Bài tập nhóm môn lý thuyết tài chính tiền tệ đề tài thực trạng hoạt động trái phiếu tạiviệt nam

27 14 1
Bài tập nhóm môn lý thuyết tài chính  tiền tệ đề tài thực trạng hoạt động trái phiếu tạiviệt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

- Những đặc điểm cơ bản và khác biệt của trái phiếu khi so sánh với cổ phiếu:Chủ thể phát hành không chỉ có Công ty mà còn có Chính phủ và chínhquyền địa phương.Nếu như người mua cổ phiế

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH - BÀI TẬP NHÓM MÔN: LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRÁI PHIẾU TẠI VIỆT NAM NHÓM THỰC HIỆN: 4 Lớp: FIN301_231_10_L11 Khóa học: 2023 – 2024 GVHD: PHAN THỊ LINH TP.Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 09 năm 2023 MỤC LỤC PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2 1 Khái niệm: .2 2 Đặc trưng của trái phiếu: .3 Mệnh giá (Par Value) 3 Lãi suất danh nghĩa (Coupon Interest Rates) 3 Giá phát hành 3 Thời hạn của trái phiếu .4 Kỳ trả lãi 4 Quyền mua lại 4 3 Điều kiện phát hành trái phiếu ở Việt Nam hiện nay: 4 4 Phân loại trái phiếu: .7 PHẦN 2 : THỰC TRẠNG 9 1 Các nhân tố ảnh hưởng tới giá trái phiếu: 9 2 Lợi tức và rủi ro của trái phiếu: 12 3 Thị trường trái phiếu Việt Nam hiện nay: 12 PHẦN 3 : GIẢI PHÁP 16 I VỀ MẶT PHÁP LÍ 16 II VỀ MẶT THANH KHOẢN 17 III VỀ MẶT TÍNH MINH BẠCH VÀ THÔNG TIN: 18 IV VỀ MẶT QUẢN LÍ RỦI RO 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO 21 PHÂN CHIA CÔNG VIỆC : .23 1 PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1 Khái niệm: - Trái phiếu là một loại giấy nợ do Chính phủ hay doanh nghiệp phát hành để huy động vốn dài hạn còn gọi là chứng khoán nợ, có kỳ hạn nhất định và cuối kỳ phải trả lại vốn gốc cho trái chủ - Người sở hữu trái phiếu sẽ không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào về việc sử dụng vốn vay của doanh nghiệp và khi đến thời hạn thì doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ theo hợp đồng vay Đơn vị phát hành trái phiếu phải trả lợi tức cho người sở hữu trái phiếu và hoàn trả khoản tiền vay khi trái phiếu đáo hạn Thu nhập của trái phiếu được gọi là lợi tức - là khoản tiền lãi được trả cố định thường kỳ cho người nắm giữ và không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của đơn vị phát hành - Những đặc điểm cơ bản và khác biệt của trái phiếu khi so sánh với cổ phiếu:  Chủ thể phát hành không chỉ có Công ty mà còn có Chính phủ và chính quyền địa phương  Nếu như người mua cổ phiếu của Công ty, trong thực tế là người mua một phần Công ty và là người chủ sở hữu Công ty thì trái lại, người mua trái phiếu chỉ là người cho chủ thể phát hành vay tiền và là chủ nợ của chủ thể phát hành trái phiếu;  Nếu như thu nhập chủ yếu của cổ phiếu là cổ tức, phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty thì trái lại, thu nhập chủ yếu của trái phiếu là tiền lãi – là khoản thu cố định không phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty phát hành;  Nếu như cổ phiếu là chứng khoán đưa lại cho người chủ sở hữu quyền đối với phần tài sản cuối cùng còn lại của Công ty khi Công ty giải thể hoặc phá sản thì trái lại, trái phiếu là chứng khoán nợ, vì vậy nếu Công ty giải thể hoặc bị phá sản thì trước hết Công ty phải có nghĩa vụ thanh toán cho các trái chủ trước, sau đó còn lại mới phân chia cho các cổ đông  Với những đặc điểm trên thì trái phiếu có tính ổn định và chứa đựng ít rủi ro hơn cổ phiếu Vì vậy, trái phiếu là loại chứng khoán được các nhà đầu tư và các định chế đầu tư ưa chuộng Điển hình: Theo Hiệp hội Thị trường tài chính và Công nghiệp 2 chứng khoán (Securities Industry and Financial Markets Association - viết tắt là SIFMA), thị trường trái phiếu toàn cầu trị giá 126,9 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2021, so với mức vốn hóa thị trường vốn cổ phần toàn cầu là 124,4 nghìn tỷ USD Khoảng cách hai bên có thể sẽ mở rộng vào năm 2022 khi giá cổ phiếu giảm 2 Đặc trưng của trái phiếu: Tuy có nhiều loại trái phiếu khác nhau nhưng tất cả các trái phiếu đều có những đặc trưng chủ yếu sau: Mệnh giá (Par Value) - Mệnh giá trái phiếu hay còn gọi là giá trị danh nghĩa của trái phiếu là giá trị được in trên tờ phiếu Giá trị này được coi là số vốn gốc - Mệnh giá trái phiếu là căn cứ để xác định số lợi tức tiền vay mà người phát hành phải trả Song, mệnh giá này còn thể hiện số tiền mà người phát hành phải hoàn trả tại thời điểm đáo hạn trái phiếu Lãi suất danh nghĩa (Coupon Interest Rates) - Lãi suất trái phiếu thường được ghi trên trái phiếu hoặc người phát hành công bố được gọi là lãi suất danh nghĩa - Là mức lãi suất mà nhà đầu tư được hưởng hàng năm - Lãi suất này được xác định theo tỷ lệ phần trăm (%) so với mệnh giá của trái phiếu và cũng là căn cứ để xác định lợi tức trái phiếu Trong nền kinh tế bình thường, thời hạn trái phiếu càng dài thì lãi suất càng cao Loại trái phiếu có độ tín nhiệm càng cao thì lãi suất lại càng thấp hơn các loại trái phiếu có độ tín nhiệm thấp - Có hai hình thức trả lãi: 6 tháng hoặc 1 năm/lần Giá phát hành - Là giá bán ra của trái phiếu vào thời điểm phát hành Thông thường giá phát hành được xác định theo tỷ lệ phẩn trăm (%) của mệnh giá Tùy theo tình hình của thị 3 trường và của người phát hành để xác định giá phát hành một cách thích hợp Có thể phân biệt 3 trường hơp:  Giá phát hành bằng mệnh giá (ngang giá)  Giá phát hành dưới mệnh giá (giá chiết khấu)  Giá phát hành trên mệnh giá (giá gia tăng) Nhưng dù trái phiếu bán ra có ngang giá, theo giá chiết khấu hay theo giá gia tăng thì lợi tức luôn được xác định theo mệnh giá của trái phiếu và khi đáo hạn, người có trái phiếu sẽ được thanh toán theo mệnh giá của trái phiếu Thời hạn của trái phiếu - Là khoảng thời gian từ ngày phát hành đến ngày tổ chức phát hành hoàn trả tiền vốn lần cuối Ngày mà khoản vốn gốc trái phiếu được thanh toán lần cuối gọi là ngày đáo hạn của trái phiếu - Mỗi loại trái phiếu sẽ có thời hạn khác nhau:  Trái phiếu trung hạn có thời gian từ 1 năm - 5 năm  Trái phiếu dài hạn có thời gian từ 5 năm trở lên Kỳ trả lãi - Là khoảng thời gian người phát hành trả lãi cho người nắm giữ trái phiếu - Ở nhiều quốc gia, lãi suất của trái phiếu được xác định theo năm, nhưng việc thanh toán được thực hiện mỗi năm hai hoặc một lần Quyền mua lại - Đối với trái phiếu có điều khoản chuộc lại (Callable Bonds) cho phép tổ chức phát hành thu hồi trái phiếu và hoàn lại vốn với mức giá dự kiến trước thời hạn thanh toán 3 Điều kiện phát hành trái phiếu ở Việt Nam hiện nay: Nghị định 81/2020/NĐ-CP sửa đổi khoản 8 Điều 6 về giao dịch trái phiếu Theo đó, trái phiếu doanh nghiệp phát hành tại thị trường trong nước bị hạn chế giao dịch trong phạm vi dưới 100 nhà đầu tư không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, trong vòng một năm kể từ ngày hoàn thành đợt phát hành trừ trường hợp theo quyết định của Tòa án hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật Sau thời gian nêu trên, trái 4 phiếu doanh nghiệp được giao dịch không hạn chế về số lượng nhà đầu tư, trừ trường hợp doanh nghiệp phát hành có quyết định khác Trái phiếu doanh nghiệp phát hành ra thị trường quốc tế thực hiện theo quy định về giao dịch tại thị trường phát hành Quy định về điều kiện phát hành trái phiếu Ngoài ra, Nghị định cũng sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 10 về điều kiện phát hành trái phiếu tại thị trường trong nước đối với trái phiếu không chuyển đổi hoặc trái phiếu không kèm theo chứng quyền Theo đó, Nghị định mới quy định điều kiện như sau: a- Doanh nghiệp phát hành là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam b- Có thời gian hoạt động tối thiểu từ 01 năm kể từ ngày được cấp lần đầu Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật Đối với doanh nghiệp được tổ chức lại hoặc chuyển đổi, thời gian hoạt động được tính là thời gian hoạt động của doanh nghiệp bị chia (trong trường hợp chia doanh nghiệp), thời gian hoạt động của doanh nghiệp bị tách (trong trường hợp tách doanh nghiệp), thời gian hoạt động dài nhất trong số các doanh nghiệp bị hợp nhất (trong trường hợp hợp nhất doanh nghiệp), thời gian hoạt động của doanh nghiệp nhận sáp nhập (trong trường hợp sáp nhập công ty), thời gian hoạt động của doanh nghiệp trước và sau khi chuyển đổi (trong trường hợp chuyển đổi công ty) c- Có báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Nghị định này d- Ký hợp đồng tư vấn với tổ chức tư vấn về hồ sơ phát hành trái phiếu theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này, trừ trường hợp doanh nghiệp phát hành là tổ chức được phép cung cấp dịch vụ tư vấn hồ sơ phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật 5 Document continues below Discover more fNrgoumy:ên Lí Marketing BLAW2000 Trường Đại học Ngâ… 449 documents Go to course Thiển cận Marketing 8 100% (7) TIỂU LUẬN - marketing nước rủa tay lifebuoy 17 100% (4) Portfolio Analysis for Coca Cola company 7 Nguyên Lí 75% (4) Marketing DHL case study on supply chain 100% (7) 10 Project Management Lost At Sea - Assignment 100% (7) 7 Project Management Trading HUB 3 36 Xác suất 96% (28) đ- Đảm bảo tuân thủ giới hạn về số lượng nhà đầu tư khitphhốánt hgàknêh, giao dịch trái phiếu theo quy định tại khoản 2 Điều 4 và khoản 8 Điều 6 Nghị định này e- Có phương án phát hành trái phiếu được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chấp thuận theo quy định tại Điều 14 Nghị định này g- Thanh toán đầy đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành trong 03 năm liên tiếp trước đợt phát hành trái phiếu (nếu có) h- Đáp ứng các tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành i- Đảm bảo dư nợ trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ tại thời điểm phát hành (bao gồm cả khối lượng dự kiến phát hành) không vượt quá 05 lần vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính quý gần nhất tại thời điểm phát hành được cấp có thẩm quyền phê duyệt k- Mỗi đợt phát hành phải hoàn thành trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công bố thông tin trước khi phát hành; đợt phát hành sau phải cách đợt phát hành trước tối thiểu 06 tháng, trái phiếu phát hành trong một đợt phát hành phải có cùng điều kiện, điều khoản l- Tổ chức tín dụng phát hành trái phiếu không phải đáp ứng quy định tại điểm i và điểm k khoản này Quy định về việc công bố thông tin Về công bố thông tin trước đợt phát hành trái phiếu tại thị trường trong nước của doanh nghiệp, Nghị định mới quy định tối thiểu 03 ngày làm việc trước ngày dự kiến tổ chức đợt phát hành trái phiếu, doanh nghiệp phát hành thực hiện công bố thông tin trước đợt phát hành cho các nhà đầu tư đăng ký mua trái phiếu và gửi nội dung công bố thông tin cho Sở Giao dịch Chứng khoán a- Nội dung công bố thông tin trước đợt phát hành theo Mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định này; b- Riêng đối với phát hành trái phiếu xanh, ngoài nội dung công bố thông tin theo quy định tại điểm a khoản này, doanh nghiệp phát hành phải công bố thông tin về quy trình quản lý, giải ngân vốn từ phát hành trái phiếu xanh theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định này; 6 c- Doanh nghiệp phát hành gửi nội dung công bố thông tin trước đợt phát hành đến các nhà đầu tư đăng ký mua trái phiếu và Sở Giao dịch Chứng khoán theo hình thức hồ sơ giấy hoặc hồ sơ điện tử Đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu cho nhiều đợt phát hành: a- Đối với đợt phát hành lần đầu, việc công bố thông tin trước khi phát hành thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này b- Đối với đợt phát hành sau, tối thiểu 03 ngày làm việc trước đợt phát hành trái phiếu, doanh nghiệp bổ sung các tài liệu theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định này để gửi cho nhà đầu tư đăng ký mua trái phiếu đồng thời gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Chi tiết tại Nghị định số 163/2018/NĐ-CP và Nghị định số 81/2020/NĐ-CP 4 Phân loại trái phiếu: Dựa theo chủ thể phát hành: - Trái phiếu Chính phủ: là loại trái phiếu do Chính phủ phát hành nhằm huy động phần tiền nhàn rỗi phục vụ cho các hoạt động chi tiêu của Chính phủ như đầu tư hoặc phát triển cơ sở hạ tầng Đây là loại trái phiếu được ưa chuộng và ít rủi ro nhất trên thị trường vì nó được phát hành bởi tổ chức uy tín nhất: Chính phủ - Trái phiếu doanh nghiệp: là loại trái phiếu do các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn,… phát hành với mục đích huy động vốn cho các hoạt động đầu tư dài hạn hay mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp Đây là loại trái phiếu có lãi suất lớn nhất - Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh: là loại trái phiếu được phát hành bởi doanh nghiệp nhưng được Chính phủ cấp bảo lãnh Hoạt động này chủ yếu nhằm huy động vốn cho các dự án đầu tư công hoặc phục vụ cho các chương trình tín dụng theo kế hoạch của nhà nước - Trái phiếu Chính quyền địa phương: là loại trái phiếu do Ủy Ban Nhân Dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương phát hành nhằm huy động vốn cho các công trình dự án đầu tư của địa phương Dựa theo lợi tức của trái phiếu: 7 - Trái phiếu có lãi suất cố định: là loại trái phiếu mà lợi tức được tính theo phần trăm lãi suất không thay đổi nhân mệnh giá của trái phiếu - Trái phiếu có lãi suất biến đổi (lãi suất thả nổi): trái phiếu này không áp dụng một mức lãi suất cố định, tùy theo sự biến đổi của thị trường mà lợi tức trái chủ sẽ tính bằng mệnh giá nhân với lãi suất tham chiếu với mức lãi hiện tại trên thị trường - Trái phiếu có lãi suất bằng không: là loại trái phiếu mà người mua không nhận được lãi nhưng có thể mua với giá thấp hơn mệnh giá (mua chiết khấu) và được hoàn trả lại số vốn bằng mệnh giá khi trái phiếu đáo hạn Dựa theo hình thức trái phiếu: - Trái phiếu vô danh: là loại trái phiếu không đề tên của người sở hữu, người nắm giữ sẽ được hưởng mọi quyền lợi như một trái chủ - Trái phiếu ghi danh: trái phiếu có ghi rõ tên của người mua và được ghi nhận vào sổ sách của công ty phát hành Dựa vào mức độ đảm bảo thanh toán của người phát hành: - Trái phiếu đảm bảo: là loại trái phiếu được phát hành kèm theo một loại tài sản đảm bảo có giá trị Trong trường hợp bên phát hành không còn khả năng để thanh toán, trái chủ có thể bán tài sản đảm bảo để thu lại số tiền đã cho vay Tài sản đảm bảo có thể là bất động sản hoặc các chứng chỉ ký quỹ Mua trái phiếu có đảm bảo sẽ giảm rủi ro mất tiền - Trái phiếu không đảm bảo: là loại trái phiếu phát hành không kèm theo tài sản đảm bảo mà dựa trên sự uy tín của người phát hành Dựa vào tính chất trái phiếu: - Trái phiếu chuyển đổi: trái phiếu này được phát hành bởi công ty cổ phần, cho phép trái chủ chuyển sang cổ phiếu của công ty Tỷ lệ chuyển đổi và những điều liên quan sẽ được quy định khi mua trái phiếu - Trái phiếu kèm quyền mua cổ phiếu: khi mua trái phiếu này, trái chủ được kèm theo phiếu mua một lượng cổ phiếu nhất định của nhà phát hành 8 Trái phiếu DN là loại hàng hoá ít rủi ro hơn so với cổ phiếu nhưng nó vẫn tiềm ẩn một số rủi ro nhất định Khi đầu tư vào trái phiếu DN sẽ đem lại cho các trái chủ nguồn thu nhập tương đối ổn định đó chính là tiền lãi trái phiếu, tiền lãi trái phiếu được xác định dựa trên mệnh giá trái phiếu và lãi suất danh nghĩa (được công bố khi phát hành và cố định trong suốt thời hạn của trái phiếu) Như vậy, nguồn thu nhập từ trái phiếu mà trái chủ nhận được là đều đặn trong tương lai Vì vậy, nếu lạm phát xảy ra sẽ làm đồng tiền bị mất giá, có nghĩa là các khoản thu nhập nhà đầu tư nhận được từ trái phiếu sẽ it có giá trị hơn khi lạm phát tăng lên, giá trị của trái phiếu mà nhà đầu tư đang nắm giữ cũng bị giảm xuống từ đó làm giá trái phiếu cũng bị giảm Nếu lạm phát dự kiến tăng, điều này sẽ làm cho trái phiếu kém hấp dẫn so với các tài sản khác, dẫn đến giá trái phiếu giảm Biến động lãi suất thị trường Giữa giá trái phiếu và lãi suất thị trường có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau, nghĩa là khi lãi suất trên thị trường càng cao, các khoản thu nhập do trái phiếu đem lại bị chiết khấu với lãi suất càng lớn nên giá trái phiếu càng nhỏ và ngược lại khi lãi suất giảm, giá trái phiếu sẽ tăng Nếu lãi suất thị trường đang có xu hướng tăng lên thì với cùng một số tiền đầu tư và thời hạn đầu tư như nhau thì nhà đầu tư mua trái phiếu mới phát hành sẽ được hưởng mức lãi suất danh nghĩa cao hơn so với mua một trái phiếu đã phát hành trong quá khứ Nếu lãi suất thị trường tăng thì giá trái phiếu giảm Thay đổi tỷ giá hối đoái Đối với những trái phiếu mà lãi và gốc được thanh toán bằng ngoại tệ sẽ chịu thêm rủi ro về tỷ giá quy đổi từ ngoại tệ sang đồng nội tệ Khi tỷ giá này tăng, các khoản thu nhập do trái phiếu đem lại được quy đổi mà nhà đầu tư nhận được sẽ cao hơn, dẫn đến giá trái phiếu cũng tăng theo Ngược lại, khi tỷ giá giảm thì giá trái phiếu sẽ giảm tương ứng 11 Nếu đồng USD tăng giá so với đồng VNĐ, sẽ làm giá trái phiếu bằng USD tăng 2 Lợi tức và rủi ro của trái phiếu: Lợi tức: -Nhận lãi định kỳ -Hưởng được chênh lệch giá nhờ giá trái phiếu tăng lên -Hưởng được lãi của lãi trong trường hợp nhà đầu tư nhận định lãi định kỳ và lấy tiền lãi đi tái đầu tư Rủi ro: -Rủi ro lãi suất: + Lãi suất tăng thì giá trái phiếu giảm + Lãi suất giảm thì giá trái phiếu tăng -Rủi ro tái đầu tư: khi lãi suất để tái đầu tư vào các dòng tiền giữa kì bị giảm xuống -Rủi ro thanh toán: khi người phát hành trái phiếu mất khả năng thanh toán -Rủi ro lạm phát : rủi ro này xảy ra khi tỷ lệ lạm phát cao hơn lãi suất của trái phiếu -Rủi ro tỷ giá hối đoái: Trái phiếu được ghi bằng ngoại tệ, đáo hạn được thanh toán bằng Việt Nam đồng, rủi ro tỷ giá xảy ra khi đồng Việt Nam giảm giá so với ngoại tệ -Rủi ro thanh khoản 3 Thị trường trái phiếu Việt Nam hiện nay: Thị trường trái phiếu Việt Nam hình thành từ những năm 1990 và bắt đầu phát triển từ năm 2000 Trong giai đoạn từ 2011 đến nay, thị trường trái phiếu đã phát triển mạnh nhằm đáp ứng yêu cầu huy động vốn của Chính phủ, chính quyền địa phương, các ngân hàng chính sách và doanh nghiệp Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của thị 12 trường trái phiếu được ban hành đầy đủ, đồng bộ từ cấp Luật, Nghị định đến Thông tư hướng dẫn Sau nhiều năm thăng hoa, đến năm 2022, tốc độ tăng trưởng trái phiếu doanh nghiệp tụt dốc không phanh Trên bề mặt, nhiều người nhìn thấy sự đổ vỡ từ các vụ việc bị khởi tố điều tra hay từng đoàn trái chủ tập trung chỗ này chỗ kia đòi tiền Một bài toán đặt ra là khôi phục lại thị trường trái phiếu doanh nghiệp sau những tổn thất, nhưng bắt đầu từ đâu và ai, phải làm gì thì lại chưa có câu trả lời Tuy nhiên, bước sang năm 2022, thị trường trái phiếu doanh nghiệp rất ảm đạm Thống kê từ Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) cho biết, tính từ đầu năm đến hết tháng 11/2022, chỉ có 420 đợt phát hành riêng lẻ trị giá xấp xỉ 242.865 tỷ đồng, giảm tới 56% so với cùng kỳ Việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp giảm tốc đã được các chuyên gia dự báo từ lâu với loạt tồn tại thể hiện ở tất cả chủ thể tham gia thị trường Do đó, diễn biến này có thể hiểu chỉ là chuyện sớm hay muộn và cần phải được đánh giá cẩn thận để khơi thông kênh vốn này Chất lượng hàng hóa trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam không rõ ràng Hiện tại, có hơn 95% giá trị lưu hành là phát hành riêng lẻ vốn mang nhiều bản chất của tín dụng dự án Đồng thời, nhìn lại cơ cấu phát hành của ba năm đỉnh cao 2019-2021, có đến khoảng 80% tổ chức phát hành là các doanh nghiệp chưa niêm yết và phần đông là các công ty dự án hoặc mới thành lập vốn khó tiếp cận được tín dụng ngân hàng, nhất là trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh kiểm soát tín dụng bất động sản trong vài năm trở lại đây Nhìn kỹ hơn vào chỉ số cơ bản của các tổ chức phát hành chưa niêm yết này thì thấy năng lực tài chính rất yếu và có hệ số đòn bẩy tài chính rất cao, nhiều công ty chưa có doanh thu và dòng tiền lịch sử đáng kể Ví dụ, riêng các tổ chức phát hành trong ngành bất động sản có hoạt động phát hành năm 2021 thì khả năng bao phủ nợ vay ròng/vốn lên tới 8,1 lần vào năm 2020, 13 trong khi kỳ hạn huy động bình quân khoảng ba năm Như vậy, nguồn tiền trả nợ cơ bản phụ thuộc vào khả năng huy động, sau đó mở bán và lấy tiền trả nợ vay “Chất lượng hàng không rõ ràng cũng thể hiện ở việc thông tin về nhà phát hành gần như “mù tịt” Trên thị trường trước đó chỉ có các thông tin mang tính nặng về quảng cáo trái phiếu của các đơn vị và cá nhân đi bán hàng” 1 2 Hồi phục thị trường trái phiếu doanh nghiệp Cũng phải nói thêm, yếu tố quan trọng nhất quyết định mức độ an toàn của thị trường vốn nói chung, thị trường trái phiếu nói riêng chính là chất lượng của tổ chức phát hành huy động vốn Thông thường, những doanh nghiệp có bề dày hoạt động với uy tín, thương hiệu, tuân thủ pháp luật và luôn đáp ứng các chỉ số an toàn tài chính chuyên ngành, có hiệu quả kinh doanh cao, có xếp hạng tín nhiệm cao…trên thị trường sẽ thu hút được đối tác, khách hàng tốt và sẽ huy động vốn được dễ dàng hơn với chi phí thấp hơn, tạo lợi thế để cạnh tranh phát triển tốt hơn Do đó, các doanh nghiệp này sẽ luôn có động lực để 14 tìm mọi cách phát triển hoạt động kinh doanh bài bản, chuyên nghiệp, vay trả đúng hạn, thực hiện nghiêm túc các cam kết trong kinh doanh để giữ uy tín, thương hiệu Điều đáng nói, hầu hết các công ty chứng khoán mua xong thì phân phối phần lớn cho nhà đầu tư cá nhân Như vậy, nhà đầu tư cá nhân đang nắm giữ hơn một nửa số trái phiếu doanh nghiệp lưu hành Trong khi, họ chủ yếu xuống tiền đầu tư vì lãi suất cao, không để ý đến rủi ro hoặc bỏ ngoài tai những lời cảnh báo của cơ quan quản lý Hồi phục thị trường trái phiếu doanh nghiệp Tình trạng trên một phần do kênh phân phối đang bị buông lỏng Cụ thể, về nguyên tắc, trái phiếu doanh nghiệp có độ rủi ro lớn nên người tham gia thị trường phải là nhà đầu tư chuyên nghiệp Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, các quỹ lại đi bán trái phiếu doanh nghiệp cho nhà đầu tư cá nhân, bất kể chuyên nghiệp hay không, thậm chí “đánh lận con đen” trái phiếu doanh nghiệp là gửi tiết kiệm có lãi suất cao Hậu quả là khi trái phiếu “vỡ”, người mua không thể đòi nợ doanh nghiệp phát hành nên quay sang đòi nợ người bán (tức ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ), tạo nên một số vụ việc lộn xộn gần đây 15 “Nhà đầu tư cá nhân không đủ hiểu biết, kiến thức về việc phân tích trái phiếu từ việc đọc các điều khoản, điều kiện phát hành trái phiếu, điều kiện xử lý, thay đổi tài sản đảm bảo, các điều khoản về sự kiện vi phạm Ngay cả việc thế nào là trái phiếu cũng không biết Nếu như trái phiếu phát hành riêng lẻ chỉ được mua bởi nhà đầu tư tổ chức như ngân hàng, công ty chứng khoán hay quỹ đầu tư thì có lẽ đã không phát sinh “bond run” và lây lan sang “fund run” như thời gian vừa qua” Từ các tồn tại trên, cùng với loạt sai phạm trên trong năm 2022, các chuyên gia cho rằng, đó là nguyên nhân làm suy giảm niềm tin của nhà đầu tư vào kênh trái phiếu doanh nghiệp Trong khi, niềm tin đóng vai trò rất quan trọng trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp Vì vậy, muốn thị trường phát triển ổn định, hiệu quả, an toàn thì nhà đầu tư phải sẵn sàng tham gia và khi đó thị trường mới có sự phát triển bền vững bởi “cung vững - cầu chắc” PHẦN 3 : GIẢI PHÁP I VỀ MẶT PHÁP LÍ 1 Cải thiện môi trường pháp lý: - Đảm bảo rằng quy định và pháp lý liên quan đến trái phiếu được cập nhật và rõ ràng Tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho việc phát hành và giao dịch trái phiếu - Hoàn thiện hành lang pháp lý liên quan để phát triển thị trường trái phiếu an toàn, ổn định, bền vững; rà soát khắc phục, giải quyết các vướng mắc phát sinh trong hoạt động của thị trường trái phiếu Cụ thể: cần tập trung vào hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ, tổ chức thị trường giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ giữa các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tại sở giao dịch chứng khoán, chuẩn hóa quy định về việc công bố thông tin của doanh nghiệp phát hành Đặc biệt, cần tiến tới xây dựng khung khổ pháp lý cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp xanh, như quy định về các dự án sử dụng vốn trái phiếu xanh, giao dịch trái phiếu xanh - Hoàn thiện hệ thống pháp lý và hệ thống quản lý: Để thị trường trái phiếu vận hành tốt đòi hỏi một hệ thống pháp lý hoàn thiện mang lại một sân chơi công 16 bằng, luật sở hữu rõ ràng và thông tin minh bạch cũng như một cơ quan quản lý thị trường có năng lực 2 Khuyến khích phát hành trái phiếu công: - Đảm bảo rằng chính phủ cung cấp các ưu đãi thuế và khuyến khích cho việc phát hành trái phiếu công để huy động vốn cho các dự án quan trọng và phát triển kinh tế - Trái phiếu công là một phần quan trọng của hệ thống tài chính, giúp cân bằng giữa các loại hình tài sản và nguồn cung cấp vốn khác nhau Điều này làm tăng tính ổn định của hệ thống tài chính nói chung - Trái phiếu công có thể là một cơ hội đầu tư an toàn cho các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức Nó cung cấp một nguồn thu nhập ổn định thông qua lãi suất và là một sự đa dạng hóa trong danh mục đầu tư của họ 3 Tạo quyền bảo vệ cho nhà đầu tư: - Đảm bảo rằng quyền của nhà đầu tư được bảo vệ, bao gồm cả quyền sở hữu và quyền hưởng lợi từ trái phiếu - Cung cấp cơ hội cho nhà đầu tư để đa dạng hóa danh mục đầu tư của họ bằng cách tham gia vào các thị trường trái phiếu thứ cấp và ngoại hối, giúp giảm rủi ro thị trường - Nhà đầu tư cần được bảo vệ quyền sở hữu của họ đối với trái phiếu Điều này bao gồm quyền nhận lãi suất và vốn gốc theo thỏa thuận II VỀ MẶT THANH KHOẢN 1 Phát triển thị trường thứ cấp: - Phát triển thị trường thứ cấp trái phiếu để tạo tính thanh khoản và giảm rủi ro cho nhà đầu tư Một thị trường thứ cấp mạnh mẽ cho phép mua bán trái phiếu sau khi chúng đã được phát hành 17 -Tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường thứ cấp trái phiếu để tăng tính thanh khoản, nơi các trái phiếu đã phát hành có thể được mua bán sau khi chúng đã được phát hành 2 Thúc đẩy giao dịch trực tuyến: - Phát triển hệ thống giao dịch trực tuyến và ứng dụng di động để giảm thời gian và chi phí giao dịch - Tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư có thể mua bán trái phiếu dễ dàng thông qua các nền tảng trực tuyến 3 Khuyến khích tham gia của nhà đầu tư nước ngoài: - Hợp tác với các tổ chức quốc tế và các thị trường tài chính khác để học hỏi và áp dụng các thực hành tốt trong việc phát hành và quản lý trái phiếu - Tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường trái phiếu tại Việt Nam Cung cấp bảo vệ cho quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài để tạo sự tin tưởng và thu hút vốn nước ngoài vào thị trường 4 Tạo thêm sản phẩm trái phiếu đa dạng: - Phát triển các sản phẩm trái phiếu đa dạng như trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu bảo đảm, và trái phiếu có cấu trúc phức tạp - Khuyến khích doanh nghiệp phát hành trái phiếu đa dạng để tạo sự quan tâm từ các nhà đầu tư 5 Hợp tác quốc tế - Hợp tác với các tổ chức quốc tế và các thị trường tài chính khác để học hỏi và áp dụng các thực hành tốt trong việc tăng cường thanh khoản trái phiếu 18

Ngày đăng: 14/03/2024, 10:06

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan