Mô tả thực trạng kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh đáitháo đường típ 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa huyện Như Thanh,Thanh Hóa năm 2023.. * Biến chứng mạn- Tim mạc
Cơ sở lý luận
1.1.1 Bệnh đái tháo đường Định nghĩa: Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) được Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) định nghĩa là một rối loạn chuyển hóa liên quan đến hocmon Insulin được đặc trưng bởi trạng thái đường huyết luôn ở mức cao nếu không có các biện pháp chữa trị thì tình trạng đường huyết cao sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm trên mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu [7]
Phân loại đái tháo đường
Theo "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2" của Bộ Y tế
[5], bệnh đái tháo đường được phân thành 4 loại chính: a) Đái tháo đường típ 1 (do phá hủy tế bào beta tụy, dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối). b) Đái tháo đường típ 2 (do giảm chức năng của tế bào beta tụy tiến triển trên nền tảng đề kháng insulin). c) Đái tháo đường thai kỳ (là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc
3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về ĐTĐ típ 1, típ 2 trước đó). d) Các loại ĐTĐ đặc biệt do các nguyên nhân khác, như ĐTĐ sơ sinh hoặc đái tháo đường do sử dụng thuốc và hóa chất như sử dụng glucocorticoid, điều trị HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mô [6].
Theo định nghĩa thì ĐTĐ típ II không chỉ có đường huyết cao mà là tình trạng rối loạn chuyển hóa nhiều thành phần (đường, mỡ, đạm) Nguyên nhân là sự kết hợp của 2 tình trạng: giảm tiết insulin tương đối của tế bào β tuyến tụy do sự kháng insulin tại mô đích. Đặc điểm nổi bật của sinh lý bệnh ĐTĐ típ 2 là những rối loạn không đồng nhất biểu hiện bằng sự giảm nhạy cảm với insulin ở gan, cơ vân, mô mỡ và sự suy chức năng của tế bào β biểu hiện bằng những rối loạn tiết insulin Để duy trì lượng glucose máu bình thường cần có sự điều hòa 3 yếu tố về insulin: một là bài tiết insulin từ tế bào β, thứ hai là quá trình thu nạp và sử dụng insulin ở mô ngoại vi (chủ yếu là từ cơ vân và một phần mô mỡ), thứ ba là ức chế sản xuất insulin ở gan (một phần là ở ruột).
Theo sinh lý khi lớn tuổi thì tế bào β tuyến tụy tiết insulin giảm đi Tốc độ giảm nhanh hay chậm chịu ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền và bệnh lý Tình trạng kháng insulin cũng chịu ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền song nó bộc lộ rõ khi có những yếu tố khác tác động đến (như chế độ ăn không hợp lý, mập, lối sống ít vận động, hút thuốc ) Tác dụng insulin tại các mô mất dần đưa đến tình trạng thiếu insulin tương đối của cơ thể Từ đó làm cho đường và acid béo tự do tăng cao trong máu, ức chế tế bào β tuyến tụy làm giảm tiết insulin (tình trạng này được gọi là tình trạng ngộ độc đường và mỡ) Đầu tiên tuyến tụy còn tăng hoạt động để bù lại tình trạng thiếu insulin tương đối nên đường huyết có thể tạm thời không tăng Dần dần, khả năng này không còn nữa và xuất hiện ĐTĐ típ 2 thực sự Tình trạng đề kháng insulin không chỉ gây nên những rối loạn chuyển hóa mà nó còn liên quan đến nhiều yếu tố nguy cơ đối với bệnh lý tim mạch khác như: tăng huyết áp, béo phì, giảm tiêu huyết, rối loạn tế bào nội mạc Tất cả các yếu tố này xâu chuỗi một cách hệ thống lại với cái tên “Hội chứng đề kháng insulin” hay “Hội chứng chuyển hóa” Tất cả yếu tố trong hội chứng này đều là những yếu tố nguy cơ với bệnh lý tim mạch một cách độc lập.
Nó có thể phát triển từ 20 – 30 năm trước khi khởi phát ĐTĐ típ 2 thực sự [6].
Triệu chứng Đái tháo đường típ 2: có thể hoàn toàn không có triệu chứng hoặc triệu chứng) đáng kể trong nhiều năm trước khi được chẩn đoán bệnh Các biểu hiện có thể gặp: đái nhiều, khát nước, cảm giác đói và ăn nhiều, sụt cân không rõ lý do; tê chân tay, đau chân, nhìn mờ, nhiễm trùng nặng hoặc hay tái diễn; giảm ý thức hoặc hôn mê nhưng ít gặp hơn típ 1 [6].
- Nhiễm toan ceton và hôn mê nhiễm toan ceton - Hôn mê nhiễm toan acid lactic.
-Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu.
- Các bệnh nhiễm trùng cấp tính * Biến chứng mạn
-Tim mạch: nhồi máu cơ tim, bệnh cơ tim, xơ vữa động mạch.
-Mắt: bệnh lý võng mạc ĐTĐ, các biến chứng mắt ngoài võng mạc.
-Thận: bệnh lý vi mạch thận gây xơ hóa cầu thận dẫn đến suy thận mạn.
+ Bệnh lý đa dây thần kinh - bệnh lý thần kinh lan tỏa
+Bệnh lý thần kinh tự động.
-Bệnh lý bàn chân ĐTĐ.
- Rối loạn chức năng sinh dục
[6] Điều trị đái tháo đường típ 2
Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ típ 2 của Bộ Y tế năm 2020 [6] nguyên tắc điều trị ĐTĐ gồm: a) Lập kế hoạch toàn diện, tổng thể, lấy người bệnh làm trung tâm, cá nhân hóa cho mỗi người mắc đái tháo đường, phát hiện và dự phòng sớm, tích cực các yếu tố nguy cơ, giảm các tai biến và biến cố. b) Đánh giá tổng thể và quyết định điều trị dựa trên cơ sở:
- Tình trạng sức khỏe chung, bệnh lý đi kèm, các chức năng trong hoạt động thường ngày, thói quen sinh hoạt, điều kiện kinh tế, xã hội, yếu tố tâm lý, tiên lượng sống, cá thể hóa mục tiêu điều trị.
- Nguyên tắc sử dụng thuốc: can thiệp thay đổi lối sống ưu tiên hàng đầu, hạn chế tối đa lượng thuốc dùng, định kỳ kiểm tra tác dụng và tuân thủ thuốc cũ trước khi kê đơn mới, phác đồ phù hợp có thể tuân thủ tốt - tối ưu điều trị, khả thi với BN, có tính yếu tố chi phí và tính sẵn có. c) Dịch vụ tư vấn dinh dưỡng, hoạt động thể lực, tự theo dõi, hỗ trợ điều trị nên được triển khai, sẵn sàng cung cấp, hỗ trợ cho bác sỹ điều trị, điều dưỡng, nhân viên y tế, người chăm sóc và BN. d) Chất lượng chăm sóc, điều trị BN đái tháo đường cần được thường xuyên giám sát, lượng giá và hiệu chỉnh cho phù hợp 1-2 lần/năm e) Các phương pháp điều trị tổng thể bao gồm một số các biện pháp sau:
- Tư vấn, hỗ trợ, can thiệp thay đổi lối sống: không hút thuốc, không uống rượu bia, chế độ ăn và hoạt động thể lực (áp dụng cho tất cả người bệnh, các giai đoạn).
-Tư vấn tuân thủ điều trị, kiểm soát cân nặng
-Thuốc uống hạ đường huyết
-Thuốc tiêm hạ đường huyết
-Kiểm soát tăng huyết áp
-Kiểm soát rối loạn lipid máu
-Điều trị và kiểm soát biến chứng, bệnh đồng mắc.
1.1.3 Chế độ dinh dưỡng trong bệnh đái tháo đường típ 2
1.1.3.1 Vai trò của ăn uống trong bệnh đái tháo đường [1]
Dinh dưỡng là một phần quan trọng trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, hạn chế các biến chứng và giúp người bệnh tiểu đường ổn định chỉ số đường huyết ở mức an toàn.
Trong điều trị bệnh tiểu đường, chế độ ăn uống là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu tiên và duy trì suốt đời Ăn uống hợp lý sẽ giảm được liều thuốc cần sử dụng Chế độ ăn trị liệu hiệu quả không chỉ giúp bình ổn đường huyết theo tiêu chuẩn điều trị mà còn cải thiện các rối loạn lipid, rất thường gặp ở người bị bệnh tiểu đường, góp phần làm giảm các biến chứng nguy hiểm.
1.1.3.2 Nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn bệnh Đái tháo đường Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cân bằng cả về số lượng và chất lượng Không làm tăng đường huyết nhiều sau ăn, không làm hạ đường huyết xa bữa ăn.
Duy trì hoạt động thể lực bình thường.
Duy trì cân nặng hợp lý.
Không làm tăng các yếu tố nguy cơ như: tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa Lipid máu.
Không thay đổi quá nhanh và quá nhiều cơ cấu và khối lượng bữa ăn. Đơn giản không quá đắt tiền.
Phù hợp với tập quán địa phương dân tộc [6], [1].
1.1.3.3 Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng
* Năng lượng: 25 - 35kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày.
Người bệnh ĐTD cũng có nhu cầu năng lượng gần giống như người bình thường Tuy nhiên nhu cầu này tăng hay giảm còn phụ thuộc vào tuổi, thể trạng béo hay gầy, mức độ hoạt động nhiều hay ít, bệnh lý kèm theo
Ngũ cốc và các sản phẩm chế biến: Gạo, bún, phở, ngô, bánh mỳ
Khoai củ: Khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn, dong, từ, miến dong
Hoa quả: chuối tây, chuối tiêu, lê, nho, mận,
+ Lượng Glucid ăn vào nên chiếm 50 - 60% tổng số năng lượng Tối thiểu: 130g Glucid/ngày.
+ Bữa ăn nên sử dụng các thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau, đậu, các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt/gạo lật, khoai củ, bánh mỳ đen, hoa quả. Hạn chế các thức ăn chứa nhiều đường như bánh kẹo, mứt sấy khô, mật ong, hoa quả ngọt như mít, đu đủ, xoài,
Cơ sở thực tiễn
Nghiên cứu của Hoàng Thị Thu năm 2015 trên 120 người bệnh ĐTĐ típ 2 tại Bệnh viện Quân y 103 với mục tiêu khảo sát sự hiểu biết các kiến thức cơ bản về bệnh ĐTĐ típ 2 và tìm hiểu nhu cầu được phổ biến các kiến thức cơ bản ở người bệnh ĐTĐ típ 2 Kết quả cho thấy: chỉ có 36% NB tuân thủ toàn diện theo hướng dẫn của bác sĩ, 43% NB chỉ uống thuốc mà không thay đổi lối sống, 18% uống thuốc không thường xuyên và 3% bỏ thuốc hoặc điều trị đông y Phần lớn
NB theo dõi đường máu hàng tháng hoặc hàng tuần, chỉ có 8% NB theo dõi đường máu hàng ngày, cá biệt có 9% không quan tâm đến đường máu của mình 100% NB mong muốn nhận được thông tin trực tiếp từ bác sĩ hoặc xem ti vi, có khoảng 50% NB muốn được cung cấp qua báo chí, hội thảo Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhận thức của NB về bệnh ĐTĐ là chưa đầy đủ, đặc biệt NB thường xem nhẹ yếu tố thay đổi lối sống và chỉ đề cao việc uống thuốc Tỷ lệ TTĐT chưa cao, nguyên nhân có thể do nhận thức hạn chế và NB chưa thấy hết các khía cạnh của bệnh ĐTĐ, nhu cầu cần được phổ biến kiến thức là rất lớn. Đây chính là vấn đề cần phải làm tốt hơn nữa để đáp ứng mong đợi của NB [15].
