Thế giới hiện thực trong Then

Một phần của tài liệu Lẩu then trong dòng then pháp của người tày ở huyện đình lập tỉnh lạng sơn (Trang 38 - 44)

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT LỜI CA

2.1. Đặc điểm nội dung trong lẩu Then Pháp

2.1.2. Thế giới hiện thực trong Then

Then là thực hành tín ngưỡng quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của người Tày, Nùng ở Việt Nam. Then thể hiện đời sống văn hóa vô cùng phong phú của con người, là kết tinh của nền văn minh của các tộc người này. Trong Then còn phản ánh sâu sắc các hiện thực của cuộc sống.

2.1.2.1. Cuộc sống đầy rẫy bất trắc, tai ương

Trong trích đoạn Then “Pắt Ngoàng - Bắt ve”, Then đã miêu tả nhân vật Ngoàng (con ve sầu) là hiện thân của nàng Chiêu Quân trong truyền thuyết Á Đông với đầy rẫy những tai ương, oan trái.

Trong lẩu Then, hành trình quân Then hành binh lên đường đưa lễ vật lên vua cha Ngọc hoàng phải đi qua cánh rừng rậm. Thấy cảnh chư quân mệt mỏi, quân lính lao lao. Chúa Then lo lắng, liền sai Khỏa Quan đến gặp. Trong hành trình lần này, Khỏa Quan được coi là nhân vật rất quan trọng, người này tinh thông thiên văn tường tỏ địa lý, chữ nghĩa đầy mình, vì thế rất được chúa trọng dụng.

Chúa vời Khỏa Quan vào hầu, sau đó sai Khóa cùng các binh lính vào rừng tra hỏi sự tình và tìm cách bủa vây bắt Ngoàng.

Khỏa Quan nhận lệnh chúa Then, tiến vào rừng sâu. Mới vừa đến nơi, Khóa đã nghe tiếng vọng dịu dàng như muốn được tỏ bày cùng vua Hán Vương một điều gì đó nơi cung điện nguy nga tráng lệ, lại có lúc nỉ non như tiếng đàn của Bá Nha với cửu khúc “dóng ba nhân tình”, rồi chuyện Lang Vu hầu chúa... Khi đó,

36

quân tướng đã thật sự mệt mỏi, Chúa lệnh tiếp, Khóa nào giỏi bắt được Ngoàng chú thưởng, tiền công yến vàng hậu hĩnh. Khỏa Quan lúc này mới vận hết công lực chuyển bùa chú thần thông, thỉnh đến cả thầy Qủy Cốc tiên sinh để lĩnh phép của ngài, biến thành những lá phù và binh lính bốn bên bủa vây đoàn Ngoàng. Mẹ ngoàng bị bùa chú làm cho mỏi cánh, mắt mờ không còn đường bay liền cụp mình lặng xuống quỳ tâu trước mặt chúa Then. Cuộc vây bắt thành công, thân phận Chiêu Quân phơi bày.

Sau khi bị bắt nộp trước mặt chúa Then, tướng cả, Ngoàng than khóc thảm thiết, van lạy trời xanh. Vừa than thân, ngoàng vừa kể lệ sự đời. Vốn sinh ra ở bản Đào Viên nơi rừng xanh ngàn dạ, lớn lên cùng bạn bè trang lứa, Ngoàng biết đến là một cô gái xinh đẹp tuyệt sắc giai nhân như bông hoa rừng nở trong nắng xuân rực rỡ, đặt tên là Chiêu Quân. Đến tuổi cập kê, vì quá xinh đẹp nết na, Chiêu Quân được tiến cung cho vua Hán. Những tưởng từ đây cuộc đời sang trang, cuộc sống an nhàn nơi đế đô phồn hoa sung sướng. Chẳng may thay, số phận hồng nhan bạc mệnh, nàng đã bị tên Mao Diên, là một tay họa sỹ chuyên ăn đút lót của các giai nhân tiến cống để tráo đổi thân phận và lót đường tiến vua; vì không lo đút lót nên đã bị Mao Diên vẽ xấu đi và khi đến tay đế vương đã bị vào danh sách đi cống nộp cho nước Hung Nô - “cống Hồ”. Vua Hán biết được sự việc, rất buồn, cho tra khảo lại, nhưng vì muốn hòa hảo bang giao, ngài đành để Chiêu Quân đi cống cho vua Hung Nô, vậy là cuộc đời nàng từ đây li biệt cố quốc.Kể từ đó nàng sống trong buồn tủi, đau khổ, lìa xa bạn bè, người thân, gia đình, quê hương một mình vò võ nơi xa xôi ngàn dặm.

Phiên âm Dịch nghĩa

Vừa hảy vừa lạy bân lạy phạ Vằn vằn dú ngàn rạ đông luông

….

Thâng nội lìa bạc pả cậu cô Mừa dú nước Hung Nô một mình..

Vừa khóc vừa van lạy trời xanh Ngày ngày ở ngàn dạ rừng sâu

….

Đến nỗi lìa bác bá cậu cô Về ở nước Hung Nô một mình....

37

Ở nơi xa xôi cách trở, Chiêu Quân vừa hay biết tin mẹ nàng đã qua đời. Lúc đó vào tháng ba, tiết mùa xuân hoa nở, mùa nhà nông gieo mạ; đến tháng năm tiết mùa hạ làm ruộng, cha nàng cũng mãi mãi ra đi, nàng càng thêm buồn tủi héo hon.

Nghĩ cảnh đời cô quạnh, gia đình li tán, chữ Hiếu chưa làm tròn nên nàng đã vào rừng tự vẫn. Bụt thương tình chọn ngày mùng năm cho nàng biến thành con Đa (giống con đa, con cà cuống), ngày mùng bảy lên núi biến thành con Ngoàng, mười ngày phải hái nhụy hoa, uống sương trời, nhờ hơi gió để sống, cứ đến tuần thu tuyết trung nguyên lại vọng than cho người thế gian biết nỗi bi ai oan khuất, buồn khổ của mình. Bởi thế, khi nay thấy chúa Then thắng tượng, giục binh qua cánh rừng lớn mới vọng cùng rừng xanh, cất tiếng kêu oan, chẳng ngờ phạm phải quân cơ, lại bị bắt thế này. Nước mắt ngược xuôi, nỉ non than vãn, Ngoàng câu xin chúa quan tha tội, đại ân xá.

Phiên âm Dịch nghĩa

Cảm cảnh điếp nhân tình gia tiên Mè ngoàng thai bươn slam làm chả

…..

Buồn thân rọ ong chang pá đông luông Mừa chứ thâng chư vương thượng vị

Cảm cảnh thương nhân tình gia tiên Mẹ ngoàng mất tháng ba làm mạ

Buồn đến trong rừng sâu thẳm Về nhớ đến chu vương thượng vị

2.1.2.2. Cuộc sống chứa chan tình nghĩa, bài học đạo lí, đong đầy ước mơ khát vọng Trong nghi lễ lẩu Then, cuộc hành trình đầy gian nan vất vả để tiến lễ vật lên thiên đình. Hành trình ấy đã trải qua nhiều quãng đường trèo non vượt biển. Trong đó có những cảnh tượng chan chứa tình yêu thương và để lại nhiều bài học đạo lí đầy giá trị cho đến ngày nay.

Tình nghĩa vợ chồng

Trong hành trình vận chuyển lễ vật vượt biển lên cửa vua cha ngọc hoàng hoặc bà mụ sinh, Then phải nhờ cậy vợ chồng phu đò - gọi Sluông mượn thuyền chở đồ và nhờ Sluông vượt biển. Gần đến bến sông Then đã phát tấu sớ lên bản Sluông, nhờ vợ Sluông giục chồng về chèo đò. Vốn tính thương chồng lam lũ vất

38

vả, cảnh nghèo nuôi con, vợ Sluông lúc nào cũng giả vờ điếc hoặc báo chồng không ở nhà

Phiên âm Dịch nghĩa

Pò nọng téng bất dú tà tẩu bán mà Pò nọng téng pia dú tà nưa bán lại Au lăng mà đón đãi quan Then Au lăng mà đón chúa

Chồng em câu cá ở dưới sông chưa về Chồng em đi câu ở sông trên chưa về Lấy gì về đón đãi quan Then

Lấy gì về đón chúa

Then bằng tài năng và trí tuệ đã khôn khéo thương thuyết để vợ Sluông yên tâm và thuận lòng têm cơi giầu đón chồng về chở quan Then vượt biển. Vì nếu không về Then sẽ báo cáo Ngọc Hoàng và phạt tội cho Sluông.

Chàng Sluông buộc lòng phải quay về, chuẩn bị thuyền bè, dọn và bê lễ vật Then lên trên thuyền để vượt biển. Trước khi chàng ra bến, vợ chồng tiễn biệt nhau trong cảnh thật bi ai và thấm đẫm nước mắt:

Phiên âm Dịch nghĩa

Vợ:

Khằm ngòa nọng nòn tốc dan Phiăn hăn cáy tội chúp cục sáy

….

Tình phu thê trọng nghịa đôi ta Thủy chung trước sau là như một...

Vợ:

Tối qua em nằm mơ giật mình Mơ thấy gà đội nón ấp trứng

Tình phu thê trọng nghĩa đôi ta Thủy chung trước sau như một...

Câu chuyện tình cảm chứa chan nước mắt bi ai, thấm đẫm sự thủy chung son sắt của vợ chồng Sluông như một lời răn dạy có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đó cũng là những ước vọng của người xưa đối với các mối quan hệ xã hội, biểu tượng cho mối quan hệ thủy chung sắt son giữa vợ - chồng. Trong câu chuyện người vợ vì thương chồng, lo lắng cho hạnh phúc lứa đôi, lo lắng người chồng của mình chèo thuyền lên dương gian nhìn ngắm những cô gái xinh đẹp lại nuôi lòng yêu thương người khác, khắc khoải lo âu muốn xin người chồng cho về quê nhà với bố mẹ đẻ và bà ngoại để tiện chăm lo bản thân và chăm sóc bố mẹ. Người chồng phải theo quan khi việc cần, cũng một lòng một dạ yêu thương người vợ, lo sợ rằng người

39

vợ có về quê thăm bố mẹ, cảnh gian nhà vắng một thân một mình lại nảy sinh tình cảm đi lấy người khác. Chính vì sợ điều đó người chồng dặn dò người vợ hãy cứ yên tâm ở nhà chăn gà chăn lợn, nuôi dạy con cái khôn lớn, chèo đò xong việc sẽ về đoàn tụ. Bằng cách kể chuyện hấp dẫn, Then đã dẫn dắt người thưởng thức đến từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, từ câu chuyện này đi đến câu chuyện khác.

Tình mẫu tử

Trong hành trình lên đất sơn lâm đại ngàn, Then đi qua khu rừng vắng có hươu nai. Chúa lệnh các khóa quan và quân lính vào rừng vây bắt hươu nai để đóng cỗ tế ông Khuông ông Khắc. Quân lính sai 30 con chó săn áp tải vào rừng vây bắt hươu nai. Mẹ nai thấy sự lạ hú bầy đàn trốn chạy. Biết rằng không thể thoát thân. Nai mẹ đã dặn nai con phải cố gắng tự lực nuôi lấy bản thân mình, đói thì ra ven núi kiếm ăn lá non, khát thì vào uống nước khe, nước suối, đừng ăn gạo Bụt Luông và dẫm đạp hoa màu thế gian. Mẹ nai sẽ đi hiến thân cho chúa tế lễ.

Đoạn Nai mẹ dặn nai con thật thấm đẫm tình cảm mẫu tử:

Phiên âm Dịch nghĩa

Lục ơi khoái khoái mà kin nùm đuổi mé Bán nẩy mè tê khả phăn phi

Bán nẩy mè từ vi lúc nẩy Lục táng cải táng pây Lục táng pây táng chứ Tàng cải lục ná pây Tàng quây lục ná phại Tàng cải cốc số khỉn lồng Tàng luông anh quan đi lại Dác lê kin nhả ón pàn phia Kin nhả đa cằn khuổi

Dá pây lặc kin khẩu pụt luông Dá pây lặc kin hương pháp ké Dá pây kin khẩu thế gian

Con ơi mau mau vè bú sữa mẹ Giờ này mẹ bị bắt ngay đây Giờ mẹ tử vi lúc này

Con khác lớn khác đi Con khác đi khác nhớ Đường lớn đừng có đi Đường rộng đường có bước Đường lớn Then đi lại

Đường rộng anh quan đi lại Đói thì ăn lá non bên núi Ăn cây lá đa bên suối

Đường đi trộm ăn gạo bụt luông Đường đi trộm ăn hương pháp lớn Đừng đi trộm lấy gạo thế gian

40

Nai mẹ và những lời răn dạy con thơ mới lớn để đi hiến sinh, nai mẹ đã truyền thụ cho con những tri thức để tồn tại ở rừng giá. “Con ơi mau mau về bú sữa mẹ/ Giờ này mẹ bị bắt đi ngay” một lời răn dạy đầy nước mắt, sự chia lìa đầy đau thương. Bằng cách nhân hóa, Then đã lột tả tình mẫu tử một cách sinh động cho người nghe, qua đó nhằm truyền tải những thông điệp như phải biết tự mình mạnh mẽ, không được trộm cắp, phải biết tự lực để sống sót dù trong bất kì hoàn cảnh nào, phải biết tự mình lựa chọn con đường đúng đắn mà đi không sa vào con đường có kẻ xấu, kẻ ác… Đó là những bài học, lời dạy con cái của những người làm cha làm mẹ cho đến ngày hôm nay. Tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái là tình yêu thiêng liêng và lớn lao khó có thể so sánh được. Những lời dặn do từ mẹ nhắc nhở con mãi không bao giờ được quên, hãy ghi nhớ lấy những lời mẹ dạy.

Đạo lí chữ hiếu

Trong câu chuyện Hò Vỉnh - thằng cu Vỉnh, Then tả ngược lại tình mẫu tử đó là sự hiếu thảo của thằng con trai với người mẹ. Chuyện xưa kể lại thời còn ăn lông ở lỗ, con người và con vật vẫn chưa có sự phân biệt về thân phận. Khi mất đi, sẽ bị đồng loại đến ăn thịt. Cu Vỉnh được mẹ nuôi nấng lớn khôn. Vỉnh hằng ngày đi chăn trâu, bò thấy trâu bò đẻ con rất khổ vì thế nghĩ đến cảnh đó Vỉnh rất thương mẹ. Khi mẹ Vỉnh mất đi mọi người kéo đến ăn thịt mẹ. Vỉnh đã nghĩ ra một cách là lấy thịt lợn về ăn để thay thế thịt của mẹ, thế là mọi người đồng tình kéo về và chỉ ăn thịt lợn. Từ đó con người không ăn thịt của nhau nữa.

Câu chuyện đã lột tả được tính nhân văn của con người, lột tả tỉnh mẫu tử, sự hiếu thảo của con cái với cha mẹ. Là đấng sinh thành đã nuôi dưỡng con người từ tấm bé, cần phải biết báo hiểu với mẹ cha, thương yêu, kính trọng cha mẹ. Biết chăm sóc cha mẹ lúc ốm đau, bệnh tật hay lúc vè già. Con cái là chỗ dựa tinh thần của cha mẹ, người mang đến niềm vui, tiếng cười, sự an ủi và cả sự thấu hiểu cho cha mẹ. Con người ai cũng vậy trẻ thì cậy mẹ cậy cha, lớn lên cậy anh cậy chị, già thì cậy con. Vòng đời của con người chỉ có những người thân trong gia đình, những người máu mủ ruột thịt mới tìm lấy nhau.

41 Đạo lí của người quân tử

Khi Then hành quân lên núi Khau Khắc. Các Nàng tiên ở núi Khau Khắc đã dọn cỗ bàn mâm chay mặn để tiếp khoản chúa Then. Các nàng tiên xinh đẹp đã nhân hội quỳnh tương để mua chuộc lòng quân tử của quân Then. Tuy nhiên bằng tài trí và sức mạnh của Then, quân lĩnh vẫn hiến hưởng cỗ bàn vui vẻ, tiệc rượu mừng vui nhưng không thể kết tình nam nữ, mắc kế mỹ nhân của các nàng khau khắc. Khi chuẩn bị lên đường Then đã trao tặng chiếc áo gấm không quên lời chào từ biệt hẹn lần sau gặp sẽ kết nghĩa phu thê.

Có thể nói, bằng cách kể chuyện sinh động và hấp dẫn, bằng lời văn chân thực, có khi nhân hóa tính cách con người với sự vật hiện tượng đã làm cho người nghe cảm thấy như cuộc sống của mình ở trong đó. Từ đó hướng con người tới những giá trị chân - thiện - mỹ, vượt lên nghịch cảnh để hướng tới tương lai tươi sáng hơn.

Một phần của tài liệu Lẩu then trong dòng then pháp của người tày ở huyện đình lập tỉnh lạng sơn (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)