XÁC ĐỊNH ARDO 1.1 Mục tiêu quốc gia Tăng mức đóng góp của ngành chăn nuôi trong nước cho tổng nhu cầu tiêu dùng nội điạ thông qua thâm canh chăn nuôi bò thịt, bò sữa và trâu ở các vùng
Trang 1TRIỂN CHĂN NUÔI-THÚ Y CHO VIỆT NAM
HỘI THẢO VỀ CHĂN NUÔI – THÚ Y
TÀI LIỆU VỀ THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU
Những lĩnh vực cơ hội Nghiên cứu và Phát triển (ARDOs)
ARDO 6: Thuốc thú y và vắc xin
ARDO 7: Chế biến và bảo quản thức ăn chăn nuôi
Tháng 12 năm 2007
Trang 2Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y Bản dữ liệu và thông tin
1 XÁC ĐỊNH ARDO
1.1 Mục tiêu quốc gia
Tăng mức đóng góp của ngành chăn nuôi trong nước cho tổng nhu cầu tiêu dùng nội điạ thông qua thâm canh chăn nuôi bò thịt, bò sữa và trâu ở các vùng có lợi thế so sánh nhằm cung cấp những sản phẩm, chất lượng cao, giá trị cao, tạo việc làm trong các ngành sản xuất, chế biến và cải thiện thu nhập và đời sống của người nông dân
Các mục tiêu của sản xuất là:
• Trâu: đến năm 2010 có khoảng 3,07 triệu con và năm 2015 khoảng 3,23 triệu con; số lượng thịt trâu vào khoảng 72.000 tấn năm 2010 và 88.000 tấn năm
2015
• Bò thịt: năm 2010 có khoảng 7,1 triệu con và năm 2015 có khoảng 9 triệu con; số lượng thịt bò vào khoảng 210.000 tấn và 310.000 tấn năm 2015
• Sữa: năm 2010 có khoảng 200.000 con và năm 2015 có khoảng 350.000 con;
số lượng sữa tươi vào khoảng 350.000 tấn năm 2010 và 670.000 tấn vào năm
2015 Sản xuất sữa đạt mục tiêu đáp ứng 33% nhu cầu thị trường vào năm
2010 và đến năm 2015 đáp ứng 42% nhu cầu thị trường
1.2 Phạm vi nghiên cứu và phát triển
• Cải tiến di truyền thông qua nhân giống và các chương trình chọn lọc để tạo ra các giống trâu bò có năng suất cao
• Nghiên cứu phát triển các công nghệ hữu ích trong nuôi dưỡng và quản lý bò thịt,
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đàn bò thịt, bò sữa và trâu trong nông hộ và trang trại
2 SỐ LIỆU THỐNG KÊ NGÀNH
2.1 Giới thiệu
Chăn nuôi gia súc nhai lại có vai trò quan trọng trong ngành nông nghiệp nói chung, đặc biệt trong ngành chăn nuôi nói riêng Với cây lúa là cây trồng chính, con trâu đóng vai trò quan trọng trong nông nghiệp và trong đời sống của nông dân Việt Nam, người ta vẫn thường nói “con trâu là đầu cơ nghiệp” Con trâu là gia súc được nuôi với nhiều mục đích trong sản xuất nông nghiệp, chúng là nguồn sức kéo chính trong việc cày bừa chuẩn bị đất và trong vận chuyển ở các vùng nông thôn, đồng thời
Trang 3Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y Bản dữ liệu và thông tin
cung cấp lượng phân bón hữu cơ khổng lồ cho trồng trọt Chúng cũng thích nghi tốt với
việc sử dụng các nguồn thức ăn địa phương, đóng vai trò như phương tiện để tiết kiệm
tiền bạc và là nguồn tín dụng của người nông dân Khi quá trình cơ khí hóa nông nghiệp
nông thôn phát triển, thì vai trò của con trâu trong việc cày kéo giảm đi, một phần
chúng được chuyển sang với mục sản xuất thịt
Mặc dù chăn nuôi bò đã có từ rất lâu, nhưng phải đến tận những năm 1960, nhà
nước mới có chính sách đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò Để chuyển đổi từ phương
thức chăn nuôi để cày kéo sang ngành chăn nuôi bò chuyên dụng thịt sữa, hiện nay Việt
Nam đang tiến hành một số các dự án và các chương trình nghiên cứu nhằm cải tiến
chất lượng giống bò thịt, bò sữa Tuy nhiên chất lượng giống bò thịt, bò sữa vẫn còn rất
kém, hậu quả là ngành chăn nuôi bò thịt và bò sữa n ăng suất vẫn thấp, lợi nhuận không
cao
Trong hệ thống chăn nuôi, việc cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm thịt,
sữa có liên quan chặt chẽ tới lợi nhuận và sự phát triển bền vững của hệ thống Tuy
nhiên, để đạt được các mục tiêu sản xuất thực phẩm chất lượng cao, vệ sinh và an toàn
trong chăn nuôi nông hộ đòi hỏi những đầu tư thích đáng về tài chính và kỹ thuật
Nguồn: Cục chăn nuôi -Bộ Nông nghiệp & PTNT, năm 2006
• Trong 6 năm qua, tổng số trâu đã tăng 4%, tuy nhiên có một số vùng có chiều hướng
giảm nhẹ trong khi các vùng khác có chiều hướng tăng lên
• Tỷ lệ trâu tương ứng ở các vùng là Đông Bắc (42%), Bắc Trung Bộ (25%), Tây Bắc
(16%), Nam Trung Bộ (5%), Đồng bằng Sông Hồng (4%), Đông Nam (3%), Duyên
Hải Miền Trung (3%) và Đồng bằng Sông Cửu Long (1%)
Trang 4Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y Bản dữ liệu và thông tin
• So với năm 2000, số lượng bò thịt đã tăng lên khoảng 58%
• Bò được nuôi ở tất cả 8 vùng kinh tế là Đồng Bằng Sông Hồng, Đông Bắc, Tây Bắc,
Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Duyên Hải Miền Trung, Đông Nam và Đồng Bằng
Sông Cửu Long Số lượng bò thịt khác nhau giữa các vùng, các vùng miền trung
(Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung) có số lượng đàn bò lớn
nhất lên tới 2.488 triệu con chiếm 37,6% tổng số bò
• Theo thống kê, số lượng bò thịt có sự giảm nhẹ vào giai đoạn 2001- 2002, tuy nhiên
sau đó số lượng bò thịt lại ổn định và tăng lên nhanh chóng
• Đồng Bằng Sông Cửu Long có tỷ lệ gia tăng cao nhất (344%)
Trang 5Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y Bản dữ liệu và thông tin
• Tổng số bò sữa là 113.215 con, tăng 3,78 lần so với năm 2001
• Bò sữa đang được nuôi ở cả 8 khu vực sinh thái, nhưng một số vùng như Đông Bắc
và Bắc Trung Bộ ngành bò sữa chỉ mới được thành lập vào năm 2001, song đến năm
2006 đàn bò sữa của hai khu vực này tương ứng là 5.325 con và 3.261 con
• Số lượng bò sữa ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long đã tăng khoảng 5,7 lần trong
thời gian từ năm 2001 đến năm 2006
• Theo thống kê, số lượng bò sữa tăng nhanh nhất trong giai đoạn từ năm 2002 đến
năm 2004 do một số tỉnh, thành phố đã đưa ra các chính sách để đẩy mạnh chăn nuôi
bò sữa Tuy nhiên, điều này dẫn đến nhu cầu cao về giống bò sữa và vì vậy giá cả bò
sữa giống đã bị đẩy lên cao, tạo nên một thị trường giống bò sữa ảo
• Công tác lai giống được tiến hành ồ ạt giữa bò địa phương và bò HF nhằm cải thiện
giống bò địa phương đã dẫn đến hệ quả là đàn bò s ữa có năng suất thấp
• Thêm vào đó, một số công ty nhập khẩu bò HF thuần và Jersey từ Mỹ, Úc và New
Zealand để bán cho các tỉnh, thành phố mà không xem xét kỹ năng suất cá thể bò và
thành tích và khả năng thích nghi của các chúng với điều kiện nước ta Vì vậy, đàn
bò sữa có năng suất sữa và tỷ lệ sinh sản thấp cho nên hiệu quả kinh tế thấp
• Trong thời gian từ 2004 – 2006, số lượng bò sữa tăng khoảng 8,7% /1 năm và điều
này đã phản ánh năng lực thực tế trong phát triển của ngành bò sữa Việt Nam Tốc
độ tăng của đàn bò sữa hiện nay sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các chương trình chọn
lọc s âu h ơn các bò cái giống sữa, do đó sẽ mang lại nhiều lợi nhuận và sự bền vững
cho ngành chăn nuôi bò sữa
• Hầu hết bò sữa tập trung ở các vùng Đông Nam Bộ (66%) và Đồng bằng Sông Hồng
(21%), đây cũng là hai trung tâm kinh tế chính của Việt Nam và là những thị trường
Trang 6Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y Bản dữ liệu và thông tin
tiêu thụ sản phẩm sữa chủ yếu Vì vậy các nhà máy chế biến sữa và các sản phẩm sữa chủ y u tập trung tại đây
• Chăn nuôi bò sữa có khuynh hướng phát triển ở những vùng có thị trường lớn và có
c ác nhà máy chế biến sữa v à các sản phẩnm sữa, một số vùng có tiềm năng để phát triển sữa như Tây nguyên, vùng Tây Bắc và Đông Bắc chỉ có số lượng bò sữa nhỏ (2,6 – 4,7% trong tổng đàn cả nước) vì khá xa các thành phố lớn
2.2.2 Giống
Trâu
• Trâu địa phương là loại trâu Đầm lầy (các vùng khác nhau có tên khác nhau ví dụ: trâu Ngố (có kích thước lớn) và trâu Gié (có kích thước nhỏ)) với tổng số lượng 2 loại này xấp xỉ 3 triệu con Thông thường, trâu Đầm lầy Việt Nam có kích thước cơ thể nhỏ, tốc độ sinh trưởng chậm, thành thục muộn, khoảng cách giữa hai lứa đẻ dài
và năng suất sữa kém, nhưng chúng thích nghi được rất tốt với điều kiện sinh thái của nước ta và chống chịu tốt với bệnh tật
• Vào những năm 1970 trâu Murrah được nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc, Bulgaria
và Ấn Độ nhằm cải thiện khả năng sản xuất của giống trâu địa phương Trâu Murrah
đã thích nghi tốt và được nuôi ở nhiều địa phương, đồng thời đã được lai tạo với giống trâu Đầm lầy Nhưng số lượng trâu Murrah và các con lai vẫn còn ít, chúng được nuôi nhốt ở các trại nhà nước và chỉ mới sử dụng cho nghiên cứu Các con lai F1 đã được cải thiện về tầm vóc, tốc độ sinh trưởng, sức kéo, năng suất sữa và thành tích sinh sản nhưng hiện nay số lượng các con lai là rất ít
Bò thịt
• Bò địa phương hay bò vàng hiện nay chiếm khoảng 70% tổng số lượng bò thịt của cả nước Đây là giống bò có tầm vóc nhỏ bé, thịt xẻ thấp nhưng thích ứng tốt trong các
hệ thống sản xuất nông hộ với tỷ lệ sinh sản khá cao
• Tổng số con lai trên 50% máu Zebu chiếm khoảng 30% tổng đàn Các con lai có khối lượng cao hơn bò Vàng (cao hơn 35% khối lượng bò Vàng), tỷ lệ thịt xẻ cao hơn từ 3-5% và thích nghi tốt trong điều kiện nuôi nông hộ Tuy nhiên, khoảng cách giữa lứa đẻ dài hơn so với bò Vàng
• Các giống bò thuần kích thước lớn như Brahman và Drought Master đã, đang được nhập và nuôi ở một vài nơi từ năm 2002 Số lượng của chúng chỉ dưới 1% so với tổng số lượng bò thịt Bò nhập khẩu có khối lượng cơ thể lớn hơn, tốc độ sinh trưởng nhanh hơn nhưng chúng đòi hỏi các thức ăn có chất lượng tốt hơn và đòi hỏi kỹ thuật nuôi dưỡng tốt hơn so với bò địa phương Vì thế, chúng tỏ ra không thích nghi với một số địa phương Việt Nam (ví dụ như Tuyên Quang)
Trang 7Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y Bản dữ liệu và thông tin
Bò sữa Bảng 5 Cấu trúc giống bò sữa
Nguồn: Dự án phát triển bò sữa quốc gia (2005)
• 85% tổng số bò sữa là bò lai Holstein Friesian (HF) lai, trong đó trên 60% là bò lai ¾
HF
• Các giống bò sữa thuần nhập khẩu về Việt Nam như HF và Jersey hầu hết được nuôi
ở các Tỉnh Mộc Châu, Lâm Đồng, Thanh Hóa và Tuyên Quang
• Tổng số lượng bò sữa nhập khẩu từ năm 2002 đến 2004 là 10.000 con
• Ngoại trừ một số Tỉnh này có truyền thống nuôi bò sữa HF thuần, các Tỉnh có khí
hậu tương đối nóng như Cần Thơ và Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay cũng đang
nuôi bò HF thuần Tuy nhiên, sản lượng sữa của bò HF thuần nuôi tại các Tỉnh này
còn thấp, mức trung bình khoảng 80- 85% so với bò HF thuần được nuôi trong điều
kiện khí hậu ôn hòa như ở Mộc Châu và Lâm Đồng
• Các giống bò sữa có tỷ lệ máu HF thấp hơn có khả năng chịu đựng với điều kiện
thức ăn nghèo dinh dưỡng và chống chịu với stress nhiệt tốt hơn so với các giống có
tỷ lệ máu HF cao hơn hoặc HF thuần
2.2.3 Tổng sản lượng
Sản lượng thịt
Bảng 6 Sản lượng thịt trâu, thịt bò và sự t ỷ l ệ trong tổng sản lượng thịt
giai đoạn 2001 – 2006 (theo khối lượng thịt hơi)
Trang 8Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y Bản dữ liệu và thông tin
• Lượng thịt trâu chỉ chiếm khoảng 2% trong tổng sản lượng thịt Tốc độ tăng sản
lượng thịt trâu hàng năm cũng thấp (0,8 – 8,3%) Điều này làm cho phần trăm thịt
trâu trong tổng lượng thịt (%)giảm hàng năm
• Tuy nhiên, theo FAO tổng sản lượng thịt trâu của Việt Nam đứng thứ 6 trên thế giới
• Tốc độ tăng sản lượng thịt bò hàng năm cao từ 11- 18% Tổng số lượng thịt bò trong
năm 2006 cao hơn 70% so với năm 2000 Tuy nhiên, lượng thịt bò sản xuất hàng
năm vẫn chỉ ở mức thấp, chiếm khoảng (4,6 – 5,2%) tổng lượng thịt Tiềm năng cho
thịt bò ở thị trường nội địa là rất lớn
Trâu
• Trâu phần lớn được sử dụng cho mục đích cày kéo, những trâu già hoặc trâu gầy
được loại thải và giết thịt Thông thường, chúng không được vỗ béo trước khi giết
mổ nên tỷ lệ thịt thấp và chất lượng không tốt
Bảng 7 Sản lượng thịt trâu ở các vùng khác nhau (2002-2006) Đơn vị: 1.000kg
Nguồn: Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn- 2006)
• Số lượng thịt trâu đang tăng lên hàng năm, trong 6 năm gần đây tăng 25% (tương
ứng 4%/năm)
Bảng 8 Tỷ lệ thịt của trâu Đầm lầy địa phương
Nội dung Đơn vị Trâu già
(loại thải)
Trâu non (24 tháng tuổi)
Trang 9Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y Bản dữ liệu và thông tin
• Rõ ràng những trâu loại thải có khối lượng thịt xẻ rất thấp Trâu trẻ có khối lượng
thịt xẻ cao hơn và tỷ lệ thịt nạc cũng có thể được cải thỉện bởi một thời gian vỗ béo
ngắn trước khi giết mổ
Bảng 9 Tăng trọng và tỷ lệ thịt của trâu Đầm lầy non được vỗ béo
Bò lai Sind
Tỷ lệ thịt xẻ (trong khối lượng
• Tốc độ tăng trọng và tỷ lệ thịt xẻ của các giống lai cao hơn so với bò Vàng Khối
lượng trưởng thành và tỷ lệ thịt xẻ của các nhóm này từ 38,8 – 61,1% và cao hơn 5,3
– 5,8% so với các thông số này của bò Vàng Các bò cái lai đã được lai tiếp với các
bò đực giống có tiềm năng cho khối lượng thịt xẻ cao đã góp phần làm cải thiện cả
chất lượng và năng xuất của bò thịt ở Việt Nam
Bò sữa
Bảng 11 Sự thay đổi số lượng và sản lượng của đàn bò sữa và sản lượng sữa
tính theo đầu người (2000 – 2006)
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Nguồn: Cục chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2007)
Trang 10Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y Bản dữ liệu và thông tin
• Số lượng bò sữa và sản lượng sữa của đàn bò sữa tiếp tục tăng, số lượng bò tăng 3 lần và sản lượng sữa tăng lên 5 lần trong 6 năm qua Sản lượng sữa tăng cao hơn so với tốc đọ tăng đàn là do con giống tốt hơn, dinh dưỡng và chế độ chăm sóc tốt hơn
Bảng 12 Năng suất sữa trung bình (tấn/con/kỳ tiết sữa) của bò thuần và bò lai HF
Loại bò 2000 2002 2003 2004 2005
Nguồn: Cục chăn nuôi- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2006)
• Năng suất sữa trung bình của bò lai HF trong năm 2005 cao hơn 24,2% so với năm
2000 và năng suất sữa trung bình của bò HF trong năm 2005 cao hơn 21,1% đối với
bò HF thuần n ăm 2000
2.3 Giá trị và thị trường
• Thịt trâu, thịt bò, sữa và các sản phẩn sữa được tiêu thụ chủ yếu ở thị trường trong nước
• Mức tiêu thụ thịt đã tăng l44,58% và tiêu thụ thịt bò đã tăng 53,23% trong giai đoạn
2001 – 2006 Tuy nhiên, tiêu thụ thịt bò vẫn chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng thịt tiêu dùng (khoảng 5-6%)
• Mức tiêu thụ thịt trâu thấp (0,6 – 0,7 kg/người/năm) và chỉ chiếm 2% trong tổng thịt tiêu dùng
• Mức tiêu thụ thịt bò trên đầu người ở Việt Nam bằng 45,86% và 17,78% mức tiêu thụ thịt bò/người ở khu vực Đông Nam Á (2,95kg/người) và Châu Á (8,43 kg/ đầu người)
• Vì chất lượng của thịt bò ở Việt Nam tương đối thấp nên người tiêu dùng thịt này chủ yếu là những người có thu nhập thấp và trung bình
• Những thị trường cao cấp như khách sạn, nhà hàng và các siêu thị lớn thịt bò nhập khẩu chiếm tỷ lệ lớn m ặc dù giá thường cao hơn 2,5 – 3 lần giá của thịt bò địa phương
• Sản lượng sữa từ ngành chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu sữa của thị trường sữa, tiêu dùng sữa trung bình từ năm 2000 tính theo đấu người
là 5,2 kg và năm 2005 là 7,9 kg/ năm trong khi lượng sữa sản xuất năm 2005 chỉ đạt được 2,38 kg/đầu người
• Giá sữa thu mua tại trại đối với sữa tươi chất lượng cao là 4500 VNĐ/kg Giá sữa hoàn nguyên nhập khẩu (bao gồm cả thuế nhập khẩu và thuế VAT) là 4760 VNĐ/kg (không bao gồm cước vận chuyển)
2.4 Lợi thế so sánh
• Theo đánh giá của FAO, xu hướng của ngành chăn nuôi gia súc trên thế giới đến năm 2020 là các sản phẩm của ngành chăn nuôi sẽ chuyển dịch từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển Điều này có thể biến Châu Á thành đại lục lớn nhất của ngành chăn nuôi
Trang 11Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y Bản dữ liệu và thông tin
• Do sản lượng thịt và sữa còn ở mức thấp so với nhu cầu của thị trường trong nước, nên thị trường tiêu thụ trong nước còn rất lớn
• Người nông dân Việt Nam có câu “lấy công làm lãi” vì thế giá cả của các sản phẩm chăn nuôi tương đối linh động và có sức cạnh tranh cao
• Năng suất sữa của bò sữa Việt Nam tương đương với năng suất sữa của bò sữa của một số nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan (3,2 tấn/chu kỳ) và Indonesia (3,1 tấn/chu kỳ)
• Bò có thể sử dụng các phế phụ phẩm công nông nghiệp và các bãi cỏ nhỏ nghèo dinh dưỡng đồng thời người nông dân coi chăn nuôi đại bò như việc kinh doanh đầu tư hàng ngày tối thiểu, rủi do thấp hơn so với các gia súc khác
• Với tư cách là thành viên của tổ chức thương mại quốc tế (WTO) nên có khả năng là cạnh tranh với thịt bò nhập khẩu và các sản phẩm sữa từ nhiều quốc gia có giá thành sản xuất 1kg sản phẩm thấp hơn và chất lượng sản phẩm cao hơn sẽ tăng mạnh
2.5 Chính sách của Nhà nước
• Quyết định 167/2001/QĐ – TTg được Thủ tướng ban hành về các chính sách và biện pháp phát triển ngành chăn nuôi bò sữa giai đoạn từ 2001 – 2010 Quyết định này kết hợp với một số chính sách như cung cấp miễn phí trang thiết bị và vật liệu thụ tinh nhân tạo, cung cấp miễn phí vacxin ngăn ngừa một số bệnh truyền nhiễm, cho các hộ chăn nuôi bò sữa vay vốn không lãi suất hoặc lãi suất thấp, đào tạo tập huấn cho nông dân, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào chăn nuôi bò sữa đã được ban hành
• Nghị định 142/2005/NĐ – CP do Thủ tướng ban hành ngày 14 tháng 11 năm 2005 về hợp đồng cho thuê đất và nguồn nước phục vụ ngành chăn nuôi gia súc
TTg được Chính phủ ban hành khuyến khích các địa phương sử dụng một phần diện tích đất trồng trọt để trồng cỏ cho bò và cho phép những người sản xuất sữa có thời gian thuê đất lâu dài để xây dựng chuồng trại và phát triển đồng cỏ, bãi chăn cho gia súc
Trang 12Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y Bản dữ liệu và thông tin
Bò thịt và bò sữa
• Chăn nuôi bò nói chung và chăn nuôi bò sữa nói riêng phần lớn ở các nông hộ nhỏ,
qui mô từ 1 – 5 con/nông hộ
• Trong năm 2005, có 3404 trại chăn nuôi bò thịt thương mại trong cả nước, trong số
đó 1064 trại ở phía Bắc (31,26%) và 2340 trại ở phía Nam (68,74%) Các trại chăn
nuôi bò thịt thường trồng các cây khác để khai thác, tận dụng hiệu quả các sản phẩm
từ các cây trồng này làm nguồn thức ăn thô cho gia súc
• Tổng số trại chăn nuôi bò sữa là 19.639 (trung bình 5,3 con/hộ), trong số đó 12.626
trại (64,3%) thuộc miền Nam (6,3 con/hộ) và 7.013 trại (35,7%) thuộc miền Bắc (3,7
con/hộ) Số lượng các trại có từ 1 – 5 con là 17.676 (chiếm 90% tổng số), số lượng
bò /trại đang thay đổi theo hướng tăng số lượng các nông hộ có quy mô từ 5 – 10 con
và giảm các hộ có quy mô ít hơn 5 con
Bảng 4 Phân bố số trại theo qui mô đ àn ở Việt Nam (số liệu năm 2006)
Nguồn: Cục Chăn nuôi – Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn (2006)
• 92% số đàn bò thịt có quy mô dưới 200 con và 96% số đàn bò sữa có quy mô dưới
50 con
• Số lượng các trang trại có trên 500 con rất ít (0,31% đối với bò thịt và 0,06% đối với
bò sữa) Như vậy, quy mô của cả hai loại trang trại này vẫn còn khá nhỏ và cẩn phải
mở rộng nếu ngành chăn nuôi bò trở thành một ngành sản xuất thịt bò và sản phẩm
sữa có chất lượng cao theo hướng thị trường Quy mô chăn nuôi ph ù hợp để sản xuất
hàng hoá theo hướng thị trường sẽ cho phép đầu tư áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên
tiến vào ngành này có hiệu quả kinh t ế
3.2 Hệ thống cơ sở hạ tầng
• Trung tâm giống gia súc lớn Moncada: trung tâm được xây dựng năm 1972 và gần
đây đã được cải tạo, nâng cấp (dự án JICA 2001 – 2005), hiện nay Trung tâm đang
áp dụng công nghệ, phương pháp của Nhật Bản để sản xuất tinh đông lạnh bò
• Hệ thống thụ tinh nhân tạo được thiết lập vào năm 1972 (do Cuba giúp đỡ) cung cấp
dịch vụ thụ tinh nhân tạo cho bò sữa ở các tỉnh, các thành phố trên khắp đất nước
Trang 13Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y Bản dữ liệu và thông tin
Hiện nay, phương pháp thụ tinh nhân tạo được áp dụng cho hầu hết bò sữa nhưng ở
bò thịt phương pháp thụ tinh nhân tạo được áp dụng ít hơn
• Một số Công ty giống bò thịt ở Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Khánh Hòa, Sơn La và Tuyên Quang
Tuyên Quang
• Hai cơ sở giết mổ bò thịt với công suất lớn ở Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh và rất nhiều cơ sở giết mổ nhỏ ở các tỉnh thành khác
Hanoimilk ở Hà Nội, Vinamilk (có nhiều cơ sở chế biến với đầy đủ trang thiết bị ở Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Định, Nghệ An và Hà Nội), Nhà máy chế biến sữa của Công ty mía đường Lam Sơn – Thanh Hóa và Công ty sữa Mộc Châu
3.3 Xu thế thị trường trong tương lai và những vấn đề cần quan tâm
• Toàn bộ thịt bò và các sản phẩm sữa được sản xuất ở Việt Nam để cung cấp cho thị trường trong nước, vì hiện nay Việt Nam nhập khẩu một lượng lớn các sản phẩm này
• Mức tiêu thụ sữa và các sản phẩm sữa đang gia tăng do thu nhập tăng Ước tính tiêu dùng sữa sẽ tăng 8 – 9% mỗi năm nếu GDP tiếp tục tăng ở khoảng 7%
khẩu có thể tăng đến 710.000 tấn vào năm 2010 Sữa được sản xuất ở Việt Nam cũng chỉ đáp ứng được 33% nhu cầu của thị trường Như vậy, vẫn còn một thị trường khổng lồ cho sữa và các sản phẩm sữa
• Theo FAO, tính trên toàn thế giới cứ 4,7 người có 1 bò và tiêu thụ thịt bò là 5,5 kg/ người Ở Việt Nam, cứ 12,9 người mới có 1 bò và tiêu thụ thịt bò chỉ ở mức 1,9 kg/người Thịt bò chỉ chiếm 5,19% tổng thịt tiêu dùng và giá thịt bò ổn định hơn so với giá thịt gia cầm và các động vật có vú khác
• Chi phí sản xuất thịt bò và sữa phụ thuộc vào giá của thức ăn nhập khẩu có thể sẽ tăng lên đáng kể vì giá ngũ cốc tăng do tă ng việc sản xuất nhiên liệu sinh học
• Nhu cầu về các sản phẩm thịt, sữa chất lượng cao và an toàn có khả năng tăng lên vì mức tiêu dùng tăng lên đi liền với tăng số lượng người có mức thu nhập cao hơn
4 THÔNG TIN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN
Trang 14Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y Bản dữ liệu và thông tin
• Xây dựng các trang trại chăn nuôi trâu, bò thịt và bò sữa với quy mô lớn và vừa, để tăng sản xuất thịt cho thị trường tiêu thụ thịt trong nước và xuất khẩu trong tương lai
• Các dự án nghiên cứu về dinh dưỡng và thức ăn, chăn nuôi và thú y, và các dự án nhằm (1) nâng cao chất lượng giống bò thịt và bò sữa; (2) tăng cường thiết bị nghiên cứu; (3) tập huấn và đào tạo cho cán bộ khuyến nông và nông dân
• Tiến hành các hoạt động nghiên cứu về thị trường và hệ thống bán hàng để phát triển các chiến lược thích hợp đối với sản xuất và buôn bán thịt bò và các sản phẩm sữa
• Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến như cắt phôi, cấy chuyển phôi, kỹ thuật di truyền phân tử và các phương pháp truyền thống trong việc chọn lọc và tạo ra giống
bò thịt, bò sữa mới với năng suất, chất lượng cao
4.2 Những cơ quan nghiên cứu chính
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (MARD)
• Viện thú y
• Viện Chăn nuôi (NIAH)
• Trung tâm Nghiên cứu và phát triển chăn nuôi nuôi miền núi (NIAH)
• Các trung tâm Nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi Thành phố Hồ Chí Minh và Duyên Hải miền Trung (NIAH)
• Trung tâm Nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì (NIAH)
• Viện Khoa học kỹ thuật và nông nghiệp miền Nam
• Viện Nghiên cứu Nông – Lâm nghiệp khu vực Miền núi phía Bắc – Tỉnh Phú Thọ
• Viện Thú y
Các trường Đại học nông nghiệp
• Đại học Nông nghiệp 1 Hà nội
• Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh
• Đại học Nông lâm Huế
• Đại học Nông lâm Thái Nguyên
• Đại học Nông lâm Tây Nguyên
Cơ quan khác
• Cục Chăn nuôi
• Trung tâm giống vật nuôi ở các tỉnh/ thành phố
• Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam
4.3 Nguồn tài chính
• Trâu: Tổng số ngân sách cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển năm 2006 khoảng 3 tỷ đồng
• Bò thịt và bò sữa: Trong năm 2006, Trung ương và chính quyền địa phương khoảng
6 tỷ đồng, các Tổ chức quốc tế khoảng 3 tỷ đồng, tổng cộng khoảng 9 tỷ đồng
Trang 15Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y Bản dữ liệu và thông tin
4.4 Kết quả chính về nghiên cứu và phát triển
Trâu
• Tăng số lượng và cải tiến chất lượng thịt trâu phù hợp với các nhu cầu của người tiêu dùng
• Sử dụng các nguồn thức ăn sẵn có của địa phương như bột sắn, lá sắn, bột lá keo dậu,
rỉ mật đường, rơm ủ urê và thân cây ngô ủ chua để vỗ béo trâu non (18 – 21 tháng tuổi)
• Chọn lọc những đực giống có ngoại hình lớn và những con mẹ tốt để cải thiện ngoại hình, khối lượng cơ thể của trâu địa phương Trâu Đầm lầy Việt Nam có khối lượng
cơ thể nhỏ, tốc độ tăng trọng thấp, thành thục chậm, khoảng cách hai lứa đẻ dài và năng suất sữa thấp nhưng thích nghi tốt với điều kiện sinh thái của Việt Nam đồng thời chúng có khả năng chống chịu tốt đối với bệnh tật Việc sử dụng những trâu đực
có khối lượng cơ thể lớn (500 – 600 kg) lai tạo với các trâu địa phương nhỏ đã làm tăng 10% khối lượng cơ thể của trâu địa phương ở tất cả các độ tuổi (từ sơ sinh đến
24 tháng tuổi)
• Lai với trâu đực Murrah để cải thiện kích thước cơ thể và khả năng cho thịt Lai trâu cái Đầm lầy với trâu đực Murrah tạo ra con lai F1 có khối lượng cơ thể cao hơn 20% Sau khi vỗ béo, giết mổ ở 24 tháng tuổi khối lượng giết mổ cũng như tỷ lệ thịt của trâu lai F1 cao hơn so với trâu Đầm lầy địa phương So với trâu Đầm lầy địa phương (trâu non), khối lượng thịt của trâu lai F1 cao hơn 50%
• Sử dụng nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương như bột sắn, lá sắn, bột lá keo dậu, rỉ mật đường, rơm ủ urê và thân cây ngô ủ để vỗ béo trâu non (18 – 21 tháng tuổi) Đối với trâu, khối lượng cơ thể khoảng 200 kg, kh â ẩu ph â ần c ó 5,5 đến 6,0 kg vật chất khô, trong đó 20 -25% từ các thức ăn tinh và 75 – 80% thức ăn thô Thức ăn được bổ sung có hàm lượng protein thô 500 – 600g và năng lượng trao đổi là 50 – 55MJ Sau 2 tháng vỗ béo, tăng trọng trung bình 500 – 700 g/ngày và tỷ lệ thịt móc hàm và tỷ lệ thịt nạc cũng tăng lên
Bò thịt và bò sữa
• Cải tiến khối lượng cơ thể và tỷ lệ thịt xẻ của bò Vàng Con lai giữa bò cái địa phương và bò đực Zebu: con lai F1 có khối lượng cơ thể nặng hơn 35 – 40%, tỷ lệ thịt xẻ cao hơn 5 – 8% và tỷ lệ nạc tăng nên 3 – 5%
• Lai tạo bò thịt chuyên dụng thịt Nghiên cứu về năng suất thịt và năng suất của các con lai giữa bò địa phương đã cải tạo và bò đực Bos indicus và Bos Taurus chuyên thịt Kết quả cho thấy các con lai sinh ra từ việc lai giống giữa bò cái địa phương và Brahman, Brangus, Limousine, Santa Gertrudis, Charolais và Simental cho tốc độ tăng trọng cao, khối lượng sống (khối lượng cơ thể) cao hơn, khối lượng thịt sẻ và chất lượng thịt cao hơn so với bò Vàng hoặc bò Lai Sind Kết quả cũng chỉ ra rằng F1 Charolais x LaiSind là con lai có thành tích cao nhất Khối lượng trung bình của các con lai này là 360 kg ở 24 tháng tuổi với tỷ lệ thịt xẻ và tỷ lệ nạc tương ứng là 52% và 44%
• Các con lai này cũng hiền lành và có khả năng thích nghi trong điều kiện thức ăn nghèo dinh dưỡng và điều kiện thời tiết nóng ẩm
Trang 16Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y Bản dữ liệu và thông tin
• Lai tạo bò sữa chuyên dụng Lai giữa bò cái Lai Sind với bò đực HF thuần, HF và
Brown Swiss cho thấy lai giữa bò đực HF thuần với bò cái Lai Sind thích hợp nhất
trong điều kiện Việt Nam Những kết quả từ các chương trình nghiên cứu sau đó từ
những năm 1980 chỉ ra rằng các con lai với 75% máu HF, đạt được năng suất sữa
trung bình ≥ 4000 kg/ chu kỳ, chúng lại thích hợp nhất với điều kiện nuôi dưỡng ở
nông hộ nhỏ ở tất cả các vùng miền, khu vực sinh thái của Việt Nam
• Nghiên cứu nhằm cải thiện chất lượng sữa và khả năng sản xuất của đàn HF thuần
nuôi trong nước bằng cách sử dụng các con đực và cái nhập từ Mỹ cho thấy chúng có
năng suất sữa trung bình là 6036 kg trong kỳ tiết sữa đầu tiên, 6546 kg cho kỳ tiết
sữa thứ 2, khoảng cách giữa hai lứa đẻ thứ nhất và thứ 2 là 14,3 tháng , giữa hai lứa
đẻ thứ 3 là 12,9 tháng
• Xây dựng các khẩu phần cân bằng dinh dưỡng cho bò thịt và bò sữa ở các thời kỳ
phát triển khác nhau và các mức sản xuất khác nhau Sắp xếp và cập nhật các bảng
thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn gia súc, tỷ lệ tiêu hóa của thức
ăn cho động vật nhai lại và bảng khẩu phần ăn cho bò thịt và bò sữa
• Phát triển các phương pháp chế biến, bảo quản và sử dụng các thức ăn thô, phụ phẩm
công nông nghiệp và giới thiệu các chiến lược nuôi dưỡng, chăm sóc quản lý bò thịt,
bò sữa
• Công nghệ sinh học: Sản xuất tinh bò cọng rạ và các thủ tục cấy truyền phôi Công
nghệ thụ tinh trong ống nghiệm, cắt phôi và chuẩn đoán giới tính của phôi sớm cũng
đang được đầu tư và nghiên cứu, nhưng kết quả vẫn còn hạn chế
5 PHÂN TÍCH SWOT (điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức)
• Khí hậu nhiệt đới gió mùa là điều kiện thuận lợi
cho sự phát triển của cỏ và các cây thức ăn cho
gia súc, đặc biệt trong mùa mưa
• Nguồn phế phụ phẩm công nông nghiệp dồi dào
và có thể là nguồn thức ăn có giá trị cho gia súc
nhai lại
• Các giống gia súc địa phương, giống lai và trâu
Đầm lầy đã thích nghi tốt với địa lý và điều kiện
khí hậu
• Nguồn lao động dồi dào có hiểu biết cao ở các
vùng nông thôn sẽ góp phần vào việc đưa tiến bộ
kỹ thuật tiên tiến vào ngành chăn nuôi bò
• Sự trợ giúp mạnh mẽ từ chính phủ cho phát
triển ngành chăn nuôi bò thịt, bò sữa và tín dụng
và các khoản vay để phát triển ngành chăn nuôi
bò đã sẵn sàng và dễ tiếp nhận đối với người
chăn nuôi
• Các tổ chức quốc tế cũng đưa ra nhiều giúp đỡ
• Thiếu thức ăn trầm trọng trong mùa khô
• Thời tiết nóng và khí hậu ẩm ướt gây stress cho bò sữa có máu HF và năng suất cao, đặc biệt bò có máu HF cao > 75%
• Quy mô nhỏ của các trang trại chăn nuôi
bò đã tạo nên nhiều khó khăn trong việc cải tiến giống và kế hoạch sản xuất và bảo quản thức ăn thô trong mùa khô
• Các cây cỏ nhiệt đới có giá trị dinh dưỡng thấp và tỷ lệ cây họ đậu trên đồng cỏ còn thấp, đặc biệt trong đồng cỏ tự nhiên
• Sở thích của nông dân về màu nâu sẫm của lông, u và yếm bò rộng (lớn) có thể tác động đến quá trình cải tiến khả năng sản xuất của đàn bò
nhỏ và do đó khối lượng cơ thể và năng suất thấp
Trang 17Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y Bản dữ liệu và thông tin
tích cực cho các dự án phát triển chăn nuôi bò
• Tiến trình cơ khí hóa đang phát triển và vai trò
của con trâu trong cày kéo đã giảm đi, một số
lượng trâu được chuyển sang nuôi lấy thịt
• Hiểu biết và các kỹ năng của nông dân vẫn còn bị hạn chế Nông dân vẫn chữa chuyên nghiệp trong chăn nuôi bò thịt và trong sản suất sữa
• Mạng lưới (hệ thống) chuyển giao tiến bộ
kỹ thuật đến nông dân còn yếu
• Các hệ thống quản lý chăn nuôi bò còn khá yếu
• Hợp tác xã và hiệp hội bò thịt và bò sữa vẫn còn yếu và không đủ khả năng bảo hộ quyền và lợi ích cho người chăn nuôi chống lại những gian lận từ tư thương, những người thu mua và chế biến sữa
• Không có cơ quan phân cấp và định loại chất lượng thịt bò vì vậy sự khác nhau về giá giữa thịt chất lượng cao, thịt chất lượng trung bình là rất nhỏ
• Hệ thống quản lý chất lượng sữa và các sản phẩm từ bò sữa quốc gia còn tương đối nghèo nàn
• Có tiềm năng khổng lồ để phát triển thị trường
nội địa cho thịt bò, thịt trâu và các sản phẩm sữa
• Cơ hội lớn cho các nghiên cứu phát triển hệ
thống quản lý và sản xuất thức ăn hiệu quả hơn
gồm cả dự trữ thức ăn để vượt qua các vấn đề
trong mùa khô
• Cải tiến sản xuất thông qua phát triền các đàn
bò thịt và bò sữa nuôi thâm canh hơn
• Những cải tiến về thú y và hệ thống chăn nuôi
thông qua sự phát triển hệ thống giám sát tại trại
• Cải tiến chất lượng thịt bò và các sản phẩm sữa
thông qua cải tiến tốc độ tăng trọng, hệ thống
thu gom, vận chuyển sữa và hệ thống giết mổ, và
xử lý trước giết mổ
• Cải tiến giá trị di truyền thông qua phương pháp
nhân giống, chọn lọc v à phát triển h ệ thống ghi
chép gia súc
• Nhân nhanh các vật nuôi có tiềm năng di truyền
ưu việt thông qua sử dụng kỹ thuật thụ tinh nhân
tạo, sự phát triển của hệ thống kiểm tra đời sau
và xa hơn nữa là kỹ thuật cấy chuyển phôi
• Hoạt động hợp tác để cải thiện sản xuất và tỷ lệ
tiêu hóa của thức ăn thô xanh và cây họ đậu
• Tính cạnh tranh của ngành chăn nuôi bò thịt và bò sữa ở Việt Nam còn thấp, một phần do qui mô nhỏ
• Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) và sự giảm thuế nhập khẩu đối với sản phẩm chăn nuôi sẽ làm tăng tính cạnh tranh ở thị trường nội địa do nhập khẩu
• Bệnh tật, đặc biệt là Lở mồm nong móng
sẽ có tác động đến sản xuất chăn nuôi và vận chuyển gia súc
Trang 18Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y Bản dữ liệu và thông tin
ARDO 2: GIA SÚC NHỎ
1 XÁC ĐỊNH ARDO
1.1 Mục tiêu quốc gia
Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm ngành chăn nuôi dê cừu và đa dạng hoá sản phẩm sữa, thịt dê cừu qua chế biến nhằm tăng khả năng cạnh tranh hướng tới thị trường xuất khẩu góp phần nâng cao GDP ngành chăn nuôi quốc gia
Mục tiêu: Tính đến năm 2010, tổng đàn dê và cừu đạt được là 4,2 triệu con, cung cấp
1,26 triệu tấn sữa và 25,36 triệu tấn thịt dê/cừu Sản phẩm thịt dê và cừu sẽ được xem như là sản phẩm sạch cho tiêu dùng
1.2 Lĩnh vực nghiên cứu và phát triển:
Nghiên cứu: (i) Cải thiện giống dê thông qua công tác chọn lọc và lai tạo nhằm nâng
cao năng suất sữa và thịt; (ii) Quản lý tốt hệ thống chăn nuôi phù hợp với điều kiện của từng khu vực; (iii) Xác định những loại dịch bệnh, phương pháp điều trị và phòng chống nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của dịch bệnh; (iv) Nâng cao sản lượng thức ăn chăn nuôi, bảo quản và sử dụng nguồn thức ăn địa phương nhằm nâng cao năng suất và chất lượng thịt và sữa; (v) Cải thiện công tác chế biến thịt và sữa quy mô nhỏ từ đó đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm và chuỗi cung ứng; (vi) Phát triển mô hình tài chính chăn nuôi nhằm tối đa hóa lợi nhuận
Phát triển: (i) Ứng dụng kỹ thuật mới phù hợp và (ii) tác động của các yếu tố xã hội
đến việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi dê cừu vào hệ thống sản xuất nông nghiệp trong các vùng sinh thái khác nhau
1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Nhóm giống dê cừu bản địa: Dê Cỏ (Co), Bách Thảo (BT), Cừu Phan Giang
- Nhóm giống dê cừu nhập nội: Babary (Ba), Jumnapari (Jum), Beetal (Be), Boer (Bo), Alpine (Alp), Saanen (Sa)
- Nhóm dê lai hướng thịt: Bach Thao*Co (BTCo); Boer*Bachthao (Bo*BT); Boer*Jumnapari (Bo*Jum); Boer* Beetal (Bo*Be)
2 SỐ LIỆU THỐNG KÊ NGÀNH
2.1 Giới thiệu chung
Ngành chăn nuôi dê cừu là ngành sản xuất chủ yếu dựa trên cơ sở sản xuất nông hộ
Trang 19Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y Bản dữ liệu và thông tin
(chiếm 90%), là ngành sản xuất ra sản phẩm thịt và sữa trực tiếp phục vụ cho con người
Phát triển chăn nuôi dê và cừu là định hướng phù hợp cho các hộ nông dân nghèo bởi lẽ chăn nuôi dê và cừu cần ít vốn, quay vòng vốn nhanh, tận dụng được lao động và điều kiện tự nhiên ở mọi vùng sinh thái và ít tiểm ẩn rủi ro kinh tế hơn so với ngành chăn nuôi gia súc lớn
Tuy nhiên, hiên nay chăn nuôi dê cừu trong nước còn nhỏ lẻ, chủ yếu dựa vào nguồn thức ăn sẵn có, do đó năng suất và chất lượng sản phẩm thấp Hiện cả nước có 5 nơi cung cấp dê giống (sữa và thịt) Được biết, trong số dê giống có bao gồm dê được nhập
từ Úc (giống Dorper và White Suffolk), song số lượng loại giống dê này còn ít
2.2 Đặc điểm và triển vọng của ngành
Duyên hải Bắc trung bộ 108.102 93.652 124.342 161.586 200.500 207.628
Duyên hải Nam trung bộ 36.591 29.464 32.308 39.430 61.924 67.550
Tây nguyên 35.666 39.460 47.599 68.776 98.579 116.138
Đông Nam bộ 67.671 95.035 120.558 175.307 247.741 356.432
Đồng bằng sông Cửu long 25.203 40.449 69.978 118.320 174.628 205.288
*Cả nước 572.448 621.913 780.354 1.020.196 1.314.189 1.525.260 Nguồn: Viện Chăn nuôi, Bộ NN&PTNT (2006)
• Năm 2005, tỷ trọng chăn nuôi dê, cừu chiếm 3,49% so với tổng đàn vật nuôi và 13,29% so với tổng đàn gia súc lớn
• Trong vòng 6 năm qua, tổng đàn dê và cừu tăng 116% (gấp 3,71 lần so với bò) với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 27,6 Trong đó, vùng Đồng bằng sông Cửu Long có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (62,24%), vùng tăng trưởng chậm nhất là Đồng bằng Sông Hồng (12,61%)
• Gần 53% tổng đàn dê và cừu của cả nước tập trung ở 10 tỉnh (bao gồm Hà Giang, Ninh Thuận, Nghệ An, Sơn La, Thanh Hóa, Bình Thuận, Bến Tre, Tiền Giang, Bắc Cạn, và Đăklắk)
• Tỷ lệ dê và cứu hướng thịt chiếm 98,84% trong khi đó tỷ lệ lấy sữa chỉ chiếm 0,15%
• Hiện tại đàn cừu chỉ tập trung ở 7 tỉnh và Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây,
Hà Tây Tổng đàn cừu đã tăng đáng kể từ 4000 con trong năm 1976 lên 56.827 con năm 2005 Trong đó, tỷ lệ đàn cừu lớn nhất là tỉnh Ninh Thuận (42.000 con)
Trang 20Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y Bản dữ liệu và thông tin
• Mục tiêu phát triển đàn cừu đến năm 2010 là 2,48 triệu con và 4,18 triệu con trong
năm 2015, tập trung chủ yếu ở các vùng Đông Bắc, Đông Nam bộ và Bắc Trung Bộ
Tổng số cừu và dê lai chiếm 45% trên tổng đàn năm 2010 và 50% năm 2015
• Giống dê địa phương là giống Cỏ và Bách Thảo Trong thập kỷ 90, giống nhập nội chủ
yếu nhập từ Ấn Độ (Jumnapari, Barbari và Beetal) Những giống dê nhập này thích hợp
với điều kiện địa phương và được dùng để lai với giống dê địa phương nhằm nâng cao
năng suất chăn nuôi
• Ba loại giống khác là Boer, Saanen, Alpine được nhập từ Mỹ Những giống dê này thích
hợp với điều kiện tự nhiên địa phương Khi lai giống này với giống địa phương, giống
mới đem lại năng suất sữa cũng như thịt tốt
• Hiện tại có 5 vùng sản xuất giống dê lai: Hà Tây- Hoà Bình sản xuất giống dê thịt
sữa; Thanh Hóa- Ninh Bình có giống dê hướng thịt; Ninh Thuận- Bình Định có giống
dê hướng thịt và sữa; Sông Bé – Tây Ninh và TP Hồ Chí Minh – Bình Phước có
giống dê hướng thịt và sữa; Tiền Giang – Trà Vinh - Hậu Giang có giống dê lai
Tổng sản lượng thịt dê và cừu (1.000 kg) 3.686 4.179 5.462 7.427 9.567
Tốc độ phát triển đàn dê và cừu (%) 13,4 13,1 13,6 12,9
Tỷ lệ thịt dê và cừu trên tổng lượng thịt (%) 0,19 0,19 0,23 0,29 0,34
Tổng đàn dê và cừu (con) 572.448 621.913 780.354 1.020.196 1.314.189
Số lượng lò giết mổ dê và cừu 160.285 174.136 218.499 285.655 367.973
Mức độ tiêu thụ thịt trên đầu người (kg) 0,046 0,052 0,067 0,090 0,115
Nguồn: Viện Chăn nuôi, Bộ NN&PTNT (2006)
Trang 21Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y Bản dữ liệu và thông tin
• Trong giai đoạn 2001-2005, tốc độ tăng sản lượng thịt dê đáng kể Sản lượng thịt dê
và cừu năm 2005 gần như gấp 3 lần so với năm 2001
• Mặc dù vậy, trong năm 2005 tổng đàn dê và cừu cả nước cũng chỉ cung ứng khoảng
10 nghìn tấn thịt cho nhu cầu trong nước, với lượng thịt tính trên đầu người còn khiêm tốn là 0,115 kg/người/năm
• Tốc độ tăng sản lượng thịt cừu và dê hàng năm trong những năm gần đây đạt ở mức cao 13%, cao hơn so với mức tăng sản lượng thịt nói chung của cả nước
• Mô hình lai giống dê hướng thịt (BT*Cỏ*Ấn độ) tại tỉnh Hà Tây và huyện Lạc Thuỷ, Hoà Bình hàng năm đem lại 3-4,5 triệu đồng với số lượng dê cái là 10 con, 5-8,5 triệu đồng từ 10-20 con cái và 6-12 triệu đồng từ hơn 20 con dê cái
• Mục tiêu đến năm 2010 sản lượng thịt đạt 25.360 tấn thịt và năm 2015 là 42.604 tấn
Sản lượng sữa
• Năm 2005, sản lượng sữa dê tăng gấp ba lần so với năm 2001
• Tuy nhiên, sản lượng sữa vấn xem là thấp Năm 2001, tổng sản lượng sữa của cả nước đạt 115 tấn, năm 2005 con số này là 319 tấn
• Lượng sữa tính trên đầu người cũng thấp, chỉ 0,001 lít/ng/năm (trong 2001), và 0,004 lít/người/năm (năm 2005) Giá sữa còn cao bởi lẽ giá con giống cao Hiện có 2 tỉnh cung ứng sữa dê là Hà Tây và TP HCM, song năng suất sữa của hai tỉnh này còn thấp
• Thu nhập từ chăn nuôi dê sữa là 7-8 triệu đồng/năm, trung bình 3 con dê sữa/trang trại
Số lượng dê chuyên sữa và sản phẩm sữa dê
Tỉnh/Thành phố
Hà Tây TP Hồ Chí Minh
2001 2003 2005 2001 2003 2005
Số lượng dê, con 5.900 6.704 9.754 1.026 2.476 9.384
Số lượng dê sữa (thuần ,
lai),(con)
2997 3405 4954 521 1258 4766
Số dê sữa sinh sản (con) 1199 1362 1982 208 503 1906
Số dê mang thai hàng năm (con) 1019 1158 1684 144 428 1620 Sản lượng sữa hàng năm (kg) 98.573 112.006 162.964 17.142 41.367 156.782
Tổng sản lượng sữa trong toàn quốc (Hà Tây và TP HCM)
Tổng sản lượng sữa (kg) 115.715 153.374 319.746
Tiêu thụ bình quân/ người (lít) 0,001 0,002 0,004
Nguồn: Viện Chăn nuôi, Bộ NN&PTNT (2007)
• Mục tiêu sản lượng sữa đến năm 2010 là 1.259 tấn và 2.473 tấn năm 2015
Trang 22Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y Bản dữ liệu và thông tin
Năng suất gia súc nhỏ
• Năng suất gia súc nhỏ được tính bằng khối lượng cơ thể và khả năng sinh sản của vật nuôi so với tiềm năng sinh sản và số lượng con giống mới
Năng suất hiện tại
Giống dê
Chỉ tiêu
Bach Thao Co
F1
Khối lượng (KL) cơ thể (kg)
2.49 18.3- 22.6 29.2- 40.0
42.8 30.0
1.51
148
346
217 2.09
26.5 73.5
4.49
1.92
1.76 9.2- 10.25 16.1- 19.1
45.8 33.4
0.32
105
330
257 1.35 70.5
29.5
5.34
2.21
2.08 15.0- 18.0 23.2- 25.5
44.6 32.8
0.81
115
300
213 1.75 44.6
55.4
4.34
2.3 9.1- 9.4 13.5- 15.8 19.3- 24.3
2.1-45.1 29.0
1.3
155
250
281 1.55 37.2
62.8
6.07
3.5 10.7- 13.2 17.4- 20.9 25.8- 35.6
2.9-47.8 30.6
2.1
179
401
316 1.39 69.7
30.3
6.89
3.9 11.7- 13.1 17.6- 19.5 24.2- 34.2
3.4-46.0 28.7
1.9
186
435
312 1.36 68.8
31.2
6.60
2.8 - 3.1 15.1 - 16.3 25.8 - 28.1 41.9 - 48.6
-
-
6.47
3.28 12.7 - 14.5 17.5 - 24.4 29.4 - 35.8
2.99
-
2.8-3.0 275-300
476
362 1.65
-
-
6.71
2.58 - 3.12 11.6 - 13.7 15.2 - 22.9 26.4 - 32.5
-
-
6.55
Giống cừu
chu kỳ động dục: 18-21 ngày, thời gian chửa là 5 tháng, trong lượng con sơ sinh là 1,8-2,4 kg Con cái lúc trưởng thành đạt từa 39-41 kg và con đực có trọng lượng là 43-50 kg
Trang 23Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y Bản dữ liệu và thông tin
2.3 Giá cả và thị trường
• Thịt và sữa (dê, cừu) hiện đang được bán rộng rãi tại thị trường trong nước
• Năm 1996, giá thịt dê hơi là 8000 đ/kg, nhưng năm 2003 con số này đã tăng lên 23.000 đ/kg, gần gấp đôi giá thịt lợn là 11.000-12.000 đ/kg Giá thịt dê hơi năm 2005
• Theo đánh giá của FAO, Châu Á là châu lục có tỷ lệ chăn nuôi gia súc lớn nhất thế giới Ngoài ra, thu nhập chăn nuôi tăng và nhu cầu tiêu dùng thịt đỏ và sữa hiện nay cũng gia tăng
• Quốc gia cung cấp thịt dê lớn nhất là Trung Quốc (1,5 triệu tấn/năm), tiếp đến là Ấn
Độ (0,48 triệu tấn/năm) và Pakistan (0,37 triệu tấn/năm) Việt Nam sản xuất khoảng
3000 tấn thịt dê mỗi năm
• Sản xuất thịt dê và cừu ở Việt Nam có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế bởi lẽ Việt Nam có lợi thế về lao động Hơn nữa, hiện nay thị trường nội địa của ngành hàng này vẫn có tiềm năng lớn
2.5 Chính sách hỗ trợ
• Nghị quyết 06 - NQ/TW, Nghị quyết 03/2000/NQ - CP, Nghị định 14 - CP, Nghị định 106/2004/NĐ-CP ngày 01/4/2004; và 4 quyết định (Quyết định số 02/2001/QĐ
- TTg, Quyết định 167/2001/QĐ-TTg, Quyết định số 125 - CT ngày 18/4/1991, và Quyết định số 225/1999/QĐ - TTG ngày 10/12/1999) về việc phê duyệt chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi, giống cây lâm nghiệp thời kỳ 2000 – 2005
• Các Quyết định số 3166, số 4676, số 4677 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT
về các việc liên quan đến công nhận các giống vật nuôi, các biện pháp kỹ thuật mới cho phổ biến vào sản xuất nhằm giúp tăng nhanh số lượng giống, công nghệ được công bố và đưa vào sản xuất
• Bộ Nông nghiệp và PTNT đã đưa ra những quyết định liên quan về giống vật nuôi
và công nghệ chăn nuôi mới (Quyết định số 64 -NN-TCCB ngày 12/12/1989 của Bộ
NN và CNTP, Quyết định số 66-NN-TCCB-QĐ ngày 2/4/1993 của Bộ NN và PTNT, Quyết định số 2107/QQD/BNN/TCCB, và Quyết định số 83/QĐ/VCN - TCHC ngày 4/8/2004 của Viện trưởng Viện Chăn nuôi)
về các việc liên quan đến thành lập Trạm nghiên cứu và thực nghiệm nhân giống dê,
Trang 24Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y Bản dữ liệu và thông tin
cừu Ninh Thuận, và việc thiết lập dự án phát triển giống dê, cừu thuộc chương trình giống vật nuôi giai đoạn 2006 - 2010
3 PHÂN TÍCH NGÀNH
3.1 Cơ cấu
Hộ chăn nuôi và quy mô đàn gia súc
• Dê, cừu chủ yếu vẫn là các nông hộ nhỏ nuôi theo tập quán chăn thả quảng canh Hiện chỉ có một số nông trang nhà nước nuôi dê và cừu
• Quy mô đàn dê ở hầu hết các nông trang miền Bắc là khoảng 10-20 con Khoảng 10% tổng số các nông trang có số đàn dê lên đến 30-50 con ví dụ như ở Hà Giang, Nghệ An, Hoà Bình và Ninh Bình Những nông trang có quy mô đàn lớn hơn (50-70 con) chủ yếu ở Ninh Thuận và Bình Thuận
• Chăn nuôi dê và cừu ở Việt Nam chủ yếu theo tập quán chăn thả quảng canh Ban ngày dê và cừu chủ yếu được chăn thả tại những gò đồi cỏ gần hoặc ven đường gần nhà và đến tối lại được lùa về chuồng Trong những trường hợp này, chất lượng và
số lượng thức ăn cho vật nuôi sẽ không ổn định, bởi lẽ phụ thuộc vào mùa mưa
• Các hộ chăn nuôi dê cừu thường sử dụng một con đực giống để lai, với tỷ lệ lai: 1 con đực/50 con cái (đối với cừu) và 1 con đực/20 -60 con cái (đối với dê)
• Những con dê/cừu con được giữ lại đề lai giống mà không lựa chọn nên chất lượng còn yếu kém và dễ dẫn đến tình trạng lai gần
• Hiện vẫn chưa có chương trình cải tiến giống dê
• Nhóm dịch bệnh kế tiếp là nhóm bệnh mang tính chất địa phương Nhóm bệnh này thường được kiểm soát tốt hơn và sử dụng thuốc cũng như chữa trị theo cách truyền thống Những loại bệnh này là những bệnh dịch liên quan đến virút, hoặc vi khuẩn
• Loại nhóm bệnh thứ 4 mà đang được quan tâm là những loại bệnh có thể truyền sang người ví dụ như bệnh trùng xoắn móc câu, sốt Q, bệnh ký sinh trùng
• Bệnh sán lá gan hiện là một vấn đề đáng lo ngại trong chăn nuôi cừu
Nguồn cung thức ăn
• Thức ăn cho dê và cừu chủ yếu lấy từ nguồn tự nhiên như cây hoặc cỏ, do đó dễ dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn thức ăn vào mùa khô/đông
Trang 25Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y Bản dữ liệu và thông tin
• Những người chăn nuôi dê (cừu) phải sử dụng những phụ phẩm nông nghiệp hoặc trồng một số cây thức ăn thô xanh đa tác dụng như mít, xoan, keo tai tượng… để phục vụ dê và cừu nhưng giá trị dinh dưỡng thấp
• Công tác chế biến và bảo quản thức ăn cho mùa khô/đông chưa được áp dụng phổ biến tại các nông hộ
• Việc chăn thả dê trong rừng hoặc tại các vườn quốc gia đang là một vấn tranh cãi, bời lẽ lượng thức ăn thô bị hạn chế phải phụ thuộc vào nguồn cỏ khô và dẫn đến tình trạng mất giống cây trồng đặc biệt tại các vùng xa xôi hẻo lánh
• Cần phải tăng cường sản xuất nguồn thức ăn cho dê và cừu nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của đàn gia súc phát triển trong tương lai
Chuồng trại
• Chuồng trại cho dê và cừu phần lớn được làm từ các loại nguyên liệu của địa phương Giá thành không cao trong đầu tư nhưng hiệu quả sử dụng và các chỉ tiêu kỹ thuật đều không đáp ứng và không đảm bảo cho đàn dê (cừu) có sức khoẻ tốt
• Chuồng trại cho dê và cừu đa phần còn nhỏ và không đảm bảo vệ sinh phòng bệnh
do thiếu vốn và đất đai Do đó, những chỗ quây cừu thường bẩn và ẩm tạo điều kiện cho nhiều ký sinh trùng sinh sôi Hơn nữa, thiếu khả năng cung ứng dinh dưỡng cho vật nuôi cũng góp phần làm tăng bệnh dịch ở vật nuôi cũng như tỷ lệ chết cao vào mùa lạnh hoặc mùa mưa
• Chính do điều kiện tiêm phòng vacxin còn hạn chế dẫn đến công tác phòng dịch bệnh cũng yếu kém
• Trong những năm gần đây, các bệnh viêm loát miệng truyền nhiễm, đau mắt đỏ, viêm vú, các bệnh ký sinh trùng trên dê và cừu cũng đã được nghiên cứu đưa ra các quy trình phòng trị đạt kết quả tốt Tuy nhiên, hầu hết các kết quả mới chỉ đạt được trong phạm vi cơ sở chăn nuôi được nhà nước hỗ trợ và một số mô hình khuyến nông
Trang 26Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y Bản dữ liệu và thông tin
Chế biến
• Công nghệ chọn lọc, bảo quản và chế biến sữa dê thành pho mát đã được áp dụng ở Việt Nam Hiện nay pho mát dê được xem là sản phẩm có chất lượng cao với mức giá cạnh tranh trên thị trường quốc tế
• Hiện có 80 trang trại thu gom sữa để chế biến sản phẩm được thiết lập ở Ba Vì và Sơn Tây, tỉnh Hà Tây Hiện nay sữa dê tươi thanh trùng và sữa chua dê không đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước
• Phụ phẩm trong quá trình làm pho mát là thức ăn hữu hiệu cho dê và lợn
• Hiện không có cơ sở hạ tầng đề chế biến thịt, da, lông dê và cừu Hiện có rất nhiều lò giết mổ song công việc quản lý và kiểm soát hoạt động của các lò giết mổ này cũng như các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh vẫn còn kém, do đó ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm, gây ra nhiều dịch bệnh và tác động tiêu cực đến môi trường
• Năm 2003, chăn nuôi dê thế giới cung cấp 824.654 tấn da (trong đó, Châu Á Thái Bình Dương là 421.673 tấn , chiếm 51,13%) và 103.210 tấn lông (FAO, 2004)
• Theo dự báo của Uỷ ban Thịt và Gia súc Anh, tỷ lệ tiêu thụ thịt toàn cầu sẽ tăng 35%
từ năm 2000 cho đến năm 2010 và tốc độ chủ yếu tập trung ở các quốc gia đang phát triển
Thị trường trong nước
• Thịt dê có giá trị dinh dưỡng cao và tỷ lệ cholesterol thấp, rất tốt cho sức khoẻ con người
• Trong giai đoạn 1990-2005 giá thịt dê hơi đã tăng 8000 đ/kg lên mức 35.000 đ/kg, gần gấp đôi giá thịt lợn là 11.000 – 12.000 đ/kg
• Nhu cầu tiêu thụ sữa dê cũng gia tăng bởi lẽ sữa dê được khoa học và người tiêu dùng công nhận giá trị dinh dưỡng cao
Trang 27Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y Bản dữ liệu và thông tin
• Giá sữa dê năm 2001 chỉ 7000 đ/lít nhưng hiện nay mức giá này đã tăng lên 16.000 đ/lít (tại Hà nội) và 20.000 lít (TP HCM) Trong khi đó, gía sữa bò là 10.000 đ/lít
• Giá pho mát dê hiện nay là 170.000 đ/kg Đế sản xuất ra một kilo pho mát đòi hoir phải 4-5 lít sữa
3.4 Xu thế tương lai và các vấn đề chính về thị trường
• Hiện nay, lượng tiêu thụ sản phẩm từ dê và cừu như thịt, pho mát và sữa đã tăng đáng kể
• Tuy nhiên, hiện khâu chế biến vẫn còn hoàn toàn là thủ công, sản phẩm chưa đa dạng và chưa có thương hiệu Do đó, cần cải tiến công nghệ chế biến theo hướng công nghiệp để tăng khả năng canh tranh
• Trong những năm qua, mức thu nhập bình quân đầu người đã tăng đáng kể và lượng tiêu thụ thịt cũng tăng không kém phần, cụ thể tăng 30% từ năm 2001 đến năm 2005 Tuy nhiên, lượng tiêu thụ thịt dê và cừu tính trên đầu người vẫn còn thấp (chỉ 0,115 kg/người/năm) và tổng lượng tiêu thụ thịt dê và cừu của cả nước chỉ chiếm 0,2-0,3%
4 THÔNG TIN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN
• Các biện pháp kỹ thuật phòng và trị các bệnh dê cừu, kỹ thuật làm chuồng trại và chăm sóc sức khoẻ đàn gia súc
• Một số biện pháp chế biến sữa dê
4.2 Những cơ quan nghiên cứu chính
Bộ Nông nghiệp và PTNT
• Viện Chăn nuôi
• Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây, Hà Tây
• Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ sản xuất chăn nuôi TP HCM và miền Trung
• Trung tâm nghiên cứu gia súc Sông Bé
• Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
• Viện khoa học Nông lâm Tây Nguyên
• Viện nghiên cứu nông lâm miền núi phía bắc tại tỉnh Phú Thọ
Trường đại học
Trang 28Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y Bản dữ liệu và thông tin
• Đại học Nông nghiệp Hà nội
• Đại học Huế
• Đại học Cần Thơ
• Đại học Nông nghiệp Thủ Đức
• Đại học Tây Nguyên
• Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh
• Đại học Nông lâm Thái Nguyên
Cơ quan khác
• Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (tại 2 tỉnh Hà Tây và Bình Dương)
• Viện Thú y
• Sở Khoa học và Công nghệ của tỉnh
• Tổng công ty Chăn nuôi gia súc Việt Nam
4.3 Nguồn vốn
Được hỗ trợ từ các nguồn vốn như: ngân sách nhà nước, các dự án trong và ngoài nước,
dự án SIDA-SAREC, dự án Xoá đói Giảm nghèo do Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tài trợ
Tổng nguồn vốn chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển năm 2006 xấp xỉ 3 tỷ đồng
4.4 Những thành tựu nghiên cứu và phát triển chính
• Nghiên cứu xác định giá trị dinh dưỡng của cây lâu năm thích hợp làm thức ăn thô
như mía, cây họ đậu, cỏ stylo, cây đậu Flemingia Macrophilla, cây keo dậu (KX2,
K636) với năng suất hàng năm là 65-75 tấn/ha (tương đương với 13 tấn vật chất khô với tỷ lệ protein thô là 1,5-2,6%)
• Xác định giá trị dinh dưỡng những loại cỏ khác nhau bằng những phương pháp in
vitro, in vivo và kiểm tra sinh học
• Chế biến và tận dụng những nguồn thức ăn sẵn có bao gồm khóm ure mật như là nguồn thức ăn bổ sung
• Phát triển nguồn thức ăn địa phương như 25% sắn khô + 25% cỏ khô Flemingia macrophylla+11% gốc sắn + 11% gạo cám +28% dỉ mật để thay thế 80% lượng cỏ xanh trong khẩu phần anh của dê trưởng thành vào mùa khô
• Sử dụng cây mía để thay thế cỏ Ghinê cho dê trưởng thành mà không ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng Dê và cừu được cho ăn bằng toàn bộ cây mía được chặt ra thành nhiều lát mỏng (1-3 cm/lát) Cách thức này được chứng minh là tốt hơn là cho dê ăn toàn bộ cây mía róc ra thành 4 cây nhỏ có chiều dài 20 cm
• Phát triển nguồn thức ăn riêng dành cho dê có chửa bằng thức ăn hỗn hợp từ cỏ khô, mít, sắn và cỏ Flemingia
• Nghiên cứu phương pháp chế biến và bảo quản nguồn thức ăn địa phương cho dê và cừu
Trang 29Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y Bản dữ liệu và thông tin
• Lai giống dê địa phương (Cỏ x Bách thảo) nhằm tăng năng suất chăn nuôi và sản lượng sữa Tốc độ tăng trưởng của con giống lai F1 là 20%, cung cấp lượng sữa tăng 120%, và cỡ con giống tăng 12-15% so với giống thuần Cỏ
• Xác định tính di chuyền về sản lượng sữa của giống lai Bách thảo với Ấn độ và lựa chọn chỉ tiêu đánh giá giống nhằm chọn ra giống hạt nhân làm giống lai quý
• Thiết kế bảng nhu cầu dinh dưỡng cho dê và cừu ở những giai đoạn phát triển, độ tuổi và trọng lượng cơ thể khác nhau Tổng hợp những bảng thức ăn cho dê và cừu
• Phát triển và ứng dụng công nghệ mới nhằm chế biến và sản xuất ra thức ăn bổ sung cho dê và cừu, cũng như quản lý đàn gia súc và kiểm soát dịch bệnh tốt hơn
• Thiết lập nông trang dê và cừu quy mô vừa và lớn nhằm tạo ra sản phẩm thịt có tính thương mại cao, đáp ứng được yếu cầu thị trường trong nước
5 PHÂN TÍCH SWOT (Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức)
Những điểm mạnh Những điểm yếu
• Có truyền thống chăn nuôi dê rất lâu
• Tốc độ phát triển rất nhanh (tốc độ tăng
hàng năm trong giai đoạn 2001-2005 :
23,09%)
• Cơ thể nhỏ khả năng thích ứng và chống
chịu với môi trường khác nghiệt khá cao
• Tận dụng đất đai và nguồn thức ăn tự
nhiên hiệu quả cao
• Dễ dàng phù hợp với mọi hệ thống canh
tác nông nghiệp
• Quản lý không phức tạp, ít rủi ro thích hợp
với những hộ ít đất canh tác hoặc rất
• Sản phẩm da là nguồn thu nhập thêm
• Phân và nước tiểu hàng ngày đóng vai trò
hoàn thiện dinh dưỡng đất đai
• Tận dụng hiệu quả lao động nông hộ với
yêu cầu thích hợp với cả người già và trẻ
em
• Đầu tư con giống thấp (700.000 - 1 triệu
đồng/con so với bò 10-15 triệu/con), quay
vòng nhanh và thu nhập cao
• Kỹ thuật đơn giản và thích hợp với mọi
trình độ của nông dân (tại vùng nông thôn,
thậm chí khu vực dân tộc thiểu số)
• Hệ thống chăn nuôi còn nhỏ không hiệu quả
• Cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn
• Năng suất chăn nuôi thấp so với tiềm năng giống
• Hệ thống quản lý sức khoẻ vật nuôi còn yếu kém, khả năng tiếp cận dịch vụ thú
• Giá thịt cừu và dê còn cao so với thịt lợn và bò
• Quy mô đàn nhỏ, sử dụng con giống nhiều lần, dẫn đến tình trạng giao phối cùng huyết thống và năng suất chăn nuôi kém
• Nguồn giống (gen quý) còn hạn chế và khó thực hiện chương trình quản lý giống trong điều kiện chăn nuôi quảng canh
• Cần có biện pháp quản lý nuôi dưỡng tránh sự phá hoại môi trường
• Chưa có cơ sở chế biến, thị trường chính thức
Trang 30Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y Bản dữ liệu và thông tin
• Có cơ hội phát triển sản phẩm sạch và
nâng cao chất lượng sản phẩm
• Có cơ hội phát triển rộng hệ thống chăn
nuôi với lợi nhuận cao
• Có điều kiện để phát triển thị trường sản
phẩm thịt
• Có khả năng bảo quản nguồn thức ăn chăn
nuôi, tận dụng những loại cỏ và nguồn phụ
phẩm trong nông nghiệp
• Có điều kiện để phát triển hệ thống nguồn
thức ăn chăn nuôi
• Có khả năng cải thiện phương pháp quản
lý và phòng dịch bệnh
• Hiện tại lĩnh vực nghiên cứu và phát triển
chăn nuôi dê và cừu đang được quan tâm
đặc biệt của Bộ NN&PTNT trong giai
đoạn 2000-2010
• Có khả năng hợp tác quốc tế về nghiên cứu
và phát triển (trong các chương trình như
FAO, DED, ILRI, SAREC – SIDA, Hà
• Vật nuôi có thể bị mất cắp hoặc bị gia súc lớn khác tấn công
Trang 31Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y Bản dữ liệu và thông tin
ARDO 3: LỢN
1 XÁC ĐỊNH ARDO
1.1 Mục tiêu quốc gia
Phát triển chăn nuôi lợn theo hướng tập trung, công nghiệp qui mô vừa và lớn;
bảo đảm vệ sinh thú y, môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm; có năng suất, chất
lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh cao
1.2 Phạm vi nghiên cứu phát triển
• Nghiên cứu các yếu tố kỹ thuật về giống, công nghệ chăm sóc nuôi dưỡng, thú y gắn
với tổ chức sản xuất và quy hoạch vùng chăn nuôi nhằm phát huy lợi thế so sánh
vùng về điều kiện kinh tế xã hội và sinh thái môi trường
• Nghiên cứu phát triển chăn nuôi bền vững trên 8 vùng sinh thái khác nhau trong cả
nước
1.3 Đối tượng nghiên cứu: Lợn ngoại, lợn lai và lợn nội
2 THỐNG KÊ NGÀNH
2.1 Bối cảnh
• Chăn nuôi lợn là nghề sản xuất nông nghiệp truyền thống và là nguồn thu nhập quan
trọng của đa số các hộ gia đình nông dân Việt Nam Trong những năm vừa qua, chăn
nuôi lợn đã có bước phát triển đáng kể, số đầu lợn từ 21,7 triệu con năm 2001 tăng
lên 26,9 triệu con năm 2006, tăng bình quân 4,3%/năm; sản lượng thịt hơi xuất
chuồng từ 1,51 triệu tấn năm 2001 tăng lên 2,50 triệu tấn năm 2005, tăng bình quân
10,6%/năm
• Chăn nuôi lợn luôn đóng góp chủ yếu về thịt xẻ sản xuất trong nước (năm 2006, thịt
lợn xẻ sản xuất trong nước đạt 20,8kg/người, chiếm khoảng 74% tổng khối lượng
thịt xẻ các loại), trong khi đó khoảng 98-99% sản lượng sản xuất được tiêu thụ nội
địa, điều này khẳng định chăn nuôi lợn của Việt Nam đóng góp chính vào việc cung
cấp về Protein trong bữa ăn của người dân
2.2 Đặc điểm ngành
a) Số đầu lợn và sự tăng trưởng giai đoạn 2001-2006
Trang 32Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y Bản dữ liệu và thông tin
• Đàn lợn nái từ 2,95 triệu con năm 2001 tăng lên 4,33 triệu con năm 2006, tăng trung bình 8,0%/năm, trong đó nái ngoại tăng bình quân 15,2%/năm (từ 218,1 ngàn con năm 2001 tăng lên 442,5 ngàn con năm 2006), nái lai và nái nội tăng bình quân 7,4%/năm
b) Sản lượng thịt sản xuất qua các năm
• Trong thời gian qua sản lượng thịt lợn sản xuất trong nước có sự tăng trưởng rất lớn,
từ 1,51 triệu tấn năm 2001 tăng lên 2,50 triệu tấn năm 2006, tăng 10,6%/năm
• Vùng có sản lượng cao nhất là ĐBSH đạt 794,5 ngàn tấn, chiếm 31,7% tổng sản lượng cả nước; ĐBSCL tương ứng là 490,2 ngàn tấn, chiếm 19,6%; ĐNB là 295,5 ngàn tấn, chiếm 11,8%; BTB là 282,9 ngàn tấn, chiếm 11,3%
• Chăn nuôi lợn trang trại những năm gần đây phát triển mạnh, từ 3.534 TT năm 2003 tăng lên 7.475 TT năm 2006 (tăng 28,4%/năm); công nghệ tiên tiến đã được áp dụng trong chăn nuôi lợn trang trại
c) Năng suất và chất lượng
• Năng suất chăn nuôi còn thấp: hiện nay, đối với lợn ngoại, số lợn thịt sản xuất/nái/năm trung bình là 18,2 con, khối lượng lợn thịt xuất chuồng bình quân là 87,0 kg/con; đối với lợn lai (nội X ngoại), tương ứng là 9,5 con lợn thịt sản xuất/nái/năm và khối lượng lợn thịt xuất chuồng bình quân là 58,7 kg/con; lợn nội tương ứng là 6,7 con lợn thịt sản xuất/nái/năm và khối lượng lợn thịt xuất chuồng bình quân là 35,6 kg/con Trong khi đó Trung Quốc, Mỹ, Canada, Hà Lan số lợn thịt sản xuất/nái/năm trung bình từ 20,0- 22,5 con và trọng lượng lợn thịt xuất chuồng bình quân trên 110 kg/con
• Chất lượng thịt lợn còn thấp, giá thành cao, sức cạnh tranh trên thị trường kém: hiện nay, tỷ lệ thịt nạc bình quân của đàn lợn thịt là trên 46%, trong khi đó Canada, Mỹ là trên 63%; bình quân chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng là 2,8-3,1 kg, trong khi đó Canada và Mỹ là 2,3-2,5 kg; giá thức ăn chăn nuôi cho lợn tại Việt Nam là 20 euro/100 kg, trong khi đó tại Mỹ, Canada là 13-14 euro, tại Braxin là 17 euro, tại Hà Lan và Ba Lan là 19 euro
e) Các chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi lợn của Chính phủ
Trang 33Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y Bản dữ liệu và thông tin
20/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình giống cây trồng, vật nuôi và giống cây lâm nghiệp đến năm 2010
• Quyết định số 166/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển chăn nuôi lợn xuất khẩu giai đoạn 2001 - 2010
• Quyết định số 394/QĐ-TTg ngày 13/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp
3 PHÂN TÍCH NGÀNH
3.1 Cấu trúc: Về phương thức chăn nuôi lợn, hiện nay đang tồn tại đồng thời 3 phương
thức cơ bản sau:
a) Chăn nuôi truyền thống, tận dụng
Đây là phương thức chăn nuôi đang tồn tại ở hầu khắp các tỉnh trong cả nước; chiếm khoảng 75-76% về đầu con, nhưng sản lượng chỉ chiếm khoảng 60% tổng sản lượng thịt lợn sản xuất cả nước; quy mô chăn nuôi dao động từ 1-10 con; thức ăn đầu tư chủ yếu là tận dụng sản phẩm nông nghiệp sản xuất và khai thác tại chỗ hoặc tận dụng các sản phẩm trồng trọt và sản phẩm ngành nghề phụ (làm đậu, nấu rượu, làm mì, ); con giống chủ yếu là giống địa phương hoặc giống có tỷ lệ máu nội cao (F1: nội x ngoại); năng suất chăn nuôi thấp
b) Chăn nuôi gia trại
Phương thức chăn nuôi nuôi này phổ biến ở các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng (Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Hà Tây, Hưng Yên, Hà Nam, ) và phát triển mạnh trong những năm gần đây; chiếm khoảng 10-11% đầu con, quy mô chăn nuôi phổ biến
là từ 10-30 nái, hoặc từ 10-50 lợn thịt có mặt thường xuyên; ngoài các phụ phẩm nông nghiệp thì có khoảng 40% thức ăn công nghiệp được sử dụng cho lợn; con giống chủ yếu là con lai có từ 50-75% máu lợn ngoại; công tác thú y và chuồng trại chăn nuôi đã được coi trọng hơn chăn nuôi truyền thống; năng suất chăn nuôi đã có tiến bộ
c) Chăn nuôi trang trại
• Đây là phương thức chăn nuôi được phát triển mạnh trong 5 năm gần đây, tính đến năm 2006, cả nước có 7.475 trang trại (TT) chăn nuôi lợn (trong đó 2.990 TT lợn nái
và 4.485 TT lợn thịt) chiếm 42,2%/tổng số trang trại chăn nuôi các loại Trong đó, miền Bắc 3.069 TT, chiếm 41,1%, miền Nam có 4.406 TT, chiếm 58,9% Vùng có nhiều TT chăn nuôi lợn là ĐNB: 2.604 TT, chiếm 34,8%; tiếp đến là ĐBSH: 1.927
TT, chiếm 25,8%; ĐBSCL: 1.029 TT, chiếm 13,8%; Đông Bắc: 534 TT, chiếm 7,1%; BTB: 495 TT, chiếm 6,6%; Tây Nguyên 422 TT, chiếm 5,7% Các vùng ít phát triển là Tây Bắc, chỉ có 113 TT, chiếm 1,5% tổng số trang trại chăn nuôi lợn trên toàn quốc
• Phương thức chăn nuôi này chiếm khoảng 13-14% về đầu con, 27-28% về sản lượng thịt; quy mô từ trên 20 nái hoặc trên 100 lợn thịt có mặt thường xuyên; hoàn toàn sử dụng thức ăn công nghiệp; con giống chủ yếu là lợn ngoại 2 máu hoặc 3 máu; các
Trang 34Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y Bản dữ liệu và thông tin
công nghệ chuồng trại như: chuồng lồng, chuồng sàn, chuồng có hệ thống làm mát
và sưởi ấm cho lợn con, hệ thống máng ăn, máng uống vú tự động, đã được áp dụng; năng suất chăn nuôi cao, khối lượng xuất chuồng bình quân 85-90 kg/con
3.2 Hạ tầng cơ sở
a) Giống lợn
• Hiện nay trên địa bàn cả nước có khoảng 125 trại giống lợn cụ kỵ và lợn ông bà với tổng đàn nái khoảng 37,5 ngàn con, trong đó thuộc quản lý Nhà nước là 52 trại với khoảng 10,7 ngàn con nái (chiếm 41,6% số trại và 28,6% về số đầu nái); thuộc công
ty cổ phần và công ty nước ngoài là 12 trại với khoảng 22,1 ngàn con nái (chiếm 9,6% số trại và 58,9% số nái); còn lại tư nhân quản lý là 61 trại với khoảng 4,7 ngàn con nái (chiếm 48,8% số trại và 12,5% số nái) Số đầu nái cụ kỵ, ông bà tại các vùng như sau: nhiều nhất là vùng ĐNB 27,0 ngàn con, chiếm 72,2% tổng đàn trong cả nước; tiếp theo ĐBSH 4,2 ngàn con, chiếm 11,2%; BTB 2,9 ngàn con, chiếm 7,7%; ĐBSCL 1,8 ngàn con, chiếm 4,8%; ĐB 1,0 ngàn con, chiếm 2,7%; DHMT 0,35 ngàn con, chiếm 0,9%; TN 0,17 ngàn con, chiếm 0,5% và vùng TB không có
• Nhìn chung, cơ cấu và chất lượng giống lợn nái hiện nay đã được cải thiện tích cực, đàn nái ngoại từ năm 2001 đến năm 2006 tăng từ 10-17%/năm (trung bình là 15,2%/năm), hầu hết các giống lợn có năng suất và chất lượng cao trên thế giới đã được nhập vào nước ta như Landrace, Yorkshire, Pietrain, Duroc Năm 2006, trong tổng đàn nái 4,3 triệu con, nái ngoại chiếm khoảng 10,2%, nái nội chiếm khoảng 12,6%, còn lại khoảng 77,2% là nái lai (kết quả điều tra giống lợn tại 8 vùng sinh thái) Các tỉnh có số đầu nái ngoại lớn là TP HCM khoảng 38,0 ngàn con, tiếp theo là Đồng Nai khoảng 26 ngàn con, Sóc Trăng khoảng 22 ngàn con, Bạc Liêu khoảng 21 ngàn con, Đắk Lắk khoảng 20 ngàn con, Hà Tây khoảng 14-15 ngàn con, Quảng ngãi 12-13 ngàn con, Hải Dương 11-12 ngàn con, Thanh Hoá khoảng trên 11 ngàn con,
• Đối với giống lợn nái ngoại, cơ bản là các giống Landrace, Yorkshire, Pietrain, Duroc và các tổ hợp lai của chúng, tuy nhiên tại các tỉnh phía Bắc và phía Nam cũng
có sự khác nhau về công thức lai, cụ thể như sau: các tỉnh phía Bắc như vùng ĐBSH, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ chủ yếu là lai 2 hoặc 3 máu giữa các giống Yorkshire-Landrace-Duroc; các tỉnh phía Nam như vùng ĐNB, ĐBSCL chủ yếu là lai 2, 3 hoặc
4 máu giữa các giống Yorkshire -Landrace-Duroc-Pietrain; một số tỉnh vùng ĐBSH, BTB như Ninh Bình, Thái Bình, Hưng Yên, Thanh Hoá, do gần trại giống lợn GGP Tam Điệp của Viện Chăn nuôi đã tiếp cận và nuôi với tỷ lệ đáng kể tổ hợp lai 5 máu gồm các dòng L95-L11-L06-L19-L64
• Đối với giống lợn nái lai (nội X ngoại), công thức lai phổ biến ở các tỉnh phía Bắc là nái Móng Cái, hoặc nhóm nái Lang (Lang Hồng) với đực Yorkshire hoặc Landrace Còn ở các tỉnh phía Nam (ĐBSCL, Tây Nguyên) chủ yếu sử dụng lợn nái địa phương (Ba Xuyên, Thuộc Nhiêu) lai với đực Yorkshire hoặc Landrace, Pietrain
• Giống lợn nái địa phương, tại các tỉnh phía Bắc các giống như Móng Cái, Mường Khương, nhóm lợn Lang vẫn được sử dụng phổ biến trong sản xuất Tuy nhiên, trong nhiều năm do chưa được chú ý chọn lọc và cải tiến năng suất nên năng suất, chất
Trang 35Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y Bản dữ liệu và thông tin
lượng chưa cao Tăng trọng dưới 300 g/ngày, khối lượng xuất chuồng bình quân 35,6 kg/con, tỷ lệ nạc từ 37-38%
• Đàn lợn đực giống hiện nay chủ yếu là lợn ngoại và lợn lai, còn lợn nội hầu như rất ít (lợn ngoại 67,4%; lợn lai 32,6% - kết quả điều tra giống lợn 8 vùng sinh thái năm 2005-2006) Trong đó, về cơ cấu đàn đực giống giữa các miền cũng khác nhau: miền Nam lợn Pietrain và lai Pi X Du chiếm tỷ lệ cao (trên 68%), còn lại là các giống thuần Yo, La, Du, lai Yo X La, Pi X La và Master; miền Bắc chủ yếu là con lai La X Yo; sau đó là các giống thuần La, Yo, Du và một số giống của PIC
b) Hệ thống thụ tinh nhân tạo lợn
Tính đến tháng 6/2007, cả nước có khoảng 476 cơ sở nuôi lợn đực giống khai thác và thụ tinh nhân tạo với tổng số lợn đực là 3,8 ngàn con và năng lực sản xuất khoảng 5,3 triệu liều tinh/năm Trong đó thuộc quản lý Nhà nước là 72 cơ sở với 1,1 ngàn đực giống và năng lực sản xuất khoảng 1,7 triệu liều tinh/năm (số cơ sở chiếm 15,1%, số đầu lợn đực chiếm 29,6% và số liều tinh SX chiếm 31,6%); Các Công ty cổ phần và
CT nước ngoài là 25 cơ sở với 0,7 ngàn đực giống và năng lực sản xuất khoảng 1,7 triệu liều tinh/năm (số cơ sở chiếm 5,3%, số đầu lợn đực chiếm 19,1% và số liều tinh
SX chiếm 32,3%)
c Sản xuất thức ăn chăn nuôi
• Tính đến năm 2005, cả nước có 249 cơ sở, nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, trong đó sự phân bố giữa các vùng có sự khác nhau rất lớn: vùng ĐBSH có 110 cơ
sở, chiếm 44,2%; vùng ĐNB có 89 cơ sở, chiếm 35,7%; ĐBSCL 21 cơ sở, chiếm 8,4%; ĐB 16 cơ sở, chiếm 6,4%; BTB 8 cơ sở, chiếm 3,2%; Tây Bắc và Tây Nguyên
2 cơ sở, chiếm 0,8%
• Trong 249 cơ sở trong cả nước có 213 cơ sở (chiếm 85,5%) là các doanh nghiệp trong nước, 26 cở sở là 100% vốn nước ngoài, 10 cơ sở liên doanh Tuy hai hình thức sở hữu liên doanh và 100% vốn nước ngoài chỉ chiếm 14,5% về số lượng cơ sở, nhưng công suất thiết kế chiếm tới 64,3% tổng số
• Tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp trong giai đoạn 2000-2005 là 22,2 triệu tấn, tăng bình quân 15,3%/năm Năm 2005, sản lượng đạt 5,34 triệu tấn (thức
ăn chăn nuôi quy đổi), trong đó thức ăn cho chăn nuôi lợn chiếm khoảng 80%
d Các cơ sở giết mổ, chế biến thịt lợn
• Hiện nay cả nước có khoảng 970 cơ sở giết mổ lợn tập trung, trong đó có 935 lò mổ thủ công và 35 nhà máy giết mổ lợn công nghiệp Tuy nhiên sự khác biệt rất lớn về
sự phân bố các nhà máy và các cơ sở giết mổ lợn tại các vùng trong cả nước, cụ thể như sau:
- Lò giết mổ lợn thủ công: vùng ĐNB có 447 lò, chiếm 47,8%; tiếp đến là ĐBSCL 280 lò, chiếm 30,0%; BTB 102 lò, chiếm 25,8%; Tây Nguyên 54 lò, chiếm 13,7%; DHMT 24 lò, chiếm 6,1%; ĐBSH 18 lò, chiếm 4,6%; ĐB 10 lò, chiếm 2,5%; Tây Bắc chưa có
Trang 36Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y Bản dữ liệu và thông tin
- Nhà máy giết mổ lợn công nghiệp: vùng ĐBSH có 22 nhà máy, chiếm 62,8%; các vùng ĐNB, ĐBSCL, BTB và DHMT có 3 nhà máy, chiếm 8,6%; ĐB có 1 nhà máy, chiếm 2,8%; còn vùng Tây nguyên và Tây Bắc chưa có nhà máy nào Trong 35 nhà máy giết mổ lợn công nghiệp chỉ có 12 nhà máy (chiếm 34,3%) được Cục Thú y Liên bang Nga và Cục Vệ sinh Hồng Kông chấp nhận
đủ tiêu chuẩn sản xuất thịt lợn mảnh đông lạnh xuất khẩu vào thị trường họ Đến năm 2005 có 2/35 nhà máy đang thực hiện quản lý chất lượng theo HACCP (Số liệu của TCTCN Việt Nam)
• Hiện nay thịt lợn sản xuất trong nước chủ yếu cung cấp cho thị trường nội địa (chiếm 98-99%), trong đó thịt tiêu thụ dạng tươi sống chiếm khoảng 70-80%, thịt được chế biến thành các sản phẩm ăn liền chỉ chiếm khoảng 20-30% Trong các sản phẩm thịt lợn chế biến chủ yếu là một số món ăn truyền thống như giò, chả, nem chua, thịt quay, thịt nướng, , còn các món ăn khác như dăm bông, xúc xích, thịt xông khói, thịt muối chưa nhiều
Tóm lại, tỷ lệ thịt lợn được chế biến, tiêu thụ trên thị trường của ta chưa nhiều;
số lượng mặt hàng còn ít, khó tham gia vào thị trường xuất khẩu
3.3 Thị trường
a) Tiêu thụ trong nước
• Thịt lợn là thực phẩm truyền thống và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu bữa ăn của người dân Việt Nam; hiện tại trong nước có trên 83 triệu dân và dự kiến đến năm
2010 sẽ có khoảng 88,5 triệu dân, theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, trong thời gian tới nhu cầu tiêu thụ thịt của Việt Nam tăng 7,8%/năm
• Sau khi ra nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, nếu sản phẩm thịt lợn sản xuất trong nước không có sự cải tiến về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và hạ giá thành sản xuất thì sẽ phải chịu sự cạnh tranh bởi nguồn ngoại nhập
• Thị trường tiềm năng: Trung Quốc có dân số đông nhất thế giới, sát biên giới với Việt Nam, mặc dù sản lượng thịt lợn đứng thứ nhất thế giới nhưng vẫn chưa đáp ứng với nhu cầu tăng lên của người dân, vậy Việt Nam có thể chọn Trung Quốc là đối tác
để xuất khẩu thịt lợn
4 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN
4.1 Những kết quả nghiên cứu trong thời gian qua
Trang 37Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y Bản dữ liệu và thông tin
a) Công nghệ về giống
• Áp dụng phương trình hồi quy trọn chọn lọc lợn đực giống;
• Áp dụng chỉ số chọn lọc để kiểm tra năng suất đối với lợn hậu bị giống Landrace và Yorkshire;
• Chọn lọc lợn đực qua kiểm tra năng suất cá thể;
• Áp dụng chỉ số SPI của Harmon kết hợp với tiêu chuẩn TCVN 1280-85 để chọn lọc đàn lợn nái hạt nhân;
• Phương pháp lai chéo giữa 2 giống Landrace và Yorkshire để nâng cao khả năng sinh sản;
• Ưu thế lai thành phần và di truyền cộng gộp từ các tổ hợp lai để nâng cao năng suất lợn thương phẩm;
b) Công nghệ về thức ăn chăn nuôi
• Phương pháp chế biến và sử dụng thức ăn hỗn hợp để nuôi lợn thịt công nghiệp;
• Xử lý ngô làm thức ăn cho lợn con bằng công nghệ ép đùn và đậu nành lên men thay bột sữa có bổ sung 0,65% axit formic và 4,2% plasma cho lợn con cai sữa;
• Thức ăn đậm đặc LT1 để nuôi lợn thịt cao nạc;
c) Công nghệ về thú y
• Sử dụng phương pháp ELISA để chẩn đoán lợn mang trùng dịch tả lợn;
• Chế phẩm S.cereviac với tỷ lệ 1% trong thức ăn cho lợn con theo mẹ và lợn sau cai sữa để hạn chế bệnh tiêu chảy cho lợn con;
• Thuốc Okazan với liều 15mg/1kg thể trọng và Levamizon 10mg/1kg thể trọng để tẩy giun tròn và sán lá;
d) Công nghệ về chăm sóc nuôi dưỡng
• Quy trình nuôi ăn hạn chế lợn cái ngoại hậu bị;
• Mức năng lượng và amino axit thích hợp cho lợn con cai sữa;
• Sử dụng các chất bổ sung có mùi thơm (pig krave super pig krave) và kháng sinh vào khẩu phần ăn cho lợn con;
• Các mức lysin và năng lượng trong khẩu phần ăn cho lợn thịt giống Yorkshire và con lai với lợn Thuộc Nhiêu;
(Landrace x Yorkshire) và Duroc x (Yorkshire x Landrace) và ăn hạn chế 20% đối với lợn ngoại nuôi thịt ở giai đoạn cuối kỳ vỗ béo (65-90 kg);
• Mức lysin 0,65-0,55/MJ/DE tương ứng trong khẩu phần ăn nuôi lợn thịt giống Yorkshire;
• Sử dụng Porzyme 9300 bổ sung trong khẩu phần cơ sở là ngô và cám trong chăn nuôi lợn thịt;
Trang 38Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y Bản dữ liệu và thông tin
e) Công nghệ về quản lý:
• Phần mềm Viet Pig quản lý trong chăn nuôi lợn;
• Ngoài ra còn một số kết quả nghiên cứu khoa học từ các tiểu đề tài nghiên cứu thực tiễn sản xuất của các cơ sở chăn nuôi; các đề tài trong các dự án chung của các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức đoàn thể như: nghiên cứu tổ chức nông dân liên kết hợp tác xã chăn nuôi lợn tại một số tỉnh vùng ĐBSH và Nghiên cứu ngành hành thịt lợn tại vùng ĐBSH (Tổ chức GRET); nghiên cứu công thức lai lợn thương phẩm trong điều kiện Việt Nam (Công ty CP); nghiên cứu thay đổi công thức phối trộn, thay đổi mặt hàng và mẫu mã thức ăn chăn nuôi lợn của các công ty, tổ chức sản xuất thức ăn chăn nuôi; tất cả đó đã góp phần tạo điều kiện cho chăn nuôi lợn Việt Nam thời gian qua tăng cao về sản lượng, chất lượng và hiệu quả
4.2 Nguồn lực nghiên cứu
Hiện nay các cơ quan tham gia nghiên cứu và có các đề tài hàng năm nghiên cứu trực tiếp hoặc nghiên cứu gián tiếp về chăn nuôi lợn là Viện chăn nuôi quốc gia, Viện KHKTNN miền Nam và một số bộ môn chăn nuôi thú y của 2 trường đại học nông nghiệp lớn là Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, Đại học Nông lâm Thủ Đức Tổng số các nhà nghiên cứu trực tiếp hoặc gián tiếp về chăn nuôi lợn khoảng 200 người, trong đó Viện chăn nuôi quốc gia có khoảng 50%
4.3 Kinh phí nghiên cứu
Thời gian qua, kinh phí hàng năm đầu tư nghiên cứu chăn nuôi lợn chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước cấp cho các đơn vị nghiên cứu thông qua Bộ NN và PTNT, phần do các tổ chức nước ngoài không đáng kể Năm 2006, tổng kinh phí nhà nước đầu
tư cho nghiên cứu chăn nuôi lợn là 7,6 tỷ đồng, trong đó:
- Nghiên cứu giống : 0,9 tỷ đồng;
- Nghiên cứu thức ăn : 3,5 tỷ đồng;
- Nghiên cứu công nghệ sinh học: 0,7 tỷ đồng;
- Nghiên cứu khác : 2,5 tỷ đồng
(thú y, môi trường, vệ sinh, chất lượng và quản lý)
5 NHỮNG ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU VÀ CƠ HỘI, THÁCH THỨC
Điểm mạnh Điểm yếu
- Chăn nuôi lợn là nghề truyền thống và thịt
lợn là thực phẩm chủ yếu của người dân
- Chăn nuôi lợn có thể tận dụng được các phụ
phẩm nông nghiệp, giá đầu vào thấp (chăn
nuôi lợn trong các nông hộ)
- Chăn nuôi nói chung, chăn nuôi lợn nói riêng
được Nhà nước quan tâm; việc đầu tư phát
triển chăn nuôi lợn không chỉ tại các địa
phương mà còn có cả nguồn đầu tư từ bên
ngoài
- Chăn nuôi nhỏ lẻ không có hiệu quả kinh tế, việc áp dụng công nghệ tiến tiến sẽ gặp nhiều khó khăn
- Công tác chọn lọc và lai tạo giống lợn đáp ứng cho những vùng có điều kiện kinh tế xã hội khác nhau trong các vùng sinh thái khác nhau còn thiếu
- Thịt lợn chủ yếu được tiêu thụ dạng tươi sống; hệ thống giết mổ lạc hậu, điều kiện về vệ sinh an toàn thực
Trang 39Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y Bản dữ liệu và thông tin
- Dự đoán nhu cầu tiêu thụ thịt nói chung thị
trường nội địa tiếp tục tăng cao những năm
tới (ước tính 7%/năm), bên cạnh đó những cơ
hội xuất khẩu thịt lợn cũng có nhiều triển
vọng do tiêu chuẩn được đáp ứng
- Năng lực của hệ thống giết mổ và chế biến
lợn khá lớn
- Hiện nay nhiều lò mổ mới hình thành cùng
với những tiêu chuẩn được cải thiện
- Nghiên cứu chọn lọc và lai tạo giống thời
gian qua đã đem lại nhiều thành công trong
việc nâng cao năng suất sinh sản và hiệu quả
chăn nuôi lợn
- Áp dụng vắc xin phòng bệnh và kiểm soát,
quản lý kỹ thuật thú y đã có nhiều thành công
- Về quản lý giống lợn đã có phần mềm quản
lý VIET PIG, cho phép ứng dụng tin hoạc
hoá trong quản lý giống lợn
- Nguồn lực nghiên cứu khá dồi dào đó là Viện
Chăn nuôi, Viện KHKTNN miền Nam, Đại
học Nông nghiệp I và Đại học Nông lâm Thủ
Đức,
- Nhiều đơn vị sản xuất có thể tiếp cận, thực
hiện các thành quả nghiên cứu chọn lọc
giống trên thế giới, qua họ có thể chuyển
giao các tiến bộ kỹ thuật cho người khác
- Khi gia nhập WTO, giá thành thức ăn cao, năng suất chăn nuôi lợn của ta thấp sẽ khó có thể cạnh tranh với các sản phẩm thịt lợn tại các nước có chất lượng cao và giá rẻ, sản xuất theo công nghệ hiện đại
- Chăn nuôi lợn nhỏ lẻ ít quan tâm đến việc quản lý và phòng bệnh, điều này làm tăng sự rủi ro về bệnh truyền nhiễm và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi
- Hệ thống ghi chép tại các trang trại ít được quan tâm; dữ liệu quốc gia để sử dụng phân loại các lý do và hạn chế chưa được hoàn thiện
- Mặc dù năng suất chăn nuôi được cải thiện, nhưng hiệu quả còn thấp so với các nước trong khu vực do chất lượng con giống lợn, hệ thống quản lý chăn nuôi, vệ sinh thú y và hệ thống giết
mổ, chế biến còn hạn chế
- Giá sản xuất của sản phẩm thịt lợn bình quân toàn quốc còn cao hơn so với các nước trong khu vực vì giá thức ăn chăn nuôi và chi phí phòng bệnh cao, năng suất thấp
- Hệ thống giết mổ lợn, công nghệ chế biến còn lạc hậu, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- Phát triển chăn nuôi lợn trang trại thời gian
tới sẽ áp dụng được các công nghệ tiên tiến
cải thiện năng suất, tăng lợi nhuận chăn nuôi
- Năng suấ suất sinh sản, tỷ lệ sơ sinh còn sống
- Những rủi ro về các bệnh truyền nhiễm LMLM, tai xanh
- Phát triển chăn nuôi trang trại công nghiệp năng suất được cải thiện, giá
Trang 40Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y Bản dữ liệu và thông tin
của lợn con và lợn trưởng thành thời gian tới
tiếp tục được nâng cao
- Hệ thống tiêm phòng đang phát huy hiệu quả;
ý thức của người dân về công tác tiêm phòng
đã được nâng cao
- Nguồn thức ăn giá trị dinh dưỡng cao ở các
địa phương được coi trọng; phẩu phần ăn cho
chăn nuôi lợn được cải thiện thông qua hệ
thống sản xuất thức ăn công nghiệp đang
- Công tác giống lợn đang tiếp tục được coi
trọng cả về chọn lọc, lai tạo giống và công
nghệ gen
- Hệ thống ghi chép, quản lý chăn nuôi có
nhiều cải thiện, cho phép quản lý từ sơ sinh
đến xuất bán sản phẩm
- Đã có những phân tích hiệu quả kinh tế sản
xuất chăn nuôi lợn theo các quy mô, điều
kiện kinh tế xã hội tại các vùng sinh thái
- Có nhiều đầu tư nâng cấp nhà xưởng, cải
thiện hệ thống vệ sinh thú y và vệ sinh an
toàn thực phẩm tại cả các cơ sở lớn và vừa
- Đã có nhiều nghiên cứu chọn lọc, bảo tồn các
giống lợn địa phương góp phần đa dạng hoá
nguồn gen quý
- Đáp ứng tiêu chuẩn của WTO, đã có nhiều
nghiên cứu về hàng rào kinh tế kỹ thuật cho
việc xuất khẩu và kiểm soát nhập khẩu thịt
lợn
thành giảm và thực phẩm được an toàn hơn, điều này sẽ làm giảm hệ thống sản xuất truyền thống, ảnh hưởng đến các hộ nông dân nghèo
- Khi ra nhập WTO, sự thiếu hiểu biết
về cạnh tranh của người sản xuất; năng suất thấp và giá thành thịt lợn cao sẽ bị cạnh tranh ngay trong thị trường nội địa
- Phát triển chăn nuôi lợn trang trại thì cũng ảnh hưởng đến môi trường không khí, môi trường nước tại các vùng nhiều trang trại chăn nuôi lợn
- Thiếu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm
sẽ là hạn chế lớn khi tham gia xuất khẩu và tham gia thị trường nội địa