Chương 3: NGHỆ THUẬT DIỄN XƯỚNG LẨU THEN PHÁP CỦA NGƯỜI TÀY Ở HUYỆN ĐÌNH LẬP, TỈNH LẠNG SƠN
3.3. Chuẩn bị diễn xướng
3.3.1. Trang phục và đạo cụ
Trong nghi lễ lẩu Then các thầy mặc các bộ trang phục như sau:
Mũ Then
Mũ được làm từ rất nhiều thứ vải, chỉ màu và các loại phụ kiện kèm theo.
Các kiểu mũ đặc trưng chủ yếu dùng vải tơ, vải lanh, chỉ tơ tằm loại nhỏ mềm mịn, giấy gió để cắt hoa thêu, cây tre vót nhỏ sau đó cuốn chỉ bao xung quanh, dùng đồng, bạc trắng mang đúc thành các hình thù tứ linh, tứ quý, hoa lá, chim muông, ong bướm…, các loại hạt cườm, gương kính … để gắn lên mũ và dải tua đằng sau nhằm tăng thêm vẻ đẹp và tính thiêng liêng của chiếc mũ.
Ở Lạng Sơn có hai kiểu mũ Then chính là mũ sáp và mũ thêu. Để làm loại mũ sáp người ta ghép nhiều miếng vải màu với nhau với những họa tiết hoa văn trong đó không thể kể đến là hình tượng bông hoa sen (biểu tượng của phật giáo), sau đó dùng những thanh tre vót nhỏ như que tăm, quấn chỉ màu xung quanh rồi ép sát viền vào các họa tiết ấy. Nhìn bề ngoài chiếc mũ sáp có vẻ hơi cứng nhắc, đơn giản,
65
không cầu kỳ nhưng nó lại tạo nên sự uy nghiêm, linh thiêng vốn có của nó. Còn mũ kiểu thêu, với lợi thế của những đường kim, mũi chỉ, người ta sẽ trổ tài lên trên nền chính ấy những đường nét uyển chuyển, mềm mại đẹp mắt như hình tượng long vân, phượng múa, tứ quý... và đặc biệt là hình phật ngự đài sen.
Ở mặt sau của mũ Then ngoài chiếc đình chính còn có rất nhiều tua vải được kết nối từ rất nhiều mảnh ghép sặc sỡ với đủ ngũ sắc với các gam màu chính xanh, đỏ, tím, vàng, trắng. Để khâu nối các tua vải với nhau, những người thợ đã khéo léo lựa chọn những loại vải cứng hơn sau đó cắt thành hình lá bồ đề, viền xung quanh bằng những loại chỉ màu điểm trên đỉnh và đáy bằng những bông hoa thêu tay hoặc núm kim tuyến vô cùng tinh xảo. Họa tiết hoa văn trên các tua vải của chiếc mũ Then với rất nhiều hình tượng độc đáo trong đó quy tụ những ý nghĩa linh thiêng trong tâm thức dân gian của người Tày Lạng Sơn, đó là tứ linh (long, lân, quy, phượng); tứ quý (tùng, cúc, trúc, mai); phật ngồi thuyết pháp; tiên đánh đàn; quân binh phi ngựa... Đây cũng là cơ sở để phân biệt được cấp bậc của người làm Then. Mới làm người ta chỉ được cấp 5 dây, sau tăng dần lên cứ mỗi lần 2 dây là 7, 9, 11, 13 và 15; người ta quan niệm ai làm Then có chiếc mũ từ đủ 13 đến 15 dây là những người có rất nhiều kinh nghiệm, có uy tín rất lớn trong cộng đồng.
Mô tả chi tiết hình ảnh chiếc mũ tiêu biểu đại diện các dòng Then Pháp ở của người Tày, chủ yếu tồn tại ở huyện Đình Lập gồm hai kiểu:
Kiểu thứ nhất chiếc mũ được làm khá đơn giản, chỉ bao gồm nhiều miếng vải hoa kết thành hình gồm có hai miếng vải úp vào nhau mô tả với hình dáng như hai mái nhà úp (tiếng Tày gọi là “ăn đình”) đội lên đầu; đỉnh mái có 3 góc; góc giữa thường phải cao hơn góc hai bên hình tam giác nhọn hoặc hai lưỡi đao đối xứng hoặc hình tròn bán nguyệt; đằng sau là các dây vải màu sặc sỡ đẹp mắt.