Nghiên cứu mô tả của Lê Thị Hương Giang năm 2013 với cỡ mẫu 210 người bệnh ĐTĐ típ 2, ngoài nghiên cứu về thực hành tuân thủ điều trị ở 4 nhóm yếu tố đã bổ sung thêm một yếu tố nữa là tuân thủ hạn chế bia/rượu, không hút thuốc, đồng thời tách nội dung tuân thủ tự theo dõi đường huyết và tái khám định kỳ giúp cho việc đánh giá được toàn diện hơn Kết quả: có 79% tỷ lệ NB tuân thủ chế độ ăn; 63,3% tuân thủ rèn luyện thể lực; 78,1% tuân thủ dùng thuốc; 63% tuân thủ hạn chế bia/rượu, không hút thuốc; 48,6% tuân thủ tự theo dõi glucose máu tại nhà; 81% tái khám đúng hẹn TTĐT đầy đủ 6 tiêu chí là 10% Kết quả nghiên cứu cho thấy cần xây dựng mô hình quản lý người bệnh ĐTĐ hiệu quả, tăng cường kỹ năng tư vấn cho NB, ưu tiên quan tâm đến nhóm NB có xu hướng TTĐT không tốt [9]
Nghiên cứu của Hoàng Thị Minh Thái năm 2013 trên 51 người bệnh ĐTĐ chưa thực hiện tự theo dõi đường huyết tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định nhằm đánh giá sự thay đổi kiến thức, kỹ năng thực hành tự theo dõi đường huyết của NB.Kết quả cho thấy kiến thức và thực hành của NB có sự cải thiện đáng kể sau tư vấnGDSK: điểm trung bình kiến thức tăng từ 2,61 ± 1,55 điểm Trước can thiệp lên 8,54 ± 0,60 sau CT; điểm trung bình thực hành tăng từ 0,72 ± 1,8 điểm lên 9,08 ± 0,38 điểm sau tư vấn GDSK Mong muốn được tư vấn GDSK của người bệnh ĐTĐ là khá cao (78,4%), trong đó cán bộ y tế là người được NB tin tưởng và lựa chọn nhiều nhất (74,5%) Nghiên cứu chỉ ra rằng cần tăng cường tư vấn GDSK cho người bệnh ĐTĐ về tự theo dõi đường huyết nhằm mục đích giúp NB tự quản lý bệnh ĐTĐ của mình tốt hơn [13].
Nghiên cứu mô tả của Lê Thị Nhật Lệ năm 2017 trên 257 người bệnh ĐTĐ típ 2 tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, kết quả cho thấy: tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc 70,8%, tuân thủ dinh dưỡng là 40,5%, tuân thủ hoạt động thể lực là 48,7%, tuân thủ kiểm soát đường huyết và khám sức khỏe định kỳ là 26,1%. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ người bệnh TTĐT còn khá thấp, cần tăng cường hơn nữa việc tư vấn điều trị ở người bệnh ĐTĐ [11].
Tại Bệnh viện đa khoa huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa số lượng người bệnh quản lý điều trị ngoại trú ĐTĐ qua các năm đều tăng (năm sau tăng hơn năm trước), do bệnh viện đã triển khai một số kỹ thuật mới liên quan đến chẩn đoán, theo dõi và điều trị bệnh ĐTĐ nên người bệnh từ các bệnh viện lân cận và tuyến trên chuyển về điều trị, người bệnh được phát hiện mới.
Giới thiệu sơ lược về khoa Khám bệnh, bệnh viện Đa khoa Như Thanh, Thanh Hóa
2.1.1 Giới thiệu sơ lược về Bệnh viện đa khoa Như Thanh, Thanh Hóa
Bệnh viện Đa khoa Như Thanh chia tách ra từ Trung tâm Y Tế huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa, được thành lập tháng 7 năm 1997 Là Bệnh viện miền núi, hạng II tuyến huyện, với quy mô 170 giường bệnh trong đó giường kế hoạch là 90 giường, giường tự chủ là 80 giường; giường thực kê là 224 giường, tổng số cán bộ viên chức Bệnh viện 136 cán bộ, trong đó Bác sỹ và Dược sỹ: 43 người; số điều dưỡng, NHS, KTV: 78 người; cán bộ khác: 15 người Bệnh viện nằm trong khuôn viên rộng cạnh Quốc lộ 45 với 2 tòa nhà 3 tầng, 2 tòa nhà 2 tầng và 2 toà nhà 01 tầng và trong kế hoạch cuối năm 2023 sẽ khởi công xây dựng khu nhà điều trị 5 tầng cùng với cải tạo một số hạng mục Bệnh viện có 224 giường bệnh. Hàng ngày, Bệnh viện tiếp đón trung bình từ 150 - 250 lượt người đến khám bệnh, người bệnh nội trú trung bình 170 - 230 người Số lượng người bệnh đến khám chữa bệnh ngày càng tăng.
2.1.2 Giới thiệu sơ lược về khoa Khám bệnh
Khoa Khám bệnh được thành lập ngay sau khi chia tách bệnh viện; Khoa hiện tại có 7 phòng khám do khoa quản lý trong đó có 02 phòng khám phụ trách khám cho người bệnh Đái tháo đường và các bệnh nội khoa mãn tính Hàng ngày khoa Khám bệnh thực hiện khám bệnh cho khoảng từ 150 - 250 người bệnh trong đó người bệnh quản lý điều trị ngoại trú các bệnh về Răng, Đái tháo đường … khoảng hơn 50 lượt là những người bệnh trong huyện cũng như một số huyện lân cận Hàng tháng, người bệnh ngoại trú đái tháo đường đến khám và lĩnh thuốc định kỳ tại Khoa chủ yếu tập trung vào các buổi sáng từ thứ 2 đến chủ nhật hàng tuần (bệnh viện tổ chức khám cấp thuốc ngoại trú cả thứ bảy và chủ nhật) Tổng số nhân viên là 16 người gồm 7 bác sỹ trong đó có 4 bác sỹ CKI và 3 bác sỹ; 9 điều dưỡng trong đó số điều dưỡng trình độ đại học là 5, trình độ cao đẳng là 4.
Thực trạng kiến thức về dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường típ 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Như Thanh, Thanh Hóa năm 2023
Đối tượng nghiên cứu là những người bệnh được chẩn đoán ĐTĐ típ 2 và đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa huyện Như Thanh, Thanh Hóa.
Người bệnh từ 18 tuổi trở lên.
Người bệnh có khả năng đọc hiểu được Tiếng Việt và trả lời được phỏng vấn.
Tự nguyện đồng ý tham gia.
Người bệnh không đủ sức khỏe tham gia trả lời các câu hỏi phỏng vấn 2.2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu Địa điểm: Nghiên cứu được thực hiện tại Khoa khám bệnh, bệnh viện Đa khoa huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa.
Thời gian nghiên cứu: Từ 7/2023 đến hết 8/2023.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.2.4 Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu
Cỡ mẫu: Trong thời gian thu thập số liệu 1 tháng, có 120 người bệnh đủ tiêu chuẩn chọn mẫu, cỡ mẫu chọn được 120 người bệnh.
Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện tất cả các người bệnh có đủ tiêu chuẩn lựa chọn Điều tra viên tiến hành chọn mẫu thuận tiện vào các buổi sáng (các đối tượng đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu) khi đến tái khám tại Bệnh viện Đa khoa huyện Như Thanh, Thanh Hóa trong thời gian từ 7/2023 đến hết 8/2023. 2.2.5 Tiến trình thu thập số liệu Địa điểm thu thập: Tại Khoa khám bệnh
Thời điểm thu thập: Sau khi người bệnh đã khám bệnh, đã làm xét nghiệm và đang chờ kết quả.
Phương pháp thu thập số liệu: Phỏng vấn
Nhóm nghiên cứu: Kết hợp với 2 cộng tác viên (CTV), một điều dưỡng viên tại Tổ chăm sóc khách hàng để vừa đo huyết áp cho người bệnh đến khám bệnh nói chung và người bệnh đái tháo đường típ 2 vừa nắm bắt thông tin, triển khai các nội dung yêu cầu để lựa chọn người bệnh phù hợp với đối tượng nghiên cứu; một điều dưỡng của phòng Điều dưỡng để phỏng vấn thu thập số liệu (các cộng tác viên được tập huấn 01 buổi).
Bước 1: Lựa chọn NB vào nhóm nghiên cứu theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện, đáp ứng tiêu chuẩn chọn mẫu.
Bước 2: Giải thích trực tiếp, rõ ràng mục đích nghiên cứu cho đối tượng nghiên cứu Nếu NB đồng ý tham gia nghiên cứu thì ký tên vào phiếu đồng ý tham gia đề tài nghiên cứu.
Bước 3: Phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu bằng phiếu điều tra đã được thiết kế thời gian 15 – 30 phút/ NB.
Bước 4: Rà soát đảm bảo mọi thông tin trong phiếu điều tra không bị bỏ sót 2.2.6 Tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá
Nghiên cứu sử dụng bộ công cụ được tác giả Đoàn Thị Hồng Thúy về kiến thức tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh Đái tháo đường típ 2 [16] Bộ công cụ bao gồm các mục sau:
Phần A: Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu gồm: thông tin nhân khẩu học, thông tin bệnh, thông tin về nhận tư vấn giáo dục sức khỏe.
Phần B: Kiến thức của người bệnh về bệnh ĐTĐ típ 2 gồm 4 câu hỏi. Phần C: Kiến thức của người bệnh về chế độ dinh dưỡng gồm 10 câu hỏi.
Kiến thức của người bệnh về bệnh ĐTĐ típ 2: Đánh giá đạt/không đạt về kiến thức của đối tượng cho mỗi câu hỏi từ C1 → C4 Với câu hỏi có một lựa chọn, nếu đối tượng trả lời đúng với đáp án sẽ được đánh giá là đạt, nếu không trả lời đúng với đáp án sẽ được đánh giá là không đạt Với câu hỏi có nhiều lựa chọn, nếu đối tượng trả lời đúng > 50% đáp án sẽ được đánh giá là đạt, nếu số câu lựa chọn đúng ≤ 50% đáp án sẽ được đánh giá là không đạt.
Kiến thức của người bệnh về chế độ dinh dưỡng: Đánh giá đạt/không đạt về kiến thức của đối tượng cho mỗi câu hỏi từ D1 → D10 Với câu hỏi có một lựa chọn, nếu đối tượng trả lời đúng với đáp án sẽ được đánh giá là đạt, nếu không trả lời đúng với đáp án sẽ được đánh giá là không đạt Với câu hỏi có nhiều lựa chọn, nếu đối tượng trả lời đúng > 50% đáp án sẽ được đánh giá là đạt, nếu số câu lựa chọn đúng ≤ 50% đáp án sẽ được đánh giá là không đạt.
Số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê thông thường tần số, tỷ lệ
%., sử dụng tính toán bằng phần mềm Excel.
2.2.8 Đạo đức nghiên cứu Đề cương nghiên cứu được thông qua bởi Hội đồng đề cương và được sự đồng ý của Bệnh viện Đa khoa Như Thanh, Thanh Hóa trước khi tiến hành nghiên cứu.
Các đối tượng trong nghiên cứu được giải thích rõ về mục đích và nội dung của nghiên cứu trước khi tiến hành và chỉ thực hiện khi có sự chấp nhận hợp tác của đối tượng tham gia.
Các số liệu, thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích học tập và nghiên cứu khoa học, không dùng vào mục đích nào khác.
Mọi thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu phải đảm bảo được giữ kín.
Kết quả kiến thức về dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường típ 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Như Thanh, Thanh Hóa năm 2023
2.3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Bảng 2 1 Đặc điểm tuổi, trình độ học vấn của ĐTNC (n0)
Thông tin chung Sô lượng (n) Tỷ lệ (%)
Trình độ Trung học phổ thông 43 35,8 học vấn Trung cấp/cao đẳng 9 7,5 Đại học/sau đại học 4 3,4
Nhận xét: Tổng số BN tham gia nghiên cứu là 120, trong đó người bệnh ở độ tuổi 56-64 tuổi nhiều nhất chiếm 36,7%, < 56 tuổi là 33,3 và > 64 là 30,0%;
NB có trình độ học vấn Trung học cơ sở và Trung học phổ thông có tỉ lệ cao nhất với tỉ lệ lần lượt là 47,5% và 35,8%, nhóm đối tượng có học vấn thấp nhất là đại học/sau đại học với 3,4%.
