Thực trạng chăm sóc người bệnh đái tháo đường type 2 có biến chứng bàn chân của điều dưỡng bệnh viện đa khoa xanh pôn

48 1 0
Thực trạng chăm sóc người bệnh đái tháo đường type 2 có biến chứng bàn chân của điều dưỡng bệnh viện đa khoa xanh pôn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Điều trị và chăm sóc biến chứng bàn chân đái tháo đường...51.2.. Thực trạng chăm sóc người bệnh đái tháo đường type 2 có biến chứng bàn chân của điềudưỡng tại Bệnh viện Xanh-Pôn...242.2.

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i LỜI CAM ĐOAN ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iii DANH MỤC CÁC BẢNG iv DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH v ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 3 1.1 Cơ sở lý luận 3 1.1.1 Đái tháo đường 3 1.1.2 Biến chứng bàn chân 3 1.1.3 Điều trị và chăm sóc biến chứng bàn chân đái tháo đường 5 1.2 Cơ sở thực tiễn 7 1.2.1 Tình hình bệnh đái tháo đường .7 1.2.1 Tình hình biến chứng bàn chân do đái tháo đường .9 Chương 2 MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 14 2.1 Giới thiệu về Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn 14 2.2 Thực trạng chăm sóc người bệnh đái tháo đường type 2 có biến chứng bàn chân của điều dưỡng tại Bệnh viện Xanh-Pôn .24 2.2.1 Đối tượng và phương pháp 24 2.2.2 Kết quả khảo sát 25 Chương 3 BÀN LUẬN 31 3.1 Về thực chăm sóc người bệnh đái tháo đường type 2 có biến chứng bàn chân của điều dưỡng tại Bệnh viện 31 3.2 Phân tích một số ưu điểm, hạn chế và đề xuất giải pháp 33 3.2.1 Ưu điểm 33 3.2.1 Hạn chế 34 3.2.3 Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh 34 KẾT LUẬN 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO 39 PHỤ LỤC 1 ĐTĐ: iii NB: DFS: DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Đái tháo đường Người bệnh Hội chứng bàn chân do đái tháo đường (Diabetic foot syndrome) iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Phân bố người bệnh theo tuổi (n=100) 25 Bảng 2.2 Một số đặc điểm của người bệnh tham gia khảo sát (n=100) 25 Bảng 2.3 Thời gian mắc bệnh đái tháo đường (n=100) 26 Bảng 2.4 Tỷ lệ người bệnh có biến chứng bàn chân (n=100) .26 Bảng 2.5 Kết quả dựa trên thay đổi các triệu chứng lâm sàng (n=100) 27 Bảng 2.6 Kết quả dựa trên thay đổi chỉ số đường huyết (n=100) 28 Bảng 2.7 Tỷ lệ người bệnh được CS về dinh dưỡng, vận động, GDSK và hướng dẫn tuân thủ điều trị khi ra viện (n=100) 28 Bảng 2.8 Kết quả chăm sóc biến chứng bàn chân (n=100) 29 Bảng 2.9 Tỷ lệ người bệnh có về kiến thức dự phòng biến chứng (n=100) 29 v DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1 Cơ chế bệnh sinh biến chứng bàn chân do ĐTĐ 5 Hình 2 Hình ảnh bệnh viện Xanh Pôn 15 Hình 3 Hình ảnh người bệnh chờ khám tại Bệnh viện 16 Hình 4 Chăm sóc NB đái tháo đường nội trú tại BV Xanh Pôn 33 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF), năm 2019 toàn thế giới có 463 triệu người (trong độ tuổi 20-79) bị bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), dự kiến sẽ đạt 578 triệu người vào năm 2030 và 700 triệu người vào năm 2045 Ước tính hơn 4 triệu người trong độ tuổi từ 20-79 đã tử vong vì các nguyên nhân liên quan đến ĐTĐ trong năm 2019 Bệnh ĐTĐ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mạch, mù