Sự thiếu hiểu biết về chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng đến kiểm soát glucose máu ở người bệnh ĐTĐ típ 2. Sự thiếu kiến thức về chế độ dinh dưỡng có thể làm cho một số biến chứng nguy hiểm: Tăng nồng độ glucose trong máu hoặc giảm nồng độ glucose trong máu rất nhiều, tình huống hạ đường huyết, xuất huyết võng mạc, bệnh tim thiếu máu cục bộ, hoặc tử vong đột ngột…… Việc kiến thức
thấp về chế độ dinh dưỡng và chế độ tập luyện của người bệnh mắc bệnh ĐTĐTK sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng trong quá trình điều trị bệnh của người bệnh.
Kiến thức của NB về bệnh ĐTĐ típ 2: Theo tiêu chuẩn đánh giá đạt/không đạt cho phần phỏng vấn về kiến thức của NB về bệnh ĐTĐ típ 2, chúng tôi có kết quả như sau: Trong số 120 NB tham gia trả lời phỏng vấn có 75,8% NB hiểu ĐTĐ típ 2 phải điều trị suốt đời; 63,3% NB hiểu được yếu tố gây ra bệnh ĐTĐ típ 2 và 53,3% người hiểu chế độ điều trị của người bệnh ĐTĐ típ 2. Có 47,5%
NB nhận biết được triệu chứng của hạ đường huyết. Chế độ ăn đúng giúp người bệnh kiểm soát đường máu, phòng biến chứng bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Mục tiêu của dinh dưỡng điều trị đối với thai phụ ĐTĐTK là khuyến cáo sự thay đổi hành vi, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng khi mang thai và kiểm soát được glucose máu [3] .
Kiến thức của người bệnh ĐTĐ về tác dụng của chế độ ăn: Trong 120 NB được khảo sát có 68 NB chiếm 56,7% biết rằng một chế độ ăn hợp lý có thể giúp người bệnh đái tháo đường ổn định đường máu và chỉ có 44,2% người bệnh cho
rằng chế độ ăn hợp lý là một trong những biện pháp quan trọng để hạn chế các biến chứng của bệnh ĐTĐ.
Thực trạng kiến thức về chế độ dinh dưỡng của ĐTNC: 62,5 % Người bệnh trả lời đúng về tầm quan trọng của chế độ ăn; kiến thức sử dụng rau xanh hàng ngày có 103 người trả lời đúng chiếm tỷ lệ cao nhất với 85,8%; có 91 người trả lời đúng về sử dụng trái cây ngọt có tỷ lệ cao thứ hai với 75,8%; người bệnh đã biết lựa chọn và sử dụng các loại dầu thực vật thay cho động vật chiếm 71,7% người có đáp án đúng. Tuy nhiên, còn nhiều kiến thức nhận được tỷ lệ người bệnh trả lời đúng khá thấp, đặc biệt là lựa chọn thực phẩm; số bữa ăn chính/phụ trong ngày; và sử dụng nước ngọt có ga với tỷ lệ người bệnh trả lời đúng rất thấp lần lượt là 37,5%;
42,5%; và 49,2%. Rau lá xanh chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ mắt và tim mạch luôn được khỏe mạnh. Hơn nữa, rau xanh chứa ít calo và tinh bột đường, giúp hạn chế tăng đường huyết. Một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy những người bị ĐTĐ khi hấp thu nhiều vitamin C mà có ở trong rau xanh sẽ giảm được các dấu hiệu viêm nhiễm và làm đường huyết tăng chậm hơn. Mặt khác, chất xơ trong rau quả là thành phần quan trọng làm giảm lượng đường, làm chậm hấp thu đường và làm giảm tăng đường sau khi ăn [2]. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, cung cấp tăng chất xơ cho người bệnh ĐTĐ là một trong những nguyên tắc rất quan trọng trong điều trị ĐTĐ bằng chế độ dinh dưỡng. Rau quả là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa cho cơ thể. Chất xơ làm tinh bột lưu lại ở dạdày lâu hơn, làm giảm hấp thu glucose vào máu, có tác dụng điều hòa glucose máu, do đó làm lượng đường trong máu không tăng cao đột ngột. Ngoài ra tinh bột chậm tiêu hóa còn tạo cảm giác no lâu, góp phần làm dịu đáp ứng đường huyết. Mặc dù rau quả có vai trò quan trọng như vây, đồng thời rau quả là một trong những món ăn phổ biến trong các bữa cơm gia đình nhưng mức độ sử dụng rau trong bữa cơm hàng ngày còn chưa đạt hiệu quả cao nhất. Đây chính là nhiệm vụ đòi hỏi nhóm nghiên cứu chúng tôi tìm hiểu những lỗ hổng kiến thức của người bệnh về vấn đề này để có thể tư vấn và khắc phục nâng cao kiến thức cho người bệnh.
Cách chế biến thực phẩm: Cách chế biến thực phẩm cũng là một nội dung cần được chú ý, người bệnh ĐTĐ tốt nhất nên chế biến thức ăn dưới dạng luộc chín,
hạn chế chiên xào nướng. Tại khoa Khám bệnh - Bệnh viện đa khoa Như Thanh, người bệnh chưa có nhiều kiến thức về cách chế biến thức ăn, chỉ có 56,7% người bệnh trả lời đúng là nên luộc, nấu chín thức ăn; số còn lại 28,3% cho rằng nên chế biến thức ăn hầm kỹ; 10,3% Chiên/xào, nướng; 4,7% không biết. Kết quả có sự khác biệt với nghiên cứu của Nguyễn Lê Hương có 86,6% người bệnh có kiến thức cần hạn chế đồ ăn mỡ; 87,1% hạn chế đồ ăn rán và 87,1% hạn chế đồ ăn quay [10].
Nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nhân có 42,9% người bệnh có kiến thức đúng hạn chế dùng đồ mỡ [12]. Chế độ ăn trong bệnh ĐTĐ rất quan trọng vì nó là một phần trong quá trình điều trị bệnh ĐTĐ, giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng như tăng glucose máu, tăng huyết áp, suy thận. Thay đổi chế độ ăn cũng góp phần điều trị các bệnh lý ảnh hưởng. Đặc biệt đồ rán, quay, nướng là thực phẩm không tốt cho người bệnh ĐTĐ típ 2 vì có chứa nhiều dầu mỡ có thể làm tăng lượng mỡ máu, có ảnh hưởng không tốt đến tình trạng bệnh Người Việt Nam nói chung thích ăn những món ăn truyền thống như: pate, lạp xưởng, giò mỡ, phủ tạng động vật, các món canh hoặc bún, phở được chế biến từ nước dùng được hầm từ xương heo…, đây là những thực phẩm có hàm lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa cao, qua đó chúng ta thấy được hành vi thay thế thực phẩm nhiều chất béo truyền thống còn hạn chế [13].
Qua đây cho thấy đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi chưa quan tâm đúng mức tới chế độ ăn kiêng, trong khi đó chế độ ăn kiêng là một phần quan trọng trong chiến lược điều trị nhằm kiểm soát đường huyết cũng như phòng biến chứng của bệnh. Nguyên nhân có thể do họ thường nghe truyền miệng từ người khác và chưa được nhân viên y tế tư vấn cụ thể chi tiết. Sự hiểu biết về chế độ ăn kiêng là một phần rất quan trọng trong chiến lược điều trị bệnh ĐTĐ nhằm kiểm soát đường huyết, cũng như phòng ngừa các biến chứng của bệnh, đặc biệt là đối với thai phụ mắc bệnh ĐTĐ [16]. Vì vậy, Điều dưỡng và NVYT Bệnh viện cần phải tăng cường tư vấn kiến thức chế độ ăn cho người bệnh ĐTĐ, đặc biệt tư vấn chế độ ăn chất xơ, nhằm nâng cao kiến thức cho người bệnh từ đó giúp người bệnh thay đổi lối sống phù hợp, góp phần điều trị bệnh được hiệu quả và nâng cao sức khoẻ cho người bệnh.
Kiến thức sử dụng thực phẩm nên dùng khi hạ đường huyết: Trong số 120 người được khảo sát đã có 68,3% biết bánh ngọt, kẹo giúp tăng đường huyết nhanh. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người chưa biết nước trái cây cũng có tác dụng làm tăng đường huyết nhanh, chỉ có 19 người chọn nước trái cây và 5% chưa biết sử dụng thực phẩm gì khi hạ đường huyết. Trong quá trình phỏng vấn nhiều người bệnh họ cho rằng cứ ăn hoa rau quả là tốt cho sức khỏe chứ chưa thực sự phân biệt được loại quả nào chứa lượng đường huyết thấp, loại quả nào chứa lượng đường huyết cao. Điều này cho thấy rằng nhân viên phòng khám cần tư vấn kỹ hơn về dinh dưỡng cho người bệnh ĐTĐ.
Từ kết quả trên, cho thấy nhân viên y tế cần tư vấn cho người bệnh tầm quan trọng chế độ dinh dưỡng trong việc điều trị đường huyết ổn định và phòng biến chứng bệnh đái tháo đường. Công tác tư vấn giáo dục sức khỏe với nội dung trọng tâm, tìm hiểu những sai lầm hay thiếu sót và cùng người bệnh tìm ra các biện pháp khắc phục trong thực hành là cách đem lại giá trị giúp người bệnh nâng cao được kiến thức cũng như vận dụng trong thực tế cuộc sống một cách thiết thực nhất.
Tại Bệnh viện Đa khoa huyện Như Thanh hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ được đẩy mạnh với nhiều hình thức, nhiều kênh, nhiều mô hình phong phú, sáng tạo ở các khoa khác nhau, góp phần giải quyết vấn đề sức khoẻ phù hợp với thực tế Bệnh viện. Tuy nhiên, thực tiễn về công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ đôi khi mang tính hình thức, sơ sài. Vì vậy, đề giảm và hạn chế tỷ kệ mắc bệnh ĐTĐ, NVYT cần chú trọng tư vấn chế độ ăn và tập luyện hợp lý cho người bệnh sớm vào lần khám sức khoẻ đầu tiên phát hiện ra bệnh, để giúp người bệnh có thể điều chỉnh được đường máu, phòng các biến chứng ĐTĐ sớm, từ đó chất lượng cuộc sống của người bệnh được cải thiện.