Kiểu thứ hai, một dạng mũ cùng dòng Then Pháp ở Đình lập, khá đặc biệt, mô tả tựa như hình hoa gạo, giống mũ của nhánh pựt ở Bách Sắc Trung Quốc và Tào Slăng nhưng không có đáy và không thêu hình phật, khâu nối lại. Đôi bên má có hải dải vải rủ xuống. Chúng tôi nghĩ đây là cách mô phỏng đơn giản chiếc mũ Đường Tam Tạng trong Phật giáo.
66 Quần áo
Quần áo Then được làm chủ yếu từ vải lụa tơ tằm hoặc vải lanh, vải chàm, vải láng… với màu sắc chủ đạo là màu đỏ, xanh, vàng, chàm, đen, trắng. Như từ đầu chúng tôi đề cập, trong cuốn sách này chúng tôi chỉ miêu tả những bộ cổ phục có niên đại cách đây trên dưới 100 tuổi vì vậy màu sắc trên trang phục của các nghệ nhân xưa có lẽ rất giản dị nhưng lại không đơn điệu, mộc mạc mà không quá sơ sài.
Áo dài áo dài ngũ thân gọi “slửa lì”. Áo ngũ thân được ghép bởi 5 vạt (5 thân) gồm 2 thân trước, 2 thân sau đối nhau ở trước ngực và sau lưng, thân thứ 5 ở phía trước nằm bên phải, trong thân thứ nhất. Áo được dùng phổ biến là áo tay chẽn, loại này thân áo cũng tương tự áo tấc nhưng phần đoạn vải được nối từ khuỷu tay tới quá cổ tay chừng 2cm thì được may kiểu ống tay hẹp (bó chẽn). Hai thân trước của áo được để dài quá đầu gối chừng 5 - 7cm. Đây là kiểu áo may theo dáng cổ tròn nhưng được nối thêm một dải vải đứng khoảng một tấc (4cm) ôm lấy cổ áo. Cổ áo dựng vuông và ôm khít vào cổ, và có 1 cúc ở chân cổ. Khuy áo gồm 5 chiếc bố trí hình chữ “quảng- 广” bằng các vật liệu cứng chủ yếu là đồng, bạc và thường có màu đối lập với màu sắc áo để tạo nên sự nổi bật. Áo dài ngũ thân nữ và nam may khá giống nhau, chỉ khác vài đặc điểm, như: cổ áo nữ thấp hơn nam, ống tay áo nữ hẹp hơn ống tay áo nam, vạt áo nam to và dầy hơn áo nữ. Vạt áo nữ thường được may kèm vải hoa hoặc vải khác màu để tôn thêm vẻ đẹp. Áo nam và nữ đều có 5 cúc, hàng cúc chạy theo vạt bên trái, phía trước rồi xuống eo.
Áo ngũ thân của người Tày cơ bản giống người Kinh, có điều màu sắc và hoa văn trang trí, cách xẻ tà hơi khác biệt, thân 5 lót dưới dưới người ta cắt bé và khiêm tốn hơn.
Áo ngắn: Áo mặc thường 4 thân hoặc 5 thân các màu đen, xanh là chủ đạo.
Áo ngắn được may rộng cả phần thân và tay. Đối với Nam giới họ mặc áo ngắn tứ thân, có khuy sâu đo kết lại trước ngực thường từ 5, 7 chiếc. Thông thường là 7 chiếc gọi chất kháu.
Màu sắc áo được các thầy Then dùng trong quá trình hành lễ chủ yếu là đen, màu xanh, tím, nâu, chàm. Then được quan niệm là những bậc chân tu tại gia, xuất
67
phát người trần mắt thịt, vì thế họ ăn mặc như một người bình thường làm sao đảm bảo tính lịch sự, trang nghiêm khi tiến hành các nghi lễ đối với thần linh (các dòng Tày là áo dài, Nùng là áo ngắn). Trong tuy nhiên tùy điều kiện từng thầy có thể họ may các loại áo từ gấm, lụa để làm đẹp cho mình. Sắc phục được các thầy Then mặc không chỉ thể hiện được thân phận các nhân vật thần linh mà còn phản ánh được vai trò, những nét đặc trưng của các nghi lễ Then, qua đó phân biệt được thế nào là Lẩu Then, Then nghĩ lễ vòng đời…
Lẩu Then là kỳ lễ quan trọng nhất, là ngày hội, đám cưới người làm Then, là nơi tụ hội đông bạn bè, đồng nghiệp cùng đến chia vui thưởng thức tiếng đàn, tiếng hát và đặc biệt được chiêm ngưỡng những sắc phục trên áo quần của thầy Then. Vì thế trong Lẩu Then, các thầy ăn vận những bộ quần áo đẹp nhất, trang trọng nhất.
Áo màu đỏ mà màu sắc đặc trưng dùng cho lẩu Then và các kỳ lễ quan trọng, khi đón tướng. Người ta quan niệm màu đỏ là màu của thịnh vượng và may mắn, Then là những sứ giả giữa thần linh và con người, mang những điều may mắn đến với con người. Trong suốt quá trình tiến lễ lên thiên đình tới vua cha Ngọc Hoàng, Then hầu như phải mặc chiếc áo lễ màu đỏ. Đặc biệt là khi đón các vị tướng nhập vào người Then thì màu đỏ là màu đặc trưng cho các vị tướng. Tướng là nhân vật trong Then có quyền năng tối cao, được mô phỏng theo những vị tướng soái cầm quân ra trận trong thời kỳ phong kiến xa xưa. Tuỳ theo từng dòng mà có các vị tướng được gọi tên là: Tướng Quan Kép; tướng Võ Thượng Cửu Thiên; tưởng Bùa Thuỷ (tướng phù thuỷ); tướng Cả; tưởng Cao Công; tưởng Chòn Lù (tướng chui hang); tướng Đại đô đốc Kim Luân; tưởng Đăm Nặm (tướng lặn nước); tướng Đô Thiên; tưởng Hác (tướng Hán); tướng Hiển; tướng Hổ Lang; tướng Hoàng Thiên;
tướng Huyền Đàn; tướng Huyền Thiên Thượng đế; tưởng Keo (tướng Kinh), tưởng Kin Khang (tướng ăn gang); tưởng kin lếch (tướng ăn sắt); tưởng Lộc Nhâm; tướng Long Hiền; tưởng Long Xà; tưởng Mãng Ác; tướng ông; tướng Quan Âm; tướng quân Lã Bố; tưởng sa vía (tướng tìm vía); tướng Tề Thiên Đại Thánh; tướng Thập nhân ngũ Phương; tướng Tổ; tướng Vua Ba...
Màu vàng tượng trưng cho sự hài hòa, an vui, trang trọng và uy quyền. Trong Then được chọn để đón vua cha Ngọc Hoàng, Hoàng Thiên, để đón khách là những nhân vật gọi Khách Hoàng.
68
Màu xanh: Thường được dùng để làm trang phục đi cúng các nghi lễ nhỏ.
Trong lẩu Then người ta mặc màu xanh dương (xanh xi lâm) để đón Pháp.
Áo màu Xanh dương tượng trưng cho những vị pháp sư, bởi họ quan niệm thông thường các vị pháp sư hay mặc áo dài màu xanh đội mũ tế lễ, hoặc lót trong đó một chiếc áo xanh rồi mới choàng ngoài chiếc áo cà sa hoặc áo thờ tam thanh.
Màu trắng để may quần và chiếc áo lót bên trong, loại ngắn gọi là “slửa cỏm”
còn dài gọi “slửa loọt chang”. Slửa cỏm màu trắng được phụ nữ Tày hoặc Nùng mặc trong tránh bị đen bẩn bởi màu chàm, ngoài ra người ta cố tình để hở hai bên hông áo để tôn màu sắc của áo chàm vừa để tạo dáng. Khi may áo dài trắng lót bên trong, nam giới hoặc nữ giới Tày chọn những loại vải mỏng, mềm như lụa, lanh để tạo sự mềm mại, tinh tế và trang trọng.
