Quy trình diễn xướng lẩu Then Pháp

Một phần của tài liệu Lẩu then trong dòng then pháp của người tày ở huyện đình lập tỉnh lạng sơn (Trang 58 - 65)

Chương 3: NGHỆ THUẬT DIỄN XƯỚNG LẨU THEN PHÁP CỦA NGƯỜI TÀY Ở HUYỆN ĐÌNH LẬP, TỈNH LẠNG SƠN

3.1. Quy trình diễn xướng lẩu Then Pháp

Lẩu Then là một sự kiện lớn diễn ra trong thời gian dài (thường là 3 ngày 2 đêm), hội tụ dầy đặc của các trích đoạn nghi lễ. Lẩu Then Pháp của người Tày ở huyện Đình Lập cùng vậy. Nếu để ghi âm và viết thành văn bản có lẽ là một kho tàng đồ sộ về chữ viết. Qua quá trình điền dã, khảo sát chúng tôi đã tổng hợp và hệ thống thành những trích đoạn nhỏ lần lượt theo thời gian và nội dung của từng nghi lễ trong bảng dưới đây.

STT Trích đoạn Nội dung nghi lễ

1 Trình báo tại nhà Then cả - gọi là Cốc lẩu

Thầy cả - gọi là Cốc lẩu là người có vai trò rất quan trọng trong lẩu Then, được then mời từ lâu, thường là trước đó vài tháng để xin ý kiến cho cuộc lễ và mời thầy về dẫn đường lẩu Then. Trước đó, con Then - tức là người được tăng chức sắc đã mang lễ vật đến hỏi thăm và trình báo lên thánh tướng nhà thầy, xin âm dương chấp thuận thì mới tiến hành thông báo rộng rãi về việc tổ chức nghi lễ.

Trước khi xuất binh ra cửa để đi tiến hành cuộc lẩu Then, thầy cả thỉnh mời các vị tổ sư, gốc Pháp và thánh tướng nhà Then và Thổ công (nơi sẽ đến lễ Then) chứng tâm, dẫn đường và bảo vệ Then cả suốt hành trình nghi lễ. Thầy niệm chú, dậm châm vãi gạo và cho phép người đón Then cầm các đạo cụ, lên xe về đến địa điểm lẩu Then.

2 Niệm chú để bảo vệ toàn gia và

Khi đến nhà tổ chức lẩu Then, thầy cả sẽ niệm chú để an vị bàn then (gồm bát gạo của thầy cả và các đệ

56

STT Trích đoạn Nội dung nghi lễ

cuộc lẩu then tử, những người làm Then đến giúp), thầy rải chiếu với ý nghĩa bảo vệ an toàn cho toàn thể gia đình và những người dự lẩu Then.

3 Trình báo các cung cửa - phát quang đường lẩu Then

Thầy cả và các thầy then tham dự cuộc lẩu sẽ tiến hành diễn xướng những trích đoạn nhỏ như: thỉnh mời hào quang xuống Then; tẩy uế quần áo Then và bao sái bàn Then; trình hương, trình sớ lên các cung cửa; thỉnh tổ sư và thánh tướng; khao binh mã; sửa soạn binh mã; tắm ngựa; chép hương và kim ngân, chép cuốc thuổng, dao, búa, rìu, nàng phát đường bắc cầu để hành binh lên các cung cửa.

4 Tiến lễ lên các cung cửa

Thổ công - thành hoàng - cửa tổ tiên- tổ sư, thánh tướng - nàng phát đường- nàng khắc khổ - rừng vầu tre trúc- mụ yêu tinh- bắt ve sầu về tiến lễ- săn hươu nai- đánh cá- mua trâu ngựa- cúng tế ông Khắc- vượt biển- trạm mây- thiên hà- lên cửa phật bà- lên cửa đúc Then- vua cha Ngọc Hoàng

5 Hồi binh mã đến thiên hà

- Sau khi phát quang đường, trình báo sự việc lên đến cửa vua cha Ngọc Hoàng, Then hồi binh mã trở về thiên hà - tức là nơi giao nhau giữa trời và đất, nơi trú ngục của rất nhiều thần linh.

6 Lập trạm chứa quân binh Then

- Trạm là nơi để chở các lễ vật và nơi trú ngụ của binh lính, nơi bàn việc của các quan, tướng, chúa, phòng tiếp đón thần thánh bền trên… Có thể hiểu trạm giống như các thành trì ở tạm của các đạo quân chinh chiến thời phong kiến.

- Trong lẩu Then, sau một đêm “phát tàng” thông đến cửa Ngọc Hoàng, thỉnh đến Phật, các vị tổ sư,

57

STT Trích đoạn Nội dung nghi lễ

thánh tướng trở về thiên hà Then sẽ sai Khỏa Quan, Quan Lang chỉ huy áp tải vật dụng, binh lính đi vào rừng đốn các loại cây gỗ đẹp nhất về xây trạm. Cuộc chặt cây gặp nhiều khó khăn trèo non lội suối rừng sâu núi thẳm, có khi bị chúa sơn lâm, quỷ thần cấm giữ nhưng đều vượt qua. Đoàn quân kéo cây về đến nơi, phân các đội để lập trạm: đội bào, đục, tạc … đội lợp, đo, ngắm, chỉnh, xem địa lí, tìm hướng dựng… Sau khi xây xong, chúa sẽ mời các đấng bề trên từ Ngọc Hoàng đến các vị thần linh, tướng, tổ sư, pháp…và nhất là ba bà Nhất, Nhị, Ba xuống trạm tập quân và cai quản lễ vật. Các trạm ở các vị trí khác nhau tương ứng với bốn phương trời.

- Tại tư gia của Then, trạm được lập trước gian án thờ, làm bằng cái sạp kết từ nhiều cây tre đan lại rất chắc chắn treo ở xà nhà. Mỗi lần làm lẩu Then hoặc

“nộp lẩu”, “cáo án” người ta bày lên trạm gạo và các loại đồ chay, hoa quả với ý nghĩa nuôi quân.

7 Dựng cầu hào quang

Đây là chiếc cầu bắc đến Ngọc Hoàng, lên đến núi Su Mi nơi mà hồn vía người làm Then được giữ ở đây bà Nhất, bà Nhì, bà Ba; cầu này binh mã nhà Then ngày đêm hành quân đi lại. Theo quan niệm cầu hào quang nhà Then sẽ được làm bằng mạy ka (cây lúc lắc) hoặc cây vầu, người ta chọn những cây thẳng, lấy cả rễ. Trên cây cầu sẽ dùng vải tơ, vải đỏ nhiễu, hoa… để trải lên.

8 Tăng sắc cho Then - Đây là nghi lễ lớn thực hiện trong lẩu Then. Thủ tục tăng sắc tùy vào thầy cấp. thầy Tào dẫn con

58

STT Trích đoạn Nội dung nghi lễ

đệ tử lên đến cửa vua cha, để xin sắc lệnh xuống cấp thêm binh mã cho Then. Sau này gọi là thầy cha và tạo mối quan hệ như một người thầy dạy của mình với nhiều nghi lễ linh đình.

- “Tăng binh mạ” là đại lễ nhà Then. Lễ lẩu Then tăng binh được thực hiện với mục đích xin Ngọc Hoàng ban thêm binh mã, để gia tăng sức mạnh đi cứu nhân độ thế.

9 Sắm ngựa gai - mạ nam

- Đây là con ngựa làm bằng gai, mỗi khi có kỳ lẩu Then, Then cả sẽ nhờ người nhà đi hái ngựa gai. “Mạ nam” thực tế là cây gai “cằng pựt” được hái về bó vào với nhau, khi xoay sẽ kêu thành tiếng, mặt khác việc này còn thể hiện uy quyền của người làm Then.

- Người đi hái phải biết thông thuộc vùng đất có cây cằng pựt, được thầy Then niệm chú vào con dao đi chặt và kiêng không được nói chuyện với người lạ trong suốt quá trình hái cây.

- Khi trở về nhà Then, mọi người sẽ kêu hí hí giống tiếng ngựa, Then chạy ra đỡ lấy con ngựa gai - tức là bó gai.

10 Sắm ngựa hồng “Ngựa hồng” là hình ảnh ngọn đuốc được biểu tượng trong tín ngưỡng Then. Khi Then đi hạ thuỷ - (Then đi tắm mình xuống nước) về đến nhà sẽ kêu to

“nào ngựa hồng”, lúc đó người nhà sẽ chuẩn bị ba bó đuốc cháy để Then dẫm qua. Người ta tưởng tượng, lúc bước qua ngọn đuốc cháy là họ đang cưỡi ngựa hồng. Qua “ngựa hồng” là động tác tẩy uế, hình ảnh Then đi hạ thủy rồi qua lửa là gột lựa mọi

59

STT Trích đoạn Nội dung nghi lễ

bụi bẩn, cơ thể thanh sạch trước khi bước vào trước điện thần. Cũng có thể hiểu hạ thủy là yếu tố âm, bước qua ngọn lửa là yếu tố dương; nước lửa - âm dương kết hợp sẽ giúp người làm lễ hội tụ được sức mạnh của đất trời và thần linh.

11 Sắm đồ lễ lên trạm, chép tên những người tham dự lẩu Then

Những đồ lễ chay, mặn sẽ được những người phục vụ chuẩn bị để đưa lêm trạm lẩu - cái sạp treo trên tường nhà. Phần lớn lễ vật là những túm gạo do bà con hàng xóm và họ hàng mang đến để lên trên, với mong muốn giúp đỡ nhà Then, khao thưởng quân lính và giải hạn, cầu an.

12 Động chuông

thỉnh tổ sư

Đây là nghi thức dùng tiểu chuông hoặc khánh để gõ với ý nghĩa thỉnh đến các vị thần thánh, tổ sư. Mời các vị hội đồng chứng giám đàn lễ.

13 Biên lễ vật, sửa soạn lễ vật

Then sai lính mài mực chép lễ vật như hương hoa trà thực quả... để chuẩn bị lên đường tiến lễ. Trong Then “lẩu” là thức uống, đồ lễ quan trọng để dâng cúng các vị thần linh. “Lẩu” cũng là tên gọi của đại lễ, đó là lễ lẩu Then. “Lẩu” trong trường hợp này được hiểu là dịp vui, lễ trọng đại, tên gọi chung cho các vật phẩm bao gồm: hương, đăng, hoa, trà, quả, thực, hổ phách, trần bạch thơm tho, trần hoa mã não, khẩu xảo mơ sang, linh đơn thiên lý, kim quý bách hoa, mạ la binh tượng, cẩm chướng màn loan...

Lễ vật mặn lúc nào cũng có mâm tam sinh (三生) có thể biết được quy mô của lễ: Thịt lợn - cả con và kèm gà, vịt, thịt sống.

60

STT Trích đoạn Nội dung nghi lễ

14 Tẩy uế cho lễ vật dâng các cung cửa

Trước khi tiến lễn lên mường trời, các Then sẽ cầm cây mía tượng trưng cho chiếc chổi, lạy 4 phương trời để cắm hương và dải vải hồng lên đó. Tiếp theo Then sẽ làm động tác quét các đồ lễ và vía người dự trong lẩu Then, Mục đích để mọi thứ thanh sạch trước khi tiến lên thiên giới vào cửa Ngọc Hoàng.

15 Thỉnh tướng

xuống khám lễ, quét uế lễ vật

Trong lẩu Then, Then với vai trò là bệ đỡ người trần tục để thỉnh bóng dáng các vị tướng ngự trên thân xác để khám kiểm lễ vật trong lẩu Then. Tướng còn phán bảo nhân gian những điều tốt đẹp, răn rạy Then và các đệ tử, họ hàng hai bên, ban phát lộc tài, bình an cho bách gia trăm họ.

16 Se lẩu - hành trình tiến lễ vật lên các cung cửa

Là hành trình miêu tả quá trình quân quan nhà Then áp tải các lễ vật lên các cung cửa quãng đường đi từ miền đất đến miền trời, từ thổ công, thành hoàng, gia tiên tiền tổ, gốc pháp thánh tướng lên cửa cửa phật, cửa bà slam (vị thần quản vía Then) vua cha ngọc hoàng.

17 Sát sinh - thịt lợn Sau khi vào cửa vua đắt lễ Then cả thừa lệnh tổ sư, gốc pháp, các tướng ra lệnh cho chủ nhà thịt lợn khao thưởng quân lính. Khi đó Then sẽ truyền tin (nhắc lệ) ra hiệu cho các con cháu trong nhà, tổ phục vụ thịt lợn lấy bát tiết để dâng cúng thần linh

18 Múa chầu Sau khi đắt lễ tại cửa vua Then cả xin phép tổ sư, thánh tướng cùng các đệ tử và con The những người hầu cận chầu tiệc thể hiện niềm vui sướng luân phiên các điệu chầu.

19 Lên cửa bà slam Bà slam (vía thứ ba của người làm Then) từ khi được cấp sắc theo quan niệm của người Tày, vía này

61

STT Trích đoạn Nội dung nghi lễ

sẽ được bà vua cha ngọc hoàng ban binh mã và tón vật đồ nghề để đi cứu nhân độ thế. Vía bà slam cũng được coi là một cung cửa trong lẩu Then vì thế thầy cả-cốc lẩu sau khi đắt lễ ở vua cha ngọc hoàng sẽ tiếp tục dâng các lễ vật lên cửa bà slam. Sau khi trình bày sự việc, bà slam mượn thân xác của thầy Thenn cả để tráng bóng nhà ngày-nhập thần truyền đạt những lời hay ý đẹp cho các con cháu họ hàng nội ngoại hai bên của chủ cuộc lễ (nghệ nhân Hoàng Thị Thăng). Ngoài ra bà slam cũng sẽ thổ lộ những vất vả, gian chuôn của nghề làm Then ra bên ngoài khiến cho chủ cuộc lễ và những ngươi tham gia cảm thấy vô cùng xúc động. Sau khi ngày thăng thì thầy cả giao lễ vào cửa nhà ngài.

20 Rước Khách, pháp Sau khi đắt lễ cửa bà slam, binh đoàn quân Then tiếp tục dâng lễ lên cửa Khách (Khách là những vị thần rất gần gũi với vua cha ngọc hoàng, có thể hiểu là hoàng thân quốc thích); Pháp là một vị thần có rất nhiều phép thuật gần gũi với nhà Phật và tiên thánh (Đạo giáo) sau khi trình báo lên cửa nhà ngài binh đoàn quân Then hầu hạ Khách, Pháp hộ tống xa giá hầu hạ các ngài lần lượt xuống chứng đàn lẩu Then.

20 Hồi binh mã về trạm thiên hà

Sau khi đắt lễ tất cả các cung cửa Then thỉnh mời tổ sư, thánh tướng, cốc pháp điểm quân hồi binh mã trở về quê quán trạm trở quân. Quá trình hồi binh mã Then sẽ giả gậy cho bà Già Dìn-mụ yêu tinh (lúc trở đi có mượn để quản lễ vật).

62

STT Trích đoạn Nội dung nghi lễ

21 Đón khách và pháp

Sau khi rước Khách và Pháp xuống chứng đàn lễ Then sẽ thỉnh mời nhà ngìa cháng bóng thân xác Then để kiểm chứng đàn lễ ban phát lộc tài cho bách gia trăm họ và tán đàn lễ.

Đón Pháp Then sẽ ăn bận như một vị tướng hoặc một thầy Pháp người Hán hoặc người Nùng (nói tiếng Hán hoặc nói tiếng Nùng).

22 Khao binh mã Sau khi Pháp, Khách chứng đàn lễ xong Then sẽ phân công một người bày lễ chay lễ mặn để trao thưởng quân lính, khao tổ tông gia tiên tiền tổ

23 Tán đàn Mọi công việc nhà gần như hoàn tất, Then chỉ dẫn người phục vụ hạ những túi gạo, bánh trái trên trạn lẩu để phân biếu, phát lộc cho mọi người.

24 Tiễn khách Sau khi mọi công việc hoàn tất, Then sửa soạn binh mã hộ tống xa giá Khách, Pháp hồi cung

Một phần của tài liệu Lẩu then trong dòng then pháp của người tày ở huyện đình lập tỉnh lạng sơn (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)