1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình luật tố tụng hình sự việt nam

583 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 583
Dung lượng 17,69 MB

Nội dung

Trang 2

KHOA LUẬT

PGS TS NGUYỄN NGỌC CHÍ (Chủ biên) -

LUẬT Tổ TUNB HÌNH SỰ VIỆT NAM

Trang 3

MỤC LỤC

Lời nói đầu - - HQ L5 ng 0 0 g0 5S 13

Chương 1

NHẬP MÔN LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Khái niệm “tố tụng hình sự” và “luật tố tụng hình sự” v.<ses 15

Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự che 28 Vị trí và mối quan hệ của luật tố tụng hình sự trong hệ thống pháp luật 29

Chương 2

QUYỀN CON NGƯỜI VÀ BẢO ĐẢM

QUYỀN CON NGƯỜI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Khái niệm “quyền con người trong tố tụng hình sự” cu 33 Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự ii 43

Chương 3

BẢN CHẤT, NHIỆM VỤ VÀ SỰ PHÁT TRIEN CUA LUAT T6 TUNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

Bản chất của luật tố tụng hình sự Việt Nam - nen 57 Nhiệm vụ của luật tố tụng hình sự Việt Nam che 59

Sự phát triển của luật tố tụng hình sự Việt Nam - e-ccccss¿ 62 Chương 4

CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN

CỦA LUẬT TỔ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

Khái niệm, phân loại và vai trò các nguyên tắc cơ bản

của luật tố tụng hình sự Việt Nam -ĂL HH HH kg rưy 71

Trang 4

Chương 5

a ` a

CO QUAN TIEN HANH TO TUNG

l Khái niệm “cơ quan tiến hành tố tụng hình Sự” - set 118 VW TOG AN ÔÔÔÔÔÔÔÔÔÔÔÔÔÔÔÔÔÔÔỒ 119

AC {on 125

IV Cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao

một số hoạt động điều tra ng nh nành HH 129

Chương 6

` ae ` wl

NGUOI TIEN HANH TO TUNG

| Khái niệm "người tiến hành tố tụng” chau 141 I Người tiến hành tố tụng trong Cơ quan Điều tra - -cresằ 144 lII - Người tiến hành tố tụng trong Viện Kiểm sát - cành 159 IV Những người tiến hành tố tụng trong Tòa án che 169 V _ Việc thay đổi người tiến hành tố tụng - che 180

Chương 7

` we

NGUOI THAM GIA TO TUNG

L Khái niệm và việc phân loại người tham gia tố tụng co 185

HW _ Các loại người tham gia tố tụng - nh HH ve, 187 Chương 8 CHỨNG CỨ II lẻ ha e 217 WP loa so 2 eo 221 I2 an 224 IV Vấn để chứng minh trong tố tụng hình sự -eniHheree 233 Chương 9

BIEN PHAP NGAN CHAN

I Khái niệm và căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn - 245

II Các biện pháp ngăn chặn cụ thổ cà cành nhhhhe 258 II Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn Ă coi 290

Trang 5

Mục lục 7 Chương 10

KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ

I Khái niệm khởi tố vụ án hình sự HH Hung tre 293

II Căn cứ và cơ sở quyết định khởi tố vụ án hình sự eeee 295

lil Căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự - cánhhiieHe 298

IV Thẩm quyền ra quyết định khởi tố

hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự c.ceneeeeirrirree 301 V _ Thủ tục khởi tố vụ án hình SỰ .- nh HH nHàrey 304

VỊ Quyền hạn và trách nhiệm

của Viện kiểm sát trong việc khởi tố vụ án hình sự . -. 309 Vil Bảo đảm quyền con người

trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự - -cnhhhiHhhriite 310

Chương 11

ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ

I Khái niệm, nhiệm vụ điều tra vụ án hình sự .- sen 313

II Bão đảm quyền con người trong hoạt động điều tra oeeieerre 316 II Những quy định chung về điều tra - cha Hyeg 319

HI, Các hoạt động điều tra á- SG 1> ng Ho ng ng nh 331

) HE on co na ae 351 V (ái na na 352 VI Kiểm sát điều tra và các quyết định

của Viện kiểm sát khi điều tra share 354

Chương 12

XÉT XỬ SƠ THẤM VỤ ÁN HÌNH SỰ

I Khái niệm va các đặc trưng cơ ban

của xót xử sơ thẩm vụ án hình sỰ - sccc kg HH He 359 II Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của tòa án các cấp cecceierre 361

Il Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự 225cc 371

IV Những quy định chung về thủ tục tố tụng tại phiên tòa 388

V Trình tự xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại phiên tòa eo 401

Trang 6

Chương 13

£ 2 z +

XÉT XƯ PHÚC THẤM

I Vai trò của xét xử phúc thẩm trong tố tụng hình sự : 425

II Khái niệm “xét xử phúc thẩm” ‹ nho re 428

Ill Kháng cáo và kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm 434 IV Thẩm quyền, thời hạn, phạm vi xét xử phức thẩm sec 440

V Áp dụng, thay đổi, huỷ bổ biện pháp ngăn chặn . . ~ 442 VI _ Những người tham gia phiên tòa phúc thẩm oi 444 VII Phiên tòa phúc thẩm và các quyết định

của hội đồng xét xử phúc thẩm - nhe re 445 Chương 14

THỊ HÀNH BẢN ÁN VÀ QUYẾT ĐỊNH CỦA TOÀ ÁN

I Khái niệm, ý nghĩa của việc thi hành bản an

và quyết định của tòa Áán HH HH H281 KT te 453

II Những quy định chung về việc thi hành bản án

và quyết định của tòa án cach HH HH 128111111 HT 456

II - Thi hành các loại hình phạt cụ thể nhe, 466

IV Giảm thời hạn và miễn thời hạn chấp hành hình phạt .- 501

V Xóa án tÍCh ch HH ng nen 004.04 8011409 8 9 506

Chương 15

? z a z a

THU TUC GIAM ĐỐC THẤM, TÀI THẤM

I Xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật

theo thủ tục giám đốc thẩm nhe ưeg 509

|I _ Xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật

theo trình tự tái thẩm che Nhi 519

Chương 16

+ at we Zz x ` nA

THU TỤC TÔ TỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THANH NIÊN I _ Quy định chung về thủ tục tố tụng

đối với người chưa thành niên - HH Ha He 525

II _ Các giai đoạn tố tụng đối với vụ án liên quan

Trang 7

Mục lục 9

Chuong 17

THU TUC RUT GON

Khái niệm uc nung nhe, — 539

Những quy định chung về thủ tục rút GỌN chu 541

Nội dung của thủ tục rút gọn .- ác che re 547

Chương 18

THỦ TỤC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP BẮT BUỘC CHỮA BỆNH

Khái niệm, điều kiện và thẩm quyền áp dụng biện pháp

221891/2ses11:- 0e.) DA -:adi ,ÔỎ 553 Các giai đoạn tố tụng đối với người phạm tội

bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh .cccccieieeiie 558

Chương 19

HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Các quy phạm về hợp tác quốc tế

trong lĩnh vực tư pháp hình sự

của nước Việt Nam từ năm 1975 đến trước năm 2003 - 565 Cac quy dinh vé hgp tac quéc té

trong lĩnh vực †ư pháp hình sự của Bộ luật TTHS 2003 579

Những quy định về hợp tác quốc tế

trong pháp luật tố tụng hình sự một số nước trên thế giới 585

Trang 8

TTHS: LTTHS: BLHS: BLTTHS: THTT: CQDT: XHCN: QHPL: CHXHCN: CQTHTT: VKS: VKSND: NTHTT: TAND: UBTVQH: Tố tụng hình sự Luật tố tụng hình sự Bộ luật Hình sự ˆ_ Bộ luật Tố tụng hình sự Tiến hành tố tụng Cơ quan điều tra Xã hội chủ nghĩa Quan hệ pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Cơ quan tiến hành tố tụng

Viện Kiểm sát

Viện Kiểm sát nhân dân

Người tiến hành tố tụng

Tòa án nhân dân

Trang 9

LỜI NÓI ĐẦU

Luật tố tụng hình sự là ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án hình sự; quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng hình sự; quy định thủ tục tố tụng khởi tố, điều tra, truy tố xét xử và thi hành án hình sự Luật Tố tụng hình sự là công cụ đấu tranh, phòng ngừa tội phạm đồng thời có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người

Giáo trình Luật tố tụng hình sự đã được Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản và dùng trong quá trình đào tạo nhưng chưa cập nhật được tinh thần đổi mới của Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp năm 2005, cũng như sự phát triển của khoa học pháp lý tố tụng hình sự những năm gần đây, nhất là vấn đề bảo đảm quyển con người trong tố tụng hình sự Vì vậy, lần biên soạn này, các tác giả giáo trình cố gắng trình bày những nội dung đổi mới theo tỉnh thần Nghị quyết của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp, đồng thời cập nhật những khuynh hướng mới nhất của khoa

học pháp lý tố tụng hình sự hiện nay Nhận thức rõ tâm quan trọng

của việc bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự, các tác giả đưa nội dung bảo đảm quyền con người vào từng chương, đồng thời dành một chương của giáo trình để cập đến những vấn để có tính khái quát nhất về quyền con người trong tố tụng hình sự và bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự Vì vậy, giáo trình này có phạm vi rộng hơn, nội dung phong phú hơn và kết cấu logic hợp lý hơn những giáo trình đã có trước đó

Luật tố tụng hình sự là môn học bắt buộc trong chương trình

đào tạo cử nhân Luật ở Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà

Trang 10

Lần biên soạn này, Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam dựa

trên chương trình đào tạo đại học theo tín chỉ ở Đại học Quốc gia Hà

Nội nên nội dung và hình thức cũng được cải tiến cho phù hợp,

hướng tới việc chủ động trong quá trình học tập của sinh viên Giáo

trình kế thừa những kết quả và kinh nghiệm giảng dạy môn Luật tố

tụng hình sự trong những năm qua tại Khoa Luật trực thuộc Đại học

Quốc gia Hà Nội nên đã chú ý tới việc nâng cao tính lý luận, tính thực tiễn nhằm phát triển năng lực tự học tập, tiếp cận thực tiễn và nghiên cứu khoa học của sinh viên trong quá trình đào tạo

