ARDO 4: GIA CẦM

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU VỀ THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU - Những lĩnh vực cơ hội Nghiên cứu và Phát triển docx (Trang 41 - 53)

1. XÁC ĐỊNH ARDO

1.1. Mục tiêu quốc gia

Phát triển quy mô, năng suất và an toàn thực phẩm của những hệ thống sản xuất, chế biến và marketing. Nâng cao khả năng phát hiện, ngăn chặn và kiểm soát các loại bệnh gia cầm, đặc biệt là bệnh cúm.

Mục tiêu 2010 và 2015

• Phấn đấu đến năm 2010 số lượng gia cầm 281,8 triệu con, sản lượng trứng ăn 7.920 triệu quả, tổng sản lượng thịt sản xuất ra 1.427,5 nghìn tấn. Tương ứng năm 2015 số lượng gia cầm 397,3 triệu con, sản lượng trứng ăn 10.207 triệu quả, tổng sản lượng thịt sản xuất ra 2.256,7 nghìn tấn. Hy vọng số lượng vịt sẽ duy trì

ổn định như mức gia tăng ở gà.

• Về chế biến giết mổ: Phấn đấu đến năm 2010, có các cơ sở giết mổ với công suất đạt 230 triệu con và đến năm 2015 có 170 cơ sở với công suất giết mổđạt 385 triệu con.

1.2. Lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D)

Nghiên cứu nâng cao năng suất con giống thông qua các giống mới và chọn lọc trong giống. Nghiên cứu về dinh dưỡng, phát triển hệ thống chăn nuôi thâm canh, phòng, quản lý, kiểm soát bệnh và phát triển hệ thống giết mổ, chế biến hiện đại. 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Gà - Thuỷ cầm (vịt, ngan, ngỗng) 2. SỐ LIỆU THỐNG KÊ NGÀNH 2.1. Giới thiệu

Ngành chăn nuôi gia cầm trên thế giới phát triển nhanh từ nhiều năm nay với những tiến bộ vượt bậc nhờ áp dụng công nghệ di truyền hiện đại. Chọn lọc lai tạo thành công nhiều dòng giống gia cầm năng suất chất lượng cao và phát triển hệ thống chăn nuôi gia cầm thương phẩm thâm canh. Ở Việt Nam trong quá trình hội nhập tiếp cận những thành tựu khoa học công nghệ của thế giới, hơn một thập kỷ qua ngành chăn nuôi gia cầm đã có những kết quảđáng ghi nhận nhưng chăn nuôi vẫn ở mức nhỏ lẻ và thiếu tập trung. Số lượng gia cầm tăng từ 107,4 triệu con năm 1990 lên 254 triệu con vào năm 2003. Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2000-2003 là 8,6% năm, trong

đó đàn gà tăng 8,3%, đàn thuỷ cầm tăng 9,4%; Năm 2003 sản lượng thịt 377,72 ngàn tấn tăng 7,5%, sản lượng trứng 4,85 tỷ quả tăng 8%. Hàng năm sản xuất 350-380 ngàn tấn thịt hơi, chiếm khoảng 16-17% tổng khối lượng thịt hơi các loại. Đàn gia cầm đã cung cấp cho xã hội một khối lượng lớn về thịt và trứng. Từ cuối năm 2003, do ảnh

Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y. Bản dữ liệu và thông tin

hưởng của dịch cúm gia cầm đã làm giảm tổng đàn gia cầm xuống còn 219 triệu con năm 2004 và 220 triệu con 2005.

Hiện nay ở Việt Nam đang tồn tại 4 phương thức chăn nuôi gia cầm chủ yếu: (1) chăn nuôi trong nông hộ (chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán và thả rông), (2) chăn nuôi vịt chạy

đồng, (3) chăn nuôi bán công nghiệp (quy mô vừa, thả vườn), (4) chăn nuôi công nghiệp (quy mô lớn, tập trung).

2.2. Đặc điểm ngành và triển vọng Số lượng, sản lượng (2001 – 2005) 2001 2002 2003 2004 2005 Diễn giải Số lượng Số lượng TL (%) Số lượng TL (%) Số lượng TL (%) Số lượng TL (%)

Gia cầm (triệu con) 218,1 233,3 107,0 254,1 107,6 218,2 86,9 219,9 100,8

- Gà 158,0 169,6 107,3 185,2 109,2 159,2 86,0 160,0 100,5 - Vịt, ngan, ngỗng 60,1 63,7 106,0 68,9 103,5 59,0 89,5 59,9 101,5 KL thịt (nghìn tấn) 322,7 362,3 112,3 377,7 104,3 316,4 83,8 321,9 101,7 - Gà 236,0 246,1 104,3 271,7 110,4 231,0 85,0 234,0 101,3 - Vịt, ngan, ngỗng 86,7 116,2 134,0 106,0 91,2 85,4 80,6 87,9 102,9 SL trứng (triệu quả) 4022,5 4122,1 102,5 4852,3 117,7 3933,0 81,1 3948,5 100,4 - Gà 3044,9 3294,1 108,2 3537,6 107,4 2875,2 81,3 2871,0 99,9 - Vịt, ngan 977,6 828,0 84,7 1314,7 158,8 1057,9 80,5 1077,5 101,9

Nguồn: Cục chăn nuôi -Bộ Nông nghiệp & PTNT, năm 2006

Hệ thống sản xuất giống

Giống gia cầm nội

• Giống gà: Ri, Mía, Hồ, Tre, Ác, H’Mông,.. • Giống vịt: Bầu Quỳ, vịt kỳ Lừa,..

• Giống ngan: dé, trâu,…

• Có phẩm chất trứng thịt thơm ngon, nhưng nhìn chung năng suất thấp. Gà có khối lượng 1,2-1,5 kg/con/6-7 tháng, sản lượng trứng 60-120 quả/mái/năm. Vịt: 1,2- 1,4kg/con/4-5 tháng. Việc sản xuất giống địa phương diễn ra tại các hộ gia đình chăn nuôi, chủ yếu theo hình thức tự sản, tự tiêu.

Giống gia cầm nhập nội

• Giống chuyên thịt: Gà bao gồm: BE 88; AA; Avian; Ross 208, 308, 408 (năm 1993); ISA Vedette (năm 1994); Loh Mann meat (năm 1995); Cobb (năm 1997); ISA MPK năm (1998). Gà chuyên trứng như Goldline-54 (năm 1990); Brown Nick (năm 1993); Hisex brown (năm 1995); Hyline (năm 1996); ISA Brown (năm 1998); Babcobb- B380 (năm 1999); Loh Mann Brown (năm 2002).

Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y. Bản dữ liệu và thông tin

• Giống kiêm dụng: Gà Tam Hoàng 882 (năm 1992); Jiangcun (năm 1995); Lương Phượng; ISA-JA 57; Kabir; Ai Cập (năm 1997); Sasso (năm 1998); ISA color; Thái Hoà (năm 1999); Hubbard Plex (năm 2000); Newhampshire; Yellow Godollo; Sao (năm 2002).

• Các giống vịt Super M; Super – Layer 2000; Khakicampbell (trước và sau năm 1990).

• Các dòng ngan R31; R51 (năm 1992); R71; Siêu nặng năm (1997). Năng suất của các giống nhập nuôi ở Việt Nam chỉđạt 85-90% so với năng suất chuẩn của giống.

Giá trị và thị trường

Bình quân số lượng thịt, trứng gia cầm/người/năm

Số lượng Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Bình quân số lượng thịt, trứng gia cầm/người/năm

SL thịt (kg) 3,7 4,1 4,7 3,8 3,8

SL trứng (quả) 52,8 56,9 60,6 47,6 47,0

Sản lượng thịt trứng 2001 – 2005

KL thịt (nghìn tần) 322,7 362,3 377,7 316,4 321,9 SL trứng (triệu quả) 4022,5 4122,1 4852,3 3933,0 3948,5

Nguồn: Cục chăn nuôi -Bộ Nông nghiệp & PTNT, năm 2006

• Số kg thịt/người/năm tăng dần đến năm 2003 (năm 2001: 3,7kg, năm 2003: 4,7kg); năm 2004, 2005 giảm còn 3,8 kg thịt/người/năm. Tương ứng số lượng trứng năm 2001: 52,8 quả, năm 2003: 60,6 quả, năm 2004: 47,6 quả, năm 2005: 47 quả/người/năm.