lòa, suy thận, và cắt cụt chi Có hai loại đái tháo đường chính là đái tháo đường type 1 và đái tháo đường type 2 Đối với đái tháo đường type 2 (Type 2 Diabetes) là loại đái tháo đường thường xảy ra ở người lớn Đái tháo đường type 2 chiếm hơn 90% số người bệnh mắc bệnh đái tháo đường và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như tim mạch, thần kinh, mắt, thận, chân và nhiều cơ quan khác Ngoài ra còn gây ra đau khổ tâm lý và thể chất nặng nề cho cả người bệnhvà người chăm sóc và đặt một gánh nặng rất lớn lên các hệ thống chăm sóc sức khỏe[(1)] Đặc biệt hơn là đối với chăm sóc người bệnh đái tháo đường type 2 có biến chứng bàn chân là một phần quan trọng trong quá trình quản lý và điều trị bệnh này Một nghiên cứu của Bogdan Stancu và các đồng nghiệp đã cho thấy những bệnh người bệnhđái tháo đường type 2 có thay đổi sinh lý bệnh gây tới rối loạn dẫn tới biến chứng ở bàn chân [(2)] Tương tự như vậy, trên một nghiên cứu hồi cứu đã chỉ ra rằng các biến chứng bàn chân do đái tháo đường chiếm 3,3%.Thêm vào đó, họ còn cho biết tần suất cắt cụt chân ước tính xảy ra khoảng 1,06-3% người bệnhđái tháo đường[(3)] Từ đó, chúng ta có thể thấy biến chứng bàn chân rất phổ biến; các biến chứng này ở mức cao và để phòng ngừa biến chứng về bàn chân cần đảm bảo các chương trình phòng ngừa sơ cấp và thứ phát để giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của các biến chứng cũng như là để đảm bảo rằng người bệnh được chăm sóc đúng cách, giảm nguy cơ mất chân, và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh thông qua quản lý hiệu quả biến chứng bàn chân Đây cũng là lý do học viên thực hiện chuyên đề này với 2 mục tiêu: 2 1 Mô tả thực trạng chăm sóc người bệnh đái tháo đường type 2 có biến chứng bàn chân của điều dưỡng tại Bệnh viện Xanh-Pôn năm 2023 2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh đái tháo đường type 2 có biến chứng bàn chân tại Bệnh viện đa khoa Xanh-Pôn 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Đái tháo đường Tại Quyết định số: 5481/QĐ-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Bộ Y tế về việc ban hành tài liều chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường típ 2” đã định nghĩa: “Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa, có đặc điểm tăng glucose huyết mạn tính do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.” [(4)] 1.1.2 Biến chứng bàn chân Di chứng muộn của bệnh đái tháo đường là hội chứng bàn chân do đái tháo đường (Diabetic foot syndrome - DFS), tỷ lệ mắc DFS ngày càng gia tăng Nó bao gồm tất cả các thay đổi của bàn chân do bệnh đa dây thần kinh đái tháo đường cũng như các thay đổi về mạch máu vi mô và mạch máu lớn (bệnh tắc động mạch ngoại biên, PAOD) [(5)] Bệnh lý bàn chân ở người bệnh đái tháo đường gây nên chủ yếu bởi hai nguyên nhân có ảnh hưởng hỗ trợ nhau: bệnh lý thần kinh và mạch máu Các chấn thương đóng vai trò như yếu tố thuận lợi cho loét xuất hiện Nhiễm trùng làm trầm trọng thêm vết loét, đây là yếu tố nguy cơ cao cho cắt cụt chi dưới và thậm chí tử vong do nhiễm trùng huyết Tổn thương mạch máu gây thiếu máu bàn chân và làm nặng thêm tình trạng dinh dưỡng bàn chân, chủ yếu liên quan tới hệ động mạch chi dưới Bệnh lý mạch máu lớn: thường xuất hiện sớm bằng siêu âm Doppler màu cho thấy lớp áo giữa động mạch dày lên (động mạch chày mác, kheo đùi) muộn hơn có thể thấy mảng xơ vữa Lòng mạch hẹp đôi khi có thể tắc bởi mảng xơ vữa Biểu hiện lâm sàng sớm là đau cách hồi (đau vùng cơ cẳng chân và bàn chân khi đi bộ) Tổn thương mạch máu đóng vai trò ít quan trọng hơn trong hoại tử chân Bệnh nhân có tổn thương vi mạch nhiều có loét bàn chân thì vùng thiếu máu ổ loét thường rộng, cắt bỏ ngón chân hoại tử, bàn chân thì vết mổ thường lâu hồi phục 4 Biến chứng thần kinh ngoại biên là biến chứng xuất hiện sớm và thường hay gặp nhất ở người bệnh đái tháo đường Bệnh sinh của biến chứng thần kinh do đái tháo đường bản chất là do tích lũy sorbotol trong hệ thống dây thần kinh bởi ảnh hưởng của tăng glucose máu mạn tính và sự thiếu hụt myo-inositol tại chỗ, nhiễm độc bởi các sản phẩm của quá trình đường hóa, các stress oxy hóa và vai trò rất quan trọng của các gốc oxy tự do Năm 1970, các tác giả Wagner và Megitte đã lập ra bảng phân loại tổn thương loét bàn chân gồm 5 phân độ: độ 0; 1; 2: chủ yếu đánh giá mức độ sâu của vết loét từ mức da lành, độ 3 liên quan đến nhiễm trùng; độ 4 và độ 5 đánh giá mức độ lan tỏa của tổn thương và có liên quan đến tổn thương mạch máu nhiều hơn, cụ thể: - Độ 0: không có tổn thương hở nhưng có thể có biến dạng xương hoặc dày sừng bàn chân - Độ 1: Loét nông, chưa có thâm nhập vào các mô ở sâu - Độ 2: Loét sâu lan tới gân, xương hoặc khớp - Độ 3: Loét sâu có viên gân, xương, áp xe hoặc viêm mô tế bào - Độ 4: Hoại tử ngón, phần trước bàn chân hoặc gót chân, kèm nhiễm trùng bàn chân - Độ 5: Hoại tử lan rộng cả bàn chân, phối hợp với tổn thương nhiễm trùng và hoại tử mô mềm ở bàn chân 5 Hình 1 Cơ chế bệnh sinh biến chứng bàn chân do ĐTĐ Nguồn: “Hướng dẫn chẩn đoán, điều tr Loét bàn chân do đái tháo đường” Số 1530/QĐ-BYT, ngày 24 tháng 3 năm 2023 1.1.3 Điều trị và chăm sóc biến chứng bàn chân đái tháo đường  Cải thiện tình trạng mạch máu Điều trị nội khoa, thay đổi lối sống và giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch được áp dụng cho tất cả người bệnh Điều trị tái tưới máu cần được áp dụng cho người 6 bệnh có tiêu chí “Tưới máu” (Perfusion) từ giai đoạn 3 trở lên hoặc tổng điểm PEDIS theo IWDGF 2019 từ 7 điểm trở lên Người bệnh nên được hỗ trợ ngừng hút thuốc và nên duy trì huyết áp và glucose máu theo khuyến cáo hướng dẫn về tăng huyết áp và ĐTĐ Ngoài ra, tất cả các người bệnh nên được chỉ định điều trị bằng statin và thuốc chống kết tập tiểu cầu  Tái tưới máu Tình trạng thiếu máu nuôi chi nặng và cấp tính cần được điều trị kịp thời, đây là một cấp cứu lâm sàng, nếu xử lý muộn sẽ dẫn đến hậu quả hoại tử không hồi phục Những trường hợp bệnh động mạch ngoại biên khác làm giảm tưới máu vết thương cũng cần xem xét áp dụng các biện pháp tái tưới máu nhằm thúc đẩy lành thương và ngừa hoặc trì hoãn cắt cụt trong tương lai Hai kỹ thuật chính được áp dụng là phẫu thuật bắc cầu nối mạch máu và điều trị can thiệp nội mạch Một số chỉ định tái tưới máu có thể áp dụng như: - Ở những người bệnh có huyết áp cổ chân

Ngày đăng: 14/03/2024, 09:46

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan