1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lẩu then trong dòng then pháp của người tày ở huyện đình lập tỉnh lạng sơn

99 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lẩu Then trong dòng Then pháp của người Tày ở huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn
Tác giả Lý Văn Sỹ
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Thu
Trường học Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Sư phạm
Chuyên ngành Ngôn ngữ, Văn học và Văn hoá Việt Nam
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 1,9 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (0)
  • 2. Lịch sử nghiên cứu (9)
  • 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu (12)
  • 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu (13)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (13)
  • 6. Đóng góp của đề tài (0)
  • 7. Bố cục của luận văn (14)
  • Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI TÀY Ở HUYỆN ĐÌNH LẬP, LẠNG SƠN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ THEN TÀY (15)
    • 1.1. Tổng quan về người Tày ở huyện Đình Lập, Lạng Sơn (0)
      • 1.1.1. Dân số, nguồn gốc và địa bàn cư trú (15)
      • 1.1.2. Đời sống văn hoá, xã hội (16)
      • 1.1.3. Khái quát về văn học nghệ thuật (17)
    • 1.2. Một số vấn đề lý luận về Then Tày (0)
      • 1.2.1. Nguồn gốc và khái niệm Then (18)
      • 1.2.2. Phân loại Then (22)
    • 1.3. Khái quát về lẩu Then và dòng Then Pháp ở huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn (0)
      • 1.3.1. Khái niệm lẩu Then (25)
      • 1.3.2. Khái quát về dòng Then Pháp ở huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn (26)
    • 1.4. Vai trò của Then trong đời sống tinh thần của người Tày ở huyện Đình Lập, Lạng Sơn (27)
  • Chương 2: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT LỜI CA (32)
    • 2.1. Đặc điểm nội dung trong lẩu Then Pháp (32)
      • 2.1.1. Phản ánh về thế giới thần linh (32)
      • 2.1.2. Thế giới hiện thực trong Then (38)
      • 2.1.3. Những biểu tượng văn hóa xuất hiện trong Then (44)
      • 2.1.4. Mô tả hành trình các cung cửa trong lẩu Then Pháp (48)
    • 2.2. Đặc điểm nghệ thuật lời ca trong lẩu Then (49)
      • 2.2.1. Thể thơ (49)
      • 2.2.2. Biện pháp nghệ thuật (54)
  • Chương 3: NGHỆ THUẬT DIỄN XƯỚNG LẨU THEN PHÁP CỦA NGƯỜI TÀY Ở HUYỆN ĐÌNH LẬP, TỈNH LẠNG SƠN (58)
    • 3.1. Quy trình diễn xướng lẩu Then Pháp (58)
    • 3.2. Không gian, thời gian và chủ thể diễn xướng lẩu Then Pháp (65)
      • 3.2.1. Không gian, thời gian (65)
    • 3.3. Chuẩn bị diễn xướng (67)
      • 3.3.1. Trang phục và đạo cụ (67)
      • 3.3.2. Lễ vật (77)
    • 3.4. Các yếu tố nghệ thuật dân gian (78)
      • 3.4.1. Âm nhạc (78)
      • 3.4.2. Những điệu múa đặc trưng (80)
      • 3.4.3. Nghệ thuật trang trí (82)
      • 3.4.4. Cách trang trí bàn thờ, màn lẩu (82)
      • 3.5.1. Về hình thức diễn xướng (84)
      • 3.5.2. Về cách thức diễn xướng (85)
  • KẾT LUẬN (90)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (92)
  • PHỤ LỤC (95)

Nội dung

Trang 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LÝ VĂN SỸ LẨU THEN TRONG DÒNG THEN PHÁP CỦA NGƯỜI TÀY Ở HUYỆN ĐÌNH LẬP TỈNH LẠNG SƠN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ VIỆT

Lịch sử nghiên cứu

Khảo qua tài liệu nghiên cứu về Then, các công trình của những người đi trước đã công bố, bao gồm cả sách, bài tạp chí, bài luận tốt nghiệp, tư liệu chép tay chúng tôi có cơ hội tiếp cận được 140 công trình viết về Then của người Tày, Nùng, trong đó có 78 công trình viết chung về Then của cả hai dân tộc Tày và Nùng, 58 công trình về Then của người Tày, chỉ có 4 công trình viết riêng về Then Nùng

Qua các công trình, các bài viết của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi nhận thấy một số nhà nghiên giới thiệu hệ thống những yếu tố liên quan đến lẩu Then như:

2.1 Các công trình là sách

Năm 1978, nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc in cuốn Mấy vấn đề về Then Việt Bắc của nhiều tác giả đã được viết trong Hội nghị sơ kết công tác sưu tầm, nghiên cứu Then Việt Bắc của năm 1975 và một bài viết ở những năm trước đó Có thể nói, đây là cuốn sách đầu tiên đã khảo sát về Then trên phạm vi địa bàn rộng và xem xét Then từ nhiều góc độ khác nhau, như: Nguồn gốc, loại hình, nghệ thuật biểu diễn, âm nhạc, giá trị văn học, v.v… Tuy nhiên, do quán triệt tư tưởng gạn đục khơi trong nên các tác giả bài viết mặc dù đều thừa nhận Then là một loại hình sinh hoạt có tính tín ngưỡng nhưng hầu như lại không đề cập một cách thích đáng

Tác giả Triều Ân (2000) trong cuốn Then Tày những khúc hát (Nxb Văn hoá dân tộc), giới thiệu những khúc hát về cầu chúc và lễ hội Toàn bộ cuốn sách gồm ba phần, phần 1: Then Tày và những khúc hát; phần 2: Những khúc hát (tuyển dịch); phần 3: Những khúc hát Dàng Then (nguyên văn Tày - phiên âm từ bản Nôm)

Nguyễn Thiên Tứ (2009) trong cuốn Lễ cấp sắc môn phái Then phái nữ phía tây của dân tộc Tày tỉnh Cao Bằng (Nxb Văn hóa Dân tộc), tìm hiểu về lễ cấp sắc môn phái nữ phía tây của dân tộc Tày tỉnh Cao Bằng Sách gồm ba

7 phần, phần 1: Mấy vấn đề về lễ cấp sắc môn phái Then nữ phía tây của dân tộc Tày tỉnh Cao Bằng; phần 2: Lễ kỳ yên giải hạn; phần 3: Nội dung lễ cấp sắc Hoàng Việt Bình, Lý Viết Trường (2021) trong cuốn Từ điển văn hóa Then (Nxb Thế giới), khảo qua nhiều tài liệu nghiên cứu về Then, tác giả đã giải nghĩa gần 1000 các từ khóa xuất hiện trọng Then Có thể nói rằng cuốn sách này là “chìa khóa” để mở cửa vào thế giới thần linh Then rộng lớn

Hoàng Biểu (năm 2017) sưu tầm, biên dịch cuốn Khỏa Quan của người Tày ở Lạng Sơn (Nxb Văn hóa Dân tộc) Tác giả đã phiên âm, dịch nghĩa, chú thích và giới thiệu được 54 bài hát Khỏa quan mà tác giả đã sưu tầm được ở xã Tân Đoàn, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn

Nguyễn Thiên Tứ (2009) trong cuốn Lễ cấp sắc môn phái Then phái nữ phía tây của dân tộc Tày tỉnh Cao Bằng (Nxb Văn hóa Dân tộc), tìm hiểu về Lễ cấp sắc môn phái nữ phía tây của dân tộc Tày tỉnh Cao Bằng Sách gồm ba phần, phần

1: Mấy vấn đề về lễ cấp sắc môn phái Then nữ phía tây của dân tộc Tày tỉnh Cao Bằng; phần 2: Lễ kỳ yên giải hạn; phần 3: Nội dung lễ cấp sắc

2.2 Các công trình là bài báo

Hoàng Nam (2013) có bài viết “Then - cái nhìn từ văn nghệ dân gian” in trong Nguồn sáng dân gian, giới thiệu sơ lược về Then, một loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian gồm có cả lời hát, âm nhạc, điêu khắc và hóa trang Nguyễn Tuấn Cường và Nguyễn Văn Tuân (2017) trong bài viết “Tìm hiểu thuật ngữ Then từ góc độ văn học qua văn bản Nôm Tày” in trong Từ điển học & 31 Bách khoa thư, khảo sát về cấu trúc chữ Then và ý nghĩa của nó qua một số văn bản Then viết bằng chữ Nôm Tày, từ đó rút ra định nghĩa khái niệm về Then một cách tổng quát

Phương Bằng (1990) có bài viết “Then “Bách điểu” in trong Tạp chí Dân tộc học, giới thiệu thể loại Then Bách điểu là bài ca về một trăm loài chim sinh sống trên các vùng núi phía Bắc của Việt Nam Toàn bộ nội dung của tác phẩm đã được ông dịch sang tiếng Việt (Kinh) để người đọc tiện theo dõi

2.3 Các công trình là luận án, luận văn

Nguyễn Thị Tuyết Nhung (2017) hoàn thành luận án Tiến sĩ ngành Văn hóa học, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, đề tài “Nghệ thuật trình diễn nghi lễ

Then của người Tày ở huyện Bắc Sơn tỉnh Lạng Sơn”, đã đi sâu vào nghiên cứu những yếu tố cấu thành nghệ thuật trình diễn nghi lễ Then, trong đó chủ yếu là Then cấp sắc Từ đó nhận định về đặc điểm, giá trị và sự biến đổi của nghệ thuật trình diễn ở huyện Bắc Sơn tỉnh Lạng Sơn

Nguyễn Thị Hoa (2002) hoàn thành luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm I Hà Nội, đề tài Khảo sát Then hắt khoăn (giải hạn) của người Tày ở huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn, tiến hành khảo sát buổi lễ Then giải hạn của người Tày ở huyện Đình Lập Từ đó, nêu ra những yếu tố nghệ thuật, văn học của loại Then này

Dương Thị Lâm trong công trình Nghệ thuật Then của người Tày ở Lạng Sơn (Luận văn Thạc sĩ, Đại học Văn hoá Hà Nội, 2002) đã tìm hiểu, phân tích và đánh giá nghệ thuật hát Then của người Tày tại tỉnh Lạng Sơn

Nông Thị Nhình (2004) Nét chung và riêng của âm nhạc trong diễn xướng Then Tày Nùng (Nxb Văn hoá dân tộc), đề cập tới phần âm nhạc trong Then, sự giống nhau và khác nhau về âm nhạc Then của mỗi vùng Qua đó thấy được sự phong phú, đa dạng cũng như giá trị nghệ thuật trong Then của người Tày Nùng Sách gồm ba chương, chương 1: Các hình thức âm nhạc trong Then; chương 2: Nhạc cụ trong Then; chương 3: Đặc điểm âm nhạc trong Then Đây là một công trình khảo cứu công phu về âm nhạc Then, góp phần khẳng định cho thành tựu nghiên cứu Then trong giai đoạn hiện nay

Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành như: văn hóa dân gian, nghệ thuật học, nhân học tôn giáo Các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:

Phân tích văn bản: Từ các lời chép tay, tư liệu điền dã, sách xuất bản Tổng hợp các quan điểm liên quan đến đề tài từ các tài liệu khoa học, sách, báo, tạp chí Thống kê các bài báo trên 4 năm về số lượng có liên quan đến di sản Then

Phương pháp phỏng vấn sâu các nghệ nhân tham gia nghi lễ lẩu Then Pháp - Đình Lập - Lạng Sơn để có thêm được những kiến thức sâu hơn không chỉ riêng trong nghi lễ lẩu Then mà nội dung của nghi lễ Then nói chung

Phương pháp thống kê phân loại nhằm thống kê các trích đoạn có trong nghi lễ lẩu Then và phân loại các nghi lễ Then của dân tộc Tày, Nùng từ đó phục vụ cho quá trình nghiên cứu của luận văn này

Phương pháp điền dã: Bên cạnh những tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu các nội dung trong luận văn chúng tôi còn trực tiếp gặp mặt và trò chuyện với một số nghệ nhân đang thực hành nghi lễ Then tín ngưỡng ở huyện Đình Lập Ngoài ra, chúng tôi còn được tham gia vào các nghi lễ nhỏ khác

Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Sử dụng liên ngành giữa văn học và lịch sử, văn học và địa lí giúp phân tích sâu sắc và cụ thể sự gắn bó khăng khít giữa nghi lễ Then với lịch sử, văn hoá huyện Đình Lập và tộc người ở nơi đây

6 Đóng góp của đề tài Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật nghi lễ lẩu Then Pháp của người Tày ở huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn

Trong quá trình điền dã, khảo sát, nghiên cứu, tác giả luận văn đã thu thập được một số lượng đáng kể những bài Then Tày được lưu truyền trong đời sống dân gian ở Đình Lập - Lạng Sơn

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, nội dung, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có cấu trúc ba chương như sau:

Chương 1: Tổng quan về người Tày ở huyện Đình Lập, Lạng Sơn và một số vấn đề lí luận về Then Tày

Chương 2: Đặc điểm nội dung và nghệ thuật lời ca trong lẩu Then Pháp của người Tày ở huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn

Chương 3: Nghệ thuật diễn xướng lẩu Then Pháp của người Tày ở huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI TÀY Ở HUYỆN ĐÌNH LẬP, LẠNG SƠN VÀ

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ THEN TÀY

1.1 Tổng quan về người Tày ở huyện Đình Lập, Lạng Sơn

1.1.1 Dân số, nguồn gốc và địa bàn cư trú Đình Lập là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Lạng Sơn Huyện Đình Lập nằm trên trục đường quốc lộ 4B nối giữa thành phố Lạng Sơn và tỉnh Quảng Ninh, nối vùng biên giới Việt - Trung với tỉnh Bắc Giang và các tỉnh miền núi Đông Bắc của Việt Nam Huyện Đình Lập là nơi bắt nguồn của 2 con sông lớn là Kỳ Cùng và lục Nam Sông Kỳ Cùng bắt nguồn từ xã Bắc Xa, chảy theo hướng Đông Bắc qua huyện Lộc Bình, chiều dài chảy qua địa bàn huyện Đình Lập dài 40 km Bên cạnh đó là con sông Lục Nam bắt nguồn từ xã Đình Lập, chảy về phía Nam của tỉnh Bắc Giang với chiều dài dòng chảy quả huyện là 50 km Ngoài hai con sông lớn kể trên huyện Đình Lập còn có hai con sông ngắn chảy qua địa bàn là sông Đông Khuy và Tiên Yên cùng các con suối, khe suối nhỏ khác nhau nằm rải rác trên địa bàn huyện Huyện Đình Lập với diện tích 1.182,7 km², dân số khoảng 28.579 người (2019) Mật độ dân số 22 người/km² Đình Lập có 12 đơn vị hành chính, trong đó có 02 thị trấn bao gồm thị trấn Đình Lập, thị trấn Nông Trường Thái Bình và 10 xã: Bính Xá, Kiên Mộc, Bắc Xa, Đình Lập, Cường Lợi, Châu Sơn, Đồng Thắng, Bắc Lãng, Lâm Ca và xã Thái Bình Đình Lập là địa bàn sinh sống của các dân tộc: Tày, Nùng, Kinh, Dao, Sán Chỉ Đây là tiểu vùng khí hậu thích hợp cho phát triển các loại cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao như: thông, chè, hoa hồi, đinh, lim, và nhiều cây dược liệu quý như: mộc nhĩ, nấm hương, sở, Diện tích đồng cỏ khá lớn, mật độ cỏ che phủ đạt 70%, rất phù hợp cho phát triển chăn nuôi đại gia súc Với tài nguyên đất, rừng phong phú và khí hậu ưu đãi, ngành nông - lâm nghiệp là thế mạnh trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đình Lập

1.1.2 Đời sống văn hoá, xã hội

Người Tày sinh sống thành từng bản - làng Bản là một đơn vị quần cư của cộng đồng trung bình có từ 20 đến 70 nóc nhà Trong bản có một trưởng bản, trong bản có nhiều dòng họ, nhiều nơi họ sống xen kẽ cả người Nùng Bản thường ở chân núi, trước bản có cánh đồng, sau bản là đất làm nương Cũng có nơi bản là nơi gần sông suối tiện nguồn nước gieo trồng và giao thông đi lại Tên bản được đặt theo các dòng suối như Khuổi Cải, cánh đồng như Nà Chuông Bản to được chia ra các xóm gọi là Còn Xung quanh bản thường được trồng lũy tre, có nơi họ dùng đá bao quanh

Người Tày chủ yếu ở nhà sàn, một số nơi ở nhà đất Nhà sàn dựng cao, thoáng mát tránh rắn rết, sâu bọ, thú rừng có kiểu nhà hai mái và bốn mái Kỹ thuật làm nhà bằng thủ công Mái làm bằng máng hoặc lá cọ, ngói âm dương Cột nhà, xà, kèo và bức vách bằng gỗ lim, nghiến hoặc gỗ tạp theo điều kiện gia chủ Nhà được chia làm hai tầng, tầng dưới - tẩu lảng cho gia súc, gia cầm ở và đồ dùng lao động, tầng trên có cửa chính và cửa phụ, có nơi trang trọng nhất để thờ tổ tiên, hai bên chia ra các buồng cho nam giới và phụ nữ, người già Cửa chính có cầu thang đi lại, cửa phụ có Slíc - sàn để đựng nước khe và là nơi rửa chân khi đi làm về

Người Tày dùng trang phục nhuộm chàm, vải tự dệt từ cây bông, tự cắt may Áo của nam giới thường là áo tứ thân ngắn, đơm khuy con sâu gọi là Slửa chất kháu, có nơi mặc dài ngũ thân để phân biệt với người Nùng (cần slửa tẩn - người áo ngắn) nhưng tà rộng, quấn khăn đội đâu gọi là khân đỏng Phụ nữ mặc áo ngũ thân xẻ tà, chít khăn và vấn đầu như người kinh nhưng cách đội khác nhau gọi là khân ngang, thắt đáy lưng ong - hảng lặng bằng một miếng vải dài độ 2m, buộc xà tích và đeo vòng cổ trong các kỳ lễ tết

Người Tày có đời sống kinh tế tự cung tự cấp, họ ăn cơm, rau thịt, cá, trứng và có nền ẩm thực đặc trưng với các món ăn nổi tiếng như: Xôi cẩm - khẩu nua

14 cắm, bánh ngải - pẻng nhả ngài, bánh rợm - pẻng tải, bánh khảo - cao phung, khẩu sli - bánh bỏng, bánh giầy - pẻng chì, bánh gio - pẻng đắng lợn quay- mu sliêu, gà quay - cáy pỉnh, thịt khổ kho - kháu nhục

Người Tày tin vào tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh, coi mọi vật đều có linh hồn Người Tày thờ cúng tổ tiên và tôn trọng các tôn giáo như đạo Phật, đạo Giáo, đạo Nho Mỗi gia đình thường có ban thờ tổ tiên và các vị thần cầu an khác như Phật bà quan âm - mè nàng, táo quân - thản bếp, thiên lôi - lòi tềnh, ông quản gia - pú chự; tiên, bụt - thờ Then, pựt; tướng - các vị tướng có công với gia đình dòng họ Họ tôn thờ và coi trọng thầy Then, Tào, bụt, mo trong các nghi lễ vòng đời như: khai bươn - đầy tháng, hắt bioóc- cúng mụ, kin lẩu - đám cưới, khảu lườn mấu - mừng tân gia, cải nàn - giải hạn, pủ sang lường, hắt khoăn - mừng thọ, chúc vía, thót tang - thôi tang Mỗi bản thường có miếu thổ công là vị thần cai quản vùng đất đai và các bản - làng, còn - xóm Một số nơi có cả thành hoàng làng được tôn thờ như những người có công xây dựng nên các bản - làng đó

1.1.3 Khái quát về văn học nghệ thuật

Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, nội dung, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có cấu trúc ba chương như sau:

Chương 1: Tổng quan về người Tày ở huyện Đình Lập, Lạng Sơn và một số vấn đề lí luận về Then Tày

Chương 2: Đặc điểm nội dung và nghệ thuật lời ca trong lẩu Then Pháp của người Tày ở huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn

Chương 3: Nghệ thuật diễn xướng lẩu Then Pháp của người Tày ở huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn

TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI TÀY Ở HUYỆN ĐÌNH LẬP, LẠNG SƠN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ THEN TÀY

Một số vấn đề lý luận về Then Tày

1.2 Một số vấn đề lý luận về Then Tày

1.2.1 Nguồn gốc và khái niệm Then

Liên quan đến khái niệm “Then” và tín ngưỡng “Then” còn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau song đa phần những người yêu thích Then và cả những người làm Then đều cho rằng Then đã tồn tại từ lâu đời ở nước ta gìn giữ phát huy hàng ngàn năm nay, lưu truyền qua nhiều thế hệ, vùng miền và mang nhiều dấu ấn văn hóa đặc trưng cho các tộc người Tày Nùng Thái Việt Nam chúng tôi tổng hợp một số tác giả tiêu biểu có khái niệm về Then và nguồn gốc Then như sau:

(1) Nhóm tác giả Hoàng Văn Ma, Lục Văn Pảo, Hoàng Chí giải thích: Then tức “hết Pụt hết Then” (làm Bụt làm Then)

(2) Dương Kim Bội quan niệm về Then: Cho dù chưa có cách định nghĩa, giải thích một cách thoả đáng, cứ coi nó như một danh từ riêng để chỉ một loại hình mê tín Nhà nghiên cứu Dương Kim Bội cũng sưu tầm ở các nghệ nhân dân gian cho biết: Có một thời gian nhà Mạc đem quân chạy lên Cao Bằng, vì xa nhà cửa, quê hương, vợ con nên quan quân sinh bệnh, đau ốm rất nhiều Giữa lúc bệnh hoạn đang hoành hành như thế, một viên quan bầy cách cho một nhóm binh sĩ có học thức làm Then để giải khuây Việc làm này đã đem lại kết quả một cách không ngờ Từ khi có nhóm người này hát Then, tự nhiên quan quân khỏi bệnh quá nửa! Từ đó vua nhà Mạc truyền cho quân sĩ hãy phổ biến ra ngoài dân chúng thật rộng rãi

(3) Nông Văn Hoàn cho rằng: Then là Tiên 仙 (có nơi gọi sliên), là người của trời Họ là người giữ mối liên hệ giữa người trần gian với Ngọc hoàng và Long vương Khi họ làm Then là họ đại diện cho người của trời giúp cho người trần gian cầu mong được sự tốt lành, được tai qua nạn khỏi v.v tức là Then chỉ làm điều thiện cứu giúp người trần gian

Theo ông, vào cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII, khi Mạc Kính Cung lên chiếm cứ đất Cao Bằng đánh lại nhà Lê (1598 - 1625) Nhà Mạc bị nhà Lê đánh đuổi phải chạy lên Cao Bằng vì buồn rầu lo sợ mà sinh phát bệnh chạy chữa mãi cũng không khỏi Sau có người tâu với vua rằng: Bệnh của vua chỉ có ông Tư Thiên đem đội xướng ca đến mới khỏi Tức khắc vua sai người đem chiếu chỉ đến

16 mời Trạng Nhận được chiếu chỉ của vua, Trạng liền chuẩn bị tập tành và tiến vào chầu vua Đội xướng ca nữ khi vào chầu vua liền biểu diễn điệu múa chầu làm cho vua tươi hẳn lên rồi nhỏm dậy ban khen tấm tắc Múa xong lại cầm đàn tính vừa gẩy vừa hát điệu Then chúc tụng nhà vua làm cho vua quên hết lo sầu rồi tự nhiên thấy khỏe hẳn Sau đó vua liền phong sắc cho Tư Thiên thêm chức Quản nhạc

(4) Triều Ân thì cho rằng: Then là những khúc hát thuộc về thờ cúng (chant cultuel) do những Then làm nghề (chan-teuse cultuelle) hát trong nghi lễ

Nhà nghiên cứu Triều Ân cho biết: Bế Văn Phụng đặt thêm lời ca, đồng thời nâng cao hơn các bản nhạc đàn tính phục vụ nhu cầu và trình độ thẩm mỹ chốn cung đình Nhạc sỹ Hoa Cương cho biết thêm: Ông Bế Văn Phùng rất thông minh tài giỏi, am hiểu cả về thiên văn địa lý, nên được gọi là quan Tư Thiên Quản nhạc Còn ông Nông Quỳnh Vân thì tài nghệ thi phú cũng rất giỏi mà còn có tài lặn xuống nước được lâu nên nhân dân còn gọi là ông vua Ca Đáng (nghĩa là vua của loài quạ khoang chuyên lặn bắt cá) Hai ông là bạn thân với nhau và thường xuyên xướng họa thi ca cùng nhau Về sau vua Ca Đáng thành lập đội xướng ca nam ở vùng Trùng Khánh gọi là Giàng, còn quan Tư Thiên thì lập xướng ca nữ ở vùng Hòa An gọi là Then

(5) Giáo sư Trần Quốc Vượng nhận xét: “Nghiệm sinh một vấn đề phương pháp luận văn hóa dân gian đó là có hai lối đi về giữa dân gian và cung đình, từ dân gian đi vào và được nâng cao ở cung đình ( ); từ cung đình đi ra dân và được dân gian hóa” Với trường hợp hát Then, nhà nghiên cứu Triều Ân nhận định có đủ cả hai lối đi và về giữa dân gian và cung đình

Sau khi nhà Mạc tan rã, các ca sĩ Then dần trở về quê, ở với người dân và mang theo những giá trị tinh hoa cung đình trở về dân gian Các ông bà Pựt, Sliên, Dàng tiếp tục xứ mệnh vốn có của mình đi cứu dân độ thế

(6) Hoàng Phê chủ biên, định nghĩa từ Then có ba nét nghĩa: 1/Lực lượng siêu tự nhiên sáng tạo ra thế giới, theo quan niệm của một số dân tộc thiểu số miền Bắc Việt Nam 2/Người làm nghề cúng bái (thường là nữ) ở vùng các dân tộc thiểu số nói trên

Bà Then, làm mo, làm Then 3/Loại hình nghệ thuật tổng hợp gồm đàn, hát, múa gắn liền với tín ngưỡng của các dân tộc thiểu số nói trên Hát Then, múa Then

(7) Từ điển bách khoa Việt Nam, giải thích: Then tên chung chỉ một loại hình sinh hoạt văn hóa - văn nghệ dân gian của các dân tộc Tày, Thái Tùy theo mục đích của từng kỳ lễ mà Then có tên gọi và kiểu cách trình diễn khác nhau như Then kỳ yên, Then cầu hoa, Then nối số, v.v… Đầy đủ nhất là Then cấp sắc hay còn gọi là lẩu Then Người làm Then gọi là thầy Then, khi đã già, muốn nghỉ thì làm lễ Then cáo lão Then có nguồn gốc từ niềm tin của con người vào sự tồn tại của các siêu linh trong các thế giới trên trời, trên mặt đất và dưới nước Khi con người ốm tức là hồn hay vía của họ bay vào các thế giới đó Muốn khỏi bệnh họ phải nhờ đến các thầy Then Các thầy Then dùng giọng hát dẫn đường cho âm binh đi đến tất cả các thế giới nói trên để tìm hồn trả về cho thân xác và người ốm sẽ khỏi bệnh

(8) Nguyễn Thị Yên trong cuốn Then Tày sau khi phân tích sự tương đồng giữa tên gọi Then (đọc trại từ chữ Hán thiên - trời) với các hình thức cúng bái tương tự của người Tày, Nùng, Thái như Pụt, Sliên, Một mà đã đưa ra giả định “Tên gọi Then là bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ trời (phạ) của các cư dân Tày, Thái nói chung”

(9) Theo Nguyễn Tuấn Cường và Nguyễn Văn Tuân khi phân tích nguồn tư liệu được viết bằng chữ Nôm Tày rất đáng tin cậy, không những có giá trị về mặt phân tích tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến tôn giáo tín ngưỡng, dân tộc học, văn học nghệ thuật , mà còn góp phần vào việc khẳng định về mặt văn tự đối với một số thuật ngữ, trong đó có “Then” đó là chữ ghép của bộ Khẩu 口và chữ Thiên

天 Về ý nghĩa của chữ “Then”, Then là người có tài trí, có uy quyền với những phép thuật cao siêu, là người giữ mối liên hệ bằng lời giữa người trần gian với một thế giới tâm linh khác như Ngọc Hoàng, Long Vương , nhằm giúp cho người trần gian cầu mong được sự tốt lành

(10) Giáo sư Tô Ngọc Thanh cho rằng Then theo tiếng Thái - Tày để chỉ một loại hình văn hóa tín ngưỡng sa-man (shamanism) trong các tộc nói tiếng Thái- Tày như Lào, Lự, Giáy, và các nhóm Thái - Tày địa phương như Thái Trắng, như Tày Cao Bằng, Tày Bắc Kạn, Tày sông Chảy, sông Lô, Nùng v.v Riêng người Thái Đen thì lại gọi là Xên Một hoặc Xên Một Lào

Khái quát về lẩu Then và dòng Then Pháp ở huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn

tú Mai Ven… (Lạng Sơn); nghệ sĩ Thúy Niêm, Quỳnh Nha, Nông Thị Ánh (Cao Bằng); Trung Trực (Bắc Kạn); Chu Thạch (Tuyên Quang)… là những người có công đầu trong việc khôi phục và phát triển phong trào hát Then văn nghệ

Hiện nay, có hàng trăm câu lạc bộ hát Then đàn tính được thành lập và hoạt động tích cực Hàng trăm bài Then văn nghệ được các nhạc sĩ, nghệ sĩ và nghệ nhân sáng tác (Hoa Cương, Đinh Quang Khải, Lý Tự Hải, Phan Lâm, Hoàng Huy Ấm, Vi Hồng Nhân, Xuân Bách, Việt Bình); nhiều tên tuổi hát Then được khán giả biết mặt và nhớ tên, đó là: NSƯT Bích Hồng, NNND Mai Ven, NSND Xuân Ái, NSƯT Phùng Văn Muộn, cố NSND Dương Liễu, NSƯT Quỳnh Nha…

Tháng 3 năm 2005, Liên hoan hát Then đàn tính toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức tại Thái Nguyên Sự kiện này đã góp phần thúc đẩy phong trào bảo tồn và phát huy giá trị thực hành Then, từ đó đến nay 6 cuộc liên hoan đã được tổ chức, các tỉnh đăng cai lần lượt là: Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang Trong xu thế đó, nhiều tỉnh đã tổ chức liên hoan dân ca cấp tỉnh, huyện; đặc biệt là những tỉnh có đông người Tày, Nùng như Lạng Sơn, Cao Bằng Thực hành Then của các dân tộc Tày, Nùng đã đạt được những kết quả đáng mừng, tuy nhiên để những hoạt động của loại hình tín ngưỡng này có chiều sâu hơn nữa thì đòi hỏi các cấp chính quyền cần có những chính sách quan tâm thiết thực hơn nữa tới đời sống hành nghề của các nghệ nhân, nghệ sĩ và các câu lạc bộ Bảo tồn không gian văn hóa là cách bảo tồn di sản tốt nhất, Then chỉ thật sự trường tồn khi nghệ nhân và không gian văn hóa Tày, Nùng được bảo tồn bền vững

1.3 Khái quát về lẩu Then và dòng Then Pháp ở huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn

Lẩu Then là một đại nghi lễ, hội Then, được các nhà Then chú trọng chuẩn bị Nghi lễ này được nhiều Then cùng thực hiện, thường là cùng dòng, diễn ra trong ba ngày trở lên, nhằm cung tiến bách thức lên thiên đình Lẩu Then có nhiều loại như: “lẩu khai quang, cấp sắc” (nghi lễ mở hào quang, cấp sắc cho người mới bắt đầu làm Then), “lẩu tăng binh” (nghi lễ tăng binh mã, tăng sắc), “lẩu bioóc (tiến hóa lên các tổ sư gốc Pháp, tướng, bà binh, lên cung vua), “lẩu khao mạ, soi

23 tạm” (nghi lễ khao binh mã, sửa trạm), “lẩu thảo cầu, chuộc binh, chuộc mạ” (nghi lễ cầu đảo, chuộc binh mã nhà Then đã qua đời)

Nghi lễ này được tiến hành rất cầu kỳ, với sự tham gia của rất nhiều Then trong dòng, ngoài ra còn có sự góp mặt của anh em họ hàng, bạn bè và hàng xóm láng giềng Thầy Then được phong hàm, chức tước theo số dải mũ: 5, 7, 9, 11, 13 và 15 dây, từ đó mà biết được cấp bậc của Then

1.3.2 Khái quát về dòng Then Pháp ở huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn

Theo thống kê ở Đình Lập có 31 nghệ nhân, trong đó Then Nùng có 8 người, Then Tày có 23 người trong đó chủ yếu là Then Xệp

Theo thống kê ở huyện Đình Lập có 31 nghệ nhân thực hành tín ngưỡng Then, trong đó có 8 nghệ nhân thuộc dòng Then Pháp Tiêu biểu có nghệ nhân Chu Thị Thanh 64 tuổi, được 32 năm tuổi nghề, đã cấp sắc 5 lần Nghệ nhân Hoàng Thị Thăng

58 tuổi, được 26 năm tuổi nghề và đã cấp sắc 2 lần, nghệ nhân Chu Thị Bé 58 tuổi, được 26 năm tuổi nghề, đã cấp sắc 3 lần Nghệ nhân Hoàng Thị Trúc 61 tuổi, được 36 năm tuổi nghề, cấp sắc 5 lần Nghệ nhân Nông Thị Ưng 63 tuổi, được 28 năm tuổi nghề và đã cấp sắc 5 lần Qua khảo sát tài liệu điền dã, nghệ nhân Chu Thị Thanh cho rằng: Then Pháp nghĩa là những người đi cứu nhân độ thế, lấy chữ tâm, chữ đức làm mục tiêu tôn chỉ hành động Từ “Pháp” được hiểu là trong từ Phật pháp Theo nghệ nhân Hoàng Thị Thăng, từ “Pháp” có nghĩa là những dòng Then được thầy pháp sư (theo Đạo Giáo) - nguời Tày gọi là Thầy Tào cấp bằng, tăng chức và ban binh mã để thực hiện các công việc của nghề Then Theo nghệ nhân Hoàng Thị Trúc, Pháp có nghĩa là phép, bùa chú được thầy tào ban cho khi Then là đệ tử của họ

Chúng tôi cho rằng “Pháp” có nghĩa là một dòng Then có liên quan đến thầy Tào (Đạo giáo) của người Tày ở vùng Lạng Sơn Khi Then bắt đầu hành nghề đã được thầy Tào cấp sắc dạy các loại bùa chú để thực hành các nghi lễ Then với mục đích cứu nhân độ thế Mặt khác, Pháp còn mang dấu ấn của Phật giáo, khi mà dòng Then này có những cách thức hành nghề, diễn xướng, hình thức diễn xướng mang đậm dấu ấn của Phật giáo

Theo nhà nghiên cứu Tô Đình Hiệu, ở huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh cho biết, trong dân gian vẫn truyền tụng cho nhau câu chuyện chàng và nàng Then Họ là

24 hai anh em được sinh gia trong một gia đình thuần nông, ngày ngày chăm chỉ ruộng nương, có tài thi phú hơn người đặc biệt là khả năng đánh đàn siêu phàm làm cho nhiều người mê mẩn Khi chiến tranh ập đến, gia đình li tán, trong lúc loạn lạc người em đã chạy qua vùng Bình Liêu mang theo cây đàn ba dây nhưng quá trình di chuyển đã bị đứt một dây nên chỉ còn hai dây, và bây giờ Then ở Bình Liêu cũng chỉ có hai dây Còn người anh tìm mãi không thấy người em mà vẫn ngày ngày ôm cây đàn để nhớ tới người em Những tích truyện được dân gian hư cấu nhưng phần nào phản ánh được sự có mặt lâu đời của Then Tày ở huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn

Ths Hoàng Việt Bình (nghiên cứu sinh tốt nghiệp Học viện Nghệ thuật Quảng Tây, Trung Quốc) cho biết thêm khu vực Trấn Phòng Thành, Đông Hưng, Trung Quốc cũng tồn tại dòng Then này, với những cách thức hành nghề có nhiều điểm tương đồng ở huyện Bình Liêu và huyện Lộc Bình, Đình Lập tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam

Trên cơ sở những nhận xét trên, chúng tôi cho rằng Then Tày nói chung và dòng Then Pháp nói riêng có nguồn gốc lâu đời, là dòng Then tiêu biểu ở huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn, có ảnh hưởng vùng với huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, huyện Lộc Bình Lạng Sơn (Việt Nam) và vùng Phòng Thành, Đông Hưng (Trung Quốc).

Vai trò của Then trong đời sống tinh thần của người Tày ở huyện Đình Lập, Lạng Sơn

Có thể nói rằng, trải qua biết bao thăng trầm biến cố của lịch sử, Then đã thực sự là những vị thuốc tinh thần giúp cho đồng bào các dân tộc nơi đây bám đất bám rừng, sinh tụ hòa hợp cùng các dân tộc khác chung sức đồng lòng dựng xây nên những bản làng trù phú, quê hương tươi đẹp

Then Tày nói chung, dòng Then Pháp nói riêng là tiếng nói của nỗi khổ đau, niềm vui sướng và cả sự hy vọng, đeo bám vòng đời của mỗi con người từ khi sinh ra cho đến lúc trở về với cát bụi, Then như bà mẹ hiền che chở và cứu giúp cho phần khoăn (hồn, vía) của con người được bình an, mạnh khỏe Bằng những nghi lễ Then có sự tham gia của cộng đồng người (gia đình, làng bản, họ hàng thân tộc và những cộng đồng người khác) như:

25 Đủ 1 tháng: Họ sẽ tổ chức lễ Sláo ví - Tẩy uế và An bàn va - An bàn bà mụ (Lễ đầy tháng); Đủ 1 tuổi: Lễ Luồm cốc bioóc -Vun hoa bà mụ và Piá ỏm piá đa - thôi nôi

Từ 1 tuổi đến 15 tuổi: Làm lễ Vạn mụ - Vãn Mụ để đưa vía lên ngự Tu mè slinh - Cửa Bà Sinh Trong giai đoạn này nếu đứa trẻ mất đi sẽ được Then tiễn về đầu thai kiếp khác gọi là lễ Quét bioóc héo hoặc Slống bioóc héo

Từ 15 tuổi đến khi lấy vợ, gả chồng: Làm lễ Tạ ơn hoặc Cáp khoăn - Tạ ơn tổ tiên đã nuôi dưỡng để có thể dựng vợ gả chồng và nối duyên hai họ với nhau, kết thông gia

Từ lúc lập gia đình đến 60 tuổi: Đầu năm mời Then về làm Trải hạn - Giải hạn vào đầu năm; Lễ Quét slườn - Quét nhà vào dịp cuối năm để ăn tết Nguyên đán Chỉ khi gia chủ quá ốm yếu, hoặc phải giả lễ Mè slinh - Mẹ sinh hoặc Thiếp cầu tâu slổ - Tiếp cầu nối số để số mệnh Then được mời về làm Lễ khao chỏ - Khao tổ tiên Việc này do một hoặc nhiều gia đình trong dòng họ cùng chung sức; Qua 60 tuổi: con cháu người Tày tổ chức mời Then về làm lễp Pủ sang pủ lường -

Bù kho lương Lễ này có khá tương đồng với lễ Hắt khoăn - (mừng sinh nhật, chúc vía người cao tuổi) của người Nùng và có ý nghĩa giống Lễ Mừng thọ của người Kinh

Qua tuổi 70: Người xưa đã dạy, thất thập cổ lai hy, người đã đến tuổi này đã trải qua rất nhiều khổ nạn, sẽ chỉ làm lễ tiếp cầu nối số, bù kho lương, giải sao giải hạn là chủ yếu

Khi chết đi: Lễ Mạn tang, thót háo - Thôi tang: Khi con người chết đi đủ một năm (trước đây là ba năm - slam khốp), gia chủ sẽ mời Then về làm lễ này, với mục đích nhờ Then hành binh xuống ngục tối Diêm Vương chuộc hết lỗi lầm của người đã mất, tiễn về cung tổ tiên

Bằng sức truyền cảm của âm nhạc, thơ ca và hành trình diễn xướng của các thầy, Then đã dẫn đường cho gia chủ mang lễ vật từ cõi tục đến cõi thiêng, đề đạt ý nguyện, cầu mong sức khỏe, bình yên, hạnh phúc, phần nào làm chọn chức năng an ủi, khích lệ gia chủ cũng như bản thân người được làm lễ và cộng đồng ảnh hưởng Để rồi, sau khi nghi lễ kết thúc con người thấy lòng mình bình yên hơn, hăng hái và tự tin dấn mình vào cõi tục, ra sức cải tạo nó bằng bàn tay và khối óc của mình

Có thể nói, cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, quanh năm bám đất, giữ nước để sinh tồn, chinh phục thiên nhiên vì vậy họ có một niềm tin mãnh liệt vào các đấng thiêng liêng Then chính là cầu nối tâm linh giữa con người và các đấng thiêng liêng đó Thông qua các thầy Then để biểu đạt ý nguyện trước thiên tai dịch bệnh của mùa màng (lễ cúng Đoan Ngọ là một trong những nghi lễ xua đuổi ôn dịch), trước những trở ngại của thiên nhiên như lũ lụt (trích đoạn khảm hải - vượt biển miêu tả rất rõ những cơn giận dữ của hồng thủy), hạn hán (khau khắc khau Cài- chốn nắng chói chang), hành trình Then từ mường đất, nước đến mường trời đều xuất hiện rất nhiều cánh đồng - tồng nà, những bản làng tươi đẹp có những cánh đồng hàng trăm mẫu đất với cọn nước và mương máng dẫn nước về tưới tiêu, và những hình ảnh như: con trâu, cái cày, cái bừa, những người nông phu, nàng gánh mạ, chàng đắp bờ tất cả hiện lên những bức tranh làng quê người Tày ở vùng Việt Bắc - Việt Nam một cách chân thực nhất Điều đó phản ánh một cách sinh động đời sống văn hóa của cư dân vùng trồng lúa nước, sự đoàn kết đùm bọc yêu thương cộng đồng

Ngoài đại lẩu Then, Then còn tổ chức nhiều nghi lễ khác trong ngày tết cổ truyền của người Tày như: Tết Nguyên đán là ngày mùng 1/1, tết Đoan ngọ là ngày mùng 5/5, tết So lộc là ngày 6/6, tết Trung thu là ngày 15/8, tết Cơm mới là ngày 10/10 âm lịch Nhiều dòng Then tổ chức nghi lễ ngày tết Đoan Ngọ diễn ra khá linh đình, họ thỉnh cả tướng Then xuống phát bùa, vì ngày 5/5 được quan niệm là mặt trời ở gần mặt đất nên uy lựa bùa chú cần luyện và ban ngày này sẽ có hiệu lực cao nhất Một số dòng lại kết hợp tiểu án với ngày tết Trung Nguyên 14, 15/7 vì tết Trung Nguyên “nèn Slíp slí” là quan trọng nhất nhì trong năm với người Tày Nùng Bươn chiêng nèn so ất, bươn chất nèn Slíp slí - tháng giêng tết mùng 1, tháng bảy tết 14 Qua đó người dân cùng chung vui với lẩu Then vừa tham gia các giá trị ngày lễ tết trong năm tạo không khí vui tươi phấn khởi, từ đó bằng bàn tay khối óc lại tạo ra nhiều của cải vật chất và tiếp tục xây dựng bản làng quê hương ngày càng giàu đẹp Trải qua biết bao thăng trầm biến cố của lịch sử, dòng Then Pháp ở huyện Đình Lập nói riêng và Then Tày Lạng Sơn nói chung đã tồn tại và thực sự là

27 những vị thuốc tinh thần giúp cho đồng bào các dân tộc nơi đây bám đất bám rừng, sinh tụ hòa hợp cùng các dân tộc khác chung sức đồng lòng dựng xây nên những bản làng trù phú, quê hương tươi đẹp để mỗi dịp tết đến xuân về, khi mà hoa mận, hoa đào đua nở trên khắp các bản làng rừng núi cũng là lúc các nhà Then tổ chức các lễ lẩu Then, khai bioóc, tiễn khách, lỉn ẻn… chúc phúc cầu mùa màng bội thu, dân làng no đủ, trẻ con rộn rịp đến trường, tiếng cười vui của các bà, các cụ, tiếng hát giao duyên của thanh niên trai gái xen lẫn tiếng nước suối chảy rì rào và điệu múa chầu thâu đêm suốt sáng như sợi dây vô hình thắt chặt tình đoàn kết keo sơn giữa làng xóm, anh em họ hàng, các dân tộc khác càng thêm bền chặt

Then đã hình thành và phát triển từ rất lâu đời trong đời sống văn hóa của người Tày ở Việt Bắc trong đó có tỉnh Lạng Sơn “Then” là một loại hình tín ngưỡng dân gian của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam, có nhiều tên gọi theo phương ngữ như Slin, Sliên, Pựt, Pụt, Then, Chàng, Giàng, Một, Xên (gọi chung là Sliên - Pựt) có thờ tổ nghề, dùng cây đàn tính, chùm xóc nhạc, chiếc quạt, ấn, trang phục và các tín vật thiêng, bất ly thân trong quá trình thực hành Qua quá trình tồn tại và phát triển Sliên- Pụt đã được các nho sĩ, trí thức triều đình nhà Mạc (cát cứ vùng Đông Bắc nước ta vào thế kỷ XVI) bổ sung trở thành “Then” để phục vụ cung đình, sau khi nhà Mạc tan rã Then trở về dân gian tồn tại cho đến ngày nay Then Lạng Sơn được chia làm nhiều dòng Then như Then Văn, Then Võ, Then Xệp và Then Pháp Trong đó Then pháp tồn tại phát triển chủ yếu hai huyện Lộc Bình và Đình Lập, có những cách thức diễn xướng nghi lễ tiêu biểu đặc trưng cho người Tày ở nơi đây

Bên cạnh Then tín ngưỡng, diễn xướng Then đã trở thành một phần của cuộc sống tinh thần trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng ở Lạng Sơn nói riêng, cũng như của các dân tộc Tày, Nùng, Thái trong cả nước nói chung Hát Then - đàn tính là một loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian đặc sắc không thể thiếu, bởi nó vừa thỏa mãn yêu cầu tín ngưỡng tâm linh, vừa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa cộng đồng của nhân dân Bất cứ nơi đâu có cộng đồng dân tộc Tày, Nùng cư trú lâu đời thì ở đó có Then Cùng với sự phát triển của xã hội không gian diễn xướng Then cũng đã thay đổi rất nhiều từ lời hát đến nhịp điệu, tiết tấu để đến được gần hơn với nhu cầu thưởng thức của người dân Với những giá trị đặc sắc mang tính nhân văn thực hành Then đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận

ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT LỜI CA

Đặc điểm nội dung trong lẩu Then Pháp

2.1.1 Phản ánh về thế giới thần linh

Lẩu Then có nội dung phong phú đa dạng phản ánh rõ nét phong tục tập quán, đời sống tinh thần của cư dân Hành trình ấy miêu tả sinh động cảnh binh đoàn quân Then áp tải lễ vật của nhân gian đi qua các cung cửa, thần linh để truyền tải những ước mơ khát vọng, niềm tin mãnh liệt vào thế giới siêu nhiên về cuộc sống tươi đẹp

Thổ Công của người Tày, Nùng là vị thần đất có nhiệm vụ cai quản mảnh đất bản làng, canh giữ sự bình yên và mọi hoạt động diễn ra trên mảnh đất mà dân bản đang sinh sống, ngoài ra Thổ công còn có nhiệm vụ phù hộ, vun đắp, ban điều mọi may mắn cho dân bản, ban cho dân bản sức khỏe, làm ăn thuận lợi, mùa màng bội thu và có cuộc sống bình an

Vị thần này đóng vai trò quan trọng đối với quá trình hành binh của những người hành nghề tín ngưỡng trong khi thực hiện hành lễ Thần Thổ Công xuất hiện trong hành trình của Tào, Mo, Pụt, Then đi từ nhà gia đình tổ chức lễ đến cửa thần mà người tiến hành nghi lễ muốn đến Trong nghi lễ vòng đời thần Thổ Công cũng đóng vai trò rất quan trọng: khi cưới xin gia chủ phải mang theo chai rượu và nén nhang đến miếu để báo với thần Thổ Công, nếu không thì cuộc hôn nhân sẽ gặp nhiều trắc trở, có nhiều ngã rẽ, vợ chồng con cái với bố mẹ không thuận hòa; khi gia đình có người sinh gia chủ cũng phải mang theo chai rượu và nén hương đến miếu để báo cáo với thần Thổ Công cầu mong cho em bé khi sinh ra được mạnh khỏe và bình an, mau ăn chóng lớn và trở thành người tốt, người có ích góp sức xây dựng và bảo vệ bản làng; khi gia đình có người mất gia đình phải mang gà, rượu và vàng hương lên báo cho thần Thổ Công, để khi thầy Tào hành lễ còn nhờ thần Thổ Công giúp đỡ Ngoài ra khi xây nhà, trong gia đình có người ốm, bản

30 còn có việc mâu thuẫn người ta cũng ra miếu thông báo cho thần Thổ công, trường hợp này thần là nơi để người dân gửi gắm những hy vọng và miếu là nơi để giải tỏa những tâm tư tình cảm của người dân trong cuộc sống

Vị thần này cai quản mọi việc trong nhà, được thờ ở trong bếp Mỗi dịp lễ Tết hay gia đình có nghi lễ vòng đời, gia đình đều đặt lễ vật lên cúng Táo quân Người ta quan niệm từ ngày 23 tháng Chạp hàng năm Táo quân sẽ lên báo cáo tình hình gia đình một năm qua với Ngọc Hoàng, tùy vào công tội của gia đình mà ban phước Táo quân được thờ ở góc riêng gần bếp lửa, nay cải tiến một số vùng đưa lên gần ban thờ gia tiên Việc này khác hẳn với người Kinh họ chỉ thờ ngày 23 tháng chạp chứ không đặt bát hương

Người Tày ở một số vùng như huyện Văn Lãng, Đình Lập, Bắc Sơn, Bình Gia gọi Táo Quân vua bếp với tên gọi là “một bà hai ông” có ý nghĩa gắn với câu chuyện truyền thuyết nàng táo lấy hai chồng và bị thiêu trong đám rơm, sau Ngọc Hoàng thương tình cho biến thành táo để trông coi việc nhà bếp của nhân gian Người Tày, Nùng đón ông công ông táo (thần Thổ công và thần Táo) vào ngày mùng 2 tết Khi đó người ta rót rượu dâng bánh trưng và đồ chay đốt vàng mã cho thần linh cầu một năm suôn sẻ, gia đình mọi sự bình an, may mắn

Tổ tiên - Người Tày gọi là Đẳm/Đắm Đẳm tổ, đẳm tông nghĩa là ông bà đạo tổ, đạo tông Đẳm ông đẳm bà, đẳm pú già gia tiên, nghĩa là ông bà đạo gia tiên Đẳm đóng vai trò quan trọng, là một cung cửa hầu hết việc lớn nhỏ Then phải đi qua và trình báo sự việc, qua đó Đẳm sẽ giúp Then giải hạn, tháo gỡ mọi khúc mắc trong gia đình, báo cáo sự việc của gia đình lên các cung cửa cao hơn, gia hộ độ trì cho gia đình được bình an, mạnh khoẻ

Người Tày quan niệm tính từ ba đời sẽ ngự trên ban thờ gọi gia tiên, từ ba đời trở về trước sẽ thành tổ tiên và ngự trước cửa trông coi gà vịt trâu bò dưới sàn (bản địa người Tày Nùng ở nhà sàn) gọi là tổ tông “Slam tời nhằng dú cai, cẩu tời óc lài - Ba đời ở trên bàn thờ, chín đời ra trước cửa”

Các vị tướng (Tiếng Tày gọi Tưởng)

Tướng Là nhân vật trong Then có quyền năng tối cao Đó là những vị tướng cầm quân ra trận Tuỳ dòng mà có các vị tướng tên là: Tướng Quan Kép; tướng

Võ Thượng Cửu Thiên; tưởng Bùa Thuỷ (tướng phù thuỷ); tướng Cả; tưởng Cao Công; tưởng Chòn Lù (tướng chui hang); tướng Đại đô đốc Kim Luân; tưởng Đăm Nặm (tướng lặn nước); tướng Đô Thiên; tưởng Hác (tướng Hán); tướng Hiển; tướng Hổ Lang; tướng Hoàng Thiên; tướng Huyền Đàn; tướng Huyền Thiên Thượng đế; tưởng Keo (tướng Kinh), tưởng Kin Khang (tướng ăn gang); tưởng kin lếch (tướng ăn sắt); tưởng Lộc Nhâm; tướng Long Hiền; tưởng Long Xà; tưởng Mãng Ác; tướng ông; tướng Quan Âm; tướng quân Lã Bố; tưởng sa vía (tướng tìm vía); tướng Tề Thiên Đại Thánh; tướng Thập nhân ngũ Phương; tướng Tổ; tướng Vua Ba

Then giải thích, tướng Hác là Tướng Hán hoặc tướng Kinh, thực tế ngoài đời trong lịch sử đánh trậm mạc và hệ thống quan lại người Tày, Nùng cũng có Tướng, quan nhưng ít Người làm đến chức tước đó chủ yếu tù trưởng, tộc trưởng nên xảy ra nhiều trường hợp chữ nôm mượn tiếng Kinh và cả chữ Hán

Pháp được tả là một vị cao công đắc đạo, tu nghiệp nhiều đời, nói tiếng Nùng hoặc Hán gọi Pú Pháp, ông hoặc dà Pháp Hiện nay một số dòng Then đã cải biên, biến tướng lấy nghi lễ đón Pháp này đan xem trong lễ cầu an, giải hạn Từ pháp ở đây còn được hiểu là phép Những người làm Mo, Tào cũng gọi là hắt pháp (làm pháp), vì quan niệm họ biết chữ, biết nhiều bùa phép trừ tà Ông Pháp được tả là có mấy vị: Pháp nuốc (ông điếc), pháp què (ông què), pháp bót (ông mù), lúc ông Pháp nhập về khám lẩu Then người ta hay nói to vì ông bị điếc, ông đi khập khiễng vì què và ông không nhìn được gì là bị mù… hai ông mù và què ít được Then đón

Bà Pháp thì thích trang điểm, bôi phấn và cạo mặt, họ miêu tả giống như cảnh phụ nữ Tày, Nùng hoặc người Choang (Trung quốc) hay dùng hai sợi chỉ để cạo mặt Trong lẩu Then khi đón bà Pháp, người ta chuẩn bị sẵn khăn đội đầu,

32 gương soi, kẹp tỉa lông mày, cạo lông mặt; cũng có dòng lại coi đó là hành động của ông Pháp chứ không phải bà Pháp gọi là chướng báo (làm đẹp)

Pháp xuống thường sẽ khám chum rượu xem năm nay nhà Then làm có tốt không và hỏi mọi người có tốt không bằng tiếng Hán: hảo pú hảo, cả nhà dự lễ đồng thành nói: hảo Sau đó ngài ban phát lộc cho bách gia trăm họ ở đó có hoa chuối rừng (tượng trưng cho gà), quả bí xanh tượng trưng cho con lợn và bánh gạo nhỏ, nhằm Mong cho con cháu… ông bà Pháp vừa ban lộc vừa trêu ghẹo, nhiều khi là trào phúng

Đặc điểm nghệ thuật lời ca trong lẩu Then

Hát Then là một loại hình diễn xướng âm nhạc tín ngưỡng dân gian, có nội dung thuật lại cuộc hành trình của con người lên thiên giới cầu xin Then ban cho những điều tốt đẹp và may mắn Hát Then của người Tày là sự dung hòa của nhiều yếu tố nghệ thuật, lời ca trong lẩu Then chứa đựng nhiều nghệ thuật đặc sắc

Lời hát Then là những câu văn vần theo thể thất ngôn, ngũ ngôn và thể tự do (đôi chỗ có câu Then 8 chữ, 9 chữ hay 10 chữ hoặc 11 chữ) Dựa vào đó, người

47 làm Then có thể hát, diễn xướng, đọc hay tụng niệm cho phù hợp với cung cửa và mục đích của buổi lễ Chính vì sự kết hợp rất linh hoạt các thể thơ mà không khí của buổi lễ trở nên vui tươi hơn, giảm bớt được căng thẳng, muộn phiền trong từng lời Then, đoạn Then hay cung cửa

Thể thơ thất ngôn (7 chữ)

Thể thơ thất ngôn là hình thức phổ biến trong Then Tày, chữ thứ bảy của câu trên vần với chữ thứ năm của câu dưới Đây là cách gieo vần lưng thống nhất trong quy luật của thể thất ngôn và rất quen thuộc với cấu trúc của một số thể dân ca khác như lượn, phong slư, én eng… Công thức gieo vần trong Then tày như sau:

Khau khắc mì kỷ không pây khỏ

Khai Cài mì kỷ lọ pây quây

Kha thú chỉ lồng tâm pần bó

Tự nhiên mì nặm ló đảy kin

Khau khắc có nhiều chỗ đi khó Khau Cài có nhiều lộ đi xa Chọc đôi đũa thành giếng nước

Tự nhiên có nước ló để uống

Tuy nhiên việc sử dụng thể thơ thất ngôn trong Then Tày rất linh hoạt và đa dạng Vì vậy lời ca, tiếng hát trong Then Tày là những câu hát không yêu cầu chặt chẽ về niêm luật đã tạo nên hiện tượng lặp từ, lặp ngữ làm giảm đi sự uyển chuyển trong câu Then:

Slíp giờ kẻn đảy giờ nẩy miạc

Pác giờ kẻn đảy giờ nẩy đây

Giờ lại tiên chúa Then bố pây

Giờ đây tiên tê óc mà se lệ

Mười giờ chọn được giờ lành Trăm giờ chọn đượn giờ đẹp Giờ xấu tiên chúa Then không đi Giờ đẹp tiên ra cửa se lễ

Thể thơ ngũ ngôn (5 chữ)

Thể thơ ngũ ngôn trong Then Tày, câu thứ năm của câu trên sẽ vần với chứ thứ hai, có trường hợp chữ thứ 3 và đầu dòng của câu dưới Thể thơ này giống với thể thơ phuối pác trong hát lượn của người Tày Ví dụ trong câu hát Then trích đoạn “Khai khẩu”:

Giờ đây nọng khay pác

Giờ miạc thản khay heng

Khay pác đuổi tiếng mèng

Khay heng đuổi tiếng ngoàng khay pác cẩm phi phạ ả pác cẩm phi bân cẩm phi phạ đảy kin cẩm phi đin thản dú

Giờ đẹp Then mở miệng Giờ đẹp Tiên mở lời

Mở miệng cùng tiếng ve

Mở lời cùng con ngoàng

Mở lời cấm ma trời Mời miệng cấm ma đất Cấm ma trời được ăn Cấm ma đất được ở

Trường hợp đan xen giữa thể thơ thất ngôn và ngũ ngôn

Thể thơ 5 chữ ít đứng độc lập mà thường xen kẽ vào với thể thơ thất ngôn theo lối tự do tùy thuộc nội dung cần biểu đạt và không tuân theo trật tự nhất định nào Một số đoạn hát chỉ có hai câu hát năm chữ xen với những câu hát bảy chữ nên cách gieo vần không thống nhất

Trong hành trình Sluông vượt biển, cô vợ dặn dò chồng trước lúc chàng lên đường chở lễ cho quan Then, ví dụ bài “Sôi Sluông”:

Noọng còi chai khẩu ngài sắc tón

Noọng còi liệng lục ón thả rà

Noọng còi liệng mu ma thả pì

Pì pây pì nhằng mà

Rà pây rà nhằng tẻo

Em sẽ chay bữa trưa một lần

Em sẽ chăm con chờ anh

Em sẽ nuôi lợn chó chờ anh Anh đi anh còn về

Anh đi anh còn lại

Thể thơ này thường là sự lặp lại các chữ ở đầu câu hoặc một ý nghĩa trùng lặp, tiếp nối ví dụ bài “háng ngoại lương- chợ Ngoại Dương”:

Nhất cách trọng sơn Nhị cách trọng hà Tam cách trọng tỉnh Ngũ cách trọng giang

Trong Then Tày còn xuất hiện thể thơ tự do, số câu chữ kéo dài và cách gieo vần không thống nhất theo một niên luật nào Các câu hát Then đứng xen kẽ với những thể thơ khác như xen kẽ giữ thể tự do với thể thất ngôn hay thể tự do xen kẽ vào giữa thể ngũ ngôn, sự kết hợp này làm cho lời hát Then trở nên mộc mạc, đậm chất đàn tính dân tộc, giúp người thực hành nghi lễ tả cảnh, tả tình một cách cụ thể, phù hợp với từng cung cửa Ví dụ, trích đoạn“ghẹo pả nả - ghẹo người xem”:

Bà mẹ ới, bà tai!

Cùng chung bản lai cần

Khẳm nẩy mà thình thản báo hát ca Điếp căn slíp vằn tàng nhằng sẩu

Bấu điếp căn rườn tẩu rườn nưa tó nhằng quây

Bà mẹ ơi bà ngoại!

Cùng chung bản nhiều người Cùng các em trẻ nhỏ

Hôm nay đến đây nghe Then hát ca Thương nhau mười ngày đường còn gần Không thương nhau nhà trên nhà dưới còn cách xa

Thể thơ của Then Tày huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn chủ yếu là thơ thất ngôn và ngũ ngôn, cũng có khi đứng độc lập hoặc xen kẽ cả hai thể thơ này trong từng cung cửa Chúng tôi nhận thấy lời thơ trong văn bản Then này rất gần gũi với hình thức cấu tạo thơ của một số thể loại văn học dân gian khác của người Tày Chẳng hạn thể thơ ngũ ngôn ngắn gọn, cô đọng, đơn giản chân chất như tục ngữ, còn câu thất ngôn thì mượt mà, giàu cảm xúc như ca dao dân ca

Sự chuyển đổi linh hoạt số lượng câu, chữ và đặc biệt là cách gieo vần ở từng thể thơ có ưu điểm: Diễn đạt được nhiều ý trong cùng một lúc đồng thời người diễn xướng phải thay đổi làn điệu theo nội dung câu hát Một điều khá độc đáo nữa là thể thơ trong Then không gò bó niêm luật, câu thơ được sáng tác tùy thuộc vào tiết tấu và nội dung cung cửa để hát sao cho có vần điệu Vì thực tế khi diễn xướng Then, người thực hiện có thể chuyển vần trắc sang vần bằng hoặc ngược lại Ví dụ cốc slố thành cốc slổ, nả thành nà, nghĩ thành nghị,… để lời ca luyến láy theo nhạc điệu các chương đoạn Nhờ vậy, giai điệu và tiết tấu âm nhạc của Then

50 càng trở nên phong phú, sinh động và không đơn điệu có tác động trực tiếp đến người nghe

Then Tày còn là một hình thức nghệ thuật dân gian “tổng hợp”, có sự kết hợp giữa thể thơ dân tộc và làn điệu dân ca cổ truyền Khi so sánh một số hình thức dân ca Tày như hát sli, lượn, phong slư,… thì thấy Then đã thu hút các dòng dân ca đi vào trong diễn xướng nghi lễ Đặc biệt lời hát Then là sự kết tụ nhiều dòng cảm xúc khác nhau như: cảm xúc cầu mong cho một cuộc sống ấm no hạnh phúc, tràn ngập tiếng cười, cảm xúc đau thương mất mát, cảm xúc lo sợ về những điều liêng thiêng huyền bí, cảm xúc chia xa chia lìa tình nghĩa vợ chồng… Chẳng hạn câu thơ ngũ ngôn (5 chữ), thất ngôn (7 chữ) theo thể thức hat lượn trọng đoạn Then sau đã thể hiện rõ tâm trạng chữ tình mãnh liệt, sâu sắc:

Nàng tiên ná mì pò

Vằn vằn mừa tàng lo au quan

Têm miầu lồng sì sạt

Phá mác làng ào ào

Tiên miầu khảu au pác

Pác mác tặt khảu cơi

Cần phua kéng thâng nẩy

Nàng tiên không có chồng Ngày ngày tìm đón đường lấy quan Tiên trầu xuống tới tấp

Bổ quả cau nghe ào ào Tiên trầu để vào miệng

Bổ quả cau đặt vào cơi Người chồng chưa tới đây

Hay đoạn thơ có sử dụng thể thất ngôn theo làn điệu phong slư đã giãi bày nỗi nhớ thương, mong chờ:

Chứ thâng tình nghịa bạn xót xa

Cừn vằn nẳm nghị nặm tha lây oóc

Thư nẩy ngới mừa cạ hử liên

Thư nẩy ngới mừa liên Tiên nự

Cừn vằn nghị hồn khoăn siêu lạc

Nhớ tới bạn tình nghĩa thiết tha Nhớ bạn ngày đêm rơi nước mắt Thư này gửi tới bạn lưu niên Thư này gửi tới nàng tiên nữ Ngày đêm nghĩ đến hồn lìa lưu lạc

Cũng có những câu thơ là lời tự sự, tự giãi bày tâm tư tình cảm của nhân vật Trong nghi lễ Then kể về những ngày mẹ mang thái đứa con của mình, vì

51 con còn nhỏ người mẹ như muốn nói với chính mình những mong ước về tương lai sau này

Vằn cón mẹ tái kình khỏ gấp phác kỉ lần

Tái kình lục bươn tài ất

Thuổn cần hăn nái, hăn mệt

Thâng bươn tài nhì, tài slam

Cừn vằn lo ngáy ngáy đâng toọng

Thâng bươn cẩu mi lục oóc Đẩy tua lục đây, mạnh lèng

Ngày trước mẹ mang thai khó gấp mấy trăm nghìn lần

Mang trong tháng thứ nhất Người thấy mỏi, thấy mệt Đến tháng hai, tháng ba Ngày đêm lo âu trọng dạ

Lo tháng chín sinh ra Được con ngon, con khỏe

Nhịp thơ ngắn 5 tiếng theo thể thơ ngũ ngôn như là lời nựng nịu, âu yếm với đứa con nhỏ và giãi bày của người mẹ mang thái con mình chín tháng mười ngày với những lo âu, nhọc nhằn và mong ước con mình sau này lớn lên sẽ khỏe mạnh, hiếu thảo, ngoan ngoan

Các nghệ nhân dân gian đã sử dụng triệt để thủ pháp tu từ nghệ thuật hư cấu kỳ ảo vốn là thủ pháp đặc trưng của thần thoại, cổ tích, bởi các hình tượng trong thần thoại, cổ tích, các yếu tố huyền thoại, kỳ ảo hư cấu, tưởng tượng nhưng nó lại là phương tiện để phản ánh hiện thực Do vậy, hát Then đã mê hoặc lòng người vì không khí huyền bí, kỳ ảo trùm lên tất cả

NGHỆ THUẬT DIỄN XƯỚNG LẨU THEN PHÁP CỦA NGƯỜI TÀY Ở HUYỆN ĐÌNH LẬP, TỈNH LẠNG SƠN

Quy trình diễn xướng lẩu Then Pháp

Lẩu Then là một sự kiện lớn diễn ra trong thời gian dài (thường là 3 ngày 2 đêm), hội tụ dầy đặc của các trích đoạn nghi lễ Lẩu Then Pháp của người Tày ở huyện Đình Lập cùng vậy Nếu để ghi âm và viết thành văn bản có lẽ là một kho tàng đồ sộ về chữ viết Qua quá trình điền dã, khảo sát chúng tôi đã tổng hợp và hệ thống thành những trích đoạn nhỏ lần lượt theo thời gian và nội dung của từng nghi lễ trong bảng dưới đây

STT Trích đoạn Nội dung nghi lễ

Thầy cả - gọi là Cốc lẩu là người có vai trò rất quan trọng trong lẩu Then, được then mời từ lâu, thường là trước đó vài tháng để xin ý kiến cho cuộc lễ và mời thầy về dẫn đường lẩu Then Trước đó, con Then - tức là người được tăng chức sắc đã mang lễ vật đến hỏi thăm và trình báo lên thánh tướng nhà thầy, xin âm dương chấp thuận thì mới tiến hành thông báo rộng rãi về việc tổ chức nghi lễ

Trước khi xuất binh ra cửa để đi tiến hành cuộc lẩu Then, thầy cả thỉnh mời các vị tổ sư, gốc Pháp và thánh tướng nhà Then và Thổ công (nơi sẽ đến lễ Then) chứng tâm, dẫn đường và bảo vệ Then cả suốt hành trình nghi lễ Thầy niệm chú, dậm châm vãi gạo và cho phép người đón Then cầm các đạo cụ, lên xe về đến địa điểm lẩu Then

2 Niệm chú để bảo vệ toàn gia và

Khi đến nhà tổ chức lẩu Then, thầy cả sẽ niệm chú để an vị bàn then (gồm bát gạo của thầy cả và các đệ

STT Trích đoạn Nội dung nghi lễ cuộc lẩu then tử, những người làm Then đến giúp), thầy rải chiếu với ý nghĩa bảo vệ an toàn cho toàn thể gia đình và những người dự lẩu Then

3 Trình báo các cung cửa - phát quang đường lẩu

Thầy cả và các thầy then tham dự cuộc lẩu sẽ tiến hành diễn xướng những trích đoạn nhỏ như: thỉnh mời hào quang xuống Then; tẩy uế quần áo Then và bao sái bàn Then; trình hương, trình sớ lên các cung cửa; thỉnh tổ sư và thánh tướng; khao binh mã; sửa soạn binh mã; tắm ngựa; chép hương và kim ngân, chép cuốc thuổng, dao, búa, rìu, nàng phát đường bắc cầu để hành binh lên các cung cửa

4 Tiến lễ lên các cung cửa

Thổ công - thành hoàng - cửa tổ tiên- tổ sư, thánh tướng - nàng phát đường- nàng khắc khổ - rừng vầu tre trúc- mụ yêu tinh- bắt ve sầu về tiến lễ- săn hươu nai- đánh cá- mua trâu ngựa- cúng tế ông Khắc- vượt biển- trạm mây- thiên hà- lên cửa phật bà- lên cửa đúc Then- vua cha Ngọc Hoàng

5 Hồi binh mã đến thiên hà

- Sau khi phát quang đường, trình báo sự việc lên đến cửa vua cha Ngọc Hoàng, Then hồi binh mã trở về thiên hà - tức là nơi giao nhau giữa trời và đất, nơi trú ngục của rất nhiều thần linh

6 Lập trạm chứa quân binh Then

- Trạm là nơi để chở các lễ vật và nơi trú ngụ của binh lính, nơi bàn việc của các quan, tướng, chúa, phòng tiếp đón thần thánh bền trên… Có thể hiểu trạm giống như các thành trì ở tạm của các đạo quân chinh chiến thời phong kiến

- Trong lẩu Then, sau một đêm “phát tàng” thông đến cửa Ngọc Hoàng, thỉnh đến Phật, các vị tổ sư,

STT Trích đoạn Nội dung nghi lễ thánh tướng trở về thiên hà Then sẽ sai Khỏa Quan, Quan Lang chỉ huy áp tải vật dụng, binh lính đi vào rừng đốn các loại cây gỗ đẹp nhất về xây trạm Cuộc chặt cây gặp nhiều khó khăn trèo non lội suối rừng sâu núi thẳm, có khi bị chúa sơn lâm, quỷ thần cấm giữ nhưng đều vượt qua Đoàn quân kéo cây về đến nơi, phân các đội để lập trạm: đội bào, đục, tạc … đội lợp, đo, ngắm, chỉnh, xem địa lí, tìm hướng dựng… Sau khi xây xong, chúa sẽ mời các đấng bề trên từ Ngọc Hoàng đến các vị thần linh, tướng, tổ sư, pháp…và nhất là ba bà Nhất, Nhị, Ba xuống trạm tập quân và cai quản lễ vật Các trạm ở các vị trí khác nhau tương ứng với bốn phương trời

- Tại tư gia của Then, trạm được lập trước gian án thờ, làm bằng cái sạp kết từ nhiều cây tre đan lại rất chắc chắn treo ở xà nhà Mỗi lần làm lẩu Then hoặc

“nộp lẩu”, “cáo án” người ta bày lên trạm gạo và các loại đồ chay, hoa quả với ý nghĩa nuôi quân

7 Dựng cầu hào quang Đây là chiếc cầu bắc đến Ngọc Hoàng, lên đến núi

Su Mi nơi mà hồn vía người làm Then được giữ ở đây bà Nhất, bà Nhì, bà Ba; cầu này binh mã nhà Then ngày đêm hành quân đi lại Theo quan niệm cầu hào quang nhà Then sẽ được làm bằng mạy ka (cây lúc lắc) hoặc cây vầu, người ta chọn những cây thẳng, lấy cả rễ Trên cây cầu sẽ dùng vải tơ, vải đỏ nhiễu, hoa… để trải lên

8 Tăng sắc cho Then - Đây là nghi lễ lớn thực hiện trong lẩu Then Thủ tục tăng sắc tùy vào thầy cấp thầy Tào dẫn con

STT Trích đoạn Nội dung nghi lễ đệ tử lên đến cửa vua cha, để xin sắc lệnh xuống cấp thêm binh mã cho Then Sau này gọi là thầy cha và tạo mối quan hệ như một người thầy dạy của mình với nhiều nghi lễ linh đình

- “Tăng binh mạ” là đại lễ nhà Then Lễ lẩu Then tăng binh được thực hiện với mục đích xin Ngọc Hoàng ban thêm binh mã, để gia tăng sức mạnh đi cứu nhân độ thế

9 Sắm ngựa gai - mạ nam

- Đây là con ngựa làm bằng gai, mỗi khi có kỳ lẩu Then, Then cả sẽ nhờ người nhà đi hái ngựa gai “Mạ nam” thực tế là cây gai “cằng pựt” được hái về bó vào với nhau, khi xoay sẽ kêu thành tiếng, mặt khác việc này còn thể hiện uy quyền của người làm Then

- Người đi hái phải biết thông thuộc vùng đất có cây cằng pựt, được thầy Then niệm chú vào con dao đi chặt và kiêng không được nói chuyện với người lạ trong suốt quá trình hái cây

- Khi trở về nhà Then, mọi người sẽ kêu hí hí giống tiếng ngựa, Then chạy ra đỡ lấy con ngựa gai - tức là bó gai

Không gian, thời gian và chủ thể diễn xướng lẩu Then Pháp

Đại lễ lẩu Then là một trong những nghi lễ lớn đối với người thực hành Then tín ngưỡng Lẩu Then luôn hấp dẫn gần gũi vì đây chính là ngày hội, là cuộc lễ vui của những người làm Then bởi nghi lễ là buổi diễn xướng nghệ thuật tổng hợp, hát, múa, trò diễn Giai điệu trong Then luyến láy, lúc trầm lúc bổng, khi trang nghiêm, khi lại rộn ràng, cuốn hút người hát, người xem

Cuộc lẩu Then được diễn ra tại gia đình nghệ nhân Hoàng Thị Thăng, thôn Phjắc Cát, xã Đình Lập, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn

Nhà của nghệ nhân là chiếc nhà cấp 4, gồm ba gian, gian giữa để thờ gia tiên, gian bên cạnh để thờ Then Không gian linh thiêng đó được dùng để tiến hành các nghi lễ quan trọng của cuộc lẩu Then Ban thờ được sắp xếp theo thứ tự như sau:

Khu vực 1: bàn chính, còn gọi là phủ Thành Nam, Dinh Nam cốc bàn: đặt 5 bát hương Bát ở giữa thờ tổ Then, một số dòng lại thờ Quán Thế âm Bồ tát, hoặc ngài Thiên thủ Thiên nhãn hoặc chính nhất tiên thánh Các bát còn lại thờ tướng Then hoặc hiệu các ngài độ bản mệnh của Then như cai đoàn, cai loan, thế tướng, chính ấn Ban này đặt đồ cúng chay gồm đăng, hương, hoa quả, trà nước, một số có dâng rượu

Khu vực thứ 2: thờ Pháp ở tầng cao hơn và có ban thờ riêng Ban này cũng đặt cúng đồ chay, có thể dâng rượu

Khu vực thứ 3: bát gạo trắng để nuôi quân Một số dòng để ở hạ ban, tức là dưới bàn chính đặt một khung bàn riêng để thấp trên chiếu ngựa hoặc phản, một số lại để lên trên cùng ban chính Ban này chủ yếu đặt đồ cúng là đồ tạp, thịt rượu Mỗi lần

“phát cáy” (cúng gà), người ta bày trước mâm này để khao thưởng quân lính

Khu vực thứ 4: màn thờ, treo én ương và đồ trang trí của nhà Then

Khu vực thứ 5: đặt chiếu ngựa hoặc sập phản, giường trước bàn thờ Nơi này có dòng để mâm gạo nuôi quân, để ngồi bói, đàn hát khi có lễ và là nơi quân Then tập luyện ngày rằm, mùng một, lễ tết

Khu vực thứ 6: đặt trạm, là không gian trước ban thờ Then người ta lập một chiếc sạp (gọi tạm lẩu) tức là trạm để nuôi quân Then Vào ngày chính lễ người ta treo những túm gạo lên trên

Bên cạnh có treo các tấm vải lụa hoa do các con nuôi và những người thân của bà Then đến tặng kỷ niệm và mong muốn cầu bình an

Phía bên ngoài có một chiếc thang (gọi là cầu hào quang), tượng trưng để quân binh nhà Then đi lại Trong không gian còn có bó gai- ngựa gai, bó đuốc - ngựa hồng để cho nghi lễ đón tướng

Diễn xướng Then là một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Tày ở huyện Đình Lập Thường thường các thầy Then là những người có uy tín trong cộng đồng, là người am hiểu về phong tục, có thể thực hiện tất cả những nghi lễ tâm linh truyền thống như ma chay, cưới hỏi đến mừng thọ Các thầy

Then càng có cấp bậc cao càng có nhiều quyền năng cũng như uy tín Sau một thời gian hành nghề, các thầy Then sẽ tổ chức một cuộc đại lễ để lên bậc Đại lễ lẩu Then được diễn ra tại gia đình nghệ nhân Hoàng Thị Thăng năm nay 58 tuổi là cháu đời thứ 2 của dòng họ Hoàng, có thờ tổ Then Lẩu Then chính là ngày hội, ngày lễ vui của những người làm Then, Lẩu Then “tăng binh tăng chức” của nghệ nhân Hoàng Thị Thăng được diễn ra trong 3 ngày 2 đêm Năm nay được ngày lành tháng tốt, con cháu đông đủ, họ hàng đều bình an (không có tang) nhà thầy quyết định đi xem thầy để chọn ngày lành tháng tốt và xin nhờ cậy thầy Chu Thị Thanh là thầy cấp bằng, viết sớ và thực hiện nghi lễ cấp sắc cho bà để tiến hành nghi lễ lẩu Then.

Chuẩn bị diễn xướng

Chủ lễ của nghi lễ lẩu Then là nghệ nhân Hoàng Thị Thăng, để thực hiện nghi lễ này nhà Then đã chuẩn bị các đạo cụ, cũng như trang phục, lễ vật Trước tiên tổ chức báo lễ, đón rước các vị tổ nghề Then được thờ tự trong gia tiên xuống nhân gian chứng kiến đàn lễ và sau đó là tiến hành nghi lễ lẩu Then

3.3.1 Trang phục và đạo cụ

Trong nghi lễ lẩu Then các thầy mặc các bộ trang phục như sau:

Mũ được làm từ rất nhiều thứ vải, chỉ màu và các loại phụ kiện kèm theo Các kiểu mũ đặc trưng chủ yếu dùng vải tơ, vải lanh, chỉ tơ tằm loại nhỏ mềm mịn, giấy gió để cắt hoa thêu, cây tre vót nhỏ sau đó cuốn chỉ bao xung quanh, dùng đồng, bạc trắng mang đúc thành các hình thù tứ linh, tứ quý, hoa lá, chim muông, ong bướm…, các loại hạt cườm, gương kính … để gắn lên mũ và dải tua đằng sau nhằm tăng thêm vẻ đẹp và tính thiêng liêng của chiếc mũ Ở Lạng Sơn có hai kiểu mũ Then chính là mũ sáp và mũ thêu Để làm loại mũ sáp người ta ghép nhiều miếng vải màu với nhau với những họa tiết hoa văn trong đó không thể kể đến là hình tượng bông hoa sen (biểu tượng của phật giáo), sau đó dùng những thanh tre vót nhỏ như que tăm, quấn chỉ màu xung quanh rồi ép sát viền vào các họa tiết ấy Nhìn bề ngoài chiếc mũ sáp có vẻ hơi cứng nhắc, đơn giản,

65 không cầu kỳ nhưng nó lại tạo nên sự uy nghiêm, linh thiêng vốn có của nó Còn mũ kiểu thêu, với lợi thế của những đường kim, mũi chỉ, người ta sẽ trổ tài lên trên nền chính ấy những đường nét uyển chuyển, mềm mại đẹp mắt như hình tượng long vân, phượng múa, tứ quý và đặc biệt là hình phật ngự đài sen Ở mặt sau của mũ Then ngoài chiếc đình chính còn có rất nhiều tua vải được kết nối từ rất nhiều mảnh ghép sặc sỡ với đủ ngũ sắc với các gam màu chính xanh, đỏ, tím, vàng, trắng Để khâu nối các tua vải với nhau, những người thợ đã khéo léo lựa chọn những loại vải cứng hơn sau đó cắt thành hình lá bồ đề, viền xung quanh bằng những loại chỉ màu điểm trên đỉnh và đáy bằng những bông hoa thêu tay hoặc núm kim tuyến vô cùng tinh xảo Họa tiết hoa văn trên các tua vải của chiếc mũ Then với rất nhiều hình tượng độc đáo trong đó quy tụ những ý nghĩa linh thiêng trong tâm thức dân gian của người Tày Lạng Sơn, đó là tứ linh (long, lân, quy, phượng); tứ quý (tùng, cúc, trúc, mai); phật ngồi thuyết pháp; tiên đánh đàn; quân binh phi ngựa Đây cũng là cơ sở để phân biệt được cấp bậc của người làm Then Mới làm người ta chỉ được cấp 5 dây, sau tăng dần lên cứ mỗi lần 2 dây là 7, 9, 11, 13 và 15; người ta quan niệm ai làm Then có chiếc mũ từ đủ 13 đến 15 dây là những người có rất nhiều kinh nghiệm, có uy tín rất lớn trong cộng đồng

Mô tả chi tiết hình ảnh chiếc mũ tiêu biểu đại diện các dòng Then Pháp ở của người Tày, chủ yếu tồn tại ở huyện Đình Lập gồm hai kiểu:

Kiểu thứ nhất chiếc mũ được làm khá đơn giản, chỉ bao gồm nhiều miếng vải hoa kết thành hình gồm có hai miếng vải úp vào nhau mô tả với hình dáng như hai mái nhà úp (tiếng Tày gọi là “ăn đình”) đội lên đầu; đỉnh mái có 3 góc; góc giữa thường phải cao hơn góc hai bên hình tam giác nhọn hoặc hai lưỡi đao đối xứng hoặc hình tròn bán nguyệt; đằng sau là các dây vải màu sặc sỡ đẹp mắt

Kiểu thứ hai, một dạng mũ cùng dòng Then Pháp ở Đình lập, khá đặc biệt, mô tả tựa như hình hoa gạo, giống mũ của nhánh pựt ở Bách Sắc Trung Quốc và Tào Slăng nhưng không có đáy và không thêu hình phật, khâu nối lại Đôi bên má có hải dải vải rủ xuống Chúng tôi nghĩ đây là cách mô phỏng đơn giản chiếc mũ Đường Tam Tạng trong Phật giáo

Quần áo Then được làm chủ yếu từ vải lụa tơ tằm hoặc vải lanh, vải chàm, vải láng… với màu sắc chủ đạo là màu đỏ, xanh, vàng, chàm, đen, trắng Như từ đầu chúng tôi đề cập, trong cuốn sách này chúng tôi chỉ miêu tả những bộ cổ phục có niên đại cách đây trên dưới 100 tuổi vì vậy màu sắc trên trang phục của các nghệ nhân xưa có lẽ rất giản dị nhưng lại không đơn điệu, mộc mạc mà không quá sơ sài Áo dài áo dài ngũ thân gọi “slửa lì” Áo ngũ thân được ghép bởi 5 vạt (5 thân) gồm 2 thân trước, 2 thân sau đối nhau ở trước ngực và sau lưng, thân thứ 5 ở phía trước nằm bên phải, trong thân thứ nhất Áo được dùng phổ biến là áo tay chẽn, loại này thân áo cũng tương tự áo tấc nhưng phần đoạn vải được nối từ khuỷu tay tới quá cổ tay chừng 2cm thì được may kiểu ống tay hẹp (bó chẽn) Hai thân trước của áo được để dài quá đầu gối chừng 5 - 7cm Đây là kiểu áo may theo dáng cổ tròn nhưng được nối thêm một dải vải đứng khoảng một tấc (4cm) ôm lấy cổ áo Cổ áo dựng vuông và ôm khít vào cổ, và có 1 cúc ở chân cổ Khuy áo gồm

5 chiếc bố trí hình chữ “quảng- 广” bằng các vật liệu cứng chủ yếu là đồng, bạc và thường có màu đối lập với màu sắc áo để tạo nên sự nổi bật Áo dài ngũ thân nữ và nam may khá giống nhau, chỉ khác vài đặc điểm, như: cổ áo nữ thấp hơn nam, ống tay áo nữ hẹp hơn ống tay áo nam, vạt áo nam to và dầy hơn áo nữ Vạt áo nữ thường được may kèm vải hoa hoặc vải khác màu để tôn thêm vẻ đẹp Áo nam và nữ đều có 5 cúc, hàng cúc chạy theo vạt bên trái, phía trước rồi xuống eo Áo ngũ thân của người Tày cơ bản giống người Kinh, có điều màu sắc và hoa văn trang trí, cách xẻ tà hơi khác biệt, thân 5 lót dưới dưới người ta cắt bé và khiêm tốn hơn Áo ngắn: Áo mặc thường 4 thân hoặc 5 thân các màu đen, xanh là chủ đạo Áo ngắn được may rộng cả phần thân và tay Đối với Nam giới họ mặc áo ngắn tứ thân, có khuy sâu đo kết lại trước ngực thường từ 5, 7 chiếc Thông thường là 7 chiếc gọi chất kháu

Màu sắc áo được các thầy Then dùng trong quá trình hành lễ chủ yếu là đen, màu xanh, tím, nâu, chàm Then được quan niệm là những bậc chân tu tại gia, xuất

67 phát người trần mắt thịt, vì thế họ ăn mặc như một người bình thường làm sao đảm bảo tính lịch sự, trang nghiêm khi tiến hành các nghi lễ đối với thần linh (các dòng Tày là áo dài, Nùng là áo ngắn) Trong tuy nhiên tùy điều kiện từng thầy có thể họ may các loại áo từ gấm, lụa để làm đẹp cho mình Sắc phục được các thầy Then mặc không chỉ thể hiện được thân phận các nhân vật thần linh mà còn phản ánh được vai trò, những nét đặc trưng của các nghi lễ Then, qua đó phân biệt được thế nào là Lẩu Then, Then nghĩ lễ vòng đời…

Lẩu Then là kỳ lễ quan trọng nhất, là ngày hội, đám cưới người làm Then, là nơi tụ hội đông bạn bè, đồng nghiệp cùng đến chia vui thưởng thức tiếng đàn, tiếng hát và đặc biệt được chiêm ngưỡng những sắc phục trên áo quần của thầy Then Vì thế trong Lẩu Then, các thầy ăn vận những bộ quần áo đẹp nhất, trang trọng nhất Áo màu đỏ mà màu sắc đặc trưng dùng cho lẩu Then và các kỳ lễ quan trọng, khi đón tướng Người ta quan niệm màu đỏ là màu của thịnh vượng và may mắn, Then là những sứ giả giữa thần linh và con người, mang những điều may mắn đến với con người Trong suốt quá trình tiến lễ lên thiên đình tới vua cha Ngọc Hoàng, Then hầu như phải mặc chiếc áo lễ màu đỏ Đặc biệt là khi đón các vị tướng nhập vào người Then thì màu đỏ là màu đặc trưng cho các vị tướng Tướng là nhân vật trong Then có quyền năng tối cao, được mô phỏng theo những vị tướng soái cầm quân ra trận trong thời kỳ phong kiến xa xưa Tuỳ theo từng dòng mà có các vị tướng được gọi tên là: Tướng Quan Kép; tướng Võ Thượng Cửu Thiên; tưởng Bùa Thuỷ (tướng phù thuỷ); tướng Cả; tưởng Cao Công; tưởng Chòn Lù (tướng chui hang); tướng Đại đô đốc Kim Luân; tưởng Đăm Nặm (tướng lặn nước); tướng Đô Thiên; tưởng Hác (tướng Hán); tướng Hiển; tướng Hổ Lang; tướng Hoàng Thiên; tướng Huyền Đàn; tướng Huyền Thiên Thượng đế; tưởng Keo (tướng Kinh), tưởng Kin Khang (tướng ăn gang); tưởng kin lếch (tướng ăn sắt); tưởng Lộc Nhâm; tướng Long Hiền; tưởng Long Xà; tưởng Mãng Ác; tướng ông; tướng Quan Âm; tướng quân Lã Bố; tưởng sa vía (tướng tìm vía); tướng Tề Thiên Đại Thánh; tướng Thập nhân ngũ Phương; tướng Tổ; tướng Vua Ba

Màu vàng tượng trưng cho sự hài hòa, an vui, trang trọng và uy quyền Trong Then được chọn để đón vua cha Ngọc Hoàng, Hoàng Thiên, để đón khách là những nhân vật gọi Khách Hoàng

Màu xanh: Thường được dùng để làm trang phục đi cúng các nghi lễ nhỏ Trong lẩu Then người ta mặc màu xanh dương (xanh xi lâm) để đón Pháp Áo màu Xanh dương tượng trưng cho những vị pháp sư, bởi họ quan niệm thông thường các vị pháp sư hay mặc áo dài màu xanh đội mũ tế lễ, hoặc lót trong đó một chiếc áo xanh rồi mới choàng ngoài chiếc áo cà sa hoặc áo thờ tam thanh Màu trắng để may quần và chiếc áo lót bên trong, loại ngắn gọi là “slửa cỏm” còn dài gọi “slửa loọt chang” Slửa cỏm màu trắng được phụ nữ Tày hoặc Nùng mặc trong tránh bị đen bẩn bởi màu chàm, ngoài ra người ta cố tình để hở hai bên hông áo để tôn màu sắc của áo chàm vừa để tạo dáng Khi may áo dài trắng lót bên trong, nam giới hoặc nữ giới Tày chọn những loại vải mỏng, mềm như lụa, lanh để tạo sự mềm mại, tinh tế và trang trọng

Quần: Trước kia người Tày và Nùng có dùng quần chân què bằng vải chàm để mặc Họ dùng dây luồn qua một đồng tiền xu để buộc thắt lưng; khi thắt người ta gấp chéo cạp quần qua một bên sau đó mới buộc dây rồi gấp mép từ trên xuống dưới 2 đến ba bậc để giữ độ chắc chắn Kiểu mặc quần chân què do cách mặc khá rườm rà, không thuận tiện sinh hoạt, sau đó kiểu quần ống đứng được sử dụng nhiều hơn, họ vẫn dùng dây để làm cạp và chun quần

Quần là trang phục mặc thường ngày thường được làm bằng vải chàm hoặc láng màu đen Một số dùng màu trắng mặc cùng các loại màu sặc sỡ khác khi tiến hành các nghi lễ Then Nhằm tôn trọng các bậc tiên thánh và tổ sư, các thầy luôn mặc cho mình những bộ đẹp, lịch sự nhất khi tiến hành các nghi lễ Xưa kia vải vóc khan hiếm, người ta thường tự trồng bông dệt vải, nhuộm chàm để làm quần

Khăn chầu là một vật dụng, tín vật trong Then Mỗi người khi xuống Then sẽ tự chuẩn bị cho những chiếc khăn đỏ, vàng hoặc đào khá dài độ 1m gấp vào thành dải gọi khăn chầu hay khăn đào để cầm khi đón tướng và khách trong các kỳ lẩu Then Vật này có thể tưởng tượng giống như những dải lụa vây quanh các vị thần linh trong tranh vẽ cổ xưa ở các nước phương đông Khi Tướng nhập về sẽ dùng khăn chầu để đỡ vịn ngồi, đỡ nước, trà, trầu cau uống; vừa để tạo dáng lúc nhà ngài chống nạnh … để múa chầu các vị thánh, tướng

Các yếu tố nghệ thuật dân gian

Về mặt nghệ thuật dân gian, Then là một loại hình nghệ thuật tổng hợp chứa nhiều thành tố ngữ văn, âm nhạc, mỹ thuật, múa, diễn xướng dân gian và có giá trị về lịch sử, văn hóa, xã hội Then được thể hiện sinh động bằng lời ca, tiếng nhạc, điệu múa dân gian hết sức phong phú và hấp dẫn Trong một cuộc hát Then, âm nhạc là yếu tố quan trọng và xuyên suốt khi trình diễn Các ông Then, bà Then thông qua lời ca, tiếng hát, những làn điệu Then từ cây đàn tính để gửi gắm những ước nguyện của người dân đến thần linh

3.4.1 Âm nhạc Âm nhạc Then nói chung và Then Tày vùng Đình Lập có rất nhiều làn điệu, mỗi vùng lại có những đặc trưng riêng Điệu pây tàng hay còn gọi tàng bốc để phân biệt với điệu tàng lừa (đi đường, tả quân quan đang đi đường), điệu khách

(đàn khách trong nghi lễ đón khách, tiễn khách, vui chơi, hát đối); điệu tàng lừa (đường thuỷ, tả cảnh đi thuyền bè, vượt biển hoặc lên cung mây trên trời); điệu tàng tẩu (nhanh, thúc giục xuống dưới ngục để chuộc vong hồn); điệu gọi vía (da diết, trìu mến); điệu suộc/puốc vong, hồn (buồn, than); điệu khao Sluông (vui vẻ, hát đối giữa Then và người dự lễ); điệu mủa chầu tướng, chầu vua, chầu khách, chầu hoa (đàn chầu tướng hay đánh theo câu hát: tính chầu quan, chầu tướng quan, tướng chầu sang); điệu khỉn tu nàng (lên cửa tiên, phật); điệu tò mạy (đi hái cây); điệu khảm hải; điệu khảu tu vua; điệu pây mạ; điệu khoả quan; điệu khảu tu đẳm; điệu khảu tu pháp; điệu slắp binh mạ Âm nhạc giữa tính và xóc nhạc, lời hát hòa quyện trong Then Vùng Then Tày Đình Lập phong phú về giai điệu, tiết tấu và được phân ra nhiều loại hình; mỗi loại đều có nét đặc điểm riêng, Then cổ khi tiến hành một cuộc lễ nào đó đều phải đi qua nhiều cung cửa, hành trình trèo non, vượt biển vì vậy giai điệu, khúc thức cũng thay đổi, tập trung các hình thái sau:

Loại I: Hát cung đình, mang tính chất âm nhạc thính phòng như các điệu: khảu tu vua - vào cửa vua, khảu tu tưởng - vào cửa tướng, khảu tu pháp- vào cửa pháp (phật)

Loại II: Hát lễ hội (lẩu Then) cho nhiều người xem thường hát tốp một người cầm đàn, còn lại thì xóc nhạc đi theo và hát đuổi, hát đồng ca Loại này có cả múa chầu và diễn trò vui nhộn đẹp mắt (cá tiều) khi múa cộng với hát sluông chèo đò để biểu tượng nhịp chèo thuyền vượt biển; hoặc khi Then pây mạ (cưỡi ngựa lên đường) hát cộng với xóc nhạc biểu tượng tiếng vó ngựa nhịp nhàng Một số hình tượng được cụ thể hóa như khi lỉn én (chơi én) trai gái đoán số mệnh vui chơi thì có gấp hình con én, loại này có thể kéo dài một ngày một đêm Loại lễ hội còn có trò khai bioóc - bán hoa như hát đối đáp giữa Then và người dự lễ rất vui tươi Loại III: Hát tiến lễ (giải hạn, cầu hoa, mừng thọ, đầy tháng) thường mang âm sắc chậm rãi, khoan thai và dìu dặt thiết tha thể hiện những điều cầu chúc, mong ước của con người với đấng thần linh về cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình an

Loại IV: Hát gọi hồn, gọi vía, giã bạn - tiễn khách: Khi hát thường sử dụng một làn điệu buồn, tiết tấu chậm rãi để cầu mong vía lạc về với nhân gian, cầu cho

77 linh hồn người đã khuất được siêu thoát miền cực lạc; hoặc khi hát giã bạn - tiễn khách thì lại dùng một làn điệu rất thiết tha, trìu mến như níu chân người ở lại

3.4.2 Những điệu múa đặc trưng

Trong Then có nhiều thể loại múa như: múa Sluông, Múa tán hoa, múa chầu Múa chầu là điệu múa tiêu biểu trong Then Tày và Then Pháp Đình Lập Múa chầu là hình thức Then cầm bộ xóc nhạc trên tay, có khi là chiếc quạt hoặc khăn đào để múa với các điệu như chầu tướng, chầu vua, lồng đang (xuống tấn), pắn tẻo (vặn người), loòng nộc (trêu chim - đi xiên), khảm hải - vượt biển

Múa chầu với các dáng điệu miêu tả cuộc sống lao động của cư dân nông nghiệp như: Cấy trồng, vun xới, kéo lúa xay thóc be bờ đắp mương Múa chầu là điệu múa vui và nghiêm trang, mang tính chúc tụng vui vẻ và kính mừng chủ yếu dùng trong nghi lễ lẩu Then đón tướng hoặc chầu hoa, vun hoa bà Mụ

Tay phải cầm xóc chuông, tay trái cầm quạt hoặc khăn đào Cách múa lần lượt theo nhịp đàn tính: bước 1 hất tay cầm quạt lên, bước hai vòng tròn xuay quạt hoặc khăn đào, bước 3 hất tay về phía vai và đổi vị trí từ trái sang phải và lần lượt như vậy

Chân múa bước chân phải trước, đẩy gót về trước, chân hơi khụy, chân sau bước theo nhịp và lần lượt tiến theo các tuyến đi khác nhau Hông đẩy về phía tay và nghiêng theo chiều ngược với tay múa Ví dụ hông nghiêng phải thì hướng múa tay về bên trái và ngược lại

Với động tác múa ngồi, chân khụy dần dần và buông thân thấp dần xuống cho đến khi đạt được thế ngồi Khi ngồi bệt hoặc ngồi xổm để múa, có khi duỗi chân ra để ưỡn thân về phía trước Các tuyến đi như sau:

Hàng ngang, hàng dọc: khi đã chuẩn bị đủ đạo cụ, âm nhạc nổi lên Đội hình sẽ xuất phát từ bước chân phải tiến ra hàng ngang, hàng dọc

Vòng tròn: Tiến theo từng bước chân theo nhịp đàn tính Người múa sẽ hướng dần về một hoặc nhiều vòng tròn Nếu là một vòng tròn sẽ xem tâm của vòng ở đâu Có thể người cầm đàn sẽ là tâm vòng tròn hoặc để một cây hoa ở giữa vòng các động tác múa vẫn giữ nguyên

78 Đi xiên: Người múa tạo đội hình hai người đối xứng hoặc 3 người, 4 người

Cách di chuyển lần lươt 1 xiên 1, 1 xiên 2; 2 xiên 2 cứ như vậy các bước chân theo nhịp đàn tính để tạo độ uyển chuyển mềm mại Khi múa chân sẽ tiến và lùi làm sao để có thể vặn người ngược trở lại đối xứng với đối phương thì đạt Đối với đi xiên còn có trường hợp trở về hai hàng ngang, sau đó sẽ di chuyển

1 xiên 1 xoáy qua nhau thành hai hàng xoắn hình chôn ốc

Ngày đăng: 21/03/2024, 10:01

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w