Biện pháp nghệ thuật

Một phần của tài liệu Lẩu then trong dòng then pháp của người tày ở huyện đình lập tỉnh lạng sơn (Trang 54 - 58)

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT LỜI CA

2.2. Đặc điểm nghệ thuật lời ca trong lẩu Then

2.2.2. Biện pháp nghệ thuật

Các nghệ nhân dân gian đã sử dụng triệt để thủ pháp tu từ nghệ thuật hư cấu kỳ ảo vốn là thủ pháp đặc trưng của thần thoại, cổ tích, bởi các hình tượng trong thần thoại, cổ tích, các yếu tố huyền thoại, kỳ ảo hư cấu, tưởng tượng nhưng nó lại là phương tiện để phản ánh hiện thực. Do vậy, hát Then đã mê hoặc lòng người vì không khí huyền bí, kỳ ảo trùm lên tất cả.

Theo quan niệm của người thực hành Then, Mường phạ (phương trời) xa vời vợi, nơi ấy là cuộc sống thần tiên. Con người có thể lên đó hay không là nhờ vào lực lượng phù trợ, vật tác động như Tiên, Bụt, lọ nước thần, những điều ước mà Then lên thượng giới bằng con đường hương khói, mang yếu tố tâm linh.

Phiên âm

Bân khỉn đạo bân pjót Khảm khỉn nhọt bân khoen

Dịch nghĩa

Bay lên đạo trời không Vượt lên cầu trời treo

52

Hát Then của người Tày ở Đình Lập đã tiếp nối thần thoại trong việc sử dụng những yếu tố thần kỳ như: con vật biết nói (ve sầu, hươu nai, chim hoàng anh,…), cây biết kể chuyện (cây thanh thảo)… làm cho các vật thể đó gần gữi với con người hơn. Ở đây, biện pháp nhân hóa chính là phương tiện, chất liệu nghệ thuật để tác giả dân gian phản ánh hiện thực xã hội và giãi bày tình cảm của con người.

Những câu chuyện nhằm giải thích các hiện tượng tự nhiên cũng lý thú không kém các huyền thoại tôn giáo khi giải thích nguồn gốc hạt thóc, chim muông, cây cỏ,…

Thủ pháp nghệ thuật hư cấu trong Then đã thể hiện một sự sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhân dân.

Phiên âm Dịch nghĩa

Hoàng Anh nùng slửa lương mjác báo Khỏi xô chiềng xoong cằm thật thà Tên khỏi cần cho là Vương Quân Kết bạn đuổi bioóc Lồm noọng nguộc Mùa xuân khỏi cháng lạc đuổi mèng Chắng pần nộc Hoàng Anh diện lạ

Hoàng Anh mặc áo vàng đẹp trai Tôi xin phép nói thật đôi lời Tên thật tôi gọi là Vương Quân Xưa tôi kết bạn cùng bioóc Lồm Mùa xuân tôi mới lạc theo ong Mới trở thành Hoàng Anh đẹp lạ

Nét bao trùm của thủ pháp này là cách thức khéo léo, kín kẽ. Dưới bức màn hư ảo, các nghệ sĩ dân gian đã hóa thân làm người trong cuộc để gài câu chuyện ở cõi trời, cõi tiên ẩn những hiện thực cuộc sống đang xảy ra, cõi âm với cõi dương trong trí tưởng tượng thật kỳ thú. Cuộc sống và con người trong Then biến hóa dưới dạng con nhà trời:

Phiên âm Dịch nghĩa

Nàng Thanh Thảo pây khoái cạ lăng Khỏi vốn lục thứ ba Ngọc Hoàng Hủa cha pắt hử cần đến sai Thai chảng pần hắt cần đưa lệ Au khảu lồng kiểm tra giải uế

Nàng Thanh Thảo đi ra nói rằng Tôi vốn con thứ ba của Ngọc Hoàng Vua cha lệnh cho người đến sai Chết rồi phải làm người đưa lễ Cho tôi xuống kiểm tra giải uế

Nội dung phản ánh trong Then có thể là một vấn đề xã hội diễn ra trong đời sống.

Do đó, cuộc sống nơi địa ngục trần gian được nói đến ở đây mang đầy vẻ ma quái.

53 Phiên âm

Ngòi hăn nhựng phục xà quỷ xứ Soong mừ căm nhựng bủa mặt xanh Ngưu đầu tú linh luôn huy chượng Chó tốt hình ma tượng uy nghi Khoăn tốc gian lính còi lọng hăn

Dịch nghĩa

Nhìn thấy những phục xà quỷ sứ Hai tay cầm những búa mặt xanh Ngưu đầu tứ linh luân đông đặc Chó tốt hình ma quỷ uy nghi Vía lạc xuống gọi đâu cho thấy

Dưới con mắt của nhà Then sự tưởng tượng đầy chất hư ảo, biến hóa vốn là đặc trưng của nghề nghiệp. Ở đây có sự hóa thân của những con người gặp hoàn cảnh éo le, nghiệt ngã giống như mô-tip “người hóa vật” phổ biến trong truyện dân gian. Nhân vật có thể hóa thân vĩnh viễn thành cây, thành con như cây thanh thảo hay con ve sầu. Then đã sử dụng hình ảnh gần gũi với mô-tip dân gian làm cho nó trở thành bất tử.

Con người trong Then có rất nhiều khả năng nhằm ca ngợi tài năng của họ.

trước đây người con gái Tày phải thành thạo dệt vải, may vá, thêu thùa, đôi bàn tay khéo léo của họ được nói đến trong sli, lượn “tay cầm nước thành hoa”. Lời hát Then càng làm cho khả năng của họ thêm kỳ diệu

Phiên âm Mừ căm bioóc rú nặm Mừ dúng nặm pần bioóc Dây dây thành lụa là gấm vóc

Dệt thanh vân thành gióng nguyệt hoa

Dịch nghĩa Tay cầm hoa dưới nước Tay dúng nước thành hoa Dây dây thành lụa là gấm vóc

Dệt mây xanh thành hình nguyệt hoa Trong cảm quan của người Tày cũng như một số dân tộc khác ở miền núi phía Bắc vai trò chế ngự thiên nhiên của con người đôi khi được đẩy mạnh đến mức kỳ ảo: “Hóa phép thần thông tiên quỷ khác, Cầm thư án tiên phu phù phép, Liền chấp ba lần đi vào rừng, Mắt cây biến thành người xơ xác”.

Cảnh quan thiên nhiên còn được hư cấu tưởng tượng mang nét đặc thù vùng miền. Thủ pháp nghệ thuật hư cấu kỳ ảo về thế giới thần linh, siêu nhiên đầy quyền năng trong lời hát Then, qua lời hát Then là những mong ước về cuộc sống đầy hạnh phúc, giúp con người vượt qua những khó khăn, trắc trở của cuộc sống, Then là cầu nối giữa trần gian và tâm linh, trở thành một phần tâm linh không thể thiếu trong đời sống của cộng đồng dân tộc Tày.

54

Tiểu kết Chương 2

Lẩu Then Pháp của người Tày ở huyện Đình Lập có nội dung phong phú đa dạng phản ánh rõ nét phong tục tập quán, đời sống tinh thần của cư dân nông nghiệp lúa nước, với hệ thống các cung cửa, thần linh từ Thổ công quan bản, gia tiên tiền tổ, tổ sư thánh tướng, Táo quân vua bếp, … đến vua cha Ngọc hoàng; Mụ yêu tinh, nàng dọn đường, nàng khau khắc, vợ chồng sluông (thuồng luồng) các vị tướng, các vị phật bà quan âm… đến Vua cha Ngọc hoàng. Hành trình ấy miêu tả sinh động cảnh binh đoàn quân Then áp tải lễ vật của nhân gian vượt qua các quãng đường đi từ rừng vầu tre trúc, sơn lâm đại ngàn đến những vùng đất xa xôi, bồng lai tiên cảnh nơi giao nhau giữa trời và đất, mênh mông biển cả để truyền tải những ước mơ khát vọng, niềm tin mãnh liệt vào thế giới siêu nhiên về cuộc sống tươi đẹp.

Trong lẩu Then, xuất hiện nhiều hiện tượng, biểu tượng văn hóa nghi lễ đan xen. Biểu tượng văn hóa sinh động phản ánh những dấu tích, tầng văn hóa cổ xưa, giải mã được những dấu tích đó cũng là tìm tòi khám phá những tinh hoa văn hóa, góp phần tìm hiểu, làm rõ những giá trị văn hóa tồn tại trong Then để lưu giữ cho muôn đời sau. Kết quả nghiên cứu của chương 2 đã cho thấy trong suốt quá trình của đại lễ lẩu Then Pháp còn sự đan xem giữa các thể thơ như thể bốn chữ, năm chữ, thể tự do,… ngoài ra ca từ trong Then Pháp có sử dụng nhiều điển tích, điển cố, các biện pháp tu từ. Qua đây cho thấy, bằng các thủ pháp nghệ thuật riêng của mình, thầy Then đưa người tham dự đi qua các cung bậc cảm xúc, từ những giai điệu, tiết tấu nhẹ nhàng có tính chất dẫn dắt và cuốn hút người nghe, người xem.

55 Chương 3

Một phần của tài liệu Lẩu then trong dòng then pháp của người tày ở huyện đình lập tỉnh lạng sơn (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)