Khi biên soạn giáo trình, do những hạn chế chủ quan và khách quan nên các tác giả không tránh khỏi thiếu sót Chúng tôi chân

thành cám ơn sự đóng góp của các đồng nghiệp, sinh viên và bạn đọc

để Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam ngày càng hoàn thiện

Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội trân trọng giới

thiệu giáo trình này

Hà Nội, thang 8 nam 2013

Trang 11

_Chương 1 NHẬP MƠN LUẬT TỔ TỤNG HÌNH SỰ L KHAINIEM “TO TỤNG HÌNH SỰ” VÀ “LUAT TO TUNG HINH SU” 1 Khái niệm “tố tụng hình sự”

— Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội là đòi hỏi tất yếu của bất kỳ nhà nước nào nhằm mục đích trừng trị và phòng

ngừa tội phạm, bảo vệ các quan hệ xã hội thống trị, trật tự pháp luật và

quyền con người, quyền công dân Mục đích này chỉ trở thành hiện

thực và có hiệu lực trên thực tế khi tội phạm xảy ra được chứng minh, xử lý theo một trình tự nhất định Trình tự này có nhiều bước, diễn ra liên tục, hỗ trợ nhau, mà thông thường được bắt đầu từ khi cơ quan có

thẩm quyền nhận được tin báo, tố giác tội phạm đến khi bản án hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực được thi hành Cụ thể:

- Bước thứ nhất, tiếp nhận tin báo, tố giác uề tội phạm uà bước đầu xử lý tội phạm: Bước này đóng vai trò khởi động quá trình giải quyết vụ

án hình sự, bắt đầu từ khi cơ quan có thẩm quyền nhận được tin báo,

_ tin tố giác hoặc tự mình phát hiện ra các dấu hiệu bị nghỉ là tội phạm và kết thúc bởi việc quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố

vụ án hình sự Khi tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xác định nội dung các thông tin được

cung cấp và hành vi được phản ánh trong các thông tin đó có hay

không dấu hiệu của tội phạm Để thực hiện nhiệm vụ này, cơ quan có

Trang 12

phải có trách nhiệm phải làm rõ Đây là bước đầu tiên của quá trình tố tụng giải quyết vụ án hình sự

- Bước thứ hai, điều tra lầm rõ mọi tình tiết uụ án: Bước tiếp theo của quá trình tố trình tố tụng là cơ quan có thẩm quyền phải xác định,

làm rõ tất cả các tình tiết liên quan đến vụ án làm cơ sở cho việc buộc

tội và xét xử đối với người phạm tội Vì vậy, điều tra vụ án là bước quan trọng trong quá trình chứng minh giải quyết vụ án hình sự, nó

được bắt đầu từ khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự và kết thúc

bằng quyết định đề nghị truy tố bị can hoặc quyết định đình chỉ điều

tra Nhiệm vụ chính của các hoạt động điều tra là thu thập chứng cứ

chứng minh tội phạm và hành vi của người phạm tội, những tình tiết liên quan đến trách nhiệm hình sự của họ cũng như những tình tiết khác liên quan đến vụ án Trong thời hạn hợp lý kể từ khi nhận được quyết định đề nghị truy tố và bản kết luận điều tra, VKS/Cơ quan công tố với chức năng luật định phải tiến hành nghiên cứu hồ sơ một cách toàn diện, đầy đủ và trên cơ sở chứng cứ khách quan thu thập được trong giai đoạn điều tra để đưa ra một quyết định hợp pháp và

hợp lý đối với vụ án

- Bước thứ ba, xét xử 0ụ án hình sự: Việc xét xử đưa ra các phán

quyết đối với tội phạm và người thực hiện tội phạm chiếm vị trí trung tâm của hoạt động TTHS Hoạt động xét xử vụ án hình sự được

thực hiện bởi cơ quan đặc biệt, duy nhất là Tòa án Sau khi nhận hồ sơ vụ án và quyết định truy tố bị can của VKS, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, phiên xét xử sẽ diễn ra theo đúng thời gian quy định

Thời điểm bản án hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực là mốc

đánh dấu sự kết thúc của giai đoạn này Dưới góc độ lý thuyết và

thực tiễn thì hoạt động xét xử của Tòa án gìữ vai trò trung tâm đối

với hệ thống tư pháp nói chung và quá trình tố tụng giải quyết vụ án

hình sự nói riêng Do đó, thực hiện đúng các nguyên tắc nền tảng của

TTHS trong giai đoạn này là yêu cầu tiên quyết cho việc bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể tham gia quan hệ TTHS

Trang 13

Chương 1: Nhập môn Luật tố tụng hình sự 17 của Tòa án sẽ được thi hành trong thực tế, bảo đảm mục đích của việc

việc áp dụng hình phạt đối với người phạm tội là trừng phat, ran de,

giáo dục người phạm tội và phòng ngừa tội phạm

Khang dinh rằng, TTH6S là lĩnh vực đặc thù biểu hiện rõ nét tính

quyền lực nhà nước mà cơ quan có thẩm quyển vừa đóng vai trò buộc tội, vừa phải bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể tham gia tố tụng thông qua quá trình tố tung minh bach, céng bang

_ từ khi khởi tố vụ án đến khi thi hành bản án, quyết định của Tòa án

-_ TTHS là quá trình tiếp nối của các bước với những nhiệm vụ, yêu cầu - riêng về thủ tục nhưng lại có mối quan hệ biện chứng với nhau Mối quan hệ biện chứng đó không chỉ được thể hiện về thời hạn, trình tự, thủ tục mà còn ở sự thống nhất về nhiệm vụ chứng minh làm rõ sự

thật vụ án, xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, bảo đảm lợi

ích của các chủ thể TTHS, lợi ích của xã hội và thông qua đó thực hiện chức năng giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và phòng chống tội phạm

_ Quá trình giải quyết vụ án hình sự có sự tham gia của nhiều chủ thể, trong đó mỗi loại chủ thể góp phần vào việc giải quyết một chức

năng của TTHS Đó là: các chủ thể thực hiện chức năng buộc tội; các chủ thể thực hiện chức năng gỡ tội; chủ thể xét xử vụ án hình sự ˆ

Từ những phân tích trên có thể hiểu: TTHS bao gồm toàn bộ hoạt động của các chủ thể TTHS hướng tới việc giải quyết vụ án khách quan, công bằng, góp phần đấu tranh chống và phòng ngừa tội

phạm, bảo vệ quyền con người -

Như vậy, TTHS là một quá trình giải quyết vụ án, trong đó có

nhiều chủ thể, nhiều giai đoạn khác nhau phù hợp với tính chất, đặc

điểm của các cơ quan THTT, là cơ chế mà qua đó tội phạm được điều

tra làm rõ, bị truy tố, xét xử và hình phạt được áp dụng Quan điểm

truyền thống ở nước ta phân chia quá trình TTHS đó thành bốn giai

đoạn tương ứng với chức năng của các cơ quan THTT: (1) Khởi tố vụ

án hình sự; (2) Điều tra và truy tố; (3) xét xử; (4) Thi hành bản án và _

quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án Gần đây, có quan điểm

Trang 14

thẩm; giám đốc thẩm; tái thẩm; thi hành bản án và quyết định có hiệu

lực pháp luật của Toà án Quan điểm này dựa trên tính chất của nhiệm vụ phải giải quyết, nên việc xét xử được chia thành ba giai

đoạn: xét xử sơ thẩm; phúc thẩm có nhiệm vụ xét xử những bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực bị kháng cáo, kháng nghị; giám đốc thấm, tái thẩm có nhiệm vụ xét lại bản án có hiệu lực pháp luật khi phát hiện

có vi phạm pháp luật hoặc phát hiện ra tình tiết mới làm thay đổi tính

chất của vụ án Tuy nhiên, trên thực tế không phải vụ án nào cũng

phải qua tất cả các cấp xét xử mà việc phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm chỉ mang tính chất cá biệt nên việc phân chia quá trình giải quyết vụ án thành sáu giai đoạn không đúng với mọi vụ án Vì vậy, việc phân chia quá trình giải quyết vụ án hình sự thành bốn giai đoạn

và phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm là thủ tục tố tụng đặc biệt

mang tính cá biệt là hợp lý

Hoạt động TTHS mang tính khách quan tồn tại trong tất cả các

xã hội có giai cấp và nhà nước, khi nhà nước dùng pháp luật để quy

định hành vi phạm tội nhằm bảo vệ quyền lợi của mình thì đồng thời „

phải có quá trình chứng minh và giải quyết đối với sự việc phạm tội và người phạm tội Quá trình giải quyết vụ án hình sự được tiến hành bởi hàng loạt các hoạt động của các cơ quan hoặc cá nhân và

tuỳ theo tính chất giai cấp, đặc điểm phát triển ở mỗi nhà nước mà

các hoạt động này được phân chia thành những giai đoạn khác nhau

2, Khái niệm “luật tố tụng hình sự”

Khái niệm “luật TTHS” được hiểu ở những nghĩa khác nhau với nội hàm khác nhau trong các hoàn cảnh nhất định Thông thường khái niệm “luật TTHS” được sử dụng trong các trường hợp sau:

a) Luật tố tụng hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp

luật Việt Nam

Quá trình hoạt động TTH§ trải qua nhiều giai đoạn và do các cơ quan, tổ chức xã hội và cá nhân tiến hành, quy phạm pháp luật điều

Trang 15

Chương 1: Nhập môn Luật tố tụng hình sự 19

phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động TTHS được gọi là LTTHS Từ

những phân tích đó, có thể đưa ra định nghĩa về LTTHS như sau:

“Luật TTHS là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao sôm tổng hợp các quy phạm pháp luật điêu chỉnh các quan hệ xã hội phát

sinh trơng hoạt động khởi tỡ, điều tra, truy tố, xét xử 0à thi hành án hình sự

nhằm siải quyêt đúng đắn oụ án, dam bao loi ich của Nhà nước, của xã hội,

các quyên uà lợi ích hợp pháp của công dân “

Trong đấu tranh chống tội phạm, Nhà nước sử dụng nhiều hình thức, biện pháp khác nhau, trong đó có biện pháp của Luật hình sự và LTTHS Sử dụng biện pháp của LTTHS, Nhà nước quy định trình

tự giải quyết vụ án, quyển và nghĩa vụ của cơ quan THTT, người THTT và người tham gia tố tụng toàn bộ các quy phạm này tổn tại trong sự hữu cơ, bổ sung cho nhau và tạo thành ngành LTTHS trong hệ thống pháp luật Việt Nam

LTTH§ có đối tượng điểu chỉnh và phương pháp điều chỉnh

riêng biệt, có vị trí là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp

luật Việt Nam

- Đối tượng điêu chỉnh

Xác định chính xác đối tượng điều chỉnh là yêu cầu tiên quyết

trong nghiên cứu pháp luật, điều này càng trở nên cấp thiết hơn khi mà ngành luật đó có nhiệm vụ và chức năng quan trọng trong việc

bảo vệ lợi ích của các chủ thể TTHS, lợi ích của toàn xã hội và bảo

đảm quyển con người trong quá trình giải quyết vụ án Đối tượng điều chỉnh của pháp luật là các quan hệ xã hội, xuất phát từ chức

năng, đặc điểm mỗi ngành luật diéu chỉnh một nhóm quan hệ xã hội

cùng tính chất LTTHS có chức năng phát hiện nhanh chóng, chính

xác và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt

tội phạm, không làm oan người vô tội, bảo vệ pháp chế XHCN, bảo

vệ các quyền và lợi ích của công dân Quy định trình tự, thủ tục khởi

tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan THTT, quyển và

Trang 16

chức xã hội và mọi công dân Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ đó,

LTTHS điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình

khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự Đó là mối

quan hệ giữa cơ quan THTT, người THTT, người tham gia tố tụng và

với các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, cá nhân khác Những mối

quan hệ này thuộc đối tượng điều chỉnh của LTTHS

Như vậy, LTTHS có đối tượng điều chỉnh là các quan hệ xã hội

xuất hiện trong quá trình giải quyết vụ án mà nội dung là quyền,

nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thể buộc tội, chủ thể gỡ tội và chủ

thể xét xử trong vụ án hình sự ,

Đối tượng điều chỉnh của LTTHS khác với đối tượng điều chỉnh

của Luật hình sự mặc dù hai ngành luật này có quan hệ hữu cơ với

nhau Trong khi LTTHS điều chỉnh những quan hệ xã hội xuất hiện

trong quá trình giải quyết vụ án hình sự thì Luật hình sự lại có đối

tượng điều chỉnh là các quan hệ phát sinh do việc thực hiện tội phạm,

với một bên chủ thể là Nhà nước có quyển áp dụng hình phạt phù

hợp với tính chất, mức độ tội phạm của người phạm tội và một bên là

người phạm tội có nghĩa vụ phải chấp hành hình phạt

Mặc dù có chung đặc điểm điều chỉnh những quan hệ xã hội mà

một bên chủ thể của QHPL là cơ quan đại điện cho quyền lực Nhà

nước, song đối tượng điều chỉnh của LTTHS khác với đối tượng điều

chỉnh của Luật hành chính Luật hành chính điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước, trong quá trình điều hành và chấp hành pháp luật khác với các quan hệ xã hội xuất

hiện trong quá trình giải quyết vụ án hình sự mà các cơ quan THTT

là một bên chủ thể trong TTHS

Cùng là luật thủ tục, nhưng Luật tố tạng dân sự điều chỉnh mối

quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án dân sự và

mục đích trước hết là bảo vệ lợi ích tư thông qua hoạt động xét xử

của Tòa án Đặc biệt, quá trình này không có sự xuất hiện của CQDT, thoi điểm cơ quan này vào cuộc báo hiệu có thể sẽ có sự

chuyển hóa vụ án dân sự thành vụ án hình sự, đương nhiên cả về

Trang 17

Chương 1: Nhập môn Luật tố tụng hình sự 21

Tóm lại, đối tượng điều chỉnh của LTTHS mang tính đặc thù,

phản ánh chức năng và đặc điểm của TTHS đã làm nên sự khác biệt

của ngành luật này với các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam

- Phương pháp điêu chỉnh

Phương pháp điều chỉnh của LTTHS được định nghĩa là toàn bộ cách thức, biện pháp, phương thức mà ngành luật này sử dụng để tác động đến hành vi của các chủ thể tham gia quan hệ TTHS Cùng với

đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh thể hiện rõ nét tính đặc

trưng của một ngành luật Việc xác định phương pháp điều chỉnh giúp cho co quan THTT va chu thé tham gia tố tụng nhận thức đúng dan

mục đích, vị trí, vai trò của pháp luật TTHS cũng như của cơ quan nhà

nước có thẩm quyền và các chủ thể khác, từ đó hình thành cách xử sự

phù hợp với quy định của pháp luật Với tính đặc thù, LTTHS sử dụng

những phương pháp điều chỉnh sau:

Phương pháp quyên uy: Xuất phát từ nhiệm vụ bảo vệ pháp chế XHCN, quyền uy là phương pháp chủ đạo được các cơ quan có thẩm quyền sử dụng khi tham gia quan hệ TTHS Phương pháp này thể hiện

sức mạnh duy nhất chỉ có ở Nhà nước thông qua các biện pháp cưỡng

chế được quy định trong pháp luật TTHS áp dụng cho bị can, bị cáo

và những chủ thể khác Để đảm bảo thực hiện các nguyên tắc của LTTHS, ngoài việc trao cho CQĐT, VKS, Tòa án những thẩm quyền ˆ quan trọng, luật cũng giới hạn và đặt ra các biện pháp nhằm kiểm tra,

giám sát việc thực hiện các hoạt động đó

Phương pháp chế ước: TTHS có mục đích bảo vệ, khôi phục lợi ích

hợp pháp bị xâm hại, bảo vệ người vô tội, đồng thời cũng bảo đảm cho cả người có tội cũng được bảo vệ khỏi sự lạm quyền của các cơ

quan THTT Để thực hiện những mục đích này, trong quá trình giải quyết vụ án cần có sự kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan THTT bằng việc kiểm tra các công việc của nhau, kiểm tra tính đúng đắn của việc giải quyết vụ án Quan hệ chế ước này được thể hiện ở các

Trang 18

b) Văn bản pháp luật tố tụng hình sự - Văn bản pháp luật TTHS |

Văn bản pháp luật TTHS là uăn bản quụ phạm do cơ quan nhà rước có thẩm quyên ban hành, nội dung sỗm có các quụ phạm quy định trình tự thủ tục giải quyết uụ án hình sự, quy định quyên à nghĩa 0uụ của cơ quan THITT, người THTT, người tham sia tố tụng 0à các cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội tham gia 0ụ án hình sự

O nước ta, quy phạm pháp luật TTHS được quy định trong các văn bản do các cơ quan có thẩm quyền ban hành, có thể là văn bản

luật hoặc văn bản quy phạm đưới luật, bao gồm:

Thứ nhất, Hiến pháp và các luật về tổ chức bộ máy nhà nước Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam 2013 là nguồn quan trọng của LTTHS Hiến pháp quy định những nguyên tắc mà dựa vào đó, Nhà nước xây dựng, ban hành các quy phạm điều chỉnh những vấn

dé cu thé của TTHS

Trên cơ sở Hiến pháp 2013 các Luật tổ chức Tòa án, Luật tổ chức VKS được ban hành là nguồn của LTTHS quy định những vấn đề liên quan đến các hoạt động TTHS của các cơ quan THTT

Thứ hai, Bộ luật TTHS năm 2003, nguồn cơ bản, chủ yếu của

LTTHS Trước khi có Bộ luật TTHS 1988, các quy phạm TTHS ở nước ta được quy định ở những văn bản pháp luật đơn hành như: Sắc lệnh

ngày 13/9/1945 quy định việc thành lập Toà án quân sự, Luật 1035L/1005 ngày 20/5/1957 về đảm bảo các quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm về nhà ở, đồ vật, thư tín của công dân Các

văn bản này điều chỉnh từng lĩnh vực riêng biệt của hoạt động TTHS

làm cơ sở cho việc xây dựng Bộ luật TTHS Bộ luật TTHS năm 1988 _ của nước CHXHCN Việt Nam đánh dấu sự phát triển của công tác

lập pháp, đáp ứng được đòi hỏi của việc đấu tranh, xử lý tội phạm

Các lĩnh vực hoạt động TTHS đã được quy định trong bộ luật làm cơ

sd cho cdc co quan THTT trong quá trình giải quyết vụ án Bộ luật

được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam sửa đổi một số điều vào các

năm 1990 và ngày 22/12/1992 cho phù hợp với tình hình đấu tranh

Trang 19

Chương 1: Nhập môn Luật tố tụng hình sự 23 TTHS 2003 đã được Quốc hội Khóa 11, kỳ họp thứ tư thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003 và có hiệu lực ngày 01 tháng 07 năm 2004 Bộ

luật này “được xác định là cơ bản, toàn điện và dựa trên cơ sở những

nội dung cải cách tư pháp đã được khẳng định trong các Nghị quyết

của Đảng và Hiến pháp 1992 (sửa đổi)”!, đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng ngừa tội phạm trong tình hình mới

Thứ ba, pháp lệnh và các văn bản dưới luật: Do yêu cầu phải cụ thể hoá quy định của Bộ luật TTHS ở một số lĩnh vực, các cơ quan

nhà nước có thẩm quyển đã ban hành những văn bản TTHS như:

Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2003, các Thông tư hướng

dẫn của cơ quan Cơng an, VKS, Tồ án Những văn bản này là nguồn

bổ sung của LTTHS :

Bộ luật TTHS cùng các văn bán pháp luật khác tạo thành hệ thống nguồn của LTTHS điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh

trong quá trình giải quyết vụ án hình sự trên nguyên tắc chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công mình, kịp thời mọi hành vi phạm tội, góp phần bảo vệ

chế độ XHCN, bao vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức; bảo vệ trật tự pháp luật XHCN, đồng

thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm

- Hiệu lực của Bộ luật TTHS

Hiệu lực của văn bản pháp luật là tính bắt buộc thi hành, giá trị

pháp lý của văn bản đó, thể hiện phạm vi tác động hoặc phạm vi điều

chỉnh của văn bản về thời gian, không gian và đối tượng áp dụng?

