Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam - Trường Đại học Luật Hà Nội, Hoàng Thị Minh Sơn chủ biên, Phan Thị Thanh Mai (Phần 2)

281 13 0
Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam - Trường Đại học Luật Hà Nội, Hoàng Thị Minh Sơn chủ biên, Phan Thị Thanh Mai (Phần 2)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

Như vậy, đê ra quyêt định khởi tô vụ án hình sự phải xác định:

có sự việc xảy ra; sự việc đó có dâu hiệu của tội phạm.

Khi xác định dấu hiệu của tội phạm chỉ cần xác định có sự việc phạm tội xảy ra mà chưa cần xác định ai là người thực hiện hành vi phạm tội Sau khi đã khởi tố vụ án, cơ quan có thâm quyền điều tra sẽ tiến hành các hoạt động điều tra để xác định người thực hiện tội phạm.

Khi chưa xác định được dấu hiệu của tội phạm thì việc tiến hành các hoạt động điều tra, áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với người bị nghi thực hiện tội phạm có thé dẫn đến oan, sai, vi

phạm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân Việc xác định dâu hiệu của tội phạm dựa trên những căn cứ

sau (Điêu 143 BLTTHS năm 2015):1 Tô giác của cá nhân

Tô giác của cá nhân về tội phạm là việc cá nhân phát hiện vàtô cáo hành vi có dâu hiệu tội phạm với cơ quan có thâm quyên.

Pháp luật tô tụng hình sự không hạn chê chủ thê tô giác về tộiphạm là công dân Việt Nam mà có thê là bât kì cá nhân nào Luậtkhông bắt buộc cá nhân chỉ được tô giác đên cơ quan điêu tra,viện kiêm sát, toà án mà tạo điêu kiện cho họ có thê tô giác đên

bat cứ cơ quan, tô chức nao nêu thay thuận tiện Cơ quan, tô chức

có trách nhiệm tiêp nhận và không được từ choi tiêp nhận tô giác

về tội phạm.

Cá nhân tố giác tội phạm có thé băng lời hoặc bằng văn ban (khoản 4 Điều 144 BLTTHS năm 2015).

2 Tin báo của cơ quan, tô chức, cá nhân

Tin báo của cơ quan, tô chức, cá nhân về tội phạm là thông tinvê vụ việc có dâu hiệu tội phạm do cơ quan, tô chức, cá nhânthông báo với cơ quan có thâm quyên.

Trang 2

Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân là những thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do các cơ quan, tô chức, cá nhân phát hiện hoặc cơ quan, tổ chức nhận được tố giác, tin báo của cá nhân và chuyền cho cơ quan điều tra có thâm quyền.

Tin báo của các cơ quan, tô chức, cá nhân có chung mục

đích giúp co quan có thấm quyền nhanh chóng phát hiện tội

phạm và người phạm tội để xử lí nghiêm minh, giữ vững kỉ cương, pháp luật.

3 Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng

Phát huy vai trò to lớn của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực, vi phạm pháp luật, khoản 3 Điều 143 BLTTHS năm 2015 quy định, thông tin về

tội phạm được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng là căn cứ dé khởi tố vụ án hình sự Vì vậy, khi có tin báo về tội phạm

trên các phương tiện thông tin dai chúng, các cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi trách nhiệm cua mình phải tiến hành xem xét, xác minh tin báo đó, nếu thay có dau hiệu của tội phạm thì ra quyết định khởi tố vụ án hình sự Trong một số trường hợp cơ quan thông tin đại chúng dé nghị co quan có thẩm quyền có ý kiến dé trả lời ban đọc thì cơ quan được yêu cầu phải có văn bản trả lời cơ quan thông tin, báo chí đã đưa tin.

4 Kiến nghị khởi tố của co quan nhà nước

Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho cơ quan điều tra, viện kiêm sát có thâm quyền xem xét, xử lí vụ việc có dấu hiệu tội phạm Đây là trường hợp cơ quan nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ của mình phát hiện vụ việc có dau hiệu tội phạm Yêu cầu của co quan nhà nước trong trường hop này không phải chỉ đơn thuần là các tin báo về vụ việc có dau hiệu phạm tội mà là yêu cầu khởi tố thông qua văn bản kiến nghị khởi

Trang 3

tố Kiến nghị khởi tố phải được kèm theo các chứng cứ, tài liệu liên quan để minh chứng.

5 Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tung trực tiếp phát

hiện dấu hiệu tội phạm

Khi thực hiện việc phòng ngừa va dau tranh chống tội phạm,

cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án có nhiều điều kiện phát hiện

hành vi vi phạm pháp luật Một số cơ quan mặc dù chức năng

chính là quản lí nhà nước nhưng do lĩnh vực công tác thường liên

quan đến các hành vi phạm tội như bộ đội biên phòng, hải quan, kiểm lâm, lực lượng cảnh sat biển, kiểm ngư va các cơ quan khác của công an nhân dân, quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nên khi tiến hành hoạt động trong lĩnh vực công tác của mình, các cơ quan này cũng có điều kiện

phát hiện sự việc phạm tội.

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện

dau hiệu tội phạm thì quyết định việc khởi tổ vụ án theo thâm quyên hoặc chuyền cho cơ quan điều tra có thâm quyền giải quyết Tat ca những tai liệu, thong tin do co quan diéu tra, vién kiém sat, các co quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thu thập theo đúng thủ tục tố tụng xác định dấu hiệu tội phạm là căn cứ khởi tố vụ án hình sự.

6 Người phạm tội tự thú

Tự thú là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan,

tô chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc

người phạm tội bị phát hiện Pháp luật quy định người phạm tội tự

thú là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự Quy định này thé hiện chính sách khoan hồng của Nhà nước đối với những người đã lầm lỗi nhưng biết nhận ra và quyết tâm sửa chữa Nó cũng mang ý nghĩa phòng ngừa tích cực, một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan điều tra nhanh chóng phát hiện ra tội phạm và ngăn chặn kip thời những hành vi có thể sẽ tiếp tục thực hiện tội phạm, mặt

Trang 4

khác nó còn tác động đến tư tưởng của những đối tượng khác đã hoặc đang có hành vi phạm tội cũng phải tự kiềm chế hành vi và ý đồ thực hiện tội phạm của mình Người phạm tội có thể tự thú trước cơ quan công an, viện kiểm sát, toà án hoặc các cơ quan, tổ chức khác Các cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản ghi rõ họ tên, tuôi, nghề nghiệp, chỗ ở và lời khai của người tự thú Cơ quan, tô chức tiếp nhận người phạm tội tự thú có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan điều tra hoặc viện kiểm sát.

Trường hợp xác định tội phạm do người tự thú thực hiện không thuộc thâm quyền điều tra của mình thì cơ quan điều tra tiếp nhận người tự thú phải thông báo ngay cho cơ quan điều tra có thâm quyền dé tiếp nhận, giải quyết.

Trong thời hạn 24 giờ kê từ khi tiếp nhận người phạm tội tự

thú, cơ quan điều tra có thâm quyền phải thông báo bang van ban

cho viện kiểm sát cùng cấp.

V TRÌNH TỰ KHỞI TÔ VỤ ÁN HÌNH SỰ

1 Tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố Về trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, BLTTHS năm 2015 quy định không chỉ là trách nhiệm của cơ quan điều tra, viện kiểm sát mà còn là trách nhiệm

của các co quan tô chức khác Cu thể Điều 145 BLTTHS năm

2015 quy định cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác,

tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm: cơ quan điều tra, viện

kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi t6 phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời Cơ quan, tô chức có trách nhiệm tiếp nhận, không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tó.

Thủ tục tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi

Trang 5

tố tuỳ thuộc chủ thé đưa thông tin về tội phạm đến cơ quan nào Khi cơ quan, tô chức, cá nhân trực tiếp tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi t6 thì co quan điều tra, viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vu tiến hành một số hoạt động điều tra có thâm quyền quy định tại khoản 2 Điều 145 của BLTTHS phải lập biên bản tiếp nhận và ghi vào số tiếp nhận; có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận Trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gửi qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác thì ghi vào sô tiếp nhận.

Trường hợp phát hiện tổ giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không thuộc thâm quyền giải quyết của mình thì co quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyên ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tổ kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho cơ quan điều tra có thâm quyền.

Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyền ngay tổ giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho cơ quan điều tra có thẩm quyên.

Trường hợp phát hiện cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục thì trong thời hạn 05 ngày ké từ ngày viện kiểm sát có yêu cầu, co quan có thẩm quyền dang thụ lí, giải quyết tổ giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đó phải chuyên hồ sơ có liên quan cho viện kiểm sát dé xem xét, giải quyết.

Công an phường, thi trân, đôn công an có trách nhiệm tiép

nhận tô giác, tin bao về tội phạm, lập biên bản tiép nhận, tiên hànhkiêm tra, xác minh sơ bộ và chuyên ngay tô giác, tin báo vê tội

Trang 6

phạm kèm theo tài liệu, đô vật có liên quan cho cơ quan điêu tracó thâm quyên.

Công an xã có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu và chuyên ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan

cho cơ quan điều tra có thâm quyền.

Các cơ quan, tô chức khác sau khi nhận được tố giác, tin báo về tội phạm thì chuyên ngay cho cơ quan điều tra có thâm quyền Trường hợp khẩn cấp thì có thể báo tin trực tiếp qua điện thoại hoặc hình thức khác cho cơ quan điều tra nhưng sau đó phải thé hiện bằng văn bản.

Dé bảo đảm kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự, ngay từ khi có thông tin về tội phạm, trong thời hạn 03 ngày ké từ ngày tiếp nhận t6 giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiễn hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận đó cho viện kiểm sát cùng cấp hoặc viện kiểm sát có thẩm quyền.

Về thấm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố: Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thâm quyền điều tra của mình; cơ quan được giao nhiệm vụ tiễn hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thâm quyền điều tra của mình; viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dau hiệu bỏ lọt tội phạm mà viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng

không được khắc phục.

Trang 7

Cơ quan có thâm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã t6 giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

2 Giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố

Theo quy định tại Điều 147 BLTTHS năm 2015, khi nhận được tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố, cơ quan

điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiễn hành một số hoạt động

điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định: - Quyết định khởi tố vụ án hình sự;

- Quyét định không khởi tố vụ án hình sự;

- Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Thời hạn kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm là 20 ngày kế từ khi nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố Đối với tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng thì ngày tính thời hạn kiểm tra, xác minh là ngày cơ quan, phương tiện thông tin đại chúng phát nguồn tin đó.

Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tô có thé kéo dai nhưng không quá 02 tháng Day là những trường hợp mà nội dung kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo hoặc kiến nghị khởi tố đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn nhất định thi mới có thé đưa ra kết luận chính xác hoặc cũng có thé việc kiểm tra, xác minh nguồn tin liên quan đến nhiều cơ quan ở nhiều địa điểm cách xa nhau.

Trường hợp chưa thê kêt thúc việc kiêm tra, xác minh trong

thời hạn trên thì viện trưởng viện kiêm sát cùng câp hoặc viện

Trang 8

trưởng viện kiểm sát có thâm quyền có thé gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.

Chậm nhất là 05 ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh, cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải có văn bản đề nghị viện kiểm sát cùng

cấp hoặc viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểm tra,

xác minh.

Luật quy định thời hạn kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm nhằm đề cao trách nhiệm của cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiễn hành một số hoạt động điều tra, mỗi khi nhận được nguôn tin về tội phạm phải chủ động và khẩn trương áp dung các biện pháp do luật định dé làm rõ có hay không có dấu hiệu của tội phạm dé khởi tố vụ án hình sự.

Dé ra quyết định khởi tố vụ án, đối với bất cứ nguồn tin tội

phạm nào, cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiễn hành

một số hoạt động điều tra đều phải tiến hành các biện pháp kiểm

tra, xác minh BLTTHS năm 2015 quy định rõ các biện pháp dé kiểm tra, xác minh nguồn tin bao gồm:

- Thu thập thông tin, tài liệu, đô vật từ cơ quan, tô chức, cánhân có liên quan đê kiêm tra, xác minh nguôn tin.

Cơ quan có thâm quyền được triệu tập người tô giác, báo tin

về tội phạm, kiến nghị khởi tố, người làm chứng, người bị hại để thu thập thông tin Cơ quan có thẩm quyền cũng có thé áp dụng biện pháp dẫn giải trong những trường hợp sau: người làm chứng không có mặt theo giấy triệu tập mà không vì lí do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan; người bị hại từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thâm quyên tiến hành tố tụng mà không vì lí do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan; người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiêm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó liên quan

Trang 9

đến hành vi phạm tội được khởi tố vụ án, đã được triệu tập mà van văng mặt không vì lí do bất khả kháng hoặc không do trở ngại

khách quan.

Nếu giữ người trong trường hợp khẩn cấp, nhận người bị bắt phạm tội quả tang, người đang bị truy nã thì lấy lời khai ngay.

Yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội hoặc cá nhân có liên

quan đến sự việc cung cấp những tai liệu cần thiết Những tài liệu này có thể là những hiện vật có giá trị chứng minh sự việc phạm tội hay các văn bản, giấy tờ, tài liệu hoặc các biên bản kiểm tra nội bộ cơ quan Cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhân có liên quan có nghĩa vụ phải chấp hành các yêu cầu của cơ quan khởi tố.

Khi cần thiết phải kiểm tra nội bộ cơ quan nhà nước, tô chức xã hội thì phải yêu cầu cơ quan, tô chức hữu quan tự kiểm tra hoặc

yêu cầu cơ quan thanh tra cùng cấp tiến hành thanh tra để làm rõ

Sự Việc.

- Khám nghiệm hiện trường.

Việc tiễn hành hoạt động khám nghiệm hiện trường nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm dé phat hién dau vết của tội phạm, thu giữ vật chứng, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử khác liên quan và làm sáng tỏ những tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án phải do người có thâm quyền tiến hành và phải theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Điều 201 BLTTHS năm 2015.

- Khám nghiệm tử thi.

Đây là hoạt động điều tra cũng được tiến hành trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự, do người có thẩm quyền tiễn hành và phải theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Điều 202 BLTTHS

năm 2015.

- Trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản.

Trong các trường hợp quy định tại Điều 206 BLTTHS năm

Trang 10

2015 hoặc trong các trường hợp cần thiết khác, để xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm, cơ quan có thâm quyền khởi tố ra quyết định trưng cầu giám định Khi cần định giá của tài sản để xác định dấu hiệu tội phạm, cơ quan có thầm quyền khởi tố ra văn bản yêu cầu định giá tài sản.

Tắt cả các tin tức về tội phạm đều phải được kiểm tra kĩ để xác

định căn cứ khởi tố và tuỳ từng sự việc mà dé ra biện pháp kiêm

tra cho thích hợp Khi kiểm tra phải triệt để chấp hành những quy định của BLTTHS Sau khi kiểm tra, xác minh thì kết quả giải

quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố của cơ

quan nhà nước phải được cơ quan điều tra gửi cho viện kiểm sát

cùng cấp và thông báo cho cơ quan, tô chức đã báo tin hoặc người

đã tố giác biết.

Trong trường hợp viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tổ thì thời hạn, trình tự, thủ tục cũng được thực hiện như trên.

3 Quyết định khởi tố, không khởi tố vụ án hình sự, tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

3.1 Quyết định khởi to vụ án hình sự (Điều 154 BLTTHS năm 2015)

Quyết định khởi tố vụ án hình sự là văn bản pháp lí xác định có sự việc phạm tội làm cơ sở dé tiến hành các hoạt động điều tra Tất cả các hoạt động điều tra chỉ được coi là hợp pháp khi đã có quyết định khởi tố vụ án (trừ các hoạt động được tiễn hành trước khi khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật) Vì vậy, sau khi tiến hành kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có dấu hiệu của tội phạm, các cơ quan có thẩm quyền khởi tố trong phạm vi trách nhiệm của mình ra quyết định khởi tố vụ án hình sự Vì ngày khởi tố vu án hình sự là thời điểm bat đầu

Trang 11

để tính thời hạn điều tra vụ án nên trong quyết định phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định Sau khi ra quyết định khởi t6 vụ án, hàng loạt các biện pháp tố tụng trong đó có cả những biện pháp cưỡng chế đối với người thực hiện tội phạm sẽ được áp dụng nên quyết định khởi tố phải ghi rõ các căn cứ pháp lí để quyết định khởi tố vụ án, viện dẫn các văn bản, tài liệu cho căn cứ này và ghi rõ tội danh, điều khoản BLHS được áp dụng làm cơ sở cho các hoạt động tố tụng tiếp theo Việc ghi rõ căn cứ khởi tố trong quyết

định giúp cho người có thâm quyền khởi tố phải cân nhắc kĩ, tránh

sự hoi hot, đại khái va chỉ kí quyết định khi có căn cứ theo luật định Trong quyết định khởi tố cũng ghi rõ họ tên, chức vụ của người ra quyết định, chữ kí của người ra quyết định và đóng dấu để nâng cao trách nhiệm của người này khi ra quyết định khởi tố

vụ án.

Dé việc tiến hành điều tra vụ án được kip thời, nhanh chóng làm rõ tội phạm, BLTTHS quy định, trong thời han 24 giờ kê từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, viện kiểm sát đã khởi tố vụ án phải gửi quyết định khởi tố đến cơ quan điều tra dé tiến hành điều tra Dựa vào các tài liệu cũng như căn cứ khởi tố vụ án, cơ quan điều tra có định hướng tiến hành điều tra để làm rõ hành vi được ghi trong quyết định khởi tố Trong trường hợp các cơ quan khác khởi tố vụ án thì viện kiểm sát có trách nhiệm kiểm sát dé bảo đảm việc khởi t6 đúng pháp luật Vì thế, khi cơ quan điều tra, cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thì quyết định khởi tố cùng các tài liệu liên quan đến việc khởi tô phải được gửi tới viện kiểm sát trong thời hạn 24 giờ ké từ khi ra quyết định khởi tô để kiểm sát việc khởi tố Trong trường hợp hội đồng xét xử khởi tô vụ án thì quyết định khởi tổ được gửi tới viện kiểm sát cùng cấp dé xem xét, quyết định việc điều tra; yêu cầu khởi tố của hội đồng xét xử

được gửi cho viện kiểm sát để xem xét, quyết định việc khởi tố.

Trang 12

Vì việc ra quyết định khởi tô được thực hiện ở giai đoạn đầu của t6 tụng hình sự khi cơ quan có thấm quyền khởi tố mới có một số thông tin về tội phạm, lại tiến hành kiểm tra, xác minh trong một thời gian ngắn nên có thé bỏ sót hành vi phạm tội hoặc xác định không đúng tội danh, điều khoản của BLHS cần áp dụng Việc xác định tội danh, hành vi phạm tội, điều khoản của BLHS được áp dụng trong quyết định khởi tố vụ án sẽ quy định rất nhiều

vấn đề của quá trình tố tụng tiếp theo cả về trình tự, thủ tục, thẩm

quyền điều tra, truy tố, xét xử cũng như việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với bị can, bị cáo.

Sau khi khởi tố vụ án, với việc tiến hành các hoạt động điều tra, cơ quan điều tra có điều kiện thu thập nhiều tài liệu, chứng cứ.

Các tài liệu, chứng cứ mới được thu thập giúp cho nhận thức, đánh

giá về hành vi phạm tội được đầy đủ, chính xác hơn Vì vậy, những nhận thức ban đầu về tội phạm khi khởi tố vụ án đã không

đúng với hành vi phạm tội xảy ra hoặc mới phát hiện thêm tội

phạm khác chưa bị khởi t6 thì quyết định khởi t6 cần phải được thay đổi hoặc bổ sung cho phù hợp Trên tinh thần này, Điều 156

BLTTHS năm 2015 quy định, khi có căn cứ xác định tội phạm đã

khởi tố không đúng với hành vi phạm tội xảy ra hoặc còn có tội phạm khác chưa bị khởi tố thì cơ quan điều tra, cơ quan được giao

tiễn hành một số hoạt động điều tra, viện kiểm sát ra quyết định

thay đôi hoặc bồ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định thay đôi hoặc bổ

sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, cơ quan điều tra, cơ quan

được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải gửi quyết định kèm theo các tài liệu liên quan đến việc thay đổi hoặc bồ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự cho viện kiểm sát cùng cấp hoặc viện kiểm sát có thâm quyền dé kiểm sát việc khởi tố.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, viện kiểm sát phải gửi cho

Trang 13

cơ quan điều tra để tiến hành điều tra.

3.2 Quyết định không khởi tô vụ án hình sự

Quyết định không khởi tố vụ án hình sự được ban hành khi có một trong những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự quy định tại Điều 157 BLTTHS năm 2015 Những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự bao gồm:

- Không có sự việc phạm tội

Sự việc phạm tội là sự việc do hành vi nguy hiểm cho xã hội gây ra Khi có sự việc phạm tội, co quan có thâm quyền phải khởi tố vụ án hình sự dé tiến hành điều tra làm rõ tội phạm và người phạm tội Trường hợp không có sự việc phạm tội, việc khởi tố vụ

án hình sự không mang lại ý nghĩa nào Do đó, khi xác định không có sự việc phạm tội thì không được khởi tố vụ án hình sự Thông thường, có hai trường hợp xác định không có sự việc phạm tội:

thứ nhất, có sự việc xảy ra trong thực tế nhưng không phải do hành vi nguy hiểm cho xã hội gây ra thì không phải là sự việc phạm tội; /h hai, không có sự việc nào xảy ra mà nguồn tin chỉ là

giả tạo hoặc vu khống Khi xác định không có sự việc phạm tội

thì không được khởi tố vụ án hình sự - Hành vi không cầu thành tội phạm

Cấu thành tội phạm cụ thể là tổng hợp những dấu hiệu cơ bản, điển hình nhất được quy định trong BLHS đặc trưng cho một tội phạm nhất định.

Một hành vi chỉ bi coi là tội phạm khi hành vi đó có đầy đủ yếu tố cầu thành tội phạm cụ thể được quy định trong BLHS Nếu hành vi không có hoặc có nhưng không day đủ yếu tô câu thành tội phạm nảo thì hành vi ấy không phải là tội phạm và người đã

thực hiện hành vi đó không bị truy cứu trách nhiệm hình sự Theo

quy định của BLHS năm 2015 thì một hành vi về hình thức tuy có

Trang 14

dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng ké thì không phải là tội phạm va được xử lí bằng các biện pháp khác; một hành vi đã có những tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội như sự kiện bất ngờ, phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội, rủi ro trong khi nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiễn bộ khoa học, kĩ thuật và công nghệ; thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên thì không bị khởi tố về hình sự.

- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự

Đến độ tuổi nhất định thì con người mới có khả năng nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi và mới điều khiển được hành vi của mình Vì thế, chỉ đến độ tuổi đó con người mới phải chịu trách nhiệm hình sự về những hành vi nguy hiểm cho xã hội do mình gây ra Theo quy định tại Điều 12 BLHS năm 2015: Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về

mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà BLHS có quy định khác.

Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168,

169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250,251, 252, 265, 266, 286,287, 289, 290, 299, 303 và 304 của BLHS năm 2015.

- Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết

định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật

Toà án là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Toà án ra bản án nhân danh Nhà nước dé quyết định việc

bị cáo phạm tội hay không phạm tội, hình phạt và các biện pháp tư

pháp khác Nếu có căn cứ để đình chỉ vụ án, toà án ra quyết định

đình chỉ vụ án Khi toà án đã ra bản án hoặc ra quyết định đình chỉ

vụ án đối với sự việc nào đó thì có nghĩa sự việc đó đã được giải

Trang 15

quyết và không ai có quyền khởi tố lại sự việc đã được giải quyết Điều 106 Hiến pháp năm 2013 quy định: Bản án, quyết định của toà án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trong; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành Đồng thời Điều 31 Hiến pháp năm 2013 cũng quy định: Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm.

Vì vậy, khi người có hành vi phạm tội mà toà án đã ra bản án

hoặc quyết định đình chỉ vụ án đã có hiệu lực pháp luật thì cơ

quan có thâm quyền không được khởi tố vụ án đó Nếu có lí do xác định bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án đã có hiệu lực pháp luật của toà án không đúng thì người có thâm quyền kháng nghị theo quy định của pháp luật.

- Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn pháp luật

quy định được tính kê từ ngày xảy ra tội phạm mà khi hết thời hạn

đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nữa.Một người đã thực hiện tội phạm bình thường thì người đó phải bị

truy cứu trách nhiệm hình sự Tuy nhiên, có trường hợp vì lí do nào đó sau một thời gian dài, có khi rất lâu, người phạm tội chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì tuỳ theo tính chất và mức độ

nghiêm trọng của tội phạm mà thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình

sự đài hay ngắn Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 BLHS năm 2015 thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là năm năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng; mười năm đối với tội phạm nghiêm trọng; mười lam năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng; hai mươi năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Nếu trong thời hạn

trên, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà BLHS

quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ay trên một năm tù thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại ké từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới Nếu người phạm tội cô tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã thì thời gian trốn tránh không được

Trang 16

tính và thời hiệu tinh lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ BLHS năm 2015 quy định không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm sau đây: các tội xâm phạm an ninh quốc gia; các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh; tội tham ô tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 353 của BLHS; tội nhận hồi lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 354 của BLHS nên không áp dụng căn cứ không khởi tố vụ án hình sự vì “đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự” đối với các loại tội phạm trên Đối với các tội phạm khác nếu qua thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 27 BLHS năm 2015 thì không khởi tố vụ án hình

sự nữa.

- Tội phạm được đại xá

Việc đại xá do cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước

quyết định đối với những tội phạm nhất định.

Văn bản đại xá chỉ có hiệu lực đối với những hành vi phạm tội

được nêu trong văn bản và đã xảy ra trước khi ban hành văn bản đại xá Đối với những tội phạm được đại xá xảy ra trước khi ban hành văn bản đại xá thì cơ quan có thâm quyền không được khởi tố vu án.

- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thâm đối với người khác

Mục đích của hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp

nhân phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc song, ngăn ngừa ho phạm tội mới; giáo dục

người, pháp nhân khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.

Khi một người phạm tội thì những biện pháp tác động bình

thường của xã hội đối với người ấy không còn hiệu quả, vì thế phải áp dụng hình phạt đối với họ mới làm họ nhận thức được sâu

Trang 17

sắc tính chất nguy hiểm của hành vi và chịu hồi tâm sửa chữa dé trở thành người tốt Tuy nhiên cũng có trường hop vi lí do nào đó, sau khi thực hiện tội phạm, người phạm tội đã chết Trường hợp này nếu truy cứu trách nhiệm hình sự để áp dụng một hình phạt đối với họ sẽ không mang lại ý nghĩa nào Vì thế, khi người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, các cơ quan có thẩm quyền không khởi tố vụ án hình sự, trừ trường hợp cần tái thâm đối với người khác.

- Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của BLHS mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.

Đây là những vụ việc tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng do

không có yêu cầu khởi tố của bị hại quy định tại Điều 155

BLTTHS năm 2015 nên cơ quan có thâm quyền không được khởi tô vụ án hình sự.

Khi có một trong các căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự thì người có quyền khởi tố vụ án ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự Nếu đã khởi tổ thì phải ra quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự và thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi t6 biết rõ lí do Vi du: Khi nhận được tố giác của công dân, sau khi kiểm tra, xác minh thấy có một trong những căn cứ không được khởi tổ thì cơ quan điều tra ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự Trong trường hợp do đánh giá sai, cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án, sau đó mới phát hiện có căn cứ không được khởi tố thi cơ quan điều tra phải ra quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án của mình Nếu xét thấy cần xử lí bằng biện pháp khác thì chuyên hồ sơ cho cơ quan có thâm quyên giải quyết Tuy từng trường hợp cụ thể, sau khi ra quyết định không khởi tố vụ án hoặc quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố, cơ quan đã ra quyết định gửi hồ sơ cho cơ quan, tổ chức hữu quan giải quyết bằng biện

Trang 18

pháp hành chính, xử lí kỉ luật, trách nhiệm dân sự Cơ quan đã ra quyết định phải thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tô giác hoặc báo tin về tội phạm biết rõ lí do Những người này có quyền khiếu nại quyết định không khởi tố vụ án Việc giải quyết khiếu nại được thực hiện theo Chương XXXIH “Khiếu nại, t6 cáo trong tố tụng hình sự” của BLTTHS năm 2015.

Sau khi ra quyết định, trong thời hạn 24 giờ, cơ quan đã ra quyết định phải gửi quyết định không khởi tố, quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tô vụ án hình sự và các tài liệu liên quan đến viện kiểm sát cùng cấp hoặc viện kiểm sát có thâm quyền dé viện kiểm sát kiểm sát việc ra quyết định Nếu thấy việc ra quyết định không có căn cứ thì viện kiểm sát huỷ bỏ quyết định không khởi tố vụ án

của cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiễn hành một số hoạt động điều tra và ra quyết định khởi tố vụ án dé tiến hành

điều tra.

3.3 Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tô giác, tin bdo về tội phạm, kiến nghị khởi to

Khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh quy định tại Điều 147 của BLTTHS năm 2015, cơ quan có thâm quyền giải quyết quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết t6 giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố nếu thuộc một trong các trường hợp: đã trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp nhưng chưa có kết quả; đã yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với việc khởi tổ hoặc không khởi tố vụ án nhưng chưa có kết quả.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải gửi quyết định tạm đình chỉ kèm theo tài liệu liên quan đến viện kiểm sát cùng cấp hoặc viện kiểm sát có thấm

Trang 19

quyền để kiểm sát và gửi quyết định tạm đình chỉ đó cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Trường hợp quyết định tạm đình chỉ không có căn cứ thì viện kiểm sát ra quyết định huỷ bỏ quyết định tạm đình chỉ để tiếp tục giải quyết Trong thời han 24 giờ ké từ khi ra quyết định huỷ bỏ quyết định tạm đình chỉ, viện kiểm sát phải gửi quyết định đó cho cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, cơ quan, tô chức, cá nhân đã tô giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố Thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố tiếp không quá 01 tháng ké từ ngày cơ quan điều tra, co quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận được quyết định huỷ bỏ quyết

định tạm đình chỉ.

Trường hợp tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tổ thì việc giám định, định giá tài sản hoặc tương trợ tư pháp vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả.

Khi có kết quả trưng cầu giám định, kết quả định giá tài sản, kết quả thực hiện uỷ thác tư pháp hoặc hợp tác quốc tế khác hoặc nhận được các tài liệu, đồ vật quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án do cơ quan, tô chức, cá nhân được yêu cầu cung cấp thì cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định

phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tô.

Thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố tiếp không quá 01 tháng ké từ ngày ra quyết định phục hồi.

Trong thời hạn 03 ngày ké từ ngày ra quyết định phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải gửi quyết định phục hồi cho viện kiểm sát cùng cấp hoặc

Trang 20

viện kiêm sát có thâm quyên, cơ quan, tô chức, cá nhân đã tô giác,báo tin về tội phạm, kiên nghị khởi tô.

VI NHIEM VỤ VÀ QUYEN HAN CUA VIỆN KIEM SAT TRONG GIAI DOAN KHOI TO VU ÁN HÌNH SỰ

Khởi tố vụ án là giai đoạn đầu tiên của tô tụng hình sự, được tiến hành nhiều biện pháp không mang tính cưỡng chế nhằm xác

định dấu hiệu của tội phạm Kết thúc giai đoạn này, khi đã ra

quyết định khởi tố vụ án, cơ quan điều tra được tiễn hành các biện pháp điều tra, ké cả áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng dé nhanh chóng phát hiện tội phạm và người phạm tội Nếu không thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định ở giai đoạn này rất có thé tội phạm sẽ bị bỏ lọt hoặc lợi ích hợp pháp, quyền dân chủ của công dân bị vi phạm, làm oan người vô tội Trong giai đoạn khởi tố vụ án, viện kiểm sát có vai trò và trách nhiệm rất quan trong là thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tô vụ án hình sự, bảo đảm moi tội phạm được phát hiện phải bị khởi tố, việc khởi tố vụ án có căn cứ và hợp pháp.

1 Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát khi thực hành

quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết nguồn tin về tội phạm

1.1 Nhiệm vu, quyên hạn của viện kiểm sát khi thực hành quyên công to trong việc giải quyết nguôn tin về tội phạm (Diéu

159 BLTTHS nam 2015)

BLTTHS năm 2015 quy định chức năng thực hành quyén công tố được thực hiện ngay từ khi giải quyết t6 giác tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố Theo đó, khi thực hành quyền công tố trong việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

- Phê chuẩn, không phê chuẩn việc bắt người bị giữ trong trường hop khan cấp, gia hạn tạm giữ; phê chuẩn, không phê chuẩn các

Trang 21

biện pháp khác hạn chế quyền con người, quyền công dân trong việc giải quyết nguồn tin về tội phạm theo quy định của BLTTHS.

- Khi cần thiết, đề ra yêu cầu kiểm tra, xác minh và yêu cầu cơ quan có thầm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm thực hiện.

- Quyết định gia hạn thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; quyết định khởi tố vụ án hình sự.

- Yêu cầu cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố vụ án hình sự.

- Trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong các trường hợp do BLTTHS quy định.

- Huỷ bỏ quyết định tạm giữ, quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định không khởi tô vụ án hình sự, quyết định tạm đình chỉ giải quyết nguồn tin về tội phạm và các quyết định tố tụng khác trái pháp luật của cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiễn hành một số hoạt động điều tra.

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc thực hành quyên công tố theo quy định của BLTTHS nhằm chống bỏ lọt tội phạm, chống làm oan người vô tội.

1.2 Nhiệm vu, quyên hạn của viện kiểm sát trong việc tiếp nhận và kiểm sát việc giải quyết nguôn tin về tội phạm (Diéu 160

BLTTHS năm 2015)

Thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp trong việc giải quyết nguồn tin tội phạm, viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyên hạn sau:

- Kiểm sát việc tiếp nhận, trực tiếp kiểm sát, kiểm sát việc kiểm tra, xác minh và việc lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm của cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; kiểm sát việc tạm đình chỉ việc giải quyết nguồn tin về tội phạm; kiểm sát việc phục hồi giải quyết

Trang 22

nguôn tin về tội phạm.

- Khi phát hiện việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm không day đủ, vi phạm pháp luật thì yêu cầu co quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện các hoạt động: tiếp nhận, kiểm tra, xác minh, ra quyết định giải quyết nguồn tin về tội phạm đầy đủ, đúng pháp luật; kiểm tra việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm và thông báo kết quả cho viện kiểm sát; cung cấp tài liệu về vi phạm pháp luật trong việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm; khắc phục vi phạm pháp luật và xử lí nghiêm người vi phạm; yêu cau thay đổi điều tra viên, cán bộ điều tra.

- Giải quyết tranh chấp về thâm quyên giải quyết nguồn tin về

tội phạm.

- Yêu câu cơ quan điêu tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiênhành một sô hoạt động điêu tra cung cap tai liệu liên quan đê kiêm

sát việc giải quyết nguôn tin về tội phạm.

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm theo quy định của BLTTHS.

2 Nhiệm vụ, quyên hạn của viện kiêm sát khi thực hànhquyên công tô và kiêm sát việc khởi tô vụ án hình sự

2.1 Nhiệm vu quyên hạn của viện kiểm sát khi thực hành quyên công to việc khởi tố vụ án hình sự (khoản 1 Điều 161

BLTTHS năm 2015)

- Yêu cầu cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiễn hành một số hoạt động điều tra khởi tố hoặc thay đôi, bô sung

quyết định khởi tố vụ án hình sự.

- Huy bỏ quyết định khởi tố, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định không khởi tố vụ án

hình sự không có căn cứ và trái pháp luật.

Trang 23

- Trường hợp quyết định khởi tố vụ án hình sự của hội đồng xét xử không có căn cứ thì viện kiểm sát kháng nghị lên toà án trên một cấp;

- Khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi t6 vụ án hình sự

trong các trường hợp do BLTTHS quy định.

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác để thực hành quyền công tố trong việc khởi tô vụ án hình sự theo quy định của BLTTHS.

2.2 Nhiệm vụ quyền hạn của viện kiểm sát khi kiểm sát việc khởi tô vụ án hình sự (khoản 2 Điều 161 BLTTHS năm 2015)

Khi kiểm sát việc khởi tổ vụ án hình sự, viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:

- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố của cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, bảo đảm mọi tội phạm được phát hiện đều phải được khởi tố, việc khởi t6 vụ án có căn cứ và đúng pháp luật.

- Yêu cầu cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến

hành một số hoạt động điều tra cung cấp tài liệu liên quan để kiểm sát việc khởi t6 vụ án hình sự.

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật này.

CÂU HOI HƯỚNG DAN ON TAP,

DINH HUONG THAO LUAN

1 Tại sao ngoài co quan tiến hành tố tung, pháp luật còn quy định một số cơ quan khác cũng có thâm quyền khởi tố vụ án hình sự?

2 Việc xác định dau hiệu của tội phạm dựa trên những căn

cứ nào?

3 Tai sao Bộ luật tố tụng hình sự quy định toà án chỉ được khởi tô trong trường hop tại phiên toà xét xử, hội đồng xét xử phát

hiện có việc bỏ lọt tội phạm?

Trang 24

4 Tại sao đối với những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của BLHS, BLTTHS quy định chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của họ?

Trang 25

Điều tra là giai đoạn t6 tụng hình sự, trong đó cơ quan có thâm

quyền điều tra áp dung mọi biện pháp do luật định dé xác định tội

phạm, người thực hiện hành vi phạm tội và các tình tiết khác làm

cơ sở cho việc giải quyết vụ án.

Để thu thập chứng cứ, trong giai đoạn điều tra, co quan có thấm quyền điều tra được tiến hành các hoạt động điều tra theo quy định cua BLTTHS Nếu không có hoạt động điều tra, viện kiểm sát không có cơ sở dé truy tố, toà án không có cơ sở dé xét xử vụ án Dé viện kiểm sát có thể truy tố đúng người phạm tội, toà án có thé xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật thì trước đó, giai đoạn điều tra phải thu thập đầy đủ chứng cứ buộc tội và

chứng cứ gỡ tội, chứng cứ xác định tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can và chứng cứ xác định các

tình tiết khác của vụ án Nếu giai đoạn điều tra không thu thập được đầy đủ chứng cứ hoặc việc thu thập chứng cứ có những vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tung thì viện kiểm sát hoặc toa án sẽ trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung Cơ quan có thấm quyền điều

tra có trách nhiệm điều tra b6 sung đáp ứng yêu cầu của viện kiêmsát hoặc toà án.

Trang 26

2 Nhiệm vụ

a Xác định tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội cũngnhư các tình tiêt khác có liên quan đên việc giải quyết vụ an

Trong giai đoạn điều tra, cơ quan điều tra phải thu thập đầy đủ chứng cứ dé xác định có hay không có việc phạm tội, đối chiếu với BLHS xem hành vi phạm tội thuộc vào điều khoản nào; phải xác định tất cả tội phạm dé không bỏ lot tội phạm và không lam oan người vô tdi.

Khi xác định có tội phạm xảy ra, cơ quan điều tra phải làm rõ ai là người thực hiện hành vi phạm tội; lỗi của họ trong việc thực hiện tội phạm; động cơ, mục đích phạm tội; các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; các đặc điểm nhân thân của bị can; nếu là vụ án đồng phạm, phải xác định rõ hành vi, vai trò của từng người dé làm cơ sở cho toà án xét xử được chính xác.

Mỗi tội phạm xảy ra đều dé lại hậu quả nguy hại nhất định cho xã hội Trong giai đoạn điều tra phải xác định đúng những thiệt hai do tội phạm gây ra dé đánh giá tính chat và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội Những thiệt hại cần xác định bao gồm thiệt hại về vật chat, tinh thần và tài sản Dé tạo điều kiện cho việc giải

quyết vụ án, nếu xét thay cần thiết, co quan điều tra phải áp dung

biện pháp kê biên tài sản, phong toả tài khoản đối với những người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại hoặc có thê bị tịch thu tài sản hay phạt tiền.

b Lập hô sơ vụ án, dé nghị truy to bị can ra toà án dé xét xử hoặc ra quyết định khác dé giải quyết vụ án

Để ra quyết định truy tố và tiễn hành xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, viện kiểm sát và toà án phải dựa vào hồ sơ vụ án Hồ sơ điều tra hình sự tập hợp hệ thống các văn bản, tài liệu được thu thập hoặc lập trong quá trình khởi tố, điều tra, được sắp xếp theo trật tự nhất định, phục vụ cho việc giải quyết vụ án và

Trang 27

lưu trữ lâu dài Nếu hồ sơ điều tra hình sự không day đủ, viện kiểm sát sẽ gặp khó khăn trong việc đưa ra các quyết định và yêu cầu hợp lí trong và sau quá trình điều tra như khởi tố bổ sung, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn, thay đổi điều tra viên, ra quyết định truy tố bị can Vì vậy, việc lập và củng có hỗ sơ điều tra hình sự là nhiệm vụ quan trọng của giai đoạn điều tra Cơ quan điều tra phải lập hồ sơ ngay sau khi có quyết định khởi tô vụ án và thường xuyên củng cố hé sơ để các tài liệu thu thập được hoặc các văn bản tố tụng được lập ra bảo đảm đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định Khi đã có đầy đủ chứng cứ để xác định có tội phạm và bị can thì cơ quan điều tra có nhiệm vụ làm bản kết luận điều tra, trình bày diễn biến hành vi phạm tội, nêu rõ các chứng cứ chứng minh tội phạm, những lí do và căn cứ đề nghị truy tố Bản kết luận điều tra đề nghị truy tố là cơ sở pháp lí xác định tội phạm và bị can đề nghị truy tổ đã được điều tra và có đầy đủ chứng cứ dé chứng minh Can cứ ban kết luận điều tra, viện kiểm sát chỉ ra bản cáo trạng truy tổ những bi can về các tội phạm đã

được điều tra có đủ chứng cứ chứng minh Những tội phạm và bị can chưa được điều tra sẽ không bị truy tố Trong trường hợp không có căn cứ dé dé nghị truy t6 thì ra các quyết định khác theo quy định của BLTTHS để giải quyết vụ án Ví du: hết thời

hạn điều tra vẫn không chứng minh được bị can phạm tội hoặc xác định hành vi bị khởi tố, điều tra không cầu thành tội phạm thì ra quyết định đình chỉ điều tra.

c Xác định nguyên nhân và điêu kiện phạm lội, yêu cau cáccơ quan, tô chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và

ngăn ngừa

Trong giai đoạn điều tra, xác định nguyên nhân và điều kiện phạm tội dé phòng ngừa tội phạm là một nhiệm vu quan trong Thực hiện nhiệm vụ này, đối với mỗi tội phạm, cơ quan điều tra phải tìm ra nguyên nhân và điều kiện thúc day việc thực hiện tội phạm Nếu tội phạm phát sinh do thiếu sót của cơ quan, tô chức

Trang 28

thì yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa Vi du: qua việc điều tra, phát hiện những thiếu sót trong quản lí kinh tế, trong bảo vệ tài sản, trong việc giáo dục thanh, thiếu niên dẫn đến việc phạm tội thì cơ quan điều tra yêu cầu các cơ quan có liên quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa Các cơ quan, tô chức được yêu cầu phải chấp hành yêu cầu của cơ quan điều tra.

3 Ý nghĩa

Điều tra vụ án là giai đoạn thu thập chứng cứ dé chứng minh tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội, xác định các tình tiết

ảnh hưởng tới trách nhiệm hình sự và hình phạt của người thực

hiện tội phạm Vì vậy, giai đoạn này có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc giải quyết vụ án.

Kết quả điều tra là cơ sở dé viện kiểm sát quyết định truy tố bi can trước toà án hoặc quyết định khác dé giải quyết vụ án.

Khi kết thúc điều tra, nếu có căn cứ xác định tội phạm và bị can, cơ quan điều tra làm bản kết luận điều tra đề nghị truy tố Viện kiểm sát chỉ có thể quyết định truy tố bị can khi vụ án đã

được điều tra, có bản kết luận điều tra kèm theo toàn bộ hồ sơ vụ án Nếu vụ án chưa được điều tra hoặc điều tra không đầy đủ mà

viện kiểm sát không có kha năng bổ sung thì không thé quyết định truy tố bị can và hồ sơ vụ án phải được trả lại dé điều tra bố sung.

Kết quả điều tra là cơ sở dé toà án xét xử đúng người, đúng tội Toà án chỉ có thể xét xử vụ án trên cơ sở vụ án đã được điều tra, lập hồ sơ và có quyết định truy tố bằng bản cáo trạng của viện kiểm sát Thiếu hoạt động điều tra, không có hồ sơ vụ án, toà án không có cơ sở dé xét xử Kết quả của hoạt động điều tra càng cụ thể, chính xác, càng thu thập được đầy đủ các chứng cứ bao gồm

cả chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội, chứng cứ xác định tình

tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị

Trang 29

can, cũng như chứng cứ xác định các tình tiết khác của vụ án thì càng tạo điều kiện cho toà án xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật Nếu điều tra chưa thu thập được đầy đủ chứng cứ hoặc việc thu thập chứng cứ có những vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng thì toà án không thể đưa vụ án ra xét xử mà phải trả lại hồ sơ để yêu cầu điều tra bé sung.

II NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VE DIEU TRA 1 Tham quyền điều tra

a Thâm quyên điểu tra của cơ quan diéu tra cua công an

nhân dân

Cơ quan điêu tra của công an nhân dân gôm cơ quan cảnh sátđiêu tra và cơ quan an ninh điêu tra.

- Tham quyên điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra (Điều 163 BLTTHS; các điều 19, 20, 21 Luật tổ chức cơ quan điều tra

hình sự):

Cơ quan cảnh sát điều tra công an cấp huyện có thâm quyền điều tra vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương từ Chương XIV đến Chương XXIV BLHS khi các tội phạm đó thuộc thâm quyền xét xử của toà án nhân dân cấp huyện, trừ các tội phạm thuộc thâm quyền điều tra của cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và cơ quan an ninh điều tra của công an nhân dân Thâm quyền điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra công an cấp huyện được quy định theo lĩnh vực chuyên môn của

các cơ quan này.

Ví dụ: Đội cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội tiến hành điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các

chương: Chương XIV (các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ,

danh dự nhân phẩm của con người), Chương XV (các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công

dân), Chương XVI (các tội xâm phạm sở hữu), Chương XVII (các

Trang 30

tội xâm phạm chế độ hôn nhân va gia đình), Chương XXI (các tội

xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng), Chương XXII(các tội xâm phạm trật tự quan lí hành chính), Chương XXIV (cáctội xâm phạm hoạt động tư pháp) của BLHS khi các tội phạm đó

thuộc thâm quyền xét xử của toà án nhân dân cấp huyện, trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của co quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và cơ quan an ninh điều tra trong công an nhân dân.

Đội cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lí kinh tế và chức vụ tiến hành điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương: Chương XVIII (các tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế); Chương XIX (các tội phạm về môi trường); Chương XXIII (các tội phạm về chức vụ) của BLHS khi các tội phạm đó thuộc thâm quyền xét xử của toà án nhân dân cấp huyện, trừ các tội phạm thuộc thẩm quyên điều tra của co quan an ninh điều tra trong công an nhân dân.

Đội cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý tiến hành điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Chương XX (các tội phạm về ma tuý) của BLHS khi các tội phạm đó thuộc thâm quyên xét xử của toà án nhân dân cấp huyện.

Cơ quan cảnh sát điều tra công an cấp tỉnh điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương từ Chương XIV đến Chương XXIV của BLHS khi các tội phạm đó thuộc thầm quyền xét xử của toà án nhân dân cấp tỉnh hoặc các tội phạm thuộc thâm quyền điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra công an cấp huyện nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra Tổ chức cơ quan cảnh sát điều tra công an cấp tỉnh gồm có phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, phòng cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng và chức vụ, phòng cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý.

Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội tiến hành

Trang 31

điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các

chương XIV, XV, XVI, XVI, XXI, XXII, XXIV của BLHS khi các tội phạm đó thuộc thâm quyền xét xử của toà án nhân dân cấp

tinh (trừ các tội phạm thuộc thâm quyền điều tra của cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và cơ quan an ninh điều tra trong công an nhân dân) hoặc các tội phạm thuộc thâm quyên điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra công an cấp huyện nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.

Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lí kinh tế và chức vụ tiến hành điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy

định tại các chương XVIII, XIX, XXII của BLHS khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của toà án nhân dân cấp tỉnh

(trừ các tội phạm thuộc thâm quyền điều tra của cơ quan an ninh điều tra trong công an nhân dân) hoặc các tội phạm thuộc thâm quyên điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra công an cấp huyện nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.

Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý tiễn hành điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Chương XX của BLHS khi các tội phạm đó thuộc thâm quyền xét xử của toà án nhân dân cấp tỉnh hoặc các tội phạm thuộc thâm quyền điều tra

của cơ quan cảnh sát điều tra công an cấp huyện nhưng xét thay

cần trực tiếp điều tra.

Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an điều tra các vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thâm quyền điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra công an cấp tỉnh về

những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xảy ra trên địa

bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra; các vụ án đặc biệt nghiêm trọng thuộc thâm quyền điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra do Hội đồng thẩm phan Tòa án nhân dân tối cao huỷ dé điều tra lại.

Trang 32

Tổ chức cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an gồm có: Cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội; Cục cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng và chức vụ; Cục cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý; Cục cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu, vận chuyền trái phép hàng hoá qua biên giới, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cam, xâm phạm sở hữu trí tuệ (Cục cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu).

Cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội điều tra các vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra công an cấp tỉnh quy định tại các chương XIV, XV, XVI, XVI, XXI, XXII, XXIV BLHS nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.

Cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lí kinh tế và chức vụ tiễn hành điều tra các vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thâm quyền điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra công an cấp tỉnh quy định tại các chương XVIII, XIX, XXIII của BLHS nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra Cục cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý tiễn hành điều tra các vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thâm quyền điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra công an cấp tỉnh quy định tại Chương XX BLHS nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.

- Tham quyên điều tra của cơ quan an ninh diéu tra (Điều 163 BLTTHS; các điều 16, 17 Luật tổ chức co quan điều tra hình su):

Cơ quan an ninh điều tra công an cấp tỉnh điều tra vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Chương XIII, Chương XXVI và các tội phạm quy định tại các điều 207, 208, 282, 283, 284, 299,

300, 303, 304, 305, 309, 337, 338, 347, 348, 349 và 350 BLHS

khi các tội phạm đó thuộc thâm quyền xét xử của toà án nhân dân cấp tỉnh; tiến hành điều tra vu án hình sự về tội phạm khác liên quan đến an ninh quốc gia hoặc để bảo đảm khách quan theo sự

Trang 33

phân công của Bộ trưởng Bộ công an."

Cơ quan an ninh điều tra Bộ công an điều tra các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố

trực thuộc trung ương hoặc có yếu tố nước ngoài thuộc thấm

quyền điều tra của cơ quan an ninh điều tra công an cấp tỉnh quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 nếu xét thay can truc tiếp điều tra; vụ án đặc biệt nghiêm trọng thuộc thâm quyền điều tra của cơ quan an ninh điều tra của công an nhân dân do Hội đồng thâm phán toà án nhân dân tối cao huỷ dé điều tra lại.)

b Tham quyên điêu tra của cơ quan diéu tra trong quan đội

nhán dân

- Tham quyên điều tra của cơ quan điều tra hình sự trong quân đội nhân dân (Điều 163 BLTTHS; các điều 26, 27, 28 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự):

Bộ phận điều tra cơ quan điều tra hình sự khu vực điều tra các vụ án hình sự về tội phạm quy định tại các chương từ Chương

XIV đến Chương XXV BLHS khi các tội phạm đó thuộc thâm quyền xét xử của toà án quân sự cùng cấp, trừ các tội phạm thuộc

thâm quyền điều tra của cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương và cơ quan an ninh điều tra trong quân đội nhân dân.

Ban điều tra cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương từ Chương XIV đến Chương XXV BLHS khi các tội phạm đó thuộc thâm quyền xét xử của toà án quân sự quân khu và tương đương hoặc các tội phạm thuộc thâm quyền điều tra cua cơ quan điều tra hình sự khu vực nhưng xét thay cần trực tiếp điều tra.

(1) Xem: Điều 17 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015.

(2) Xem: Điêu 16 Luật tô chức cơ quan điêu tra hình sự năm 2015.

Trang 34

Các phòng điều tra cơ quan điều tra hình sự Bộ quốc phòng điều tra các vụ án hình sự thuộc thâm quyền điều tra của cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xảy ra trên địa bàn nhiều quân khu và tương đương, tội phạm có tô chức xuyên quốc gia nếu xét thay can truc tiép điều tra; vụ án đặc biệt nghiêm trọng thuộc thâm quyền điều tra của cơ quan điều tra hình sự trong quân đội nhân dân do Hội đồng thẩm phan Toà án nhân dân tối cao huỷ dé điều tra lại.

- Tham quyên diéu tra của cơ quan an ninh điều tra trong quân đội nhân dân (Điều 163 BLTTHS; Các điều 23, 24 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự):

Ban điều tra cơ quan an ninh điều tra quân khu và tương đương điều tra vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Chương XIII, Chương XXVI và các tội phạm quy định tại các điều 207,

208, 282, 283, 284, 299, 300, 303, 304, 305, 309, 337, 338, 347,

348, 349 và 350 BLHS khi các tội phạm đó thuộc thâm quyền xét

xử của toà án quân sự.

Các phòng điều tra cơ quan an ninh điều tra Bộ quốc phòng điều tra các vụ án hình sự thuộc thấm quyền điều tra của cơ quan an ninh điều tra quân khu và tương đương về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xảy ra trên địa bàn nhiều quân khu và tương đương hoặc có yếu tố nước ngoài nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra; vụ án đặc biệt nghiêm trọng thuộc thâm quyền điều tra của cơ quan an ninh điều tra của quân đội nhân dân do Hội đồng thâm phán Toa án nhân dân tối cao huỷ dé điều tra lại.

c Tham quyên diéu tra của cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Điều 163 BLTTHS; các điều 30, 31 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự)

Các phòng điều tra cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tôi cao điêu tra các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội

Trang 35

phạm về tham những, chức vụ quy định tại Chương XXIII và

Chương XXIV BLHS xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người

phạm tội là cán bộ, công chức thuộc cơ quan điều tra, toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án, người có thâm quyền tiến hành hoạt động tư pháp khi các tội phạm đó thuộc thâm quyền xét xử của toà án nhân dân.

Ban điều tra cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương điều tra các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và

Chương XXIV BLHS xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người

phạm tội là cán bộ, công chức thuộc cơ quan điều tra, toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án, người có thâm quyền tiến hành hoạt động tư pháp khi các tội phạm đó thuộc thâm quyền xét xử của toà án quân sự.

Về thâm quyền điều tra theo lãnh thé, theo quy định tại khoản 4 Điều 163 BLTTHS, cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra

những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình.

Khi có tội phạm xảy ra, phải căn cứ vào địa điểm xảy ra tội phạm

thuộc dia phận của cơ quan điều tra nào dé xác định thâm quyền

điều tra Trong trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra vụ án thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra nơi

phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.

Dé kip thời thu thập chứng cứ, ngăn chan hành vi phạm tội, đối với sự việc có dấu hiệu phạm tội mà chưa xác định rõ thầm quyền điều tra thì cơ quan điều tra nào phát hiện trước phải áp dụng ngay các biện pháp điều tra theo quy định của BLTTHS; khi đã xác định được thâm quyên điều tra thì chuyển vụ án cho cơ quan điều tra có thâm quyền theo quy định của BLTTHS.

Khi có tranh châp vê thâm quyên điêu tra giữa các cơ quanđiêu tra thì viện trưởng viện kiêm sát cùng câp đang kiêm sát

Trang 36

điêu tra vu án có thâm quyên giải quyét Các cơ quan điêu traphải thực hiện quyét định của viện kiêm sát vê xác định thâmquyên điêu tra.

d Tham quyên điều tra của các cơ quan của bộ đội biên phòng, hải quan, kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư và các cơ quan khác của công an nhân dán, quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiễn hành một số hoạt động điều tra (Điều 164 BLTTHS; từ Điều 32 đến Điều 39 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự)

- Các cơ quan của bộ đội biên phòng, hải quan, kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư khi thực hiện nhiệm vụ mà phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vực và địa bàn quản lí của mình thì có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lí lịch người phạm tội rõ ràng thì ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, tiến hành điều tra và

chuyển hồ sơ vụ án cho viện kiểm sát có thâm quyền trong thời

hạn 01 tháng ké từ ngày ra quyết định khởi t6 vụ án;

Đối với tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng,

tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng

nhưng phức tạp thi ra quyết định khởi t6 vụ án, tiễn hành hoạt động điều tra ban đầu và chuyên hồ sơ vụ án cho cơ quan điều tra có thâm quyền trong thời hạn 7 ngày kế từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.

+ Các cơ quan của bộ đội biên phòng có thẩm quyền điều tra

các tội phạm quy định tại Chương XIII và các điều 150, 151, 152,

153, 188, 189, 192, 193, 195, 207, 227, 235, 236, 242, 247, 248,249, 250, 251, 252, 253, 254, 255, 256, 303, 304, 305, 306, 309,330, 337, 338, 346, 347, 348, 349 và 350 của BLHS xảy ra trong

khu vực biên giới trên đất liền, bờ biến, hải đảo và các vùng biển

do bộ đội biên phòng quản lí;

Trang 37

+ Các cơ quan của hải quan có thâm điều tra các tội phạm quy định tại các điều 188, 189, 190 của BLHS.

+ Các co quan của kiểm lâm có thâm quyền điều tra tội phạm quy định tại các điều 232, 243, 244, 245, 313 và 345 của BLHS.

+ Các cơ quan của lực lượng cảnh sát biển có thẩm điều tra tội phạm quy định tại Chương XIII và các điều 188, 189, 227, 235,

236, 237, 242, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 272, 273, 282, 284,303, 304, 305, 309, 311, 346, 347 và 348 của BLHS xảy ra trên

các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do lực lượng cảnh sát biển quản lí.

+ Các cơ quan của kiểm ngư có thâm quyền điều tra tội phạm

quy định tại các điều 111, 242, 244, 245, 246, 305 và 311 của BLHS xảy ra trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do kiểm ngư quản lí.

- Các cơ quan khác trong công an nhân dân, quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khi thực hiện nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dau hiệu tội phạm thì có quyền khởi tố vụ án, tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu và chuyền hồ sơ vụ án cho cơ quan điều tra có thâm quyên trong hạn 7 ngày kể từ ngày khởi tố vụ án.

+ Thâm quyền điều tra của các cơ quan thuộc lực lượng an ninh trong công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiễn hành một số hoạt động điều tra là các tội phạm thuộc thâm quyền điều tra của cơ quan an ninh điều tra của công an nhân dân mà các cơ quan

này phát hiện khi thực hiện nhiệm vụ của mình.

+ Tham quyền điều tra của các cơ quan thuộc lực lượng cảnh sát trong công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiễn hành một số hoạt động điều tra là các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra mà các cơ quan này phát hiện khi thực

hiện nhiệm vụ của mình.

Trang 38

+ Quyên hạn điều tra của các cơ quan khác trong quân đội

nhân dân được giao nhiệm vụ tiên hành một sô hoạt động điêu traGiám thi trại giam trong khi làm nhiệm vụ của mình ma phát

hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm thuộc thâm quyền điều tra của cơ quan điều tra hình sự đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì quyết định khởi tố vụ án hình sự, khám nghiệm hiện trường, lay lời khai, khám xét, thu giữ, tam gitr và bao quản vat chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyên hồ sơ vụ án cho cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 07 ngày ké từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.

Thủ trưởng đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương

đương khi phát hiện những hành vi phạm tội thuộc thâm quyền

điều tra của cơ quan điều tra trong quân đội nhân dân, xảy ra trong khu vực đóng quân của đơn vị thì có quyền lập biên bản phạm tội quả tang, lay lời khai, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan đến hành vi phạm tội, áp dụng biện pháp ngăn chặn theo quy định của BLTTHS, chuyển hồ sơ

vụ án cho cơ quan điều tra có thâm quyền trong thời hạn 07 ngày

kế từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.

Các cơ quan được giao nhiệm vụ tiễn hành một số hoạt động

điều tra chỉ được thực hiện quyền hạn của mình theo quy định của BLTTHS và Luật t6 chức cơ quan điều tra hình sự Sau khi ra quyết định khởi tố vu án, áp dụng biện pháp ngăn chặn theo thâm

quyên, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động

điều tra phải gửi ngay các quyết định đó cho viện kiểm sát và thông báo cho cơ quan điều tra có thâm quyên biết Trong trường hợp cần thiết, cơ quan điều tra có thâm quyền có quyền yêu cầu cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra chuyền ngay hồ sơ vụ án để trực tiếp điều tra Các yêu cầu của cơ quan điều tra có giá trị bắt buộc thi hành đối với cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra Các đơn vị

Trang 39

cảnh sát nhân dân, an ninh nhân dân, kiểm soát quân sự có trách nhiệm hỗ trợ và thực hiện các yêu cầu của thủ trưởng, phó thủ

trưởng cơ quan điều tra, điều tra viên và của thủ trưởng, phó thủ

trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong hoạt động điều tra.

2 Chuyển vụ án, nhập hoặc tách vụ án hình sự để tiến hành điều tra, uỷ thác điều tra (các điều 169, 170, 171 BLTTHS)

Thực hiện thâm quyền điều tra theo quy định của BLTTHS và Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự, khi tiến hành điều tra, cơ quan điều tra phải kiểm tra xem đã điều tra đúng thâm quyền hay chưa Khi thay vụ án không thuộc thẩm quyền điều tra của mình (không đúng tội phạm, đối tượng hoặc lãnh thổ) thì cơ quan điều tra phải đề nghị viện kiểm sát cùng cấp ra quyết định chuyển vụ án cho cơ quan điều tra có thâm quyền dé tiếp tục điều tra Trong thời hạn ba ngày kế từ ngày nhận được dé nghị của cơ quan điều tra, viện trưởng viện kiểm sát cùng cấp có trách nhiệm ra quyết định chuyền vụ án cho cơ quan điều tra có thâm quyền, quyết định

này cũng được chuyên cho viện kiểm sát có thâm quyền dé thực

hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra Viện kiểm sát có thể ra quyết định chuyên vụ án trong trường hợp cơ quan điều tra cấp trên quyết định rút vụ án lên để điều tra hay điều tra viên bị thay đổi là thủ trưởng cơ quan điều tra đang điều tra vụ án hoặc khi viện kiểm sát đã yêu cầu chuyên vụ án nhưng cơ quan điều tra không thực hiện Trong trường hợp chuyên vụ án ra ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc ngoài phạm vi quân khu thì do viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, viện trưởng viện kiểm sát quân sự cấp quân khu quyết định.

Nhập vụ án hình sự là việc tiễn hành điều tra trong cùng một vụ án những trường hợp bị can phạm nhiều tội, bị can phạm tội

nhiêu lân, nhiêu bị can cùng thực hiện một tội phạm hoặc cùng

Trang 40

với bị can còn có những người khác che giấu tội phạm hoặc không 6 giác tội phạm, tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có Các vụ án được nhập dé tiến hành điều tra trong cùng một vụ phải có liên quan đến nhau Không được nhập các vụ án để điều tra nếu

đó là những vụ án riêng biệt không liên quan với nhau.

Tach vụ án hình sự dé tiến hành điều tra là việc tách các tội phạm hoặc các bị can trong cùng một vụ án thành những vụ án riêng lẻ, nêu không thê hoàn thành sớm việc điều tra đối với tất cả các tội phạm Vi du: vụ án bi can thực hiện nhiều tội phạm ở các thời điểm khác nhau không thể hoàn thành sớm việc điều tra với mọi tội phạm thì tách tội phạm của bị can để điều tra sau trong vụ án khác Tuy nhiên, chỉ được tách vụ án nếu việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan của vụ án.

Dé kiểm sát các hoạt động điều tra được kịp thời, trong thời hạn 24 giờ ké từ khi ra quyết định, co quan điều tra phải gửi quyết định nhập hoặc tách vụ án cho viện kiểm sát cùng câp.

Uỷ thác điều tra là việc cơ quan điều tra yêu cầu cơ quan điều tra khác tiễn hành một số hoạt động điều tra khi cần thiết.

Chỉ cơ quan điều tra mới được uỷ thác điều tra, các cơ quan khác

được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra không

được thực hiện việc uỷ thác điều tra vì chỉ tiến hành hoạt động

điều tra ban đầu Khi uỷ thác điều tra, cơ quan điều tra uỷ thác phải ghi rõ yêu cầu cụ thể trong quyết định uỷ thác điều tra và gửi cho cơ quan điều tra được uỷ thác và viện kiểm sát cùng cấp với cơ quan này để kiểm sát hoạt động điều tra uỷ thác Cơ quan điều tra được uy thác có trách nhiệm thực hiện nhanh chóng va đầy đủ những việc được uỷ thác trong thời hạn mà cơ quan điều tra uỷ thác yêu cau; trong trường hợp cơ quan điều tra được uỷ thác không thé thực hiện được từng phần hoặc toàn bộ việc uỷ thác thì phải báo ngay bằng văn bản, nêu rõ lí do cho cơ quan điều tra đã uỷ thác biết.

Ngày đăng: 17/04/2024, 09:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan