có so sánh trước - sau

2.4 Mẫu và phương pháp chọn mẫu

Cỡ mẫu: n = Z2 (α, β))()()

Trong đó:

n: Là số người bệnh ĐTĐ type 2 tham gia nghiên cứu.

Mức ý nghĩa thống kê là 95% (α= 0,05), lực mẫu 90% (β)=0,1) Tương đương với z2(α, β)) = 10,5.

P0: Là tỷ lệ người bệnh ĐTĐ type 2 thực hiện tốt hành vi tự chăm sóc trước can thiệp.

P1: Là tỷ lệ người bệnh ĐTĐ type 2 thực hiện hành vi tự chăm sóc sau can thiệp.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Kiều My (2017): Tỷ lệ người bệnh thực hiện tốt các hành vi tự chăm sóc ĐTĐ type 2 là 32,4 % [11].

Trang 36

Ước tính sau khi can thiệp tỷ lệ người bệnh thực hiện tốt các hành vi tự chăm sóc tăng lên 25%, với P0 = 32,4% Do đó P1 = 57,4%

Thay vào công thức trên, tính ra n = 78 Dự kiến 10% người bệnh bỏ trong quá trình nghiên cứu nên cỡ mẫu tối thiểu n = 86.

2.5 Phương pháp chọn mẫu - Phương pháp chọn mẫu: + Chọn mẫu thuận tiện

+ Cách thức chọn mẫu: Lựa chọn tất cả những người bệnh được chẩn đoán là ĐTĐ type 2 đang điều trị ngoại trú đến khám tại khoa Khám bệnh -Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh đáp ứng tiêu chuẩn chọn mẫu, trong thời gian từ tháng 04/2023 đến tháng 06/2023;

2.6 Các công cụ nghiên cứu

2.6.1 Bộ công cụ thu thập số liệu

Bộ công cụ thu thập số liệu gồm 3 phần:

Phần 1: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu Bao gồm 09 câu hỏi, nội dung hỏi về thông tin chung của người bệnh bao gồm: Tuổi, giới tính, trình độ học vấn, công việc hiện tại, thời gian mắc bệnh ĐTĐ, nguồn thông tin nhận được về bệnh ĐTĐ, …

Phần 2: Bộ câu hỏi đánh giá các hoạt động tự chăm sóc của người bệnh Đái tháo đường (Summary of Diabetes Self-care Activities – SDSCA), trong đó có 17 câu hỏi: [8, 11] 5 câu hỏi hỏi về chế độ ăn của người ĐTĐ phiên bản tiếng việt đã được dùng trong nghiên cứu về hành vi tự chăm sóc NB ĐTĐ ở Việt Nam với độ tin cậy và tính giá trị cao (CVI=0,80 và Cronbach alpha = 0,78) do vậy chúng tôi sử dụng bộ công cụ này của tác giả sau khi được sự đồng ý [26] Bộ câu hỏi phiên bản tiếng Việt gồm 2 câu hỏi về chế độ tập luyện, 2 câu hỏi về kiểm tra đường huyết, 5 câu hỏi về chăm sóc bàn chân và 3 câu hỏi về tuân thủ dung thuốc của người bệnh ĐTĐ Mỗi câu hỏi sẽ có 8 mức độ lựa chọn về tần suất thực hiện các hành vi tự chăm sóc trong một tuần từ 0

Trang 37

– 7 ngày, tương ứng với số điểm là 0 - 7 điểm Trung bình ngày thực hiện tất cả các nội dung bằng tổng số ngày thực hiện các nội dung chia cho tổng số câu hỏi Đối với những người không điều trị thì tổng câu hỏi là 14 (không tính nội dung tuân thủ điều trị thuốc) Đối với những người chỉ sử dụng thuốc hoặc chỉ tiêm Insulin thì tổng số câu hỏi là 16 (chỉ tính 2 trong 3 câu hỏi ở nội dung tuân thủ điều trị thuốc: Tuân thủ uống thuốc/ tuân thủ tiêm Insulin) Đối với người phối hợp cả thuốc uống và tiêm Insulin thì tổng số câu hỏi là 17 Những người thực hiện các hoạt động tự chăm sóc 5 ngày trở lên được đánh giá là thường xuyên thực hiện và có hoạt động tự chăm sóc tốt, những người thực hiện 4 ngày trở xuống được đánh giá là có hoạt động tự chăm sóc chưa tốt [15].

Phần 3: Bộ câu hỏi đánh giá khả năng tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường (DASAS-R).

Bộ công cụ đánh giá khả năng tự chăm sóc của NB ĐTĐ – đã sửa đổi (DASAS-R) [18] gồm 15 câu hỏi được đánh giá theo Likert 5: 1 (Hoàn toàn không đồng ý) đến 5 (Hoàn toàn đồng ý) Điểm số trên thang DASAS-R có thể dao động từ 15 đến 75, với điểm số cao hơn cho thấy người bệnh có khả năng tự chăm sóc tốt hơn Đánh giá bệnh ĐTĐ theo thang đo của cơ quan tự chăm sóc – Sửa đổi (DASAS-R) phiên bản tiếng Việt đã được xác nhận bằng cách sử dụng Mô hình của Brislin [57] với tính giá trị của bộ công cụ I-CVI trung bình là 0,91 S-CVI/UA và tỷ lệ chuyên gia trung bình lần lượt là 0,53 và 0,91 Độ tin cậy của bản tiếng Việt, tương quan giữa các câu trả lời đúng và tổng số đã hiệu chỉnh đối với thang đo đều trong khoảng 0,28-0,67 phù hợp với khuyến nghị 0,30-0,70 [59] Tổng điểm trung bình của thang đo là 22,6 (SD 5,5) Giá trị trung bình của tương quan giữa các mục là 0,29 với các giá trị nằm trong khoảng - 0,08-0,73 Cronbach của thang đo này là 0,86.

Trang 38

Tiêu chuẩn đánh giá bộ công cụ

Người bệnh đái tháo đường type 2 được đánh giá về hành vi tự chăm sóc ở 2 mức độ đạt và không đạt, cụ thể:

Ở các hoạt động tự chăm sóc:

Những người thực hiện các hoạt động tự chăm sóc 5 ngày trở lên tương ứng với số điểm là 85 điểm được đánh giá là thường xuyên thực hiện và có hoạt động tự chăm sóc tốt (Đạt), những người thực hiện 4 ngày trở xuống tương ứng với số điểm là 68 điểm được đánh giá là có hoạt động tự chăm sóc chưa tốt (Không đạt).

Ở khả năng tự chăm sóc:

Theo Hongu và cộng sự (2011) [32] khả năng tự chăm sóc của NB sẽ đạt được khi họ đạt được ít nhất 80% tổng điểm của bộ công cụ.

2.6.2 Can thiệp GDSK

Chương trình điều dưỡng giáo dục hỗ trợ, bao gồm giáo dục nhóm và hỗ trợ cá nhân Lý thuyết của Orem và Tiêu chuẩn Giáo dục Bệnh ĐTĐ của Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ đã được sử dụng để phát triển chương trình này.

Chương trình bao gồm hai phần Phần đầu tiên là phần giáo dục, cung cấp thông tin về kiến thức và kỹ năng tự chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường bằng cách đưa ra thông tin, minh họa và thảo luận nhóm Phần này giúp bệnh nhân tự tin áp dụng các kiến thức, kỹ năng về bệnh đái tháo đường vào cuộc sống hàng ngày Phần thứ hai là phần hỗ trợ, cung cấp môi trường thích hợp để tự chăm sóc tại nhà và động viên bệnh nhân Chương trình đầu tiên được viết bởi một nhà nghiên cứu Sổ tay của chương trình này được phát triển bởi nhà nghiên cứu Các chủ đề trong cuốn sổ tay được chia thành các phần sau:

Trang 39

1 Phần 1 gồm (1) giới thiệu bệnh đái tháo đường và các biến chứng; (2) chế độ ăn cho bệnh nhân ĐTĐ; (3) tập thể dục trong bệnh ĐTĐ; (4) sử dụng thuốc điều trị bệnh ĐTĐ và cách đối phó với sự chồng chéo giữa các loại hoạt động tự chăm sóc; và (5) tự theo dõi bệnh ĐTĐ, cách tiến hành khám bàn chân, cách theo dõi tình trạng tăng và hạ đường huyết Phần 1 còn gồm 5 video về kiến thức và kỹ năng tự chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường do Bộ Y tế ban hành Nội dung của băng video miêu tả cuộc sống với bệnh ĐTĐ, với chất lượng cuộc sống tốt, thực phẩm dành cho người ĐTĐ, tập thể dục và chăm sóc bàn chân.

2.Phần 2 bao gồm cuộc trò chuyện qua điện thoại giữa nhà nghiên cứu và từng người tham gia Nội dung của cuộc trò chuyện này dựa trên hồ sơ liên quan mà bệnh nhân nhận được từ buổi giáo dục Sau đó, các nhà nghiên cứu đã thảo luận những câu hỏi sau với bệnh nhân: (1) Nhiệm vụ khó khăn nhất được thực hiện trong 7 ngày qua là gì? (2) Tại sao bạn nghĩ như vậy? (3) Nguyên nhân chính của vấn đề này là gì? (4) Kế hoạch của bạn để giải quyết vấn đề này là gì? (5) Ai có thể giúp bạn? (6) Điều dưỡng có thể giúp gì cho bạn?

Tiêu chí và nguyên tắc xây dựng mô hình can thiệp

Để phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn và thực hiện thuận lợi, chương trình GDSK cho NB được xây dựng phù hợp và dễ thực hiện dựa trên các nguyên tắc:

- Giao tiếp thân thiện và cởi mở.

- Hướng dẫn trực tiếp kết hợp giải thích và minh họa hợp lý - Nội dung nhất quán cho tất cả các buổi GDSK.

- Sử dựng ngôn từ ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu.

- Thể hiện thái độ tôn trọng, phù hợp nhu cầu và đặc điểm của NB - Tiết kiệm chi phí.

- Tiếp xúc, ổn định và giới thiệu - Giải thích kết quả đánh giá lần 1.

Trang 40

- Phát tài liệu (là nội dung GDSK đã chuẩn bị sẵn) cho NB - Giải thích các nội dung can thiệp.

- Trao đổi, thảo luận và giải đáp các thắc mắc.

3 Trình Là cấp học cao nhất của Định Định danh

Không biết chữ, Tiểu

Ngày đăng: 22/04/2024, 16:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan