Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 109 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
109
Dung lượng
1,1 MB
Nội dung
XÂY DỰNG KHUNG ƯU TIÊN NGHIÊNCỨUVÀPHÁTTRIỂNNÔNGNGHIỆP H ỘI THẢO TIỂU NGÀNH KINHTẾVÀCHÍNHSÁCH NN BẢN THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU 7LĩnhvựcCơhộiNghiêncứuvàPháttriển(EPRO)đốivớiKINHTẾVÀCHÍNHSÁCH EPRO 1: Nghiêncứu ngành hàng, phân tích tích thị trường, phân tích và dự báochínhsách EPRO 2: Tài nguyên thiên nhiên và quản lý môi trường nông thôn EPRO 3: Pháttriểnnghiên cứu, công nghệ và các hệ thống thực hiện chuyển giao đốivới NN và PTNT EPRO 4: An sinh xã hộiđốivới người dân nông thôn và xoá đói giảm nghèo bền vững EPRO 5: Biến đổi khí hậu EPRO 6: Pháttriểnnông thôn EPRO 7: Tác động của hội nhập kinhtế quốc tếvà tiếp cận thị trường đốivới thương mại nôngnghiệp Việt Nam Tháng 07/2010 1 EPRO 1: NGHIÊNCỨU NGÀNH HÀNG, PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG, PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁOCHÍNHSÁCH 1. XÁC ĐỊNH EPRO1 1.1 Mục tiêu quốc gia Để nâng cao khả năng phân tích và dự báo thị trường và tăng cường khả năng cạnh tranh của các mặt hàng chính của Việt Nam ở thị trường trong và ngoài nước đồng thời sử dụng khả năng phân tích dự báo đó làm cơ sở trong việc tư vấn chínhsách ngành hàng cho Chính Phủ, bao gồm an ninh lương thực. 1.2 Mục tiêu nghiêncứu 1. Để xây dựng bộ cơ sở dữ liệu và hệ thống đánh giá giám sát hiệu quả cho : thông tin thị trường, an ninh lương thực và chiến lược các ngành hành nông sản 2. Để thiết lập 1 nhóm chuyên gia về ngành hàng nông sản tiến hành phân tích và dự báo thị trường ngành hàng, phân tích chínhsách của BNN và tư vấn chính quyền và các tổ chức kinh doanh ở địa phương. 3. Tiến hành phân tích sâu và thực hiện mô hình thay đổi thị trường ở tầm vĩ mô cả về ngắn hạn và dài hạ n, giúp cho công tác dự báovà lập kế hoạch của Bộ NN&PTNT, các nhà chức trách địa phương và các tổ chức kinh doanh nông nghiệp. 4. Cung cấp thông tin và nhận định về kết quả phân tích ngành hàng kịp thời thông qua các diễn đàn thảo luận chính sách, hội thảo triển vọng ngành hàng, các ấn phẩm để hỗ trợ khu vực công và tư pháttriển thị phần ổn định vàcó lợi nhuận. 1.3 Nội dung Các ưu tiên dành cho các sản phẩm trong nước và xuất khẩu như: gạo, cà phê, cao su, và thủy sản (cá ba sa, tôm). Ở quy mô nhỏ hơn và chủ yếu tập trung cho thị trường sản xuất lợn trong nước có thể đặt ở mức độ ưu tiên thấp hơn. 2. GIỚI THIỆU Việt Nam là một nước nôngnghiệpvới hơn 73% dân số sống ở khu vựcnông thôn. Những năm gần đây, được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà Nước, cùng với công cuộc đổi mới, mức sống của người dân nông thôn dần được cải thiện và tỉ lệ nghèo giảm. Hiện nay Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới. Gạo là lương thực chính được sản xuất tại Việt nam và mức sản xuất gạo tương ứng với thu nhập trang trại vàpháttriểnnông thôn. Sản xuất gạo đóng vai trò quan trọng trong vấn đề an ninh lương thực của Việt Nam. Trong quá trình đổi mới, khu vựcnôngnghiệp đã tăng trên 4,5% hàng năm trong nhiều năm. Nôngnghiệp Việt Nam đã chuyển sang sản xuất hàng hóa bằng cách khai thác triệt để các lợi thế các tài nguyên đa dạng sinh học. Lương thực, thủy sản, chăn nuôi, rau, quả và sản xuất cây công nghiệp đã tăng đáng kể. Sản xuất lương thực (bao gồm: thóc, ngô, sắn, và khoai lang) tăng hàng năm. Giai đoạn 1996- 2001, tổng sản lượng lương thực đã tăng từ 31,48 triệu tấn lên 39,43 triệu tấn (tương ứng với 5,05% / năm). Từ 2002-2006 sản lượng tăng mạnh hơn, từ 43,1 triệu tấn lên 2 48,9 triệu tấn (tương đương 2,69%/năm). Cùng thời gian này gia tăng sự cạnh tranh về sử dụng đất và nước giữa sản xuất lúa và cây công nghiệp hoặc các sử dụng khác do quá trình công nghiệp hóa tiếp tục diễn ra đốivới nền kinhtế Việt Nam. Giai đoạn 2001-2007, hơn 500.000ha (1,2 triệu mẫu Anh) đất trang trại đã bị chuyển đổi thành các khu công nghiệp. Đến năm 2008, 125.000ha đất trồng lúa đã bị mất. Theo Bộ NN&PTNT tổng doanh thu xuất khẩu của khu vựcnôngnghiệp ước tính đạt 13,6 tỉ USD tính đến 10/2008, cao hơn 25,7% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó các sản phẩm nôngnghiệp đạt tới 7,4 tỉ USD, tăng 42,5%; thủy sản đạt 3,8 tỉ USD, tăng 24,2%; sản phẩm lâm nghiệp đạt 2,46 tỉ USD, tăng 16,7%. Cũng trong thời gian đó, khu vựcnôngnghiệpcó 5 sản phẩm trong 11 sản phẩm của cả nước có doanh thu hơn 1 tỉ USD ( như: thủy sản, gạo, sản phẩm nông nghiệp, cà phê vàcao su). Tuy nhiên, các thị trường nôngnghiệp đã phải đối mặt với nhiều thay đổi khôn lường trong năm 2008. Trong suốt quý II và III, giá lương thực thế giới tăng mạnh và chỉ dừng lại khi ở giá đỉnh- tăng 300% so với giá lương thực cùng kỳ năm 2007 và sau đó giảm xuống. Ví dụ như, cuối tháng 4 năm 2008, giá gạo xuất khẩu đạt mức cao ở ngưỡng 800đôla/tấn kéo theo giá gạo trong nước tăng mạnh, xấp xỉ mức 20.000VND/kg (tương đương 1,3đôla/kg). Trong năm 2009, giá gạo lại giảm. Các sản phẩm thịt và các sản phẩm công nghiệp như cao su cũng chịu hoàn cảnh tương tự : đầu năm 2009, giá cao su (1.500USD/tấn) đã giảm gần như ½ so với giá đỉnh điểm trong năm 2008 (2.900USD/tấn). Việc bình ổn giá lương thực là rất quan trọng do việc giá lương thực tăng nhanh sẽ làm giảm sức mua. Năm 2007, giá lương thực tăng 14,6%. Đầu năm 2008, giá lương thực tăng chóng mặt, dẫn đến việc chi dùng cho lương thực chiếm 43% tổng chi tiêu của hộ gia đình. Trong các nông sản của Việt Nam, gạo chiếm 15%, thủy sản chiếm 30%, cà phê vàcao su chiếm tới 80% tổng doanh thu xuất khẩu hàng năm. Song song với việc đáp ứng nhu cầu trong nước, xuất khẩu nôngnghiệp cũng tăng nhanh cả về chất lượng và giá trị. Trong suốt 2 thập kỷ qua, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu nôngnghiệp lớn nhất trên thế giới bao gồm: gạo, cà phê, hạt điều, tiêu, cao su, trà, thủy sản, Các sản phẩm xuất khẩu nông –lâm nghiệp chiếm từ 30-35% tổng sản xuất nông nghiệp. Tỷ lệ xuất khẩu theo từng ngành cụ thể: khoảng 20% cho gạo, 95% cho cà phê, cao su 85%, hạt điều 90%, trà 80% và hạt tiêu 95%. Một số các sản phẩm nôngnghiệp của Việt Nam đã khẳng định vị trí dẫn đầu trên thị trường thế giới (như: gạo, cà phê, hạt điều, tiêu, và thủy sản). Các thị trường cho các sản phẩm nôngnghiệp của Việt Nam đã được mở rộng, bên cạnh các thị trường truyền thố ng như: Trung Quốc, ASEAN, Nga, các quốc gia Đông Âu, Việt Nam đã bước đầu tiến vào một số thị trường tiềm năng như: Trung Đông, EU, Hoa Kỳ và Châu Phi. Việt Nam đang chuyển đổi nhanh sang nền kinhtế thị trường vàhội nhập kinhtế toàn cầu. Cung- cầu đốivớinông sản phụ thuộc hầu hết vào sức mạnh thị trường chứ không phụ thuộc vào quyết định áp đặt từ trên xuống như thời kỳ kinhtế nhà nước tập trung. Sự chuyển đổi từ lập kế hoạch theo mục tiêu sản xuất tập trung sang theo nhu cầu của các nhà sản xuất, các nhà máy chế biến và các nhà xuất khẩu dựa trên các cơhội thị trường sẽ mất nhiều thời gian, nhưng nếu không có những dự báo đáng tin cậy thì quá trình chuyển đổi này khó có thể diễn ra. Do đó, việc tiến hành các nghiêncứu về phân tích và dự báo thị trường là hết sức cần thiết đồng thời tạo ra các lợi thế so sánh, sau đó cung cấp hướng dẫn và tạo động lực cho năng lực thị trường nhằm tái cơ cấu sản xuất và hệ thống thị trường dựa trên lợi thế so sánh. Trong quá trình chuyển sang nền kinhtế thị trường, nôngnghiệp Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều thách thức, đặc biệt là việc xuất hiện dư cung trong nhiều mặt hàng nôngnghiệp như: cà 3 phê, các sản phẩm từ sữa, rau, mía,…Người nông dân rất dễ bị tổn thương do sự biến đổi khôn lường của giá cả gây ra bởi dư cung hoặc chất lượng kém. Bên cạnh đó, thiếu vắng những dự báo thị trường chính xác khiến họ không thể điều chỉnh hệ thống sản xuất nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ hàng hóa kém chất lượng bị trả lại và tận dụng nguồn vốn việc nâng caocơhội tiếp cận thị trường. Nhiều mặt hàng (như: các sản phẩm thủy sản: tôm, cá ba sa, gạo, cà phê, tiêu, và hạt điều,…) không thể dự báo thị trường cầu, do vậy có thể phải đối mặt với tình trạng dư thừa hoặc thiếu sản phẩm. Nông dân thường dựa trên các tín hiệu thị trường ngắn hạn, tự chuyển đổi các loại hàng hóa nên đã gây ra những tổn thất không chỉ cho chính họ mà còn đốivới cả nền kinh tế. Kết quả là, các nhà đầu tư gặp khó khăn và bất trắc trong việc đầu tư vào các nhà máy chế biến, cụ thể như trường hợp nhà máy chế biến chè, mía, sắn và các sản phẩm sữa. Kinh nghiệm từ các quốc gia có nền nôngnghiệppháttriển như Hoa Kỳ, EU, Úc và Nhật Bản đ ã cung cấp cho chúng ta những bài học quý báu. Hoa Kỳ có Cục nghiêncứukinhtế (ERS) thuộc Bộ Nôngnghiệp Hoa Kỳ, Úc có Ban Kinhtếvànôngnghiệp (ABARE) chịu sự quản lý trực tiếp của Chính Phủ với hàng ngàn nhân viên. Đặc biệt ABARE có tới 300 chuyên gia làm việc trong lĩnhvực quản lý và kiểm soát chất lượng sản phẩm. Các nước như Hoa Kỳ, EU và Australia tập trung vào vấn đề kiểm soát chất lượng và nâng cao giá trị gia tăng của các mặt hàng nông sản hơn là thúc đẩy cung. Việc dự báo cũng bao gồm dự đoán tổng sản lượng mùa vụ, dựa trên các số liệu đáng tin cậy từ thực tế sản xuất. Các số liệu thu thập từ trang trại có thể cung cấp thông tin của ngành nôngnghiệp như: chi phí đầu vào, đầu ra; lợi nhuận, mức đầu tư;…). Kết quả phân tích các dữ liệu và thông tin trên có thể cung cấp thông tin đầu vào nhằm tư vấn chínhsách cho lĩnhvựcnôngnghiệpbao gồm các chínhsách liên quan đến an ninh lương thực ở cấp tỉnh và cấp trung ương. Kế hoạch 5 năm pháttriển ngành nôngnghiệpnông thôn (2006-2010) đã xác định kế hoạch hành động với sự tập trung pháttriển cây trồng hàng hóa , sản phẩm chăn nuôi , cây lâm nghiệpcó giá trị cao theo hướng cải thiện năng suất và sản lượng…. Để thúc đẩy pháttriển các ngành hàng đó , kế hoạch cũng chỉ rõ định hướng mức tăng trưởng, sản lượng, giá trị gia tăng, thị phần của các ngành hàng nông nghiệp…Đây được coi là nhiệm vụ then chốt trong kế hoạch hành động của lĩnhvựcnông nghiệp. Do đó, có thể nói rằng pháttriển hàng hóa với các giải pháp chủ chốt của cải cách chính sách, thể chế, tổ chức và nâng cao đầu tư công là những nhiệm vụ quan trọng đầu tiên của ngành. Dự án này rất phù hợ p với mục tiêu đã đặt ra ở trên. 3. MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG 3.1 Môi trường chính trị và pháp lý Bên cạnh Nghị định số 7 ban hành tại cuộc họp của Ban Chấp Hành TƯ tháng 7/2008 với mục tiêu pháttriển toàn diện ngàng nôngnghiệp theo định hướng hiện đại, bền vững và sản xuất hàng hóa hàng loạt, Việt Nam vẫn chưa cho ra đời các chínhsách hoặc chiến lược toàn diện cho một mặt hàng nông sản cụ thể và cho các hoạt động đầu tư vào các mặt hàng liên quan đến thị trường tương lai, ổn định và bền vững. Tác động chínhsách thường chỉ thông qua các chínhsách liên quan có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới ngành hàng nông nghiêp. Có 3 nhóm chínhsáchchính tập trung vào hỗ trợ sản xuất; hỗ trợ đất đai và thương mại; các chínhsách hỗ trợ sản xuất nôngnghiệp như: khoa học công nghệ, tín dụng và khuyến nông. Phần lớn văn bản pháp quy đều liên quan đến các nghĩa vụ của Việt Nam đốivới các thỏa thuận quốc tế. Các thỏa thuận này hết sức quan trọng, tuy nhiên chúng có liên quan đến khả năng thương mại (xuất khẩu và nhập khẩu) hơn là những mặt hàng kinh doanh và phương thức trao quyền cho các nhà sản xuất, chế biến và 4 xuất khẩu sản phẩm của Việt Nam để có thể cạnh tranh nhưng vẫn có lãi. Các ví dụ liên quan đến những chínhsáchbao gồm: Các chínhsách liên quan đến hỗ trợ sản xuất ¾ Theo nghị định số 225/1999/QD-TTg về giống cây nông - lâm nghiệpvà chăn nuôi giai đoạn 2001-2005; và nghị định số 17/2006/QD-TTg ngày 20/1/2006 về việc tiếp tục thực hiện nghị định 225/1999/QD-TTg đến 2010. ¾ Nghị định số 129/2003/ND-CP (2003) liên quan đến miễ n thuế sử dụng đất nôngnghiệpvà mới nhất là nghị định 115, 2008 cho phép bãi bỏ thủy lợi phí. ¾ Quyết định số 391/QD-TTg (tháng 4/2008) về rà soát, kiểm tra quản lý và sử dụng đất trong 5 năm, cho đến 2010 , tập trung chủ yếu vào diện tích trồng lúa. ¾ An ninh lương thực quốc gia của Việt Nam và tầm nhìn đến 2030 (đang chờ xử lý) ¾ Nghị Định của Chính Phủ về quản lý đất trồng lúa (đang chờ xử lý ) Chínhsách đất Luật Đất đai năm 2003 quy định đất thuộc quyền sở hữu của toàn dân và được nhà nước đại diện với 5 nghĩa vụ chính : (i) Xây dựng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất; (ii) quyết định hạn ngạch và thời hạn sử dụng đất; (iii) cấp giấy xác nhận quyền sử dụng đất cho người sử d ụng; (iv) thu thuế sử dụng đất; và (v) xác định giá đất. Người sử dụng đất được giao đất để sử dụng lâu dài và ổn định đồng thời có7 quyền về sử dụng đất: chuyển nhượng, trao đổi, cho thuê, cho thừa kế, thế chấp, tặng, và sử dụng đất để góp vốn kinh doanh. Ngoài ra, người sử dụng đất phải: (i) trồng trọt luân canh hợp lý; (ii) quan tâm duy trì độ mầu mỡ của đất; (iii) nộp thuế và các khoản phí về sử dụng đất nông nghiệp. Các khoản thuế liên quan đến đất nôngnghiệp của Việt Nam gồm: (i) thuế sử dụng đất nông nghiệp, (ii) thuế chuyển đổi quyền sử dụng đất, (iii) thuế đất sử dụng quá thời hạn và giới hạn đất sử dụng. Năm 2003, Chính Phủ đã ban hành quy định hợp pháp về miễn thuế sử dụng đất nôngnghiệp cho hầu hết nông dân đến 2010. Đặc biệt, các chínhsách đất đai dưới đây đều liên quan đến sản xuất nông nghiệp: ¾ Nghị định 09/2000/NQ-CP của Chính Phủ ban hành tháng 6 năm quyết định bình ổn hóa 4 triệu hecta diện tích trồng lúa được tưới và các loại đất trồng lúa không có hiệu quả (so với mức trung bình của cả nước) được phép chuyển đổi sang trồng các loại hoa màu khác có hiệu qu ả hơn. ¾ Nghị định số 03/2000/NQ-CP của Chính Phủ ngày 2/2/2000 về kinhtế trang trại thúc đẩy các chínhsách về giao đất , cho thuê, chuyển đổi quyền sử dụng đất nhằm khuyến khích tập trung đất canh tác, pháttriểnnôngnghiệp theo hướng quy mô trang trại, tạo điều kiện thuận lợi pháttriển tư liệu sản xuất cho các ngành hàng tập trung. Các chínhsách thương mại Nhằm đáp ứng các yêu cầu của Hi ệp định Nôngnghiệp (AoA), Chính Phủ Việt Nam đã ban hành các chínhsách dưới đây với mục tiêu hình thành 1 nguyên tắc cụ thể về thương mại nôngnghiệpvà các chínhsách hỗ trợ, đồng thời tránh sử dụng các chínhsách gây tổn hại đến thương mại toàn cầu của các mặt hàng nông sản. ¾ Quyết định số 1042/ QD-BMT được Bộ Thương Mại ban hành ngày 29/6/2007 về việc xóa bỏ các khoản thưởng cho các thành tích xuất khẩu. Quyế t định này là để thực hiện các cam kết của Việt Nam với WTO về việc dỡ bỏ hỗ trợ xuất khẩu. 5 ¾ Bộ luật số 20/2004/PL-UBTVQH 11 ngày 29/4/2004 về việc chống phá giá các mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam. ¾ Quyết định số 02/2008/ QD-BCT ngày 21/1/2008 về kế hoạch pháttriển công nghiệp máy móc cho ngành nôngnghiệp giai đoạn 2006-2015 với tầm nhìn đến 2020 ¾ Quyết định số 104/2008/QD-TTg ngày 21/7/2008 về thuế quan xuất khẩu áp dụng cho gạo và phân bón. ¾ Nghị định số 39/2006/QD-BTC ngày 28/7/2006 về áp dụng thuế đốivới 1 số mặ t hàng xuất nhập khẩu. Nghị định này có đề cập tới tất cả các mặt hàng có đánh thuế xuất, trong đó chỉ bao gồm một vài mặt hàng nông sản đề cập trong Hiệp định Nôngnghiệp AoA Hiệp định vệ sinh và kiểm dịch động, thực vật (SPS): Các tổ chức quốc tếcó liên quan hoặc các thành viên của WTO chịu trách nhiệm xác định các biện pháp SPS và Việt Nam phải tuân thủ đáp ứng yêu cầu SPS của các quốc gia nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Các văn bản pháp luật và các chínhsách dưới đây đã được ban hành: ¾ Quyết định số 04/2008/QD-BNN ngày 10/1/2008 về các chức năng và hợp tác vớicơ quan đầu mối SPS của Việt Nam. ¾ Luật số 12/2003/PL-UBTVQH 11 ngày 26/7/2003 về các biện pháp vệ sinh thực phẩm. ¾ Nghị định số 149/2007/QD-TTg ngày 10/9/2007 về việc thực hiện kế hoạch quốc gia về các biện pháp vệ sinh an toàn. ¾ Luật số 18/2004/PL-UBTVQH 11 ngày 29/4/2004 về dich vụ thú y. ¾ Nghị định số 33/2005/ND-CP ngày 15/3/2005 về việc thực hiện luật số 18/2004/PL- UBTVQH 11. ¾ Luật số 36/2001/Pl-UBTVQH 10 ngày 25/7/2001 về việc thanh tra vàbảo vệ thực vật. Hiệp định rào cản kỹ thuật thương mại (TBT): Hiệp định TBT là rất phù hợp đốivới các quy định về kỹ thuật về mọi đặc tính cụ thể của 1 sản phẩm, bao gồm: kích cỡ, thiết kế, vận hành, đóng gói và nhãn mác. Quyết định số 0975/ QD-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 15/2/2008 phê duyệt dự án hỗ trợ kỹ thuật sau khi gia nhập WTO giai đoạn 1. Dự án nhằm đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong việc thực hiện cam kết WTO của các cơ quan về phân phối, kinh doanh, kiểm tra, quản lý hàng hóa. Hiệp định Th ương mại liên quan tới các lĩnhvực của Quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS): hiệp định này bắt buộc các thành viên có trách nhiệm bảo vệ sự sáng tạo của sản phẩm và quy trình sản xuất. Hiệp định bao gồm tất cả các quyền sở hữu trí tuệ với đầy đủ công cụ để bảo vệ các tác giả, các nhà đầu tư, nhãn hiệu và tên các sản phẩm tránh bị bắt chước hoặc tái sản xuất. Các giống cây trồng và các chỉ số địa lý liên quan đến nôngnghiệp cũng được đề cập trong hiệp định này. Các điều khoản dưới đây buộc các thành viên WTO áp dụng quyền sở hữu trí tuệ đốivới các sản phẩm là các giống cây trồng và các chỉ số địa lý: ¾ Luật số 50/ 2006 ngày 29/11/2006 về quyền sở hữu trí tuệ ¾ Nghị định số 104/2006/ND-CP ngày 22/9/2006 về các quyền sở hữu trí tuệ đốivới các giống cây trồng, rượu vang và các đồ uống có cồn ¾ Nghị định số 54/2000/ND- CP ngày 13/10/2000 về bí quyết thương mại và địa lý 6 Ngoài các hiệp định WTO, Việt Nam cũng ký kết một số hiệp định trong khu vựccó khả năng ảnh hưởng tới nôngnghiệp như thỏa thuận AFTA/CEPT, hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ, tự do thương mại với TQ (AFTA-China), và tự do thương mại với Hàn Quốc (AFTA- Korea). Tất cả các hiệp định này về cơ bản tập trung vào việc giảm thuế nhập khẩu và các hàng rào thương mại cũng như phi thương mại, buộc tất cả các thành viên phải mở cửa thị trường đốivới các hàng hóa nhập khẩu. Các văn bản tổng quát cấp trung ương liên quan đến các sản phẩm nôngnghiệpvà xuất khẩu ¾ Quyết định số 69/2007/QD-TTg được Thủ Tướng ban hành ngày 18/5/2007 về kế hoạch pháttriển ngành công nghiệp chế biến nông nông-lâm sản đến 2010 và tầm nhìn 2020 ¾ Quyết định số 27/2007/QD-BNN của Bộ NN và PTNT ban hành ngày 12/4/2007 về các quy định quản lý kế hoạch quốc gia về xây dựng và thực hiện công nghệ sinh học nôngnghiệp đến năm 2020 ¾ Luật số 05/2007/QH12 ngày 21/11/2007 về chất lượng sản phẩm. Luật này bao gồm các quy định về chất lượng sản phẩm xuất khẩu chung và buộc tất cả các nhà xuất khẩu phải tuân thủ theo quy định của luật cũng như các cam kết quốc tếvà khu vực khác. ¾ Nghị định số 151/2006/ND-CP ngày 20/12/2007 về việc điều tiết các nguồn tín dụng quốc gia cho đầu tư và xuất khẩu. ¾ Quyết định số 08/2007/QD-BTC ngày 2/3/2007 về tầm quan trọng của tín dụng cho việc đầu tư và xuất khẩu. Nhìn chung, ngoài các ảnh hưởng tích cực, các chínhsách liên quan đến mặt hàng nôngnghiệp đều mang tính tạm thời và bị động, thường chỉ được ban hành trong các giai đoạn khủng hoảng (khủng hoảng lúa gạo, cà phê, an toàn thực phẩm, thức ăn vật nuôi, vv ). Các chínhsách về hàng hóa đều chủ yếu hỗ trợ cho sản xuất, và các quy định chi tiết liên quan tới các thỏa thuận quốc tế Việt Nam tham gia có ảnh hưởng lớn đến khả năng tiếp cận thị trường toàn cầu, hỗ trợ nông nghiệp, các yêu cầu về chất lượng sản phẩm, vệ sinh và kiểm dịch động, thực vật. Có ít chínhsách toàn diện theo một chuỗi hàng hóa cụ thể: lập kế hoạch, dự báo đầu tư, tổ chức sản xuất, tư liệu đầu vào, sản xuất, chế biến, thương mại, kiểm soát chất lượng, quản lý rủi ro và hỗ trợ cho người tiêu dùng. Quá trình xây dựng chínhsách là quá trình có tác động ngược lại và thường không dựa trên cơ sở khoa học và không tham khảo ý ki ến của nhiều bên liên quan như các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu, khu vực tư nhân, nông dân, Kết quả là, dự báo về thị trường ngành hàng nông sản để cócơ sở xây dựng chínhsách là một nội dung hết sức cần thiết. 3.2. Môi trường kinhtế Việc lập kế hoạch được dựa trên diện tích sản xuất và năng suất với trong tâm tạo cơ cấu ngành bất cân đối rủi ro xuất khẩu. Nông dân được khuyến khích đầu tư vào các mặt hàng xuất khẩu mạnh như cà phê, hạt tiêu, điều, gạo và tôm hùm. Các ngành hàng yếu hơn như chăn nuôi, gia cầm, các sản phẩm lâm nghiệpvới sản lượng lớn và thường không đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước dường như không nhận được sự hỗ trợ đầy đủ. Đầu tư vào các mặt hàng xuất khẩu mạnh thường rất lớn mà không quan tâm đầy đủ đến thị trường. Cung ứng, thường là chất lượng thấp, nhanh chóng vượt quá cầu đốivới một số loại có dư sản phẩm như: cà phê, gạo, cá ba sa trong những năm gần đây đã ảnh hưởng đáng kể đốivớiđời sống của người sản xuất. Cũng trong thời điểm này, đầu tư và lợ i thế cạnh tranh tại các sản phẩm/ lĩnhvực định hướng tiêu thụ 7 nội địa bị giảm, làm tăng nguy cơ rủi ro mất thị trường trong nước do phải cạnh tranh gay gắt với các mặt hàng nhập khẩu. Nông dân là những người yếu thế nhất trong chuỗi giá trị. So với các bên liên quan khác trong thị trường, nông dân hưởng lợi ít nhất từ chuỗi giá trị. Không cóchínhsách nào phù hợp mặc dù tất cả các chínhsách hiện hành đều ưu tiên cho nông dân. Một số chínhsách cung cấp hỗ trợ vật chất hơn là hỗ trợ về mặt phương pháp để khuyến khích nông dân. Giá trị gia tăng từ chuỗi giá trị hầu hết là từ quá trình chế biến, đóng gói, quảng cáovà các chiến dịch tiếp thị trong khi phần lớn nông dân Việt Nam chỉ có thể tiếp cận với sản xuất thô. Điều này đặc biệt đúng đốivới các nông dân sản xuất qui mô nhỏ hay những người sống ở khu vực vùng sâu vùng xa. 3.3. Môi trường xã hội ¾ Việc chuyển đổi đất nôngnghiệp sang mục đích công nghiệpcó ảnh hưởng tới đói nghèo và lao động vì các gia đình nông dân bắt buộc phải tìm kiếm các việc làm phi nông nghiệp. Theo ước tính của Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã hội, trung bình 1 hộ nông dân có 1,5 lao động bị thất nghiệp do đất sản xuất bị thu hồi trong khi đó phần lớn những người dân này đều không được học hành và hướng nghiệp đầy đủ ¾ Các quyết định của nông dân về hệ thống nôngnghiệp họ sử dụng cũng như kết hợp sx các sản phẩm nôngnghiệp thì bị giới hạn bởi việc qui hoạch sử dụng đất cho những cây trồng cụ thể ví dụ như lúa. Trong khi sản xuất lúa gạo có thể đảm bảo an ninh lương thực, nó cũng gây ảnh hưởng đáng kể tới thu nhập của hộ nông dân vì họ không có khả năng chuyển sang các hệ thống sản xuất có giá trị cao hơn. ¾ Việc chạy mô hình sẽ xác định tác động đốivới phân bổ thu nhập của sử dụng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất cũng như tự do hóa thương mại ở phạm vi ngành và khu vựcvà sẽ giúp xác định các nhóm yếu thế và xây dựng chínhsách phù hợp để có thể giúp đỡ họ. Điều đó cũng giúp Chính Phủ Việt Nam xác định rõ các vướng mắc, sau đó lựa chọn có mục đích các chínhsách phúc lợi xã hội nhằm tránh lãng phí đầu tư vào các lĩnhvực không hiệu quả. 4. CÁC THÔNG TIN NGHIÊNCỨUVÀPHÁTTRIỂN (R&D) 4.1. Các lĩnhvựcnghiêncứuchínhNghiêncứu về cung-cầu của ngành hàng nông sản ¾ Nghiêncứu về phương pháp cung –cầu cho ngành lúa gạo mô tả cách áp dụng hệ thống thông tin chỉ dẫn địa lý (GIS) và mô hình vào phân tích sự cân bằng của cung-cầu của ngành lúa gạo cho 7 vùng sinh thái của Việt Nam. Kết quả đầu ra quan trọng bao gồm (i) xác định các khu vựccó lợi thế cạnh tranh về sản xuất lúa gạo; (ii) các phương pháp cải thiện khả năng ước tính sản lượng gạo, tổng sản lượng cũng như dự báo cầu cho mỗi vùng sinh thái bao gồm một số tỉnh; (iii) ước tính với diệ n tích trồng lúa là 4 triệu hecta, so với mức dự tính nhu cầu trong nước của Việt Nam thì Việt Nam vẫn có thể duy trì xuất khẩu từ 2-4 triệu tấn mỗi năm với giá thành giảm 20%, do đó lượng xuất khẩu sẽ đạt gần 2 triệu tấn mỗi năm; (iv) nhu cầu của hộ về gạo trong năm 2010 với tốc độ đô thị hóa là 33% là khoảng 13,8 triệu tấn. Sự biến đổi giá gạo sẽ làm tăng hoặc giám khối lượng tiêu thụ gạo khoảng 1 triệu tấn. ¾ Các xu hướng pháttriển chăn nuôi ở Việt Nam đều bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn định và giá thịt lên cao, giá thức ăn gia súc tăng, chi phí chăn nuôi tăng, và dịch vụ thú y kém hiệu quả. Đầu ra bị hạn chế bởi thu nhập thấp, chất lượng thịt không cao, hệ thống tiêu chuẩn ch ất lượng không hoàn chỉnh, thiếu thông tin, và thiếu hệ thống phân phối cho người tiêu dùng. 8 Vai trò của Chính Phủ trong việc tạo hành lang pháp lý, quản lý tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm là những vấn đề rất quan trọng và cần thiết phải được tăng cường để hỗ trợ, thúc đẩy ngành chăn nuôi. ¾ Tiêu dùng cà phê trong nước, sử dụng bộ số liệu điều tra dựa trên mức sống cho thấy nhu cầu cà phê tăng, đặc biệt là ở khu vực thành phố. Điều tra về khả năng cạnh tranh ¾ Năm 2002, Nielsen 3 đã tiến hành một cuộc nghiêncứu về ngành gạo của Việt Nam trên thị trường thế giới, tổng hợp sản lượng, cơ cấu và xu hướng thương mại của thị trường gạo thế giới đồng thời đánh giá các chínhsách hiện có áp dụng cho ngành lúa gạo, đặc biệt là các chínhsách liên quan đến tiếp cận thị trường, trợ cấp xuất khẩu, sử dụng sản phẩ m biến đổi gen và hỗ trợ trong nước của các quốc gia khác. ¾ Nghiêncứu về sức cạnh tranh của ngành công nghiệp cà phê Robusta ở Việt Nam đã đưa ra kết luận rằng sức cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam trong những năm qua là dựa vào giá sức lao động thấp, sản lượng cao do nhiều phân bón và tưới tiêu, các chínhsáchpháttriểncơ sở hạ tầng cho tất cả các bên liên quan đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê. Những xu hướng gần đây trong thị trường cà phê đã cho thấy khó có thể duy trì sức cạnh tranh cao của cà phê Việt Nam do xu hướng của thị trường cà phê thế giới là chất lượng cao, sản phẩm hữu cơvàsạch cùng với sự quan tâm caođốivới GAP và các tác động của môi trường. Nghiêncứu về tác động của hội nhập thương mại thế giới ¾ Nielsen (2003) 5 đã đưa ra 3 chínhsách thương mại có ảnh hưởng trực tiếp tới ngành lúa gạo của Việt Nam: (i) dỡ bỏ hạn ngạch xuất nhập khẩu phân bón cho lúa gạo có xu hướng tăng hiệu quả phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế. (ii) Chínhsách đất đai và giao đất- là những công cụ hạn chế thay đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, tạo khó khăn cho các hoạt động sản xuất, xuất khẩu và đa dạng sản phẩm nôngnghiệp thông qua điều chỉnh việc giao đất nôngnghiệpvà điều đó sẽ giảm lợi thế so sánh và lợi ích kinhtế xã hội của các đối tác khác nhau. (iii) Hiệp định thương mại ưu đãi với EU- các đối tác thương mại của Việt nam dường như không có lợi cho ngành sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam vì họ đặt Việt Nam vào vị trí sân chơi cạnh tranh đốivới tất cả các quốc gia xuất khẩu vào thị trường EU. ¾ Một nghiêncứu về tự do hóa thương mại trong ngành công nghiệp chăn nuôi áp dụng mô hình cân bằng chung để đánh giá tác động của tự do hóa thương mại đã cho thấy (i) nhìn chung, tự do hóa thương mại không có ảnh hưởng tiêu cực đốivới ngành chăn nuôi của Việt Nam do lượng thịt đượ c mua bán trên thị trường thế giới thấp; (ii) những ảnh hưởng của tự do hóa thương mại quốc tế như sốc về đơn giá dường như chỉ có ảnh hưởng nhẹ tới Việt Nam do Việt Nam là nước tự cung tự cấp thịt lợn và gia cầm với một lượng tiêu thụ thịt bò khá thấp; (iii) việc miễn, giảm thuế cho các nguyên liệu chế biến thức ă n gia súc trong quá trình pháttriển của ngành công nghiệp, đặc biệt là các sự tăng trưởng của ngành chăn nuôi lợn và gia cầm mang lại lợi ích cho ngành công nghiệp chăn nuôi trong nước. ¾ Một trong những tác động tiêu cực của tự do hóa thương mại và gia tăng tính lệ thuộc vào xuất khẩu là do biến động về giá cả trong nước vì tính không ổn định của giá cả không những gây thiệt hại cho nông dân đồng thời ảnh hưởng tớ i các ngành công nghiệp chế biến và các bạn hàng. Giá cà phê đạt đến đỉnh điểm trong lịch sử vào năm 1990, gây ra hiện tượng sản xuất dư thừa tràn lan, do đó làm giá cà phê giảm mạnh. Kết quả là sinh kế của người trồng cà 9 phê bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là là ở tỉnh Daklak – khu vực trồng cà phê lớn nhất của Việt Nam. Giá cả trên thế giới thấp và sự tiến triển của toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại, người nông dân đặc biệt là nông dân nghèo là những người dễ bị tổn thương nhất. Nghiêncứu chuỗi giá trị ngành hàng Kết luận từ một nghiêncứu toàn diện về chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo Việt Nam cho thấy (i) (i) Việt Nam đang phải gánh chịu thiệt hại do thiếu môi trường cơ sở hạ tầng vàcơ chế chínhsách để tăng cường an ninh lương thực, giảm nghèo nông thôn và tăng thu nhập từ xuất khẩu; (ii) các phương pháp tạo ra giá trị cho ngành lúa gạo gồm: tăng năng suất, đặc biệt là ở khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa, đồng thời tăng sản xuất và xuất khẩu các loại gạo đặc biệt có chất lượng cao. Vai trò của khu vực nhà nước trong việc đầu tư trực tiếp nhằm nâng cao sản lượng chỉ nên giới hạn trong việc cung cấp tưới tiêu, nâng cấp cơ sở hạ tầng và tăng cường xây dựng chính sách. Khu vực tư nhân cần pháttriển các mặt hàng đặc sản và các thị trường có giá trị cao. Ngoài ra, việc đầu tư vào với ngành lúa gạo cũng nên kết h ợp với các chínhsách đa dạng cây trồng nhằm giả quyết vấn đề nghèo ở nông thôn. ¾ Một nghiêncứu toàn diện về các bên liên quan trong thị trường chăn nuôi như: người chăn nuôi, người kinh doanh thức ăn chăn nuôi, người chế biến, người kinh doanh thịt, người chế biến thịt, người tiêu dùng, người bán lẻ và các cơ quan thú y đã phân tích nhu cầu thịt và tính toán biến động giá ở thị trường Hà Nội và H ồ Chí Minh. Nghiêncứu về dự báo cung ngành hàng ¾ Một nghiêncứu về dự báo cung dài hạn của 5 vùng trồng cà phê chính ở Việt Nam có sử dụng mô hình của Vintage và phân tích các tác động của nhiều yếu tố (giá cà phê, giá đầu vào, tuổi cây, sản lượng, ) liên quan đến hoạt động cung cấp cà phê. Nghiêncứu đã đưa ra những dự đoán chi tiết về việc cung cấp cà phê của mỗi vùng ở mỗi khu vựcnghiên cứu. 4.2. Các vấn đề chính ¾ Thiếu nguồn dữ liệu (dữ liệu và hình ảnh) để phân tích thị trường đầy đủ theo chuỗi thời gian và thường xuyên cập nhật. Mặc dù đã có khá nhiều nguồn thông tin thị trường nhưng các nguồn thông tin này chỉ được thực hiện trong khuôn khổ các dự án, do vậy không thể duy trì tính ổn định lâu dài và các đơn vị nghiêncứu không cócơ chế để trao đổivà sử dụng thông tin hiệu quả. ¾ Thông tin thị trường đơn thuần là thông tin về giá- chủ yếu là giá bán lẻ, trong khi các thông tin quan trọng khác để phân tích thị trường như: sự khác biệt thị trường, lợi thế so sánh, các xu hướng thị trường và các cơhội tương lai thường dễ tìm nhưng hiếm khi được đưa vào nghiêncứu ngành hàng. ¾ Các thông tin thu thập được không đáp ứng đầy đủ yêu cầu nghiêncứu thị trường ngành hàng, đặc biệt là các thông tin cần thiết để đánh giá cung- cầu của các loại hàng hóa. ¾ Tính kịp thời của thông tin về ngành hàng chiến lược được thu thập theo hệ thống từ trên xuống của Tổng Cục Thống Kê (GSO) cho thấy dự báo về sản lượng cây trồng thường không có cho đến thời điểm sau thu hoạch và thông tin này không giúp các nhà sản xuất, chế biến và xuất khẩu đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn. ¾ Việt Nam vẫn chưa có khả năng xây dựng cơ chế cũng như kế hoạch pháttriển dựa trên nghiêncứu về lợi thế cạnh tranh và so sánh của các ngành hàng chính trong các vùng cũng như giữa Việt Nam và các quốc gia khác. [...]... tích và dự báo sử dụng các mô hình kinhtế tiên tiến Vì vậy, cần tăng cường năng lực trong lĩnhvực này để thực hiện dự án Các nguồn thông tin và các chuyên gia dự báo sử dụng mô hình kinhtế mà IPSARD đang sử dụng, tập trung vào việc học hỏikinh nghiệm, bao gồm: - Dịch vụ nghiêncứukinh tế- ERS của Bộ NôngNghiệp Hoa Kỳ; - Cơ quan kinhtếvànôngnghiệp của Úc - ABARE; - Viện nghiêncứuchính sách. .. cứu tài nguyên nước, Viện nghiêncứu nuôi trồng thủy sản, Viện quy hoạch và dự báonôngnghiệp quốc gia, Viện quy hoạch và phân vùng nông nghiệp, Viện khoa học nôngnghiệp Việt Nam, Viện khoa học nôngnghiệp miền Nam, Viện nghiêncứuchínhsáchvà chiến lược nôngnghiệpvàpháttriểnnông thôn Bộ TN&MT: Viện biến đổi khí hậu và khí tượng thủy văn, Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia, Viện chính sách. .. nôngnghiệp (vai trò của việc thụ phấn đốivới sản lượng, mối quan hệ giữa đa dạng sinh học nôngnghiệp với bệnh dịch trên vật nuôi và cây trồng); • Phân tích tác động ứng dụng biến đổi gen đốivớipháttriểnnông nghiệp; • Nghiêncứu tác động sản xuất nôngnghiệpđốivới đa dạng sinh học trong nôngnghiệp • Nghiêncứu tác động sản xuất nôngnghiệpđốivới môi trường nông thôn (sử dụng thuốc bảo vệ thực... đàn đối thoại chính sách, hội thảo, ấn phẩm nhằm hỗ trợ cho việc xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động của khu vực nhà nước và tư 1.3 Nội dung nghiêncứu Trọng tâm gồm: • Quản lý và sử dụng đất trong nôngnghiệpvà khu vựcnông thôn • Quản lý và sử dụng nước trong nôngnghiệpvà khu vựcnông thôn (thủy lợi và nước sinh hoạt) • Bảo tồn đa dạng sinh học trong nôngnghiệpvà • Bảo vệ môi trường nông. .. lượng, tiếp cận và tác động đến các dịch vụ nôngnghiệp theo cơ chế thị trường và hiệu quả chi phí để đáp ứng nhu cầu của các đối tượng khác nhau (đem lại hiệu quả Đầu tư) 1.2 Phạm vi nghiêncứu Phân tích các chínhsách hiện hành liên quan đến quản lý hệ thống chuyển giao nghiêncứuvàpháttriển trong lĩnhvựcnôngnghiệpvàpháttriểnnông thôn của Bộ NN&PTNT và xác định các lĩnhvực cần cải cách... các chínhsách hiện hành đốivới việc khuyến khích pháttriểnvà chuyển giao công nghệ (có điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu thị trường) vàtriển vọng của chiến lược pháttriển công nghệ thay thế nhằm đáp ứng nhu cầu của các đối tượng Đề xuất phạm vi điều chỉnhvà cải cách quy trình để đạt được mục tiêu quốc gia 1.3 Nội dung nghiêncứuchính Trọng tâm nghiêncứu là các dịch vụ nôngnghiệpvà khuyến nông. .. Chính phủ Việt Nam và Bộ NN coi vấn đề an ninh lương thực là vấn đề ưu tiên quốc qua Ngày càng có nhiều các tổ chức quan tâm đến nghiêncứu dự báo thị trường, đặc biệt là các nghiêncứu tác động của thị trường tới pháttriểnkinhtế xã hội khu vực nông nghiệpnông thôn và trên cả nước Nghị quyết “Tam nong” đã chỉ ra những vấn đề quan ngại của Chính phủ đốivớinôngnghiệp Việc mở rộng và thường xuyên... ngành nôngnghiệpvà khu vựcnông thôn Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai, tài nguyên nước, đa dạng sinh học nôngnghiệpvà môi trường nông thôn • • • • • Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, suy giảm chất lượng nước, đa dạng sinh học nôngnghiệp và môi trường nông thôn Biến đổi khí hậu và khả năng của chính phủ vànông dân đối phó với thiên tai... hầu như vẫn chưa được các nhà nghiêncứu chú ý đến Mặc dù Viện Chiến Lược ChínhsáchNôngnghiệpvàPhátTriểnnông thôn (IPSARD) đã tiến hành một số nghiêncứu nhằm phân dự báokinhtế ngành hàng cà phê, một số nghiêncứu đã áp dụng mô hình cân bằng, trong đó có 1 phần cho ngành lúa gạo và 1 phần cho chăn nuôi gia súc; các nghiêncứu này chỉ đơn thuần mang tính thực nghiệm và sơ khai Các ngành chiến... nhân vàpháttriển nguồn nhân lực và vốn kiến thức khoa học, cho phép các viện nghiêncứu tham gia vào các hoạt động thương mại Sử dụng hiệu quả trợ giúp quốc tế để cải thiện năng lực vàcơ sở vật chất nghiêncứuvà tiếp cận các quỹ của nhà nước và nhà tài trợ cho giáo dục và đào tạo tại nước ngoài Rà soát cơ chế nghiêncứuvà quản trị để nâng cao hiệu suất và hiệu quả của các hệ thống chuyển giao nghiên . NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP H ỘI THẢO TIỂU NGÀNH KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH NN BẢN THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU 7 Lĩnh vực Cơ hội Nghiên cứu và Phát triển (EPRO) đối với KINH TẾ VÀ. các chính sách phúc lợi xã hội nhằm tránh lãng phí đầu tư vào các lĩnh vực không hiệu quả. 4. CÁC THÔNG TIN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN (R&D) 4.1. Các lĩnh vực nghiên cứu chính Nghiên cứu. tập trung vào việc học hỏi kinh nghiệm, bao gồm: - Dịch vụ nghiên cứu kinh tế- ERS của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ; - Cơ quan kinh tế và nông nghiệp của Úc - ABARE; - Viện nghiên cứu chính sách lương