Quần: Trước kia người Tày và Nùng có dùng quần chân què bằng vải chàm để mặc. Họ dùng dây luồn qua một đồng tiền xu để buộc thắt lưng; khi thắt người ta gấp chéo cạp quần qua một bên sau đó mới buộc dây rồi gấp mép từ trên xuống dưới 2 đến ba bậc để giữ độ chắc chắn. Kiểu mặc quần chân què do cách mặc khá rườm rà, không thuận tiện sinh hoạt, sau đó kiểu quần ống đứng được sử dụng nhiều hơn, họ vẫn dùng dây để làm cạp và chun quần..
Quần là trang phục mặc thường ngày thường được làm bằng vải chàm hoặc láng màu đen. Một số dùng màu trắng mặc cùng các loại màu sặc sỡ khác khi tiến hành các nghi lễ Then. Nhằm tôn trọng các bậc tiên thánh và tổ sư, các thầy luôn mặc cho mình những bộ đẹp, lịch sự nhất khi tiến hành các nghi lễ. Xưa kia vải vóc khan hiếm, người ta thường tự trồng bông dệt vải, nhuộm chàm để làm quần.
Khăn chầu, túi mạng
Khăn chầu là một vật dụng, tín vật trong Then. Mỗi người khi xuống Then sẽ tự chuẩn bị cho những chiếc khăn đỏ, vàng hoặc đào khá dài độ 1m gấp vào thành dải gọi khăn chầu hay khăn đào để cầm khi đón tướng và khách trong các kỳ lẩu Then. Vật này có thể tưởng tượng giống như những dải lụa vây quanh các vị thần linh trong tranh vẽ cổ xưa ở các nước phương đông. Khi Tướng nhập về sẽ dùng khăn chầu để đỡ vịn ngồi, đỡ nước, trà, trầu cau uống; vừa để tạo dáng lúc nhà ngài chống nạnh … để múa chầu các vị thánh, tướng.
69
Túi mạng là một dạng túi trầu của người Tày, được thêu thùa đẹp mắt và trang trí nhiều hoa văn, hạt cườm, trong Then người gọi là túi mạng. Túi mạng thường được thêu hoa văn cây cỏ hoa lá, tứ linh. Người ta dùng nhiều loại chỉ mầu để thêu hoặc trang trí sặc sỡ, kèm theo những hạt cườm, kim sa óng ánh. Túi mạng trong Then khác túi trầu ở người thường ở chỗ người ta dùng nhiều loại túi trầu nhỏ, to, nhiều màu, nhiều kiểu treo vào 1 đến 2 sợi dây chắc chắn hoặc một miếng vải nhỏ treo lủng lẳng tưởng tượng như 1 chùm hoa quả treo trên thân cây. Túi mạng được vắt chéo qua vai hay treo trước ngực để Then đón Khách, đón Tướng. Khi đón các vị thần linh nhập đồng vào Then, họ trổ tài đối đáp với người trần gian nhất là các bà dự lẩu, bạn bè chơi Then, khách đến chơi bằng những câu hát đối đáp ngọt ngào không muốn tàn cuộc. Khi đó, người đến dự sẽ bỏ trầu, thuốc lá vào bên trong túi tỏ lòng tri ân, cảm tạ thần linh đã ban phát cho họ những điều tốt đẹp.
Thắt lưng
Thắt lưng được làm bằng các loại vải hoa, hay màu đỏ được gấp nếp, may hoặc khâu viền, trang trí các hạt cườm hoặc hoa văn rồng phượng. Độ dài của thắt lưng tùy thuộc vào số đo của thầy Then. Người ta đeo thắt lưng màu đỏ hoặc hoa trong lẩu Then và các nghi lễ quan trọng khác. Then quan niệm thắt lưng chính là bùa hộ mệnh, là chiếc ấn hoặc một tín vật đầy quyền năng có thể xuống ngục tối hoặc lên mường trời mà không sợ bất kỳ một thế lực nào cản trở. Then có câu:
Phiên âm
Lằm khăn ẩn lặng đang Lằm khăn quang lặng slở
Dịch nghĩa
Chiếc thắt lưng ấn quấn thân
Chiếc khăn quang ở quấn con Then.
