Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức về chế độ dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức về dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa huyện như thanh, tỉnh thanh hóa năm 2023 (Trang 29 - 36)

3.3.1. Thuận lợi và khó khăn trong quản lý và điều trị NB ĐTĐ típ 2 ngoại trú

* Thuận lợi

Về phía Bệnh viện và khoa Khám bệnh

BVĐK Như Thanh đã luôn luôn thực hiện quản lý, điều trị cho người bệnh ĐTĐ típ 2 theo đúng quy trình, hướng dẫn của Bộ y tế.

Khoa thực hiện việc giám sát quá trình điều trị và tái khám đối với NB để phát hiện sớm các biến chứng và tác dụng phụ của thuốc; mỗi NB đều có một bộ hồ sơ bệnh án được theo dõi lâu dài và một sổ để NB tự theo dõi tại nhà, mỗi lần đến khám bệnh, bác sỹ ghi nhận xét đầy đủ và các chỉ định vào bệnh án và sổ của NB.

Nhân viên y tế luôn tận tình với người bệnh, tâm huyết với nghề.

Mặc dù còn thiếu nhân lực nhưng các BS và Điều dưỡng có tư vấn, GDSK cho người bệnh nhưng thời gian dành cho tư vấn chưa được nhiều.

Về phía người bệnh

Trong số 120 NB tham gia trả lời phỏng vấn chúng tôi thấy có 75,8% NB hiểu ĐTĐ típ 2 phải điều trị suốt đời.

Tỷ lệ NB hiểu đúng về chế độ dinh dưỡng của NB ĐTĐ típ 2 là 62,5%

NB cùng người nhà đã lắng nghe những hướng dẫn của NVYT.

Một số người bệnh đã biết cách tự điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày. * Khó khăn

Về phía Bệnh viện và khoa

Bệnh viện có nhiều loại thuốc, nhóm thuốc để cung ứng cho người bệnh ĐTĐ. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu một số loại do không trúng thầu. Dẫn tới NB không hợp thuốc khi uống có thể hạ đường huyết xuống thấp nhưng không có thuốc thay thế hoặc đường huyết không ổn định.

Tại phòng khám chưa có nhiều tranh, ảnh, tài liệu về bệnh ĐTĐ, chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ĐTĐ.

Chưa có phòng riêng để tư vấn GDSK cho NB.

Chưa có quy trình khám riêng áp dụng cho người bệnh ĐTĐ tại khoa.

NVYT chưa tư vấn được đầy đủ về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ĐTĐ đang điều trị ngoại trú.

NVYT chưa chuyên sâu về tư vấn giáo dục sức khoẻ, chăm sóc cho người bệnh ĐTĐ, kỹ năng truyền thông giáo dục sức khoẻ còn chưa tốt nên hiệu quả tư vấn chưa cao.

Về phía người bệnh

Trình độ học vấn và nghề nghiệp của NB phần lớn là ở bậc trung học cơ sở và là nông dân nên hiểu biết về bệnh và tiếp thu hướng dẫn giáo dục sức khỏe còn hạn chế.

Người bệnh sống cùng gia đình nên thực hiện chế độ ăn riêng sẽ gặp khó khăn.

Phần lớn người bệnh là nông dân điều kiện kinh tế còn khó khăn nên chưa có điều kiện để áp dụng khẩu phần ăn và chia các bữa ăn theo hướng dẫn

Các thành viên trong gia đình NB chưa quan tâm đến NB ĐTĐ và chưa hiểu hết được các biến chứng nguy hiểm của bệnh cũng như cách phòng bệnh.

Nhiều người bệnh và người nhà người bệnh còn chưa thực sự quan tâm và thực hiện việc tự điều chỉnh chế độ ăn hàng ngày.

Người bệnh chưa chủ động trong việc tìm hiểu kiến thức về chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

3.3.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức về chế độ dinh dưỡng 3.3.2.1. Những vấn đề còn tồn tại

Khoa Khám bệnh đang hoạt động chung với khoa Cận lâm sàng trên cùng một tòa nhà đã xây dựng từ khi mới thành lập (năm 1997), đã xuống cấp nhiều, thiếu phòng làm việc, chưa bố trí được phòng truyền thông, tư vấn giáo dục sức khỏe... NB có thói quen khám trong buổi sáng (số lượng khám buổi chiều rất ít) và do muốn được làm xét nghiệm cũng như kết thúc khám trong một buổi dẫn đến có sự quá tải vào thời điểm nhất định. Đối tượng NB đến khám và điều trị phần lớn là người trên 60 tuổi; tỷ lệ NB ĐTĐ có bệnh lý/biến chứng kèm theo chiếm 85,8%. Đặc biệt nhiều NB mắc 2-3 bệnh kèm theo như bệnh lý về gan kèm theo tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao và các bệnh này đều nằm trong nhóm bệnh phải tuân thủ chế độ dinh dưỡng lâu dài, liên tục; 54,2%, là tỷ lệ NB có thời gian điều trị ĐTĐ típ 2 tại bệnh viện trên <5 năm. Có 46,7% chưa hiểu về yêu cầu của chế độ điều trị ĐTĐ típ 2, tỷ lệ NB chưa hiểu về yếu tố gây ra bệnh ĐTĐ típ 2 còn cao (36,7%). Tỷ lệ này phù hợp với đối tượng khảo sát có trình độ học vấn không cao, tỷ lệ NB là nông dân khá cao, nên kiến thức về bệnh còn hạn chế. Nhận thức về lợi ích của chế độ ăn đối với người bệnh ĐTĐ típ 2 là hết sức quan trọng, bởi đây là động lực giúp người

bệnh thực hiện một chế độ ăn đúng. Theo kết quả khảo sát, kiến thức của người bệnh về lĩnh vực này còn hạn chế. Cụ thể, vẫn còn 43,3% đối tượng không biết rằng chế độ ăn hợp lý giúp người bệnh ĐTĐ ổn định huyết áp và 55,8 % đối tượng không biết rằng chế độ ăn hợp lý là biện pháp quan trọng để hạn chế các biến chứng của bệnh ĐTĐ. Phần lớn người bệnh (85,8%) đã có kiến thức sử dụng rau xanh hàng ngày và hạn chế các món ăn chế biến từ nội tạng động vật.

71,7% người bệnh đã biết lựa chọn và sử dụng các loại dầu thực vật thay cho động vật. Tuy nhiên, người bệnh chưa biết lựa chọn những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, chưa biết cách chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Người bệnh chưa có nhiều kiến thức về cách chế biến thức ăn có 28,3% cho rằng nên chế biến thức ăn hầm kỹ; 10,8% Chiên/xào, nướng; 4,7% không biết. Có 5 % NB chưa biết sử dụng thực phẩm gì khi hạ đường huyết. Qua đây ta có thể thấy kiến thức của người bệnh về các loại thức ăn chưa thực sự sâu, cần được tăng cường tư vấn GDSK. Tỷ lệ NB thường xuyên được CBYT tư vấn về chế độ dinh dưỡng đạt tỷ lệ 55,8%. Đặc biệt có 5,8% NB hoàn toàn không nhận được tư vấn từ CBYT. Vẫn còn 8,4% NB nhận định tư vấn của CBYT là không rõ ràng.

3.3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại Về phía bệnh viện

Khoa Khám bệnh đang hoạt động chung với khoa Cận lâm sàng và một số buồng bệnh điều trị nội trú của khoa Nhi và khoa Đông y trên cùng một tòa nhà đã xây dựng từ khi mới thành lập (năm 1997), đã xuống cấp nhiều, thiếu phòng làm việc, chưa bố trí được phòng truyền thông, tư vấn giáo dục sức khỏe…

Khoa Khám bệnh hiện đang quản lý, khám và điều trị cho số lượng NB ĐTĐ ngoại trú ngày một tăng, đa số người bệnh đến khám và lấy thuốc đều tập trung vào các buổi sáng, nhân lực không ổn định, cả về nhân lực Bác sỹ và điều dưỡng vì thế công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ chưa được triển khai một cách mạnh mẽ, thời gian tư vấn cho người bệnh chưa nhiều.

Chưa có quy trình khám riêng áp dụng cho người bệnh ĐTĐ *Về phía nhân viên y tế

Kĩ năng về vấn đề tư vấn, giáo dục sức khỏe của điều dưỡng trong khoa còn chưa đồng đều.

Do khối lượng công việc quá nhiều vào thời điểm nhất định; NVYT mất nhiều thời gian tìm hồ sơ, bệnh án để nhập máy và ghi chép nên việc tuyên truyền GDSK cho người bệnh vẫn chưa thực sự được quan tâm, thời gian dành cho việc GDSK còn ít.

NVYT chưa được tập huấn về phương pháp GDSK cho NB nên kỹ năng tư vấn giáo dục sức khỏe chưa tốt, chưa đạt được hiệu quả cao.

NVYT chưa tự tin khi tư vấn, GDSK cho người bệnh.

Hình thức tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh mang tính chất 1 chiều, đơn điệu, chưa thu hút được sự quan tâm của người bệnh.

Nội dung giáo dục sức khỏe còn chung chung, chưa cụ thể, người bệnh chưa thực sự hiểu để có thể áp dụng thực tế

* Về phía người bệnh:

Đối tượng NB đến khám và điều trị đa số đều cao tuổi, có nhiều biến chứng do ĐTĐ, cùng với sự lão hoá của tuổi già thì cũng có sự suy giảm trí nhớ do vậy nhận thức của NB về bệnh và chế độ điều trị cũng suy giảm

Tỷ lệ khá cao NB mắc 2 - 3 bệnh kèm theo chiếm tỷ lệ 85,8%, người bệnh bị mắc bệnh về gan và huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất các bệnh này đều nằm trong nhóm bệnh phải tuân thủ chế độ dinh dưỡng lâu dài, liên tục gây phiền toái và khó nhớ.

Tỷ lệ NB có thời gian điều trị ĐTĐ típ 2 tại bệnh viện <5 năm không nhỏ nên NB chủ quan, chưa coi trọng về vai trò và tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng. Một số NB không có người thân quan tâm nhắc nhở thực hiện chế độ dinh dưỡng, thiếu hệ thống nhắc nhở, cảnh báo thường xuyên đối với NB.

3.2.2.3. Giải pháp cần khắc phục

* Đối với bệnh viện và khoa

Xây dựng và phát triển tài liệu truyền thông, tư vấn, GDSK về chế độ điều trị cho người bệnh ĐTĐ típ 2, trong đó nhấn mạnh được nội dung về chế độ dinh dưỡng.

Áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ, bệnh án. Sắp xếp hồ sơ, bệnh án 1 cách khoa học; có thể dán số, chia khu các bệnh án theo địa chỉ NB... Từ đó giảm thời gian tìm kiếm, để CBYT có thêm thời gian tư vấn GDSK cho NB

Ổn định được nhân lực phục vụ người bệnh.

Cử NVYT tham gia các lớp bồi dưỡng về điều trị, chăm sóc người bệnh ĐTĐ típ 2 nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, kĩ năng tư vấn cho NVYT

Mở các lớp tập huấn về công tác tư vấn GDSK cho người bệnh

Đặt tờ rơi, pano, treo bảng thông tin cố định, lắp đặt tivi có tích hợp các nội dung truyền thông tại khu vực chờ khám của NB.

Bố trí phòng truyền thông GDSK cho người bệnh có đầy đủ phương tiện truyền thông như: bàn ghế, ti vi, áp phích treo dán nơi dễ nhìn; các tài liệu về bệnh đái tháo đường để người bệnh và người nhà tham khảo.

Tăng cường công tác kiểm tra giám sát .

* Đối với NVYT

Nâng cao kiến thức, kỹ năng chăm sóc người bệnh ĐTĐ đặc biệt là kỹ năng tư vấn giáo dục sức khỏe.

Chuẩn bị tốt cho các buổi GDSK và sử dụng đa dạng các hình thức truyền thông GDSK như pano, áp phích, sách, báo, tạp chí, tờ rơi...

Trong quá trình GDSK phải xác định đối tượng được GDSK để có biện pháp GDSK phù hợp.

Tăng cường thời gian tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh, chú ý lắng nghe ý kiến phản hồi từ người bệnh để điều chỉnh thông tin phù hợp và kịp thời.

* Đối với người bệnh ĐTĐ típ 2

NB hiểu được tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng trong kiểm soát và điều trị ĐTĐ típ 2, thông qua đài, tivi, bạn bè…và đặc biệt là chú ý lắng nghe và ghi nhớ các nội dung tư vấn giáo dục sức khoẻ của NVYT khi đi khám và lấy thuốc hàng tháng.

NB tuân thủ chế độ điều trị đặc biệt là chế độ ăn dinh dưỡng.

Gia đình NB kết hợp nhắc nhở NB, cung cấp kiến thức về chế độ dinh dưỡng cho NB đã cao tuổi không đọc được do mắt kém, đồng tời giám sát họ tuân thủ điều trị nói chung và tuân thủ chế độ dinh dưỡng

Tham gia các câu lạc bộ sức khỏe để tăng cường kiến thức cũng như có các kỹ năng tự chăm sóc, phòng biến chứng…

Kiểm soát đường huyết, tái khám định kì.

Duy trì thói quen sống - sinh hoạt lành mạnh để có sức khỏe tốt, phòng ngừa biến chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống.

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức về dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa huyện như thanh, tỉnh thanh hóa năm 2023 (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w