Những biểu tượng văn hóa xuất hiện trong Then

Một phần của tài liệu Lẩu then trong dòng then pháp của người tày ở huyện đình lập tỉnh lạng sơn (Trang 44 - 48)

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT LỜI CA

2.1. Đặc điểm nội dung trong lẩu Then Pháp

2.1.3. Những biểu tượng văn hóa xuất hiện trong Then

Trong lẩu Then, xuất hiện nhiều nhân vật, tên địa danh, hiện tượng, biểu tượng văn hóa nghi lễ đan xen. Để giải mã được những trường hợp trên cần có một sự so sánh, am hiểu thực địa, phong văn hóa một cách sâu sắc. Trong hành trình nghi lễ lẩu Then cấp sắc, chúng tôi lựa chọn một số biểu tượng văn hóa tiêu biểu trong then như:

Biểu tượng Nội dung

Én Én (燕子) là giống chim nhỏ. Nhạn (雁) là loại chim to hơn én, nhạn là ngỗng trời tức thiên nga. Uyên ương (鸳鸯) là loài chim họ vịt, nhưng cánh đẹp được coi là một trong mười loài chim đẹp nhất hành tinh hay có một đôi đi với nhau nên còn là biểu tượng của hạnh phúc.

Én, nhạn là những linh vật tiêu biểu trong Then, loài chim này bay về là báo hiệu mùa xuân, điềm lành. Én và nhạn không sợ bất cứ con nào, dũng cảm đương đầu với con khác; được Then tả là không bay cao vì lẫn diều hâu và không bay thấp lại lẫn con quạ…

én bay vừa mặt Chúa để báo tin đến nhà vua về các kỳ lễ Then nên là biểu tượng cho tính cách của người làm Then. Én, nhạn là người đưa tin vui đến mường thiên giới, báo hiệu với các tướng Then và Pháp, báo lên tận cung Ngọc hoàng thượng đế về việc nhà Then tổ chức lẩu Then.

42

Biểu tượng Nội dung

Trong lẩu Then, khi chép lễ vật lên đường có đoạn: Ẻn píc lương, ương cánh đáo, nghĩa là: Én cánh vàng, ương cánh đào. Én ương trong trường hợp này là chỉ những con én, con chim làm bằng giấy được sâu chuỗi treo trước bàn thờ Then và thành một lễ vật.

Trong điện thờ Then, người ta hay treo “ẻn”. “Ẻn” là tên gọi chung cho các hình thù: nhạn, uyên ương, chuồn chuồn, hoa sen, hoa kim quý, com bướm… Vì thế người ta hay phân biệt ẻn phị, ẻn bioóc, ẻn bửa, ẻn nộc, ẻn hào quang.

Mạ (ngựa) Mạ (Con ngựa) Trong Then “mạ” được hiểu là binh mã của nhà Then, tượng trưng cho sức mạnh của quân Then. Trong lễ lẩu Then cấp sắc, tăng sắc Then được thầy cả thừa lệnh Ngọc Hoàng cấp cho binh mã, tuỳ dòng mà có những loại binh mã (mạ) khác nhau như:

(1) Mạ khang mạ lếch (Ngựa gang, ngựa sắt): Đây là ngựa trong trí tượng tượng (âm binh), được Ngọc Hoàng ban cho nhà Then đi cứu khổ cứu nạn. Mạ lếch mạ khang có nhiệm vụ đi trước mở đường dẫn lối cho Chúa và binh đoàn tiến các lễ vật lên các cung cửa.

(2) Mạ kim, mạ ngần (Ngựa bằng vàng, bạc):

“Mạ kim” được làm bằng giấy, người ta cắt giấy kim ngân trắng cắt thành hình ngựa vàng, ngựa bạc; dùng để trấn yểm nhà cửa, xua đuổi tà ma. Ngoài ra trong lễ chuộc hồn, “mạ kim, mạ ngần”

còn giúp Then phá cửa ngục để cứu các vong hồn.

(3) Mạ lầm (Ngựa gió): Đây là lực lượng âm binh có chức năng bảo vệ Then và cứu nhân độ thế.

(4) Mạ nam (Ngựa gai): Đây là con ngựa làm bằng gai, mỗi khi có kỳ lẩu Then, Then cả sẽ nhờ người nhà đi hái ngựa gai. “Mạ nam”

thực tế là cây gai “cằng pựt” được hái về bó vào với nhau, khi xoay sẽ kêu thành tiếng, mặt khác việc này còn thể hiện uy quyền của người làm Then.