Biểu đồ 2.1 Biểu đồ giới tính của ĐTNC (n0)
Nhận xét: Tổng số BN tham gia nghiên cứu là 120, trong đó nam giới chiếm tỉ lệ 59,2%, giới tính nữ chiếm tỉ lệ 40,8%;
Nhân viên Đài, tivi, Người Sách báo, Khác (hội y tế internet thân, bạn tờ rơi thảo…) bè
Biểu đồ 2 2 Đặc điểm nguồn nhận thông tin của ĐTNC (n0)
Nhận xét: Người bệnh được cung cấp thông tin về chế độ dinh dưỡng từ nhân viên y tế cao nhất chiếm 62,4% và từ đài, tivi, Internet chiếm 40,3%; từ người thân, bạn bè chiếm 37,2% người bệnh chưa chủ động tìm hiểu qua các phương tiện truyền thông như sách, báo, tờ rơi (25,7%)
Biểu đồ 2 3 Đặc điểm về thời gian mắc bệnh của ĐTNC (n0)
Nhận xét: Có 65 người mắc bệnh dưới 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất là 54,2%, 38 người mắc bệnh từ 5-10 năm chiếm 31,7% và 17 người mắc bệnh trên
2.3.3 Kiến thức về chế độ dinh dưỡng của NB ĐTĐ típ 2
Bảng 2 2 Kiến thức của NB về bệnh ĐTĐ típ 2 của ĐTNC (n0)
Trả lời đúng Trả lời sai
Nội dung Số lượng n Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % n
Yếu tố gây ra bệnh ĐTĐ típ 2 76 63,3 44 36,7 ĐTĐ típ 2 phải điều trị suốt đời 91 75,8 29 24,2
Triệu chứng của hạ đường huyết 57 47,5 63 52,5
Chế độ điều trị của NB ĐTĐ típ 2 64 53,3 56 46,7 Nhận xét: Trong số 120 NB tham gia trả lời phỏng vấn có 75,8% NB hiểu ĐTĐ típ 2 phải điều trị suốt đời; 63,3% NB hiểu được yếu tố gây ra bệnh ĐTĐ típ 2 và 53,3% người hiểu chế độ điều trị của người bệnh ĐTĐ típ 2 Có 47,5%
NB nhận biết được triệu chứng của hạ đường huyết.
Bảng 2 3 Kiến thức của người bệnh ĐTĐ về tác dụng của chế độ ăn của ĐTNC (n0)
Nội dung Trả lời đúng Trả lời sai
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Chế độ ăn hợp lý giúp ổn định
Chế độ ăn hợp lý là biện pháp quan trọng để hạn chế các biến 53 44,2 67 55,8 chứng
Nhận xét: Trong 120 NB được khảo sát có 68 NB chiếm 56,7% biết rằng một chế độ ăn hợp lý có thể giúp người bệnh đái tháo đường ổn định đường máu và chỉ có 44,2% người bệnh cho rằng chế độ ăn hợp lý là một trong những biện pháp quan trọng để hạn chế các biến chứng của bệnh ĐTĐ.
Bảng 2 4 Thực trạng kiến thức về chế độ dinh dưỡng của ĐTNC (n0)
Trả lời đúng Trả lời sai
Nội dung Số lượng n Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ n %
Tầm quan trọng của chế độ ăn 75 62,5 45 37,5
Lựa chọn và sử dụng các loại dầu, mỡ 86 71,7 34 38,3
Sử dụng rau xanh trong bữa ăn 103 85,8 17 14,2
Sử dụng trái cây ngọt 91 75,8 29 24,2
Sử dụng các món ăn chế biến từ nội
Sử dụng đồ uống ngọt có ga 59 49,2 61 50,8
Chế biến thức ăn dưới dạng luộc, nấu
Lựa chọn các loại thực phẩm 45 37,5 75 62,5
Số lượng bữa ăn chính, phụ/ngày 51 42,5 69 57,5
Nhận xét: 62,5 % Người bệnh trả lời đúng về tầm quan trọng của chế độ ăn; kiến thức sử dụng rau xanh hàng ngày chiếm tỷ lệ cao nhất với 85,8%; có 91 người trả lời đúng về sử dụng trái cây ngọt có tỷ lệ cao thứ hai với 75,8%; người bệnh đã biết lựa chọn và sử dụng các loại dầu thực vật thay cho động vật chiếm 71,7% người có đáp án đúng.
Tuy nhiên, kiến thức về lựa chọn thực phẩm; số bữa ăn chính/phụ trong ngày; và sử dụng nước ngọt có ga với tỷ lệ người bệnh trả lời đúng rất thấp lần lượt là 37,5%; 42,5%; và 49,2%.
Hầm kỹ Chiên/xào/nướng Luộc, nấu chín Không biết
Biểu đồ 2.4 Đặc điểm kiến thức về cách chế biến thực phẩm của ĐTNC
(n0) Nhận xét: Cách chế biến thực phẩm cũng là một nội dung cần được chú ý, người bệnh ĐTĐ tốt nhất nên chế biến thức ăn dưới dạng luộc chín, hạn chế chiên xào nướng Tại khoa Khám bệnh - Bệnh viện đa khoa Như Thanh, người bệnh chưa có nhiều kiến thức về cách chế biến thức ăn, chỉ có 56,7% người bệnh trả lời đúng là nên luộc, nấu chín thức ăn; số còn lại 28,3% cho rằng nên chế biến thức ăn hầm kỹ; 10,3% Chiên/xào, nướng; 4,7% không biết
Bảng 2 5 Kiến thức sử dụng thực phẩm nên dùng khi hạ đường huyết
Nội dung Số lượng n Tỷ lệ %
Nhận xét: Trong số 120 người được khảo sát đã có 68,3% biết bánh ngọt,kẹo giúp tăng đường huyết nhanh Tuy nhiên vẫn còn nhiều người chưa biết nước trái cây cũng có tác dụng làm tăng đường huyết nhanh, chỉ có 15,8% chọn nước trái cây và 5% chưa biết sử dụng thực phẩm gì khi hạ đường huyết
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Tuổi: Người bệnh ở độ tuổi 56 -64 tuổi nhiều nhất chiếm 36,7%, < 56 tuổi là
33,3 và > 64 là 30,0%; Kết quả này phù hợp với thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế là tuổi càng cao thì nguy cơ mắc ĐTĐ típ 2 càng cao, thường gặp ở người từ 45 tuổi trở lên Bệnh ĐTĐ típ 2 Bệnh thường gặp ở người trung niên, tuổi khởi phát tiểu đường là trên 40 tuổi, đặc biệt gia tăng nhanh chóng ở người từ 45 -
65 tuổi Bệnh thường khởi phát một cách âm thầm và khó nhận biết, chủ yếu được phát hiện tình cờ qua thăm khám, xét nghiệm máu định kỳ [5].
Giới tính: Tổng số BN tham gia nghiên cứu là 120, trong đó nam giới chiếm tỉ lệ 59,2%, giới tính nữ chiếm tỉ lệ 40,8%; Kết quả này tương đồng với nghiên cứu Hoàng Thị Minh Thái: nữ chiếm 52,9%, nam chiếm 47,1% [13]. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ xem tiểu đường là căn bệnh ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa đường trong máu Thông thường, tế bào sẽ hấp thụ đường trong máu với sự hỗ trợ của hoóc môn insulin do tuyến tụy tiết ra Tiểu đường típ 2 xảy ra ở những người bẩm sinh có insulin hoạt động bình thường Nhưng qua thời gian, lối sống và những yếu tố khác khiến lượng insulin trong cơ thể họ sụt giảm hoặc hoạt động kém Hệ quả là khiến đường huyết tăng cao Tiểu đường típ 2 chiếm khoảng 90% tổng số ca mắc Hầu hết các triệu chứng của bệnh tiểu đường là giống nhau ở cả đàn ông và phụ nữ [4].
Trình độ học vấn: Nhóm các đối tượng học hết Trung học cơ sở và Trung học phổ thông có tỉ lệ cao nhất với tỉ lệ lần lượt là 47,5% và 35,8%, nhóm đối tượng có học vấn thấp nhất là đại học/sau đại học với 3,4% và vẫn còn một lượng nhỏ NB có trình độ tiểu học Giải thích điều này là do có những người bệnh cao tuổi, sinh ra trong thời kỳ chiến tranh, đời sống khó khăn nên việc đi học chưa được quan tâm.
Thời gian mắc bệnh: Có 65 người mắc bệnh dưới 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất là 54,2%, 38 người mắc bệnh từ 5-10 năm chiếm 31,7% và 17 người mắc bệnh trên
10 năm chiếm 14,1% Kết quả này tương đồng với nghiên cứu Nguyễn Thị Thắm có52,3% có thời gian mắc bệnh dưới 5 năm và từ 5 năm trở lên 47,7% [14] Điều này chứng tỏ bệnh ĐTĐ típ 2 đã và đang được điều trị rất tốt, kéo dài tuổi thọ cho người bệnh Do đó, công tác tư vấn hướng dẫn NB khám bệnh định kỳ phát hiện bệnh sớm là quan trọng.
Nguồn thông tin nhận được : Người bệnh được cung cấp thông tin về chế độ dinh dưỡng từ nhân viên y tế cao nhất chiếm 62,4% và từ đài, tivi, Internet chiếm 40,3%; từ người thân, bạn bè chiếm 37,2% người bệnh chưa chủ động tìm hiểu qua các phương tiện truyền thông như sách, báo, tờ rơi (25,7%) Hiện nay, với sự phát triển công nghệ thông tin, thì việc tìm hiểu thông tin về bệnh trên trang wed là không khó, chính vì vậy mà tỷ lệ người bệnh nhận nguồn thông tin qua tivi, internet chiếm khá cao 40,3%.
Kiến thức về chế độ dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu
Sự thiếu hiểu biết về chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng đến kiểm soát glucose máu ở người bệnh ĐTĐ típ 2 Sự thiếu kiến thức về chế độ dinh dưỡng có thể làm cho một số biến chứng nguy hiểm: Tăng nồng độ glucose trong máu hoặc giảm nồng độ glucose trong máu rất nhiều, tình huống hạ đường huyết, xuất huyết võng mạc, bệnh tim thiếu máu cục bộ, hoặc tử vong đột ngột…… Việc kiến thức thấp về chế độ dinh dưỡng và chế độ tập luyện của người bệnh mắc bệnh ĐTĐTK sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng trong quá trình điều trị bệnh của người bệnh.
Kiến thức của NB về bệnh ĐTĐ típ 2: Theo tiêu chuẩn đánh giá đạt/không đạt cho phần phỏng vấn về kiến thức của NB về bệnh ĐTĐ típ 2, chúng tôi có kết quả như sau: Trong số 120 NB tham gia trả lời phỏng vấn có 75,8% NB hiểu ĐTĐ típ 2 phải điều trị suốt đời; 63,3% NB hiểu được yếu tố gây ra bệnh ĐTĐ típ 2 và 53,3% người hiểu chế độ điều trị của người bệnh ĐTĐ típ 2 Có 47,5%
NB nhận biết được triệu chứng của hạ đường huyết Chế độ ăn đúng giúp người bệnh kiểm soát đường máu, phòng biến chứng bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh Mục tiêu của dinh dưỡng điều trị đối với thai phụ ĐTĐTK là khuyến cáo sự thay đổi hành vi, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng khi mang thai và kiểm soát được glucose máu [3]
Kiến thức của người bệnh ĐTĐ về tác dụng của chế độ ăn : Trong 120 NB được khảo sát có 68 NB chiếm 56,7% biết rằng một chế độ ăn hợp lý có thể giúp người bệnh đái tháo đường ổn định đường máu và chỉ có 44,2% người bệnh cho rằng chế độ ăn hợp lý là một trong những biện pháp quan trọng để hạn chế các biến chứng của bệnh ĐTĐ.
Thực trạng kiến thức về chế độ dinh dưỡng của ĐTNC: 62,5 % Người bệnh trả lời đúng về tầm quan trọng của chế độ ăn; kiến thức sử dụng rau xanh hàng ngày có 103 người trả lời đúng chiếm tỷ lệ cao nhất với 85,8%; có 91 người trả lời đúng về sử dụng trái cây ngọt có tỷ lệ cao thứ hai với 75,8%; người bệnh đã biết lựa chọn và sử dụng các loại dầu thực vật thay cho động vật chiếm 71,7% người có đáp án đúng Tuy nhiên, còn nhiều kiến thức nhận được tỷ lệ người bệnh trả lời đúng khá thấp, đặc biệt là lựa chọn thực phẩm; số bữa ăn chính/phụ trong ngày; và sử dụng nước ngọt có ga với tỷ lệ người bệnh trả lời đúng rất thấp lần lượt là 37,5%; 42,5%; và 49,2% Rau lá xanh chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ mắt và tim mạch luôn được khỏe mạnh Hơn nữa, rau xanh chứa ít calo và tinh bột đường, giúp hạn chế tăng đường huyết Một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy những người bị ĐTĐ khi hấp thu nhiều vitamin C mà có ở trong rau xanh sẽ giảm được các dấu hiệu viêm nhiễm và làm đường huyết tăng chậm hơn Mặt khác, chất xơ trong rau quả là thành phần quan trọng làm giảm lượng đường, làm chậm hấp thu đường và làm giảm tăng đường sau khi ăn [2] Theo khuyến cáo của
Tổ chức Y tế Thế giới, cung cấp tăng chất xơ cho người bệnh ĐTĐ là một trong những nguyên tắc rất quan trọng trong điều trị ĐTĐ bằng chế độ dinh dưỡng Rau quả là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa cho cơ thể Chất xơ làm tinh bột lưu lại ở dạdày lâu hơn, làm giảm hấp thu glucose vào máu, có tác dụng điều hòa glucose máu, do đó làm lượng đường trong máu không tăng cao đột ngột Ngoài ra tinh bột chậm tiêu hóa còn tạo cảm giác no lâu, góp phần làm dịu đáp ứng đường huyết Mặc dù rau quả có vai trò quan trọng như vây, đồng thời rau quả là một trong những món ăn phổ biến trong các bữa cơm gia đình nhưng mức độ sử dụng rau trong bữa cơm hàng ngày còn chưa đạt hiệu quả cao nhất Đây chính là nhiệm vụ đòi hỏi nhóm nghiên cứu chúng tôi tìm hiểu những lỗ hổng kiến thức của người bệnh về vấn đề này để có thể tư vấn và khắc phục nâng cao kiến thức cho người bệnh.
Cách chế biến thực phẩm : Cách chế biến thực phẩm cũng là một nội dung cần được chú ý, người bệnh ĐTĐ tốt nhất nên chế biến thức ăn dưới dạng luộc chín, hạn chế chiên xào nướng Tại khoa Khám bệnh - Bệnh viện đa khoa Như Thanh, người bệnh chưa có nhiều kiến thức về cách chế biến thức ăn, chỉ có 56,7% người bệnh trả lời đúng là nên luộc, nấu chín thức ăn; số còn lại 28,3% cho rằng nên chế biến thức ăn hầm kỹ; 10,3% Chiên/xào, nướng; 4,7% không biết Kết quả có sự khác biệt với nghiên cứu của Nguyễn Lê Hương có 86,6% người bệnh có kiến thức cần hạn chế đồ ăn mỡ; 87,1% hạn chế đồ ăn rán và 87,1% hạn chế đồ ăn quay [10]. Nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nhân có 42,9% người bệnh có kiến thức đúng hạn chế dùng đồ mỡ [12] Chế độ ăn trong bệnh ĐTĐ rất quan trọng vì nó là một phần trong quá trình điều trị bệnh ĐTĐ, giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng như tăng glucose máu, tăng huyết áp, suy thận Thay đổi chế độ ăn cũng góp phần điều trị các bệnh lý ảnh hưởng Đặc biệt đồ rán, quay, nướng là thực phẩm không tốt cho người bệnh ĐTĐ típ 2 vì có chứa nhiều dầu mỡ có thể làm tăng lượng mỡ máu, có ảnh hưởng không tốt đến tình trạng bệnh Người Việt Nam nói chung thích ăn những món ăn truyền thống như: pate, lạp xưởng, giò mỡ, phủ tạng động vật, các món canh hoặc bún, phở được chế biến từ nước dùng được hầm từ xương heo…, đây là những thực phẩm có hàm lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa cao, qua đó chúng ta thấy được hành vi thay thế thực phẩm nhiều chất béo truyền thống còn hạn chế [13].
Qua đây cho thấy đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi chưa quan tâm đúng mức tới chế độ ăn kiêng, trong khi đó chế độ ăn kiêng là một phần quan trọng trong chiến lược điều trị nhằm kiểm soát đường huyết cũng như phòng biến chứng của bệnh Nguyên nhân có thể do họ thường nghe truyền miệng từ người khác và chưa được nhân viên y tế tư vấn cụ thể chi tiết Sự hiểu biết về chế độ ăn kiêng là một phần rất quan trọng trong chiến lược điều trị bệnh ĐTĐ nhằm kiểm soát đường huyết, cũng như phòng ngừa các biến chứng của bệnh, đặc biệt là đối với thai phụ mắc bệnh ĐTĐ [16] Vì vậy, Điều dưỡng và NVYT Bệnh viện cần phải tăng cường tư vấn kiến thức chế độ ăn cho người bệnh ĐTĐ, đặc biệt tư vấn chế độ ăn chất xơ, nhằm nâng cao kiến thức cho người bệnh từ đó giúp người bệnh thay đổi lối sống phù hợp, góp phần điều trị bệnh được hiệu quả và nâng cao sức khoẻ cho người bệnh.
Kiến thức sử dụng thực phẩm nên dùng khi hạ đường huyết: Trong số 120 người được khảo sát đã có 68,3% biết bánh ngọt, kẹo giúp tăng đường huyết nhanh Tuy nhiên vẫn còn nhiều người chưa biết nước trái cây cũng có tác dụng làm tăng đường huyết nhanh, chỉ có 19 người chọn nước trái cây và 5% chưa biết sử dụng thực phẩm gì khi hạ đường huyết Trong quá trình phỏng vấn nhiều người bệnh họ cho rằng cứ ăn hoa rau quả là tốt cho sức khỏe chứ chưa thực sự phân biệt được loại quả nào chứa lượng đường huyết thấp, loại quả nào chứa lượng đường huyết cao Điều này cho thấy rằng nhân viên phòng khám cần tư vấn kỹ hơn về dinh dưỡng cho người bệnh ĐTĐ.