Hài: Hài là những đôi giầy vải được các thợ thủ công tỷ mỷ đan thêu khâu nối. Hài vải có đế dầy, hai bên bè ra như chiếc thuyền, mũi cong như mái đình.
Những đôi hài thêu hoa, chỉ xanh đỏ vàng là vật dùng để đón các vị tướng, pháp nhập xuống Then trong nghi lễ lẩu Then. Trong các nghi lễ khác, Then sẽ dùng quạt che mặt để tả cảnh các vị thần đi giầy hoa, xỏ giầy vàng tưởng tượng như các vị thần linh đang ngự ở cung lầu trên các mường trời, mường nước... rât uy phong và đẹp đẽ.
70 Đạo cụ trong Then
Kiếm: Kiếm, đao la tín vật trong Then được cấp trong lễ cấp sắc cho Then.
Kiếm làm bằng sắt có độ dài từ 30cm đến hơn 1m. Cán làm bằng gỗ, nhiều nghệ nhân trang trí thêm hình thù mũi cong, có nơi khắc chữ hoặc hình ảnh các vị tinh tú (như kiếm thất tinh bảo đao) làm tăng thêm sự linh thiêng và ý nghĩa của nó.
Kiếm đựng trong bao bằng gỗ được trang trí chữ, hoa văn và những hình ảnh đặc trưng như hoa hồi lên bao trông rất bắt mắt.
Kiếm có ý nghĩa là ngọn cờ hiệu triệu quân lính, là bảo khí thị uy trừ tà ma, quỷ quái. Các loại kiếm được dùng phổ biến: Kiếm Thất Tinh, kiếm vàng; kiếm bảy cân gang (chất cân khang) kiếm ba cân sắt (slam cân lếch)... Trong Then có câu:
Tay cầm kiếm thất tinh bóng nguyệt Búa sơn đầu quản liệt đầu voi.
Ấn: Ẩn hay còn gọi là dẩu/dấu, là vật thiêng của người làm Then và người hành nghề tín ngưỡng khác như Mo, Tào. Ấn làm bằng đồng, bạc hoặc gỗ tốt.
Trong Then ấn đại diện cho quyền lực của người hành nghề và có nhiều loại khác nhau:
Ngọc Hoàng (Ngọc Vàng, Nhục Hùng), Ngũ Lôi (Ngọ Lòi, Ngụ Lòi), Tam Bảo (Slam Pảo), Bát Bảo (Pát Pảo)… Nhờ có ấn mà các thầy có thể kết nối giao cảm với thần linh, ma quỷ; đi từ mường trời đến miền nước đến âm ty địa phủ để giao nộp lễ vật, chuộc hồn vía hoặc thực hiện một việc quan trọng nào đó… Thông thường các thầy Then ở Lạng Sơn dùng ấn Ngũ Lôi để trừ tà, ấn Ngọc Hoàng, tam bảo, bát bảo để làm các nghi lễ cầu an, giải hạn; ấn bản mệnh để triện lên áo con cầu con kí trong nghi lễ tết Đoan Ngọ … hoặc nhận con nuôi Then.
Ấn được thầy Tào hoặc Then cả thừa lệnh Ngọc Hoàng chấm vào nhiều vị trí trên người như trên đầu, giữa trán, hai vai, ngực, hai lòng bàn tay, đầu gối. Vì lẽ đó, thầy Then kiêng không cho ai chạm vào những vị trí đó trên cơ thể. Người làm Then kiêng ăn những con cá đầu nổi cục như cá quả, đuôi có vảy to như cá đồng tiền (pia chèn)... vì quan niệm đó là những con cá mang ấn.
Việc đặt tên cho ấn bản mệnh căn cứ vào “lục thập hoa giáp” trong Thần tiêu ngọc cách công văn để cấp. Ví dụ: Người sinh năm Giáp Tý sẽ dùng chữ “Bình Dương ấn