Theo quy định tại Điều 2 Bộ luật TTHS thì hiệu lực của Bộ luật này

được xác định như sau:

+ Hiệu lực uê không gian:

Điều 2, Bộ luật TTHS 2003 quy định: “Mọi hoạt TTHS trên lãnh

thổ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam phải được tiến hành theo quy

1 Vụ Công tác lập pháp - Viện Khoa học kiểm sát, Những sửa đổi cơ bản Bộ luật tố

tụng hình sự năm 2003, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2003, tr.8

Trang 20

định của Bộ luật này” Như vậy, những quy định của LTTHS được

áp dụng để giải quyết đối với tất cả các tội phạm xảy ra trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam Khi có hành vi phạm tội xảy ra trên

lãnh thổ Việt Nam, cơ quan THTT có quyền tiến hành các hoạt động

tố tụng, có quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp điều tra để giải quyết vụ án buộc người phạm tội phải chấp hành hình phạt tương ứng với tính chất, mức độ tội lỗi của họ

Tuy nhiên, đối với tội phạm xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam do người nước ngoài thực hiện, LTTHS phân biệt các trường hợp sau:

- Thứ nhất, đối với những tội phạm xảy ra trên lãnh thổ Việt

Nam đo người nước ngoài thực hiện mà người đó là công dân thành

viên của các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập

thì được tiến hành theo các quy định của điều ước quốc tế đó Đây là trường hợp người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam hoặc: người Việt Nam phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam, theo quy định

của Luật hình sự họ phải chịu trách nhiệm hình sự theo Luật hình sự

Việt Nam (Điều 5, Điều 6 BLHS) thì tuỳ theo tình hình cụ thể có thể

áp dung day đủ hoặc một phần các quy định của LTTHS đối với tội

phạm Điều 2, Bộ luật TTHS quy định: “Hoạt động TTHS đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là công dân nước thành viên của điểu ước quốc tế mà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập thì được tiến hành theo quy định của điều ước quốc tế đó” Theo thống kê của Bộ Ngoại giao, tính đến tháng 8/2012, Việt Nam đã ký kết khoảng 23 hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý liên quan đến lĩnh vực TTHS với nhiều quốc gia, ngồi Liên Xơ và các nước trong hệ thống XHCN trước kia còn có thêm một số nước như Hàn Quốc, Thái Lan, Anh, Algeria 1

- Thứ hai, trường hợp người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam, thuộc các đối tượng được hưởng các đặc quyền ngoại giao hoặc quyền miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt

Trang 21

Chương 1: Nhập môn Luật tố tụng hình sự 25

Nam ký kết hay công nhận hoặc theo thông lệ quốc tế thì vấn đề

trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo con đường ngoại

giao (Khoản 2 Điều 5 BLHS) cho nên các quy định của LTTHS cũng

không có hiệu lực áp dụng Điều 2 Bộ luật TTHS quy định: “Đối với

người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng đặc quyền ngoại giao hoặc quyền ưu đãi, miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các điểu ước quốc tế mà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam đã ký kết hoặc gia

nhập hoặc theo tập quán quốc tế, thì vụ án được giải quyết bằng con

đường ngoại giao” :

+ Hiệu lực vé thoi gian:

Theo quy định tại Điều 87 Hiến pháp 1992 (sửa đổi) của nước

CHXHCN Việt Nam, luật có hiệu lực khi được công bố Thực tế vấn

đề hiệu lực về thời gian của LTTHS có các trường hợp sau: (1) Có

hiệu lực kể từ ngày được công bố; (2) khi được công bố Bộ luật TTHS

vẫn chưa có hiệu lực thi hành, thời điểm bắt đầu có hiệu lực pháp

luật được quy định trong một văn bản riêng biệt của Quốc hội

Chẳng hạn: Bộ luật TTHS 1988 của nước CHXHCN Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 28/6/1988 và được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước công bố ngày 9/7/1988 và theo Nghị quyết của Quốc hội nước

CHXHCN Việt Nam khoá VIII, kỳ họp thứ ba thì Bộ luật TTHS có

hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1989 Hoặc Bộ luật TTHS 2003 hiện

hành được Quốc hội nước CHXHCH Việt Nam Khóa 11, kỳ họp thứ

tư, thông qua ngày 26 thang 11 năm 2013 được Chủ tịch nước công bố ngày 10/12/2003 và có hiệu lực pháp luật từ ngày 1 tháng 7 năm

2004 theo Nghị quyết số 24/ 2003/ QH 11 của Quốc hội khóa 11 Bộ luật TTHS chấm dứt hiệu lực khi Quốc hội ban hành bộ luật

khác thay thế hoặc xoá bỏ

.e) Khoa học Luật tế tụng hình su va các khoa học có liên quan

- Khoa học Luật TTHS:

Cùng với khoa học Hiến pháp, Luật hình sự, Tội phạm học

Trang 22

thống bao gồm các học thuyết, quan điểm, khái niệm, phạm trù về ngành LTTHS Nghiên cứu quy luật hình thành và phát triển của

LTTHS, mối quan hệ giữa ngành luật này với cơ sở hạ tầng và những

bộ phận cấu thành kiến trúc thượng tầng nhằm cung cấp cơ sở cho

quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật TTHS, khoa học LTTHS

đã khẳng định tầm quan trọng của mình đối với sự phát triển của khoa học pháp lý nói chưng và pháp luật TTHS nói riêng Lấy phép

biện chứng duy vật làm phương pháp nghiên cứu chủ yếu, đặt

LTTHS tồn tại độc lập trong mối liên hệ phổ biến và quan hệ biện chứng với các ngành luật khác, kết quả nghiên cứu của khoa học TTHS tác động trực tiếp đến thành công của hoạt động pháp điển hóa pháp luật TTHS, gián tiếp góp phần bảo vệ pháp chế XHCN, quyền và lợi ích chính đáng của cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia

quan hệ TTHS

- Mối quan hệ uới các khoa học pháp lý khác:

Mọi sự vật, hiện tượng hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp đều có mối

liên hệ và tác động lẫn nhau, do đó, để hoàn thành nhiệm vụ tạo dựng cơ sở cho việc xây dựng tiến tới hoàn thiện LTTHS, khoa học

LTTHS tất yếu phải tồn tại độc lập trong mối quan hệ biện chứng với các khoa học pháp lý khác

Quan hệ uới Lý luận chung vé Nhà nước oà pháp luật: Nghiên cứu những vấn để cơ bản, bao quát có tính hệ thống và toàn điện về nhà nước và pháp luật, Lý luận chung về nhà nước và pháp luật cung cấp các kiến thức nền tảng phục vụ cho việc giải quyết các nhiệm vụ trong quá trình nghiên cứu LTTHS Ngược lại, kết quả nghiên cứu các đối tượng của khoa học LTTHS cũng góp phần tiếp cận thực tiễn và làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến nhà nước và pháp luật Ví dụ, thông qua các thủ tục tố tụng mà nhà nước phong kiến quy định

sẽ bộc lộ bản chất giai cấp đặc trưng của nhà nước cũng như xu

hướng pháp luật trong giai đoạn này

Quan hệ uới khoa học Luật hình sự: Đối tượng nghiên cứu chính là các quy phạm, chế định về tội phạm và hình phạt, khoa học Luật hình sự có mối quan hệ đặc biệt với khoa học LTTHS, tạo thành hai mặt thống nhất của một vấn để Thông qua các kết quả nghiên cứu

Trang 23

Chương 1: Nhập môn Luật tố tụng hình sự 27

hơn về các vấn đề nghiên cứu của mình Mặt khác, nếu không có các

quy định về tội phạm và hình phạt thì quá trình giải quyết vụ án hình

sự do cơ quan có thẩm quyền thực hiện sẽ trở nên tùy tiện và đương

nhiên việc tội phạm không được ngăn chặn là mối đe dọa trực tiếp đến an ninh xã hội và trật tự pháp luật Chưa kể, sự lạm dụng quyền

lực của người THTT có thể dẫn tới nguy cơ làm syp dé niém tin cua nhân dân vào pháp luật và chế độ chính trị Thực tế, điều này đã xảy

ra tương đối phổ biến trong nhà nước chiếm hữu nô lệ, các triểu đại

phong kiến và một số nước tư bản dẫn đến sự phản kháng quyết liệt

dưới hình thức những cuộc chiến tranh/đảo chính lật đổ chính quyền

chuyên chế

Quan hệ uới Tội phạm học: Tập trung nghiên cứu về hiện tượng tội

phạm nhằm đấu tranh và phòng ngừa tội phạm, Tội phạm học cung

cấp các kiến thức cơ bản cần thiết cho việc xác định tính đặc thù của

từng loại tội phạm trong từng giai đoạn khác nhau, từ đó đề ra các

biện pháp ngăn chặn hành vi phạm tội tiếp diễn trong quá trình giải

quyết vụ án hình sự Đổi lại, kết quả nghiên cứu của khoa học LTTHS sẽ làm sáng tỏ các vấn đề mà Tội phạm học quan tâm như tình trạng

phạm tội, nguyên nhân và điều kiện phạm tội, thậm chí cả xu hướng phát triển của tội phạm

Quan hệ oới khoa học Điều tra tội phạm: Điều tra là một giai đoạn của quá trình giải quyết vụ án hình sự, do đó, kết quả nghiên cứu của khoa học Điều tra tội phạm như chiến thuật, kỹ thuật và phương

pháp điều tra sẽ có nhiều hữu ích cho việc giải quyết vụ án khách

quan, toàn điện, nhanh chóng và đúng pháp luật Song các hoạt động

điều tra phải luôn đảm bảo tuân thủ đứng các quy định của LTTHS, tránh nóng vội dẫn tới oan sai Vì vậy, nếu không sử dụng tri thức

khoa học TTHS làm nên tảng thì chẳng thể đảm bảo được sự tổn tai

và phát triển của khoa học điều tra tội phạm

d) Môn học Luật tố tụng hình sự

Nắm được các kiến thức cơ bản về TTHS là yêu cầu tiên quyết đối

với một cử nhân Luật học Do đó, môn học LTTHS đã được đưa vào giảng dạy nhằm cung cấp cho sình viên những tri thức nền tảng và

Trang 24

khi tốt nghiệp, sinh viên Luật có thể bước đầu xử lý các tình huống

phat sinh trong quan hé TTHS, bài giảng đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, đặc biệt chú trọng đến hoạt động thực tiễn, lấy sinh

viên làm trung tâm trao đổi và học hỏi Trong quá trình học tập có sự

kiểm tra, đánh giá chất lượng đột xuất và thường xuyên Vượt qua

môn học là điểu kiện bắt buộc để được xét cấp bằng tốt nghiệp cử

nhân Luật

Il QUAN HE PHAP LUAT TO TUNG HINH SU

Quan hệ pháp luật xuất hiện trên cơ sở các guy phạm pháp luật, trơng

đó các chủ thể tham gia có quyên 0à nghĩa 0ụ pháp lý nhất đỉnh, được bảo uệ

0à bảo đảm thực hiện bởi Nhà nước

Quan hệ pháp luật TTHS là hình thức pháp lý của quan hệ xã hội, phát

sinh trong quá trình giải quyết ơụ án hình sự trên cơ sở điều chỉnh của LTTHS quy định quyên va nghia vu của cơ quan THITT, người THTT,

người tham gia tố tụng uà các chủ thể khác có liên quan Với vi tri la mét

dạng quan hệ pháp luật có tính đặc thù, quan hệ pháp luật TTHS có những

đặc điểm sau đâu:

- Thể hiện sâu sắc tính giai cấp, ý chí và quyền lực nhà nước: Xuất hiện trong xã hội có nhà nước và giai cấp, tất yếu quan hệ pháp

luật TTHS phải mang tính giai cấp Trước hết, các quy phạm pháp

luật tố tụng hình thành phản ánh ý chí của nhà nước và phục vụ lợi

ích của giai cấp thống trị, do đó, ra đời trên cơ sở LTTHS, quan hệ

TTHS cũng chứa đựng và thể hiện ý chí của nhà nước Mặc dù, tin

báo, tin tố giác về tội phạm là một trong những cơ sở để khởi tố vụ án

hình sự song lại không phải là điểm khởi động của một vụ án hình sự Chỉ khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác minh và ra quyết định hợp pháp mới làm phát sinh hoạt động TTHS Thêm nữa, việc

điều chỉnh hành vi của các chủ thể tham gia quan hệ TTHS đều

hướng tới lợi ích tốt nhất và cao nhất của giai cấp thống trị nhằm duy

trì sự thống trị lâu dài và bền vững Lưu ý rằng, quan hệ TTHS ở bất kỳ nhà nước nào cũng mang tính giai cấp sâu sắc, song mức độ, cách thức thể hiện và thực hiện lại khác nhau, phụ thuộc vào tính giai cấp

Trang 25

Chương 1: Nhập môn Luật tố tụng hình sự 29

luật TTHS Việt Nam thể hiện tính giai cấp thông qua việc bảo vệ lợi

ích của giai cấp vô sản là liên minh giai cấp công nông và tầng lớp trí thức Sau cùng, trong quan hệ TTHS luôn có sự hiện diện của Nhà nước mà đại diện là CQĐT, VKS và Tòa án, được trao các thẩm quyển quan trọng mang tính cưỡng chế Do đó, tính quyển uy cũng

là đặc điểm nổi bật trong quan hệ pháp luật này

- Có mối quan hệ đặc biệt với quan hệ pháp luật hình sự: Quan

hệ pháp luật hình sự là quan hệ giữa Nhà nước với người phạm tội, phát sinh kể từ thời điểm tội phạm xảy ra - đây cũng là cơ sở để cơ : quan nhà nước có thẩm quyền khởi động quá trình TTHS giải quyết vụ án hình sự Mặc dù có mối liên hệ mật thiết, song không thể đánh đồng hai quan hệ pháp luật này với nhau bởi lẽ chúng có chủ thể và

nội dung khác biệt: Một bên là luật nội dung quy định về tội phạm và hình phạt với chủ thể gồm Nhà nước và người phạm tội; một bên là

luật thủ tực, quy định trình tự, thủ tục trong quá trình giải quyết vặ án hình sự mà chủ thể tham gia có phần đông đảo và phức tạp hơn (các cơ quan THTT, người tham gia tố tụng, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan)

- Quan hệ pháp luật TTHS liên quan hữu cơ với các hoạt động tố tụng: Các hoạt động tố tụng là nhân tố tạo thành của quan hệ pháp luật TTHS Một khi nhân tố này không còn đồng nghĩa với sự kết thúc của quan hệ TTHS Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, quan hệ TTHS cũng ít nhiều ảnh hưởng đến các hoạt động tố tụng, ví dụ việc chủ thể thực hiện quyền yêu cầu thay đổi người THTT tại

phiên tòa sẽ ảnh hưởng đến tính liên tục của hoạt động xét xử

Các đặc điểm trên đây đã phản ánh khách quan bản chất, tính

chất quan hệ pháp luật TTHS trong các hoạt động TTHS

II VỊ TRÍ VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT

Như đã nói ở trên, chế tài hình sự là biện pháp nghiêm khắc nhất

chỉ dành cho tội phạm mà quá trình giải quyết TTHS đóng vai trò từ xác định tới quyết định một người thực hiện hành vi vi phạm pháp

Trang 26

độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, LTTHS đã khẳng định vị

trí đặc biệt quan trọng thông qua những nhiệm vụ, chức nắng được Nhà nước quy định và mức độ ảnh hưởng sâu sắc tới sự tổn tại và phát triển của các quan hệ xã hội Ngay từ khi ra đời, TTHS cũng như

LTTHS đã được đặt trên vai nhiệm vụ bảo vệ trật tự pháp luật và an

ninh xã hội - điều kiện trọng yếu nhất quyết định tới sự phát triển

bền vững của một quốc gia Cùng với các ngành luật khác, đặc biệt là

Luật hình sự, LTTHS đã góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt

Nam, tác động tích cực tới hành vi ứng xử của các chủ thể, bảo vệ tốt

nhất quyền và lợi ích chính đáng của cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia các quan hệ xã hội

Để phát triển, đòi hỏi tất yếu LTTHS phải tổn tại độc lập trong mối liên hệ phổ biến và có quan hệ biện chứng với các ngành luật

khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam Sự tác động, tương hỗ đa

chiều này hướng tới mục tiêu quản lý và phát triển xã hội

Mối quan hệ uới Luật hình sự: Như hai mặt của một vấn đề, LTTHS gồm các quy phạm thủ tục kết hợp với Luật hình sự là tổng

hợp các quy phạm nội dung cùng chung nhiệm vụ đảm bảo bảo vệ

pháp chế XHCN, quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể trong xã hội, ngăn chặn và răn đe tội phạm Đương nhiên giữa chúng phải có sự tương hỗ, tương trợ lẫn nhau Rõ ràng, các nội dung của Luật

hình sự chỉ có thể đi vào đời sống khi được đảm bảo thực hiện bởi quy trình tố tụng nghiêm túc và khách quan do LTTHS quy định

Ngược lại, nếu không căn cứ theo những quy định về tội phạm và hình phạt của Luật hình sự thì quá trình giải quyết vụ án hình sự sẽ

trở nên dò dẫm và không đưa lại được kết quả khách quan, phù hợp

pháp luật Do đó, ngoài việc nắm vững tổng hợp quy phạm thủ tục,

đòi hỏi các cơ quan THTT, người THTT và người tham gia tố tụng cũng phải hiểu biết các quy phạm luật nội dung

Mối quan hệ uới Luật Hiến pháp: Nếu ví hệ thống pháp luật Việt

Trang 27

Chương 1: Nhập môn Luật tố tụng hình sự 31

ngược trở lại thông qua việc bảo đảm thực hiện các nguyên tắc của Luật Hiến pháp Thừa nhận rằng, Luật Hiến pháp có vai trò chỉ đạo trong hệ thống pháp luật, bởi mọi quy định của các ngành luật khác trước hết phải phù hợp với Hiến pháp, bất kỳ biểu hiện vi hiến nào

cũng được xem là trái pháp luật và bị loại bỏ Song cũng không thể

phủ nhận sự tồn tại và phát triển của các ngành luật nói chung và ngành LTTHS nói riêng chính là sự đảm bảo cho các quy định của

Luật Hiến pháp được thực thi trong thực tiễn Do đó, dù tính phụ

thuộc được biểu hiện khá rõ nét nhưng không làm mất đi tính tương

hỗ, tương trợ lẫn nhau Rõ ràng, cần đánh giá toàn điện khi xem xét

mối quan hệ giữa hai ngành luật này

- Quan hệ uới ngành Luật tố tụng dân sự: Cùng bao gồm các quy

định thủ tục song nếu chỉ nhìn nhận dưới góc độ tính chất lợi ích mà chúng bảo vệ (một bên trước hết bảo vệ lợi ích công và một bên chủ

yếu bảo vệ lợi ích tư) sẽ không phản ánh đúng về mối liên hệ giữa hai

ngành luật Thực tế, trong quá trình giải quyết một vụ án dân sự

hoàn toàn có khả năng trở thành một vụ án hình sự nếu xuất hiện các

dấu hiệu về tội phạm và đương nhiên quy trình thủ tục cũng thay

đổi Ngược lại, sự có mặt của nguyên đơn dân sự (là một trong hai

chủ thể chính của vụ án dân sự) trong quá trình giải quyết vụ án hình sự cho thấy ngoài nhiệm vụ làm rõ tội phạm, LTTHS còn bao gồm các

quy định về những vấn để liên quan đến tội phạm, trong đó có cả quan hệ dân sự mà cụ thể là giải quyết yêu cầu đòi bồi thường thiệt

hại của cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra Như

vậy, mặc dù có đối tượng điều chỉnh khác nhau tuy nhiên chính khả

năng chuyển hóa làm cho mối quan hệ giữa LTTHS và Luật tố tụng

dân sự trở nên đặc biệt hơn

- Mối quan hệ với các ngành luật khác; Là một bộ phận trong hệ

thống pháp luật Việt Nam, LTTHS có mối liên hệ mật thiết với tất cả

các ngành luật khác như Luật dân sự, Luật hành chính, Luật kinh

tế Bằng tính liên kết và tương hỗ, chúng đảm bảo sự tồn tại và

phát triển của nhau, từ đó bảo đảm trật tự pháp luật, an ninh công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong xã hội, đặc biệt là thực hiện triệt để nguyên tắc không ngừng tăng cường pháp

Trang 28

QUYEN CON NGUGI VA BAO BAM QUYEN CON NGUUI TRONG TO TUNG HINH SU

I KHAI NIEM “QUYỀN CON NGƯỜI TRONG TỔ TỤNG HÌNH SỰ“

Quyền con người trong TTHS được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm do lĩnh vực này liên quan đến những quyền cơ bản thiết thân, những tự do cá nhân tối thiểu cần phải có trong đời sống, hằng ngày của con người Ở bình diện khái quát nhất, quyền con người

trong TTHS được thể hiện ở hai khía cạnh: Thứ nhất, việc trừng trị

người phạm tội gây ra những thiệt hại cho các quyền và lợi ích hợp

pháp của con người của các cơ quan THTT đã góp phần bảo vệ quyền con người Khi tội phạm xảy ra, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của con người thì các cơ quan THTT có thẩm quyển phải có

trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn, xử lý, khắc phục những thiệt hại

do hành vi phạm tội gây ra, đồng thời phải áp dụng chế tài thích

đáng, phù hợp với quy định của pháp luật trừng trị người phạm tội

Đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân khỏi sự xâm hại của hành vi phạm tội là một

trong những chức năng của nhà nước và trách nhiệm quan trọng của

các cơ quan THTT Thứ hai, khi THTT giải quyết vụ án, các cơ quan THITT có trách nhiệm tôn trọng và bảo đảm quyền con người của

người bị tình nghỉ phạm tội, bị can, bị cáo Các cơ quan THTT, người

THTT không được lợi dụng quyền tiến hành giải quyết vụ án xâm

phạm đến quyền của những người nêu trên!, Pháp luật TTHS có vị trí

quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người thông qua biện pháp

! Xem GS.TSKH Lé Van Cam, TS Nguyễn Ngọc Chí, Bảo oệ quyên con người bằng pháp luật hình sự, tố tụng hình sự trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyên Việt

Trang 29

34 GIAO TRINH LUAT T6 TUNG HINH SY VIET NAM

trấn áp kịp thời, xử lý công minh theo đúng pháp luật đối với mọi

hành vi phạm tội xâm hại tới các quyền của công dân, đảm bảo tất cả mọi tội phạm đều bị phát hiện và xử lý Đồng thời, pháp luật TTHS

còn quy định chặt chế các trình tự, thủ tục trong quá trình giải quyết

vụ án của các cơ quan THTT, người THTT nhằm tôn trọng quyền con

người, tránh sự lợi dụng của người và cơ quan có thẩm quyền khi

THTT Day là hai định hướng, hai lĩnh vực của pháp luật TTHS trong

việc bảo vệ quyền con người bên cạnh nhiệm vụ bảo vệ chế độ, bảo vệ

lợi ích của nhà nước và trật tự pháp luật XHCN Chính vì vậy mà Điều 1 Bộ luật TTHS năm 2003 quy định: “ trình tự, thủ tục khởi tỗ, điều tra,

truy tố, xét xử uà thi hành án hình sự; chức năng, nhiệm vu, quyén han va

mỗi quan hệ giữa các CQTHTT; nhiệm 0ụ, quên hạn 0à trách nhiệm của

những người THTT; quyên oà nghĩa uụ của những người tham sia tố tụng, của các cơ quan, tổ chức ồ cơng dân; hợp tác quốc tế trong TTHS, nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng uà xử lý công tỉnh, kịp thời mọi hành ơi phạm tội, không để lọt tội phạm, không

làm oan người 0ô tội Bộ luật TTHS sóp phẩn bảo uệ chế độ XHCN, bảo vé loi

ích của Nhà nước, quyên uà lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo uệ

trật tự pháp luật XHCN, đông thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp

luật, đấu tranh phòng ngừa uà chống tội phạm”

Tuy nhiên, phạm vi quyền con người trong TTHS hẹp hơn, không bao gồm cả hai khuynh hướng trên mà chỉ là sự ghi nhận và

bảo đảm quyền của những người yếu thế trong xã hội, bao gồm

người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị tình nghỉ phạm tội hoặc người bị kết án tránh sự lạm dụng của người THTT trong quá trình giải

quyết vụ án Những phân tích dưới đây sẽ làm nổi bật đặc điểm quyền con người trong TTHS, trên cơ sở đó hình thành khái niệm

“quyền con người trong TTHS” và phân biệt với quyển con người

trong các lĩnh vực khác

1 Đối tượng của quyền con người trong tố tụng hình sự

Quyển con người trong TTHS là quyển của nhóm người dễ bị

tổn thương trong xã hội, đó là: người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can,

bị cáo, người phải chấp hành hình phạt và quyền của những người

Trang 30

nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người làm chứng, người bào

chữa Những người này khi tham gia vào các hoạt động TTHS, dù

với tư cách là người bị buộc tội hay là người bị hại, người tham gia tố

tụng trong các vụ án hình sự thì họ vẫn được pháp luật bảo vệ và tôn trọng những quyền cơ bản thiết thân của con người Mặc dù họ là những đối tượng bị hoặc có khả năng bị áp dụng trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất là trách nhiệm hình sự nhưng những quyển cơ bản, thiết thân nhất như: quyển được tôn trọng về nhân phẩm, quyền không bị tra tấn, đánh đập khi bị giam giữ, bị chấp hành án phạt tù và những quyền tư pháp để được xét xử công bằng, để được điều tra khách quan trong quá trình tố tụng vẫn phải được tôn trọng và bảo

dam Tuy nhiên, so với những người khác, quyền của nhóm người

này bị hạn chế do họ bị tình nghi phạm tội, bị kết án hoặc buộc phải tham gia tố tụng do có quyền, lợi ích liên quan đến sự việc phạm tội

Đây là điểm khác biệt của xã hội văn minh so với những xã hội khác,

mà ở đó việc tra tấn người bị tình nghỉ phạm tội là phương pháp cơ

bản của việc thu thập chứng cứ chứng mỉnh tội phạm hoặc đối xử với

người phạm tội như những súc vật, không có bất cứ một quyền gì kể cả những quyển thiết thân nhất của con người Như vậy, đối tượng của quyền con người trong TTHS bao gồm những loại người sau:

- Người bị tình nghỉ phạm tội đang trong quá trình giải quyết vụ án, đang bị các cơ quan THTT áp dụng biện pháp cưỡng chế của TTHS nhằm xác định sự thật khách quan vụ án Những người này có

thể là người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và theo quy định của pháp luật, họ chưa bị coi là người phạm tội mà mới chỉ là người bị tình nghỉ phạm tội

- Người phạm tội bị kết án và phải chấp hành hình phạt do Tòa án tuyên Khác với người tình nghi phạm tội, đây là người đã được các cơ quan THTT chứng minh và phán quyết là có tội, bị tuyên áp dụng hình phạt tương xứng với tính chất, mức độ phạm tội của họ phù hợp với quy định của pháp luật và được phán quyết bởi thủ tục TTHS công bằng, khách quan

- Nhóm người tham gia tố tụng do có quyền và lợi ích liên quan

Trang 31

36 GIÁO TRÌNH LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người bào chữa Những người

này ngoài việc tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi cho mình, còn

góp phần làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án và gớp phần bảo đảm cho sự công bằng trong quá trình giải quyết vụ án

Gần đây có ý kiến cho rằng, ngoài những đối tượng nêu trên, quyền con người trong TTHS còn có cả những người THT như: Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán với lập luận khi THTT quyển, lợi ích của họ cũng có thể bị xâm hại, nhất là những điều tra

viên đôi khi phải hy sinh tính mạng, sức khỏe bị xâm hại do có sự

chống trả của người phạm tội nên cần được bảo vệ Lập luận này có lẽ đã có sự nhầm lẫn giữa đối tượng của quyền con nói chung với đối tượng của quyền con người trong TTHS Sự hy sinh, mất mát của người THTT trong quá trình giải quyết vụ án hình sự do người phạm tội gây ra đã xâm phạm đến quyền sống, quyển được bảo đảm về thân thể và sức khỏe là những quyền chung mà đối tượng của nó là bất kỳ ai, từ người dân đến các quan chức nhà nước, trong đó có người THTT Còn quyền con người trong lĩnh vực tư pháp nói chung và trong TTHS nói riêng có bản chất là người bị buộc tội, bị áp dụng hình phạt phải được chứng minh khách quan và xét xử công bằng, đồng thời trong quá trình đó nhân phẩm, danh dự, sức khỏe của họ phải được tôn trọng và bảo đảm Vì vậy, đối tượng quyền con người trong TTHS chỉ là những người dễ bị tổn thương do các hành vi tố tụng của các cơ quan THTT áp dụng mà đại diện là những người THITT Việc mở rộng đối tượng quyền con người trong TTHS đến cả người THTT đã làm sai lệch bản chất quyền con người trong lĩnh vực tư pháp

2 Quyền con người trong tố tụng hình sự được quy định trong pháp luật quốc gia dựa trên các tiêu chí quốc tế về quyền con người trong các văn bản pháp luật quốc tế

Quyền con người nói chung và trong TTHS nói riêng được ghi

nhận trong các văn bản pháp luật là tiền đề để quyền con người

Trang 32

quyết cũng như đảm bảo các quyền của các chủ thể tham gia tố tụng

Các quyền này, khi được pháp luật TTHS quy định, tức là đã được

Nhà nước chính thức thừa nhận các chủ thể đó có các quyển tố tụng nhất định mà bất kỳ ai trong xã hội cũng đều phải tôn trọng Mỗi người khi thực hiện quyền của mình đồng thời cũng phải có nghĩa vụ

tuân thủ pháp luật, tôn trọng và không được vi phạm lợi ích của Nhà

nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác

Do đó, mỗi khi có hành vi phạm tội, xâm phạm đến thể chất, tinh thần, tài sản của con người thì Nhà nước phải có trách nhiệm bảo vệ

các quyền của những người bị xâm hại thông qua trình tự, thủ tục tố tụng nhằm ngăn chặn các hành vi phạm tội đó Khi giải quyết các vụ

án hình sự, các cơ quan THTT được Nhà nước trao quyền phải có

trách nhiệm áp dụng đúng các quy định của pháp luật TTHS và các văn bản pháp luật có liên quan để giải quyết, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể thực hiện các quyền tố tụng của mình, đồng thời các cơ quan THTT cũng phải tôn trọng các quyền tố tụng của các chủ thể khi tiến hành các hoạt động đó Quyền con người được quy định trong pháp luật TTHS bởi các lý do sau: 1) Pháp luật TTHS là công cụ

hữu hiệu của Nhà nước trong việc thực hiện, bảo vệ quyền con _

người, quyền công dân trong các hoạt động TTH§; 2) Pháp luật TTHS chi phối hoạt động của các cơ quan THTT, người THTT trong việc

bảo đảm các quyền con người, quyền công dân trong các hoạt động TTHS Trong TTHS, hoạt động tố tụng của các cơ quan, người THTT là những hoạt động dễ xâm phạm đến quyền con người nhất bởi các cơ quan THTT, người THTT là những chủ thể đại điện cho Nhà nước, được Nhà nước trao quyền, đồng thời nó cũng thể hiện tính độc lập, chủ động của những người THTT, do đó khả năng xảy ra các oan sai là điểu khó có thể tránh khỏi Chính vì vậy, để đảm bảo quyển con người, quyền công dân trong các hoạt động TTHS, hạn chế sự tuỳ

tiện, lạm quyền từ phía những cơ quan THTT và người THTT, Bộ

Trang 33

38 GIÁO TRÌNH LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

đảm về mặt tố tụng chính là những cách thức, điều kiện do luật định

khi thực hiện hành vi tố tụng cụ thể nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích

hợp pháp của chủ thể tham gia tố tụng, bảo đảm tính hợp pháp của các biện pháp cưỡng chế, chống lại sự tùy tiện, loại trừ những trường

hợp oan sai; 3) Pháp luật TTHS tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các

chủ thể khi tham gia các hoạt động TTHS nhằm bảo vệ quyền và lợi

ích hợp pháp của mình Pháp luật TTHS không chỉ là công cụ của

Nhà nước để bảo vệ quyền con người, quyền công dân mà nó cờn là công cụ để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Pháp luật TTHS quy định cho công dân với các tư cách tố tụng khác nhau có thể bảo vệ quyền và lợi ích của mình thông qua các hoạt động tố tụng Các quy định của pháp luật TTHS cho phép người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa, nhờ người khác bào

chữa, quyền khiếu nại đối với các hành vi tố tụng của người có thẩm quyển tố tụng hay có quyền đưa ra những tài liệu, đồ vật, yêu cầu ;

4) Pháp luật TTHS là một trong những phương tiện nhằm nội luật

hố Cơng ước quốc tế về quyển con người, quyền công dân trong TTHS và cũng là nơi thực hiện sự cam kết giữa các quốc gia về quyền con người Quyền con người, bảo đảm quyền con người trong TTHS

có những đặc thù khác với những lĩnh vực hoạt động nhà nước khác

Những đặc thù này chính là sự phán ánh của các hoạt động TTHS, là lĩnh vực hoạt động nhà nước đặc biệt ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới Để có thể phát hiện ra tội phạm, ngăn chặn các hành vi tội

phạm, tiến hành các hoạt động tố tụng thì việc áp dụng biện pháp

cưỡng chế trong TTHS là sự cần thiết khách quan, mang tính phổ ' biến và hậu quả của nó là hạn chế một cách trực tiếp đến các quyền cơ bản của công dân do Hiến pháp quy định

Quyền con người được ghi nhận trong các văn bán pháp luật của

nhà nước tạo thành hệ thống các quy phạm pháp luật, một mặt phản

ánh nội dung các quyền con người và thủ tục thực hiện các quyền đó, đồng thời cũng là cơ chế pháp lý bảo đảm quyền con người trong

hoạt động TTHS Hệ thống văn bản pháp luật về quyền con người

Trang 34

bất khả xâm phạm tính mạng, sức khỏe, chỗ ở; quyển không ai có thể

bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, VKS hoặc sự phê chuẩn của VKS Trên cơ sở những quyền cơ bản này, LTTHS quy định các quyền con người ở từng lĩnh vực cụ thể của hoạt động TTHS; b) Luật

tổ chức các cơ quan THTT như: Luật tổ chức TAND, Luật tổ chức VKSND, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự Những luật này trong khi quy định về tổ chức của các cơ quan THTT cũng quy định những

quyền con người có liên quan, như nguyên tắc thực hiện hai cấp xét

xử trong hình sự, nguyên tắc khi xét xử có Hội thẩm tham gia hoặc nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người THTT; c) Bộ luật TTHS quy định tương đối đầy đủ các quyền con người trong TTHS và ở tất cả các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án của quá trình giải quyết vụ án Những quyền này tập trung vào hai lĩnh vực chính, đó là quyển được tôn trọng bảo đảm về thân thể,

danh dự nhân phẩm không bị tra tấn, đối xử tàn ác, làm nhục và

quyền được xét xử công bằng bởi một tòa án độc lập với những thẩm

phán vô tư khi THTT của người bị tình nghỉ phạm tội; đ) Luật thi

hành án quy định những quyền của người bị kết án phải chấp hành các hình phạt đặc biệt là hình phạt tù, loại hình phạt mà quyền con

người đễ bị xâm hại bởi những người đại diện công quyền Luật này

ngoài việc ghỉ nhận còn quy định những bảo đảm cho họ những quyển trong quá trình chấp hành hình phạt và quy định những quyền để họ có thể cải tạo tốt, chuẩn bị những điều kiện cho họ tái hòa nhập cộng đồng; e) Những văn bản quy phạm pháp luật của Tòa án, các cơ quan THTT khác hoặc của cơ quan hành pháp quy định chỉ tiết, cụ thể hóa các quyền con người trong TTHS hoặc những bảo đảm để các quyền đó được thi hành nghiêm túc trong thực tế Chẳng hạn, Nghị định của Chính phủ quy định về chế độ đối với người bị tạm giữ, tạm giam trong quá trình giải quyết vụ án

Những quyền con người trong TTHS nêu trên được ghi nhận trong pháp luật quốc gia nhưng phải trên các tiêu chí về nhân quyền được ghỉ nhận trong pháp luật quốc tế mà trọng tâm là các bộ luật về nhân quyền Sở đĩ như vậy là do những văn bản pháp lý về nhân

Trang 35

40 GIÁO TRÌNH LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM -

gắng không biết mệt mỏi của các quốc gia và cộng đồng quốc tế sau những biến cố mang tính lịch sử chà đạp quyền con người như cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai Chuyển tải những tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người nói chung, trong TTHS nói riêng, là biểu hiện cụ thể, sinh động của sự nhận thức tiến bộ hợp quy luật của mỗi quốc gia Mặt khác, khi quốc gia đã tham gia các công ước quốc tế về

quyền con người thì phải có nghĩa vụ thực hiện và một trong những

cam kết đó là phải nội luật hóa những quy định của các văn bản pháp lý quốc tế về quyền con người Ở đây liên quan đến việc giải quyết nếu có sự khác biệt giữa luật quốc tế và luật quốc gia thì nguyên tắc xuyên suốt sẽ là ưu tiên áp dụng quy phạm pháp luật quốc tết Vì vậy, pháp luật quốc gia khi quy định quyền con người trong TTHS cơ bản phải tuân theo những tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người Tuy nhiên, trong những điều kiện nhất định, pháp luật quốc gia có

thể định ra một lộ trình cho sự hoàn thiện pháp luật của mình hoặc có

những quy định cho phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội và đặc điểm pháp lý ở từng giai đoạn của đất nước

3 Những lĩnh vực chủ yếu của quyền con người trong tố tụng hình sự

Quyền con người trong TTHS là tập hợp các quyển thuộc nhóm

quyền dân sự, chính trị nhẳm mục đích khẳng định danh dự, nhân

phẩm của con người trong mọi hoàn cảnh, bảo vệ các cá nhân khỏi sự

tùy tiện và sự lạm quyền của các cơ quan và nhân viên nhà nước trong các hoạt động TTHS Theo các văn bản pháp lý quốc tế về

quyển con người thì quyển con người trong TTHS về cơ bản thuộc

hai lĩnh vực sau: 1) Các quyền an toàn thân thể, danh dự, nhân phẩm của cá nhân khi họ tham gia tố tụng với tư cách người bị tình

nghỉ phạm tội, người bị kết án phải chấp hành hình phạt hoặc người

có tư cách khác khi tham gia tố tụng; 2) Quyển được xét xử công bằng

bởi một tòa án độc lập Các quyền này được ghi nhận trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (1966) (ICCPR - Việt

1 Xem Khoa Luật - ĐHQGHN, Luật nhân quyền quốc tế- Những uấn dé co ban, tr.17 - 18,

Trang 36

Nam là thành viên từ năm 1982), trong các Bình luận chung của cơ

quan giám sát Công ước này, cũng như trong một số hướng dẫn, nguyên tắc đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận liên quan

Thứ nhất, quuên an toàn thân thể, danh dự, nhân phẩm của cá nhân trong TTHS

Đây là quyền của người bị tình nghỉ phạm tội bị áp dụng những

biện pháp ngăn chặn như: bắt, tạm giữ, tạm giam; người bị kết án phải chấp hành hình phạt tù trong các trại cải tạo và còn được mở

rộng đến những đối tượng bị tạm giữ hành chính Mặc dù là những

người này ít nhiều đã gây nguy hại cho xã hội hoặc bị tình nghỉ có

hành vi gây nguy hại cho xã hội và hạn chế tự do nhưng quyền của họ vẫn được ghỉ nhận và bảo đảm thi hành bằng biện pháp pháp

luật Quyển của những người này chiếm một vị trí quan trọng trong

luật nhân quyền quốc tế và luật nhân quyển quốc gia Các quyền cơ

bản của người bị tước tự do được bảo vệ tại Tuyên ngôn quốc tế nhân

quyền (1948), Công ước quốc tế về các quyển dân sự và chính trị (1966) (CCPR) và nhiều văn kiện khác như “Tập hợp các nguyên tắc bảo vệ tất cả những người bị giam hay cầm tù dưới bất kỳ hình thức

nào” được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua bằng Nghị quyết

43/173 ngày 9/12/1988 (bao gồm 39 nguyên tắc cụ thể); “Các quy tắc

của Liên hợp quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước tự do”

được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua bằng Nghị quyết 45/113 ngày 14/12/1990 !' Về cơ bản, những người bị tước tự do được bảo đảm các quyền sau đây: a) Quyển được bảo vệ không bị tra tấn, đối

xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục; b) Quyền

được bảo vệ để khỏi bị bắt, giam giữ tùy tiện; c) Quyền được đối xử

nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm của những người bị tước tự do;

d) Quyền thông tin, liên lạc với bên ngoài; e} Quyền có cơ chế khiếu

nại, tố cáo hữu hiệu; g) Quyền đối với người chưa thành niên

1 Xem chỉ tiết các văn kiện này tại “Giới thiệu các văn kiện quốc tế về quyển con người”, Chương 9: Quyền con người trong quản lý tư pháp Khoa Luật - ĐHQGHN, NXB

Trang 37

42 GIÁO TRÌNH LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

Thứ hai, quyên được xét xử công bằng

“Quyển được xét xử cong bang” (right to a fair trial) là một nhân quyền cơ bản và có tính phổ quát cao, tổn tại trong cả các vụ án hình sự và phi hình sự Pháp luật nhiều quốc gia quy định quyền này với quan niệm rằng nó là quyền thiết yếu (essential) trong mọi quốc

gia pháp trị! Việc đối xử với một người khi họ bị buộc tội phản ánh

rõ nhà nước tôn trọng nhân quyền đến mức nào, bởi vậy, quyền được

xét xử công bằng đã được coi là một hòn đá tảng (a cornerstone) của

các xã hội dân chủ? Giống như đặc tính của mọi nhân quyền là phụ thuộc lẫn nhau, quyển được xét xử công bằng với các quyền khác có

mối quan hệ hai chiều Một phiên tồ cơng bằng là yếu tố thiết yếu để

bảo đảm các quyển cơ bản khác của con người như quyền sống, quyền được an toàn về thân thể, tự do ngôn luận Ngược lại, trong một xã hội không dân chủ, các quyền cơ bản của con người không

được tôn trọng thì khó có thể có chuyện mọi người đều được xét xử công bằng Quan hệ chặt chẽ giữa quyền được xét xử công bằng với

pháp trị và dân chủ cũng đã được khẳng định chính thức trong Tuyên ngôn Dakar uê quyên được xét xử công bằng tại châu Phi Từ các văn bản

pháp luật đã nêu thì quyển được xét xử công bằng được hiểu như

sau: Quyên được xét xử công bằng là quyên cơ bản của người bị buộc tội

trong 0ụ án hình sự 0à của các bên trong 0ụ uiệc phi hình sự trước cơ quan

tự pháp (cơng an, cơng tố tồ án), được pháp luật quốc gia uà quốc tế ghí nhận 0à bảo oệ, bao sôm nhiều quyên cụ thể (như được bảo đảm quyên bào chữa, được xét xử nhanh chóng, cơng khai bởi tồ án độc lập, không thiên

vj ) nham bao dam cho viéc xét xử được công bằng, cũng như các quyén va

lợi ích hợp pháp của tọi cá nhân

Quyền được xét xử công bằng bao gồm những quyền cụ thể sau:

a) Quyền bình đẳng trước tòa án và được xét xử bởi tòa án độc lập,

Trang 38

e) Quyền được bồi thường khi bị kết án oan; øg) Quyền không bị xét xử hai lần về cùng một tội danh; h) Không bị truy cứu hình sự vì lý

đo không thực hiện được nghĩa vụ hợp đồng; ï) Không bị coi là có tội

nếu hành vi không cấu thành tội phạm theo pháp luật vào thời điểm thực hiện hành vi; k) Không áp dụng hồi tố cũng được nghiên cứu khi đề cập đến quyển được xét xử công bằng

Trên đây là những nội dung cơ bản của quyền con người trong TTHS được ghi nhận trong các văn bản pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia

Từ những phân tích trên, khái niệm quyền con người trong TTHS

có thể định nghĩa như sau: Quyền con người trong TTHS là tổng hợp các quyền thuộc nhóm quyền dân sự, chính trị nhằm mục đích khẳng

định việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tôn trọng danh dự, nhân phẩm

của con người trong mọi hoàn cảnh cũng như bảo đảm việc xét xử công bằng bởi một tòa án độc lập khách quan đối với những người yếu

thế (người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án và những người

tham gia tố tụng khác) khỏi sự tùy tiện và sự lạm quyển của các cơ

quan và nhân viên nhà nước trong các hoạt động TTHS

II BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

1 Khái niệm "bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự”

Bảo đảm quyền con người trong TTHS là một trong những hợp

phẩn có tính chất đặc thù của bảo đảm quyền con người nói chung Ở

mức độ khái quát nhất, bảo đảm quyền con người trong TTHS là

những yếu tố để quyển con người được ghi nhận, thực thi trong quá trình giải quyết vụ án nhằm tôn trọng phẩm giá con người trong mọi hoàn cảnh Thực hiện tốt bảo đảm quyền con người trong TTHS là

đóng góp tích cực, có hiệu quả trong việc bảo đảm quyền con người

nói chung

Bảo đảm quyền con người trong TTHS là chức năng của nhà nước với cơ chế phù hợp trong điều kiện kinh tế - xã hội, pháp lý của

mình Do đặc điểm của hoạt động TTHS nên việc bảo đảm quyền con

Trang 39

44 GIÁO TRÌNH LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

địa vị pháp lý và địa vị thực tế của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị

cáo và những người tham gia tố tụng khác Nói cách khác, các quy

phạm pháp luật về quyền con người chỉ trở thành hiện thực khi có

những bảo đảm ràng buộc của nhà nước Với ý nghĩa đó thì bảo đảm

quyền con người trong TTHS là thước đo, là biểu hiện tự do xã hội,

trách nhiệm và tính tích cực công dân Tự thân các tiền đề kinh tế,

chính trị, xã hội chưa phải là cơ sở để thực hiện quyền và tự do của

con người trong TTHS Chúng chỉ trở thành những bảo đảm quyền

con người trong TTHS qua hình thức pháp lý và những nỗ lực tổ

chức của nhà nước

Bảo đảm quyển con người trong TTHS có vai trò quan trọng

trong việc biến những nỗ lực, những ý tưởng tiến bộ của nhân loại ở

các điều luật trở thành hiện thực trong thực tiễn giải quyết vụ án Nói

cách khác, bản thân các quy phạm pháp luật về quyền con người

trong TTHS đã là một thành tố quan trọng trong việc bảo đảm quyền

- con người nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó, quyền con người trong TTHS

sẽ không có trong thực tế và những quy phạm pháp luật sẽ trở thành

vô nghĩa Vì vậy, hình thành cơ chế bảo đảm quyền con người trong

TTHS là đòi hỏi khách quan mang tính quyết định mà nhà nước nào

cũng cần quan tâm |

Bảo đảm quyển con người trong TTH5 mang tính chất đặc thù

xuất phát từ những đặc điểm của TTHS là một lĩnh vực hoạt động

thực hiện quyền lực nhà nước mà ở đó việc hạn chế các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân là không thể tránh khỏi và các quyền, lợi ích đó có thể bị xâm phạm một cách nghiêm trọng bởi những người đại điện cho công quyền

Việc bảo đảm quyền con người trong TTHS phải được vận hành bởi một cơ chế có hiệu quả của các yếu tố hợp thành, đó là: (1) Xây

dựng được hệ thống pháp luật TTHS trên cơ sở các tiêu chí quốc tế về quyền con người, phù hợp với yêu cầu bảo đảm quyền con người ở

mỗi quốc gia; (2) Có các giải pháp thực thi có hiệu quả các quyền con

người được quy định trong pháp luật TTHS của tất cả các chủ thể TTHS trong quá trình giải quyết vụ án; (3) Hình thành cơ chế giám sát

Trang 40

Ba yếu tố nêu trên tạo thành cơ chế bảo đảm quyền con người ở mỗi

quốc gia và ở cấp độ khu vực cũng như ở phạm vi quốc tế

Từ những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm về bảo đảm

quyền con người trong TTHS như sau: Bảo đẩm quyên con người trong

TTHS là sự uận hành của các yếi: tố khách quan nhằm mục đích công bố,

shỉ nhận uÊ mặt pháp lý các quyên con người trong TTHS 0à bảo uệ, thực thị các quyên đó trong quá trình giải quyết uụ án hình sự

2 Nội dung bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự

Bảo đảm quyền con người trong TTHS không chỉ đơn thuần là việc ghỉ nhận các quyền con người trong pháp luật TTHS mà còn ở

chỗ hiện thực hóa nó trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự, cũng như bảo đảm sự giám sát có hiệu quả đối với quyền con người trong TTHS Các quy định về địa vị tố tụng của các chủ thể

tham gia TTHS tự thân chúng chưa giải quyết được van dé bao dam - các quyền, tự do của các chủ thể khi tham gia vào hoạt động TTHS - Bảo đảm quyền con người trong TTHS chính là cách thức nhằm làm

cho các quyền TTHS của các chủ thể tham gia hoạt động TTHS được thực thi trong thực tiễn Đó chính là cơ chế bảo đảm quyền con người

trong TTHS, được xác định là hệ thống các biện pháp, cách thức pháp

lý nhằm bảo vệ quyền con người và làm cho việc thực thi các quyền

đó trong thực tiễn giải quyết vụ án hình sự Vì vậy, nội dung bảo

đảm quyền con người trong TTHS được thể hiện trên các bình diện

của các thành tố trong cơ chế bảo đảm quyền con người trong TTHS,

đó là:

a) Hệ thống pháp luật tố tụng hình sự được xâu dựng trên cơ sở

các tiêu chí quốc tế uề quyền con người

Một trong những yêu cầu của Luật quốc tế về nhân quyền là các

quốc gia thành viên của Công ước phải nội luật hóa các tiêu chí quốc

tế về nhân quyền Vì vậy, LTTHS của mỗi quốc gia cần đưa ra các

Ngày đăng: 08/11/2022, 23:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w