0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Tình hình sản xuất ong

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU VỀ THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU - NHỮNG LĨNH VỰC CƠ HỘI NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN DOCX (Trang 55 -58 )

ARDO 4 CÔN TRÙNG CÓ ÍCH 1 XÁC ĐỊNH ARDO

2.2.1. Tình hình sản xuất ong

Từ năm 1985, nghề nuôi ong công nghiệp bắt đầu phát triển, số lượng đàn ong, sản lượng mật đã được tăng lên và đây là năm đầu tiên Việt Nam xuất khẩu mật ong. Năm 2006, Việt Nam có 678.987 đàn ong, trong đó khoảng 500.000 đàn ong ngoại

(Apis mellifera) và 179.987 đàn ong nội (Apis cerana), tăng trên 1,7 lần so với năm 2000.

Năm 2006, miền Nam sản xuất 85,3% sản lượng mật, trong đó vùng Tây Nguyên nuôi 40% số đàn với năng suất bình quân 46 kg/đàn/năm và chiếm 65% tổng sản lượng mật của cả nước.

Vùng Đông Nam Bộ đạt năng suất mật trung bình 46 kg/đàn/năm và chiếm 19,3% tổng sản lượng mật cả nước.

Cơ cấu sản lượng mật của các vùng sinh thái trong giai đoạn 2001-2006 (%)

Vùng sinh Thái 2005 2006 Cả nước 100,0 100,0 Miền Bắc 20,3 14,7 Đ. B.Sông Hồng 7,8 4,9 Đông Bắc 5,7 4,4 Tây Bắc 4,4 3,1 Bắc Trung Bộ 2,5 2,3 Miền Nam 79,7 85,3 D.H. miền Trung 0,2 0,1 Tây Nguyên 57,7 64,9 Đông Nam Bộ 20,6 19,4 Đ.B. Sông Cửu Long 1,2 0,9 (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Trong giai đoạn 2001-2006, tốc độ tăng trưởng bình quân là khoảng 20%/năm về

tổng đàn, 18%/ năm về tổng sản lượng mật, 29,7%/năm về lượng mật xuất khẩu . Năm 2002, tổng sản lượng mật ong đạt khoảng 18.148 tấn tăng 248,5% so với với

năm 2001 (7.303), đạt kim ngạch xuất khẩu 20 triệu USD.

Xuất khẩu bình quân hàng năm tới 86,6% tổng sản lượng mật được sản xuất ra trong giai đoạn 2001-2006.

2.2.2. Tình hình sản xuất dâu tằm

Thời kỳ trước năm 1986: cả nước có khoảng 5.000 ha dâu, hàng năm sản xuất 1.500 tấn kén tằm, 175 tấn tơ, gần 1 triệu mét lụa. Sản phẩm chủ yếu là tơ và lụa cấp thấp. Chế biến tơ chủ yếu là chế biến tơ cơ khí, xuất khẩu theo Nghịđịnh thư cho các nước

Đông Âu và Liên Xô cũ.

Từ năm 1986 – 1993: Nhà nước chuyển đổi cơ chế hạch toán kinh doanh. Người dân chủ động trong việc sử dụng đất đai, đưa các giống mới có năng suất cao vào sản

Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y. Bản dữ liệu và thông tin

xuất, áp dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến nên sản xuất dâu tằm tăng nhanh từ 5.000ha dâu (1986) lên 38.000ha dâu (1993). Kim ngạch xuất khẩu năm cao nhất đạt gần 10 triệu USD.

Từ năm 1994 – 1997: đây là thời kỳ khó khăn của ngành. Giá tơ lụa trên thế giới giảm mạnh chỉ còn một nửa so với giá thời kỳ 1989-1991 đã làm cho diện tích dâu giảm trên 50%. Tuy nhiên trong giai đoạn khó khăn này, sản xuất có nhiều tiến bộ, chất lượng tơ được chú trọng, chi phí sản xuất giảm nhiều, thị trường trong nước

được mở rộng, các làng nghề truyền thống được khôi phục lại, đồng thời ngành cũng

đã mở rộng sản xuất kinh doanh tổng hợp theo hướng khai thác chiều sâu, lợi thế và

đi vào sản xuất nhiều mặt hàng đa dạng từ thứ liệu tơ tằm (sợi nái, đũi, thổ cẩm v.v...). Doanh thu hàng năm của toàn ngành 567 tỷđồng. Kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 5 triệu USD/năm.

Từ năm 1998 - đến nay, thị trường tơ lụa thế giới đang phục hồi dần đã góp phần thúc đẩy sản xuất dâu tằm trong nước phát triển. Đặc biệt thị trường tiêu thụ tơ lụa trong nước đang tăng (khoảng 1,2 – 1,5 triệu mét/năm). Năm 2006, cả nước có 25.050ha.

Diện tích dâu ở các vùng miền giai đoạn 2001 – 2006

Đơn vị tính : ha

Vùng sinh Thái 2001 2006

Trung du, miền núi phía Bắc 1.490 2.150

Đồng bằng Sông Hồng 6.800 7.800 Khu 4 cũ 2.750 3.400 Duyên hải miền Trung 1.593 2.500 Tây Nguyên 7.050 7.500 Đông Nam Bộ 1.500 1.700 Cả nước 21.183 25.050 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) 2.2.3. Lợi thế so sánh

Mật ong Việt nam được xuất khẩu dưới dạng thô, trong thùng phi có khối lượng 300kg. Năm 1985, giá xuất khẩu rất thấp với 500 USD/tấn, rồi tăng dần lên 650USD, 850 USD/tấn and 1.300 USD/tấn.

Năm 2002, giá mật ong xuất khẩu tăng từ 1.500 USD/tấn đến 2.000 USD /tấn do khan hiếm mật khi Hoa Kỳ phát hiện việc bán phá giá mật ong của Trung quốc và hiện tượng các mẫu mật ong tại thị trường Hoa Kỳ, Canada và châu Âu có chứa dư

lượng thuộc kháng sinh Chloramphenicol, chất này bị cấm trong thực phẩm. Vì lý do này mật ong Trung Quốc có dự lượng Chloramphenicol đã bị cấm vận.

Trung quốc là nước xuất khẩu mật ong lớn nhất trên thế giới, xuất khẩu mật của Trung Quốc chiếm 50% thị phần thế giới năm 2002, dẫn tới thị trường mật thế giới thiếu hụt đi khoảng 50.000 tấn mật, đẩy giá mật ong lên rất cao.

Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y. Bản dữ liệu và thông tin

Các nước xuất khẩu mật ong chính là Achentina, Chi Lê, Việt Nam và Brazil.

Giá mật xuất khẩu bình quân của Việt Nam cuối năm 2006 đầu năm 2007 khoảng 1,400 USD/tấn.

Bệnh ong xẩy ra ở nhiều nơi trên thế giới là nguyên nhân chính dẫn đến giá mật ong tăng trong năm 2006. Hoa Kỳ và nhiều nước ở châu Âu bị thiệt hại lớn đối với ngành ong khi có tơi đến 80% tổng đàn của các nước này bị mất do một căn bệnh chưa rõ nguyên nhân được gọi là “Bệnh suy giảm đàn” “Colony Collapse Disorder”.

Các cơ quan quản lý nhà nước cần xây dựng một cơ chếđặc biệt cho phép nhập khẩu

đường nguyên liệu cho ngành ong khi giá đường trong nước tăng là nguyên nhân dẫn tới chí phí sản xuất cao. Điều này là nguyên nhân làm giảm lợi thế so sánh của các sản phẩm ong Việt Nam so với các nước khác.

Trên thị trường xuất khẩu tơ lụa hiện nay, các nước châu Á chiếm một thị phần chủ

yếu do có truyền thống sản xuất tơ lụa lâu đời, có kinh nghiệm sản xuất phong phú, khí hậu phù hợp, cộng thêm giá nhân công rẻ nên các vùng khác chưa thể cạnh tranh

được với vùng này.

Nhóm nước sản xuất tơ, lụa chủ yếu để cung ứng cho thị trường Quốc tế là: Trung Quốc, Ấn độ, Braxin, Việt nam chiếm 70 – 80% sản lượng thế giới, nay đang giảm sút khoảng 45% sản lượng so với năm 1994 và khả năng phục hồi trở lại là rất khó.

Đặc biệt là Trung Quốc có khối lượng tơ lụa lớn nhất thế giới, nay tốc độ giảm sút lại rất nhanh do công nghiệp hoá đang tăng mạnh.

Trong khi thị trường xuất khẩu chỉ thuộc về một số nước ở châu Á, Thái bình dương thì thị trường nhập khẩu tơ lụa lại rất rộng lớn, hầu như trải dài khắp thế giới. Các nước phát triển là những nước nhập khẩu nhiều hơn cả mặt hàng này do người tiêu dùng rất chuộng hàng tơ dệt tự nhiên. Thị trường tơ lụa thế giới và khu vực tuy có những biến động về giá cả nhưng chưa bao giờđáp ứng đủ nhu cầu.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, các giống mới được đưa vào nuôi, trồng, các tiến bộ khoa học được áp dụng vào sản xuất đã nâng cao năng suất tơ thô, mang lại lợi nhuận cao hơn so với nhiều loại cây trồng khác. Đặc biệt nuôi tằm cho thu nhập nhanh, chỉ từ 24 – 26 ngày. Sản phẩm tơ, lụa Việt Nam được xuất sang nhiều nước như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Thái-lan, Ấn Ðộ, Bangladesh. Một số sản phẩm dệt của ngành đoạt giải "Sao vàng Ðất Việt" và "Cúp vàng APEC năm 2003".

2.3. Chính sách Nhà nước

Chính phủ nói chung và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn nói riêng cần ban hành các chính sách cụđặc thù khuyến khích phát triển ngành ong và ngành dâu tằm Các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan cần đề ra các chính sách hỗ trợ phát triển

nghề ong và nghề trồng dâu nuôi tằm: qui hoạch phát triển tổng thể ngành, đầu tư, tín dụng, kiểm tra thú y, kiểm dịch sản phẩm và giống ong, tằm nhập khẩu, khuyến nông, khoa học kỹ thuật và công nghệ; phát triển mạnh ngành dệt may trong nước để

Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y. Bản dữ liệu và thông tin

Nhà nước đánh thuế nhập khẩu tơ và lụa thành phẩm, không đánh thuế nhập khẩu đối với kén khô và trứng giống tằm.

3. PHÂN TÍCH NGÀNH

3.1. Cấu trúc

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU VỀ THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU - NHỮNG LĨNH VỰC CƠ HỘI NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN DOCX (Trang 55 -58 )

×