• Từ năm 1990 đến năm 1997 giá thịt hơi của gia cầm biến động mạnh. Sau năm 1998 giá thịt hơi của gia cầm có xu hướng tăng lên. Bên cạnh sự bất ổn định qua các năm thì giá còn dao động mạnh trong năm, mang tính chất thời vụ. Giá có xu hướng tăng nhanh vào thời điểm tháng 1, tháng 2 do nhu cầu tiêu thụ thịt tăng trong dịp tết. Hiện tại trung bình giá thịt gà hơi 25.000-35.000 đồng/kg.

• Trên 90% sản phẩm thịt gia cầm được tiêu thụở dạng tươi sống và hoàn toàn tiêu thụ

trong nước chỉ một số lượng nhỏ trứng muối xuất khẩu.

• Trong những năm qua nước ta nhập khẩu trên 1 triệu gà bố mẹ, khoảng 4000-5000 gà ông bà và 200-300 ngàn vịt bố mẹ mỗi năm để sản xuất giống thương phẩm cung cấp cho chăn nuôi gia cầm trong nước.

• Trên 90% sản phẩm thịt gia cầm được tiêu thụở dạng tươi sống và hoàn toàn tiêu thụ

trong nước chỉ một số lượng nhỏ trứng muối xuất khẩu.

3. PHÂN TÍCH NGÀNH

Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y. Bản dữ liệu và thông tin

Chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ

• Là phương thức chăn nuôi truyền thống có từ lâu đời ở nông thôn Việt Nam. Gia cầm nuôi thả rông, tự tiềm kiếm thức ăn và tận dụng phụ phẩm trong nông nghiệp,

đồng thời tự ấp và nuôi con. Người nông dân sử dụng giống địa phương với chất lượng thịt trứng cao. Phương thức chăn nuôi này là nguy cơ lây lan phát tán mầm bệnh, trong đó có cả bệnh cúm gia cầm.

• Theo số liệu điều tra của tổng cục thống kê năm 2005 có tới 65% hộ gia đình nông thôn chăn nuôi gia cầm theo phương thức này (trong tổng số 7,9 triệu hộ chăn nuôi gia cầm) với tổng số gia cầm khoảng 110-115 triệu con (chiếm khoảng 50-52% tổng số gia cầm xuất chuồng của cả năm).

Chăn nuôi vịt chạy đồng

• Đây là tập quán, truyền thống ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng, là vùng có nhiều sông ngòi, kênh rạch, mương máng đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Thức ăn của đàn vịt phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thực phẩm sẵn có trên đồng ruộng hoặc kênh rạch. Cách chăn nuôi này có hiệu quảđối với dân nghèo vì đầu tư ít, song lại là nguy cơ tiềm tàng gieo rắc mầm bệnh trong phạm vi không gian rộng, bao gồm cả việc bùng phát dịch cúm gia cầm trong các tỉnh. • Ước tính trong 60 triệu vịt nuôi hiện nay, có tới 70% số vịt được nuôi theo phương

thức chạy đồng.

Chăn nuôi bán công nghiệp

• Đặc trưng của phương thức chăn nuôi này là chăn nuôi các giống kiêm dụng (gà Lương Phượng, Kabir, Sasso,…) với quy mô đàn từ 200-500con.

• Ước tính có khoảng 10-15% số hộ nuôi theo phương thức này với số lượng gia cầm sản xuất hàng năm chiếm 20-25%.

Chăn nuôi công nghiệp

• Là hình thức kết hợp giữa các trang trại - hộ chăn nuôi và các doanh nghiệp nước ngoài có đầu tư và chuyên môn lớn. Muốn thành công theo hình thức chăn nuôi này yêu cầu phải có đầu tư lớn, công nghệ cao, có quỹđất và thị trường ổn định.

• Sử dụng giống có năng suất cao gà ISA, Ross, Hyline; vịt CV; ngan Pháp,… , thức

ăn công nghiệp và ứng dụng công nghệ như chuồng kín, chuồng lồng, chủđộng điều khiển nhiệt độ, hệ thống cho ăn uống tựđộng.

• Các giống này được nuôi giữ trong các cơ sở giống của nhà nước, các công ty nước ngoài và trong nước, các doanh nghiệp nhà nước, các đơn vị nghiên cứu khoa học về

chăn nuôi gia cầm, các doanh nghiệp có vốn nước ngoài (C.P.group, Japfacomfeed, Topmill) và các trang trại gia cầm tư nhân.

• Các đơn vị này nhập giống bố mẹ và số lượng ít giống ông bà, chỉ nuôi giữ trong một chu kỳ sản xuất, nên hàng năm phải nhập giống mới thay thế.

Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y. Bản dữ liệu và thông tin

• Ngành chăn nuôi gia cầm còn phụ thuộc nhiều vào nước ngoài về các giống gia cầm có năng suất cao. Các giống gia cầm địa phương chất lượng cao khó đáp ứng được yêu cầu của hệ thống chăn nuôi công nghiệp.

• Chỉ có 2.837 trang trại chiếm 16% so với tổng số trang trại toàn quốc, trong đó chăn nuôi gà là 1950 trang trại, vịt ngan là 668 trang trại, gia cầm giống 219 trang trại.

Quy mô và số lượng trang trại chăn nuôi gà

Quy mô: con/trang trại Vùng 2000- 5000 5000- 8000 8000- 11000 11000- 15000 Trên 15000 Tổng Tổng 1342 401 82 58 67 1950 Tỷ l ệ (%) 68,82 20,56 4,21 2,97 3,44 100 Miền Bắc 576 229 33 14 7 859 Tỷ l ệ (%) 42,92 57,11 40,24 24,14 10,45 44,05 Đông Bắc 28 44 0 0 0 72 Tây Bắc 30 6 1 5 0 42 ĐB sông Hồng 403 139 32 9 7 590 Bắc Trung Bộ 115 40 0 0 0 155 Miền Nam 766 172 49 44 60 1091 Tỷ l ệ (%) 57,08 42,89 59,76 75,86 89,55 55,95 DH Nam Trung Bộ 236 22 4 1 0 263 Tây Nguyên 74 13 3 5 4 99 Đông Nam Bộ 247 121 31 33 47 479 ĐBSCL 209 16 11 5 9 250

Quy mô và số lượng trang trại chăn nuôi vịt, ngan

Quy mô: con/trang trại Vùng 2000- 5000 5000-8000 11000 8000- 11000-15000 15000 Trên Tổng Tổng 654 11 2 0 1 668 Tỷ l ệ (%) 97,90 1,65 0,30 0 0,15 100 Miền Bắc 238 4 0 0 0 242 Tỷ l ệ (%) 36,39 36,36 0 0 0 36,23 Đông Bắc 2 0 0 0 0 2 Tây Bắc 0 0 0 0 0 0 ĐB sông Hồng 137 4 0 0 0 141 Bắc Trung Bộ 99 0 0 0 0 99 Miền Nam 416 7 2 0 1 426 Tỷ l ệ (%) 63,61 63,64 100 0 100 63,77 DH Nam Trung Bộ 139 1 1 0 0 141 Tây Nguyên 25 4 0 0 0 29 Đông Nam Bộ 16 1 1 0 0 18 ĐBSCL 236 1 0 0 1 238

Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y. Bản dữ liệu và thông tin

Quy mô và số lượng trang trại chăn nuôi gia cầm giống

Quy mô: con/trang trại TT Vùng 2000- 5000 5000- 8000 8000- 11000 11000- 15000 Trên 15000 Tổng Tổng 160 37 10 3 9 219 Tỷ l ệ (%) 73,06 16,89 4,57 1,37 4,11 100 Miền Bắc 129 28 10 3 3 173 Tỷ l ệ (%) 80,63 75,68 100 100 33,33 79,00 1 Đông Bắc 1 1 0 0 0 2 2 Tây Bắc 0 0 0 0 1 1 3 ĐB sông Hồng 127 27 10 3 2 169 4 Bắc Trung Bộ 1 0 0 0 0 1 Miền Nam 31 9 0 0 6 46 Tỷ l ệ (%) 19,38 24,32 0 0 66,67 21,00 5 DH Nam Trung Bộ 10 0 0 0 0 10 6 Tây Nguyên 0 0 0 0 0 0 7 Đông Nam Bộ 10 9 0 0 6 25 8 ĐB Sông Cửu Long 11 0 0 0 0 11

Nguồn: Cục chăn nuôi -Bộ Nông nghiệp & PTNT, năm 2006

3.2. Cơ sở hạ tầng

Có 11 cơ sở giống gia cầm trực thuộc trung ương, có khả năng sản xuất 100-120 triệu con mỗi năm. Bên cạnh còn có 106 trại gia cầm thuộc các thành phần kinh tế khác nhau (10 cơ sở của các công ty có vốn nước ngoài, 20 cơ sở của các doanh nghiệp địa phương, số còn lại là của trang trại tư nhân).

Các trại nuôi giữ giống gốc do Bộ Nông nghiệp & PTNT quản lý

TT Đơn vị Giống nuôi

I Tổng Công ty chăn nuôi

1 Công ty giống gia cầm Lương Mỹ - Hà Tây Các giống gà 2 Xí nghiệp gà giống Ba Vì – Hà Tây Các giống gà 3 Xí nghiệp gà giống Tam Đảo – Vĩnh Phúc Các giống gà 4 Xí nghiệp gà giống Hoà Bình – Kim Bôi – Hoà Bình Các giống gà 5 Xí nghiệp giống gia cầm Châu Thành – Nam Định Các giống gà

II Viện Chăn nuôi

6 Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương – Hà Nội Các giống gà, vịt, ngan 7 Trung tâm nghiên cứu gia cầm Vạn Phúc – Hà Tây Các giống gà

8 Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên – Hà Tây Các giống vịt 9 Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi Miền

Trung Bình Định

Các giống gà 10 Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật

chăn nuôi miền Nam

Các giống gà,vịt

III Viện Khoa học kỹ thuật chăn nuôi Miền Nam

11 Trung tâm nghiên cứu và huấn luyện chăn nuôi Bình Thắng

Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y. Bản dữ liệu và thông tin

Dịch vụ thú y

• Ở Việt Nam, tại trung ương Cục Thú y là cơ quan có trách nhiệm phụ trách về các vấn đề kiểm soát dịch bệnh, kiểm tra các cơ sở giết mổ, vệ sinh dịch tễ, quản lý thuốc và vacxin. Ở tỉnh huyện cũng có các chi cục và các trạm thú y. Mặc dù có một mạng lưới thú y từ trung ương đến địa phương nhưng số lượng cán bộ thú y ở cấp xã vẫn còn rất thiếu và trình độ còn rất hạn chế. Trang thiết bị của các trạm thú y rất nghèo làn và lạc hậu. Do phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, thả rông, buôn bán giết mổ phân tán, không đảm bảo an toàn sinh học nên dịch bệnh vẫn thường xuyên xẩy ra. Như

bệnh Niucatson, gumboro, tụ huyết trùng,…. Tỷ lệ chết tới trưởng thành của các đàn gà nuôi thả rông 30-40%. Thiệt hại do bệnh dịch gây ra làm tổn thất cho người nông dân và cũng làm cho giá thành chăn nuôi còn cao.

• Hiện nay thị trường thuốc thú y rất đa dạng được cung cấp bởi nhiều nhà sản xuất khác nhau. Giá thuốc và vacxin tương đối cao. Việc quản lý thuốc và vacxin thú y rất khó. Do vậy trên thị trường vẫn còn tồn tại các loại thuốc kém chất lượng, thuốc nhập lậu,…

• Công tác vệ sinh thú y chưa được người chăn nuôi chú trọng. Việc kiểm tra kiểm dịch chưa thực sựđược triển khai tại nông thôn. Chính sách thú y chưa thực sự tạo ra tính thống nhất từ trung ương đến địa phương.

• Mặc dù đã có pháp lệnh thú y, song việc thi hành văn bản này chưa nghiêm túc ở

nhiều địa phương. Dịch cúm gia cầm đã bùng phát ở nước ta từ tháng 12/2003 làm tổng số gia cầm chết và tiêu huỷ: 51 triệu con, thiệt hại ước tính gần 10.000 tỷđồng. Tiếp tục cuối năm 2006 một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long lại tái mắc dịch. • Nguy cơ dịch bệnh đã làm cho người chăn nuôi chưa yên tâm tái đầu tư do sự nguy

hiểm của bệnh cúm, giá cả bấp bênh và điều này ảnh hưởng đến sự bền vững của ngành chăn nuôi gia cầm trong tương lai.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU VỀ THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU - Những lĩnh vực cơ hội Nghiên cứu và Phát triển docx (Trang 41 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)