Từ kết quả trên, cho thấy nhân viên y tế cần tư vấn cho người bệnh tầm quan trọng chế độ dinh dưỡng trong việc điều trị đường huyết ổn định và phòng biến chứng bệnh đái tháo đường Công tác tư vấn giáo dục sức khỏe với nội dung trọng tâm, tìm hiểu những sai lầm hay thiếu sót và cùng người bệnh tìm ra các biện pháp khắc phục trong thực hành là cách đem lại giá trị giúp người bệnh nâng cao được kiến thức cũng như vận dụng trong thực tế cuộc sống một cách thiết thực nhất.
Tại Bệnh viện Đa khoa huyện Như Thanh hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ được đẩy mạnh với nhiều hình thức, nhiều kênh, nhiều mô hình phong phú, sáng tạo ở các khoa khác nhau, góp phần giải quyết vấn đề sức khoẻ phù hợp với thực tế Bệnh viện Tuy nhiên, thực tiễn về công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ đôi khi mang tính hình thức, sơ sài Vì vậy, đề giảm và hạn chế tỷ kệ mắc bệnh ĐTĐ, NVYT cần chú trọng tư vấn chế độ ăn và tập luyện hợp lý cho người bệnh sớm vào lần khám sức khoẻ đầu tiên phát hiện ra bệnh, để giúp người bệnh có thể điều chỉnh được đường máu, phòng các biến chứng ĐTĐ sớm, từ đó chất lượng cuộc sống của người bệnh được cải thiện.
Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức về chế độ dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu
3.3.1 Thuận lợi và khó khăn trong quản lý và điều trị NB ĐTĐ típ 2 ngoại trú
Về phía Bệnh viện và khoa Khám bệnh
BVĐK Như Thanh đã luôn luôn thực hiện quản lý, điều trị cho người bệnh ĐTĐ típ 2 theo đúng quy trình, hướng dẫn của Bộ y tế.
Khoa thực hiện việc giám sát quá trình điều trị và tái khám đối với NB để phát hiện sớm các biến chứng và tác dụng phụ của thuốc; mỗi NB đều có một bộ hồ sơ bệnh án được theo dõi lâu dài và một sổ để NB tự theo dõi tại nhà, mỗi lần đến khám bệnh, bác sỹ ghi nhận xét đầy đủ và các chỉ định vào bệnh án và sổ của NB.
Nhân viên y tế luôn tận tình với người bệnh, tâm huyết với nghề.
Mặc dù còn thiếu nhân lực nhưng các BS và Điều dưỡng có tư vấn, GDSK cho người bệnh nhưng thời gian dành cho tư vấn chưa được nhiều.
Trong số 120 NB tham gia trả lời phỏng vấn chúng tôi thấy có 75,8% NB hiểu ĐTĐ típ 2 phải điều trị suốt đời.
Tỷ lệ NB hiểu đúng về chế độ dinh dưỡng của NB ĐTĐ típ 2 là 62,5%
NB cùng người nhà đã lắng nghe những hướng dẫn của NVYT.
Một số người bệnh đã biết cách tự điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày * Khó khăn
Về phía Bệnh viện và khoa
Bệnh viện có nhiều loại thuốc, nhóm thuốc để cung ứng cho người bệnh ĐTĐ Tuy nhiên, vẫn còn thiếu một số loại do không trúng thầu Dẫn tới NB không hợp thuốc khi uống có thể hạ đường huyết xuống thấp nhưng không có thuốc thay thế hoặc đường huyết không ổn định.
Tại phòng khám chưa có nhiều tranh, ảnh, tài liệu về bệnh ĐTĐ, chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ĐTĐ.
Chưa có phòng riêng để tư vấn GDSK cho NB.
Chưa có quy trình khám riêng áp dụng cho người bệnh ĐTĐ tại khoa NVYT chưa tư vấn được đầy đủ về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ĐTĐ đang điều trị ngoại trú.
NVYT chưa chuyên sâu về tư vấn giáo dục sức khoẻ, chăm sóc cho người bệnh ĐTĐ, kỹ năng truyền thông giáo dục sức khoẻ còn chưa tốt nên hiệu quả tư vấn chưa cao.
Trình độ học vấn và nghề nghiệp của NB phần lớn là ở bậc trung học cơ sở và là nông dân nên hiểu biết về bệnh và tiếp thu hướng dẫn giáo dục sức khỏe còn hạn chế.
Người bệnh sống cùng gia đình nên thực hiện chế độ ăn riêng sẽ gặp khó khăn.
Phần lớn người bệnh là nông dân điều kiện kinh tế còn khó khăn nên chưa có điều kiện để áp dụng khẩu phần ăn và chia các bữa ăn theo hướng dẫn
Các thành viên trong gia đình NB chưa quan tâm đến NB ĐTĐ và chưa hiểu hết được các biến chứng nguy hiểm của bệnh cũng như cách phòng bệnh.
Nhiều người bệnh và người nhà người bệnh còn chưa thực sự quan tâm và thực hiện việc tự điều chỉnh chế độ ăn hàng ngày.
Người bệnh chưa chủ động trong việc tìm hiểu kiến thức về chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
3.3.2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức về chế độ dinh dưỡng
3.3.2.1 Những vấn đề còn tồn tại
Khoa Khám bệnh đang hoạt động chung với khoa Cận lâm sàng trên cùng một tòa nhà đã xây dựng từ khi mới thành lập (năm 1997), đã xuống cấp nhiều, thiếu phòng làm việc, chưa bố trí được phòng truyền thông, tư vấn giáo dục sức khỏe NB có thói quen khám trong buổi sáng (số lượng khám buổi chiều rất ít) và do muốn được làm xét nghiệm cũng như kết thúc khám trong một buổi dẫn đến có sự quá tải vào thời điểm nhất định Đối tượng NB đến khám và điều trị phần lớn là người trên 60 tuổi; tỷ lệ NB ĐTĐ có bệnh lý/biến chứng kèm theo chiếm 85,8% Đặc biệt nhiều NB mắc 2-3 bệnh kèm theo như bệnh lý về gan kèm theo tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao và các bệnh này đều nằm trong nhóm bệnh phải tuân thủ chế độ dinh dưỡng lâu dài, liên tục; 54,2%, là tỷ lệ NB có thời gian điều trị ĐTĐ típ 2 tại bệnh viện trên