(5) Mạ Phúc Po, lò Thiên Chướng (Mã Phục Ba, lừa Thiên tướng): Đây là loại ngựa binh của Tướng Phục Ba, quân Thiên Tướng. Ở Lạng Sơn những Then có thờ tướng Phục Ba, Thiên Tướng sẽ có loại binh mã này.

(6) Mạ tái an, luồng tái ấn, loan tái cựa: Ngựa đeo yên, rồng có ấn, loan có cựa

Cáy (Gà) Cáy ca (Gà trưởng thành): Đây là từ chỉ con gà, một số nơi gọi “cáy sla”

(gà lôi), một lễ vật dâng cúng trong Then. Đây là lời chúc của thầy Then đối với gia chủ, với mong muốn cầu chúc cho gia chủ nuôi gà thì được gà lớn bằng con gà lôi, nuôi chó thành thục như chó săn. Câu Then đại khái là “Chượng cáy pần cáy ca, chượng ma pần ma thấu”.

43

Biểu tượng Nội dung

Cáy cắm, cáy kim, cáy ngần, cáy có, cáy luông, hồng kê: Lễ vật trong Then. Đây là những tên gọi chỉ sự phong phú của loài gà, một loại lễ vật thường dùng để tiến lễ trong nghi lễ Then.

Cáy có khăn linh, cáy sleng ngàn rạ: Hoa chuối rừng. Câu này được hiểu là con gà gáy to ở trong rừng, con gà trống choai ở rừng sâu (hoa chuối rừng), có ý nghĩa là lễ vật này rất hậu hĩnh. Hoa chuối rừng cùng với chiếc bí xanh (con lợn choai) là lễ vật bày ở dưới bàn thờ phục vụ cho việc đón pháp trong nghi lễ lẩu Then.

Cáy sleng (Gà trống): Trong Then gà trống là vật hiến sinh, dùng thịt tươi để bày mâm tam sinh, luộc chín để bày các mâm lễ khao tổ, khao tướng, cúng tổ tiên, Thành hoàng, Thổ công,... Gà trống còn để trong lồng, một bên là lồng vịt để tạo nên quang gánh đặt trước cửa đi lại gọi là “đa háp”.

Cáy thướn (Gà rừng): Trong hành trình lên thiên giới, vượt qua rừng sâu núi thẳm, Then gặp nhiều cảnh vật chim muông. Con gà rừng cũng là những con vật được tả trong hành trình đó. Trong lời vọng của Then nói đỡ cho vong hồn trong lễ chuộc hồn có đoạn tả tiếng

“gà rừng gáy”, đại ý: đêm nay còn nghe tiếng gà ở bản gáy, ngày mai (ra đồng) chỉ được nghe gà rừng gáy và con chim Cáng Lò.

Cày, tuần (Từ chỉ thời gian): Đây là từ chỉ thời gian trong tháng:

cày so, thượng tuần tính từ ngày mùng 01 đến 10; cày ất, trung tuần, tính từ ngày 10 đến 20; cày nhì, hạ tuần tính từ ngày 20 đến hết tháng.

Co cuổi (cây cuối)

Cây chuối trong Then có ý nghĩa cây trường thọ. Dùng để nối số trong nghi lễ tiếp cầu nối số, hoặc dựng cạnh cây cầu binh lúc cấp sắc cho Then... Trong Then có câu: nó cuổi chúc cằn bó hộ thân, nghĩa là cây chuối mọc gần giếng hộ thân, hộ số.

Co nâm Cây này là biểu tượng của sự trường sinh, được dùng trong nghi lễ tiếp cầu nối số. Trong Then có câu: nó nâm chúc cằn thâm hộ số, nghĩa là: cây tre mọc cạnh ao hộ số mệnh.

Cộ hương (具香): Cỗ hương

Đây là cỗ hương được trang trí bằng các nén hương chưa thắp cắm xung quanh bát gạo để cho các vị tướng Then xuống xông và nhai trong làm lẩu Then, hoặc dùng để tế trong lễ cúng tổ tiên, cúng vía trong hắt khoăn cho người già.

Cộ lẩu (Cỗ rượu)

Trong lễ lẩu Then người ta chuẩn bị các cỗ bánh, rượu, trà, hương đăng, hoa quả đặt một chỗ gọi là cộ lẩu cỗ rượu. Biểu tượng cỗ rượu là người ta đan cái hình tre như cái đụp gà, vòng xunh quanh bằng bánh giầy, bánh rợm cũng gọi là cộ lẩu.

44

Biểu tượng Nội dung

Nặm (nước) Nặm đeng, nặm đào (Nước đỏ, nước hồng): Trong hành trình lên thiên giới, Then phải điqua một ngọn nước được tả là có màu đỏ, màu hồng. Chỗ này là nơi giáp nhau của 12 dòng nước lớn đổ từ mọi nơi ra biển. “Nặm đeng, nặm đào” cũng là từ chỉ xú uế nam nữ, khi phạm phải điều này Then sẽ làm lễ tẩy uế tống phạm để giải trừ. Trong lễ thầy Then cho 2 hình nhân ôm nhau vào chậu nước, niệm chú và cho người được làm lễ đưa đi hóa…

Nặm kim, nặm slỏi, nước hởi (𣳔宗金), nặm pé (Dòng nước vàng, nước biển): Dòng nước vàng, nước biển được tả trong Then là 12 dòng nước lớn đổ ra biển. Trong Then có đoạn tả:

Lọt thâng khái nặm kim Giai khỉn lìn nặm pé.

Nghĩa là:

Lọt đến dòng nước vàng Dẫn lên máng biển lớn.

Nặm noòng, đại hồng thuỷ (Nước lũ): Trong trích đoạn vượt biển Sluông và quân Then được miêu tả thật hào hùng. Trên biển lênh đênh, không chỉ có những con sóng dữ, thuồng luồng ăn thịt người, nàng tiên ve vãn... mà còn những dòng nước lũ cuồn cuộn đổ về khiến thuyền bè trôi dạt lật úp, người ngựa phải dùng hết sức bình sinh để vượt qua phong ba...

Nặm quá su, dù quá bá (nước qua mang tai, dầu qua vai): Trong nghi lễ tống yêu ma trừ quái, người ta dầu đổ vào bát để trên cây

“đảm mu” (đũa cả) hoặc xẻng, rồi thắp cháy lên. Then ngậm rượu phun vào vạc dầu để ngọn lửa bùng lên, để thị uy đuổi yêu ma.

Mác (quả) Trong Then các loại lễ vật như hương, hoa, trà, thực, là những vật phẩm cúng tiến chủ yếu. Các loại quả phổ biến gồm: quýt, cam, táo, lê, mận, mơ, mít, bưởi, đào...

Mác piăng (Mùng tơi): Truyền thuyến kể rằng, ngày xưa có nàng tiên từ trên trời xuống hạ giới chơi quên đường về. Đến khi Ngọc Hoàng phát hiện, nàng liền trở về nhưng khi bay chân nàng quệt vào bờ rào, máu rơi xuống một loại cây, sau này cây đó quả chín đỏ như như màu máu. Vì lẽ đó, nên Then kiêng không ăn loại rau này. Trong Then có câu “mác piăng khèo lị”, nghĩa là cây mùng tơi treo bờ rào.

Mào làng (hình nhân)

Trong nghi lễ giải hạn người ta cắt những con hình nhân và sếp vào bát sau khi đắt lễ sẽ đốt với ý nghĩa thế mạng con người, cầu bình an.

Va (cây hoa) Từ này dùng để chỉ những bông hoa cũng là những đứa trẻ con.

Trong Then có câu:

Bioóc tầu quý cụng pèng, Va tầu đeng cụng quý.

45

Biểu tượng Nội dung

Nghĩa là:

Hoa (con )nào quý chẳng đắt,

Hoa (con ) nào đỏ (con trai) chẳng quý Kim ngân

vàng bạc

Đây là một loại vàng mã, được cắt từ giấy bản, dùng để làm lễ vật dâng cúng thánh thần, vong linh… Dân gian có câu “mưng dèn câu dài”, nghĩa là “có đi có lại”, con người muốn thần linh phù hộ, thì phải có lễ vật để dâng lên, vàng bạc chính là món lễ vật hậu hĩnh.

Long đình Đây là đồ vàng mã để giao cho bà Sinh, bà Mụ, các vị thần trong lễ giải hạn, cầu an. “Long đình” là hình nhà có 4 mái, bốn bên không có cửa, khảm nạm hoa văn có rèm buông, rủ. Theo quan niệm xưa, các vị thần tiên hay ở đó. Hiện nay “long đình” được hiểu là những ngôi nhà đủ loại, đủ kiểu.

Cầu váng, cầu bân (Cầu trên trời)

Đây là những chiếc cầu trong tưởng tượng của Then bắc ở gần cửa mẹ Sinh, bà Mụ. Mỗi khi cầu này bị gẫy đổ hoặc hồn vía bị lạc cần làm lễ tiếp cầu nối số.

Một phần của tài liệu Lẩu then trong dòng then pháp của người tày ở huyện đình lập tỉnh lạng sơn (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)