Qui mô sản xuất dâu tằm Giống dâu

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU VỀ THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU - Những lĩnh vực cơ hội Nghiên cứu và Phát triển docx (Trang 60 - 68)

ARDO 4 CÔN TRÙNG CÓ ÍCH 1 XÁC ĐỊNH ARDO

3.1.2. Qui mô sản xuất dâu tằm Giống dâu

Giống dâu

• Ở nước ta, các nhà khoa học đã thu thập, lai tạo, chọn lọc được gần 200 giống dâu phù hợp với các vùng sinh thái khác nhau. Năng suất lá dâu vùng nhiệt đới, nếu thâm canh tốt có thể đạt 50 tấn/ha. Hiện nay trên các cao nguyên, những nương dâu năng suất cao đạt 15 tấn/ha, ở đồng bằng bình quân khoảng 20 tấn/ha. Các giống dâu có thể chia thành bốn nhóm như sau :

Nhóm giống dâu địa phương: Gồm 135 giống,là những giống dâu đã được trồng ở

các địa phương từ rất lâu như : Dâu bầu, Hà Bắc, Quang Biểu, dâu đa, dâu gỗ…Các giống này có ưu điểm sinh trưởng khoẻ, chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất lợi khá, nhưng năng suất lá thấp, lá nhỏ, mỏng, hái dai, nhiều hoa quả. Nhóm giống dâu này phù hợp cho vùng khó khăn, đất nghèo dinh dưỡng.

• Nhóm giống dâu tam bội thể trồng bằng hom: 6 giống dâu lai do Trung tâm nghiên cứu dâu tằm tơ TW nghiên cứu, lai tạo chọn lọc từ năm 1971, gồm có: tam bội thể số

7, số 12, số 11, số 28, số 35 và số 36. Ưu điểm lá to, dầy, sinh trưởng khoẻ. Năng suất lá đạt >35 tấn/ha/năm, chất lượng lá tôt (Hàm lượng Protein trong lá đạt 21 - 22%). Nhược điểm: do nhân giống bằng hom nên khả năng chống chịu sâu bệnh,

điều kiện ngoại cảnh bất lợi như chịu hạn, úng, mở rộng nhanh diện tích bị hạn chế. Nhóm giống dâu này phù hợp cho vùng đất bãi ven sông, vùng đất thâm canh cao ở

vùng đồng bằng sông Hồng và các tỉnh phía Bắc.

• Nhóm các giống dâu lai trồng hạt : là các giống dâu lai F1 trồng hạt, do Trung tâm nghiên cứu dâu tằm tơ TW nghiên cứu, chọn tạo từ năm 1996 như: Dâu Lai F1-VH9, Dâu lai F1-VH13, phổ biến ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung. Ưu điểm: Thời vụ

trồng quanh năm, hệ số nhân giống cao (1kg hạt có thể trồng 4 – 5 ha), thích ứng rộng với nhiều vùng sinh thái khác nhau, nhiệm kỳ kinh tế dài hơn trồng hom, chống chịu sâu bệnh, điều kiện ngoại cảnh bất lợi như hạn, úng khá. Lá to, dày, mềm và bóng, năng suất lá 35 – 40 tấn/ ha/ năm, chất lượng lá tốt (Protein trong lá 22-23%). Nhược điểm: Do nhân giống bằng hạt nên phải qua giai đoạn trong vườn ươm (50 - 60 ngày). Nhóm giống dâu này phù hợp với vùng đất bãi ven sông, ven biển, đất đồi, vùng đất khó khăn nghèo dinh dưỡng ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung.

• Nhóm các giống dâu nhập nội : Chủ yếu là các giống nhập từ Trung Quốc như: Sha nhị luân, Hà số 7, Quếưu, QĐ5. Các giống dâu trên đều nhập qua đường tiểu ngạch, chưa qua khảo nghiệm chính thức tại Việt Nam. Ưu điểm: Nhìn chung các giống dâu nhập từ Trung Quốc là những giống sinh trưởng khoẻ, lá to, năng suất lá khá (35 tấn/ha). Nhược điểm: Nhìn chung các giống dâu lai của Trung quốc hiện trồng ở Việt Nam không thuần, phân ly nhiều. Với giống Sha nhị luân lá mỏng, nháp, nhiễm bệnh bạc thau, rỉ sắt cao. Còn với giống Hà số 7 nẩy mầm vụ xuân rất muộn (từ 10 – 20/4), sâu đục thân phá hoại nhiều.

Giống tằm

• Theo tính hệ, giống tằm có 3 loại: tằm đa hệ, tằm lưỡng hệ và tằm độc hệ.

• Giống tằm độc, lưỡng hệ có nguồn gốc ở vùng ôn đới, một năm thường chỉ nuôi

được một, hai lứa. Tằm cho kén trắng, năng suất kén cao, chất lượng tơ tốt, giá bán và hiệu quả kinh tế cao, nhưng sức đề kháng tương đối kém, nuôi ở vùng nhiệt đới rất khó khăn. Ở nước ta, tằm lưỡng hệ thường được nuôi vào vụ Xuân và vụ Thu lúc thời tiết mát mẻ dễ nuôi. Hiện tại đang nuôi giữ 65 giống tằm nguyên chủng.

Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y. Bản dữ liệu và thông tin

• Giống tằm đa hệ là giống địa phương cổ truyền, vốn ở vùng nhiệt đới, một năm nuôi

được nhiều lứa. Tằm cho kén vàng với sản lượng tơ thấp, chất lượng tơ kém, giá thấp, hiệu quả kinh tế kém, nhưng sức đề kháng mạnh nên thường được nuôi vào thời kỳ nóng ẩm (vụ hè) và vùng dâu tằm mà người dân có trình độ chăn tằm còn yếu. Tập đoàn đa hệ hiện đang nuôi giữ 20 giống nguyên chủng.

• Trên thực tế, các giống tằm nuôi trong sản xuất là các giống tằm lai nhị, lai tam hoặc tứ nguyên. Các giống tằm lưỡng hệ kén trắng của Việt nam phổ biến hiện nay là các giống tứ nguyên 1827, 6218, giống B42, B46. Các giống nhập của Trung quốc là Lưỡng quảng số 2 (cặp đầu 7 và cặp đầu 9). Các giống tằm lưỡng hệ sản xuất trong nước khá tốt, các chỉ tiêu kỹ thuật về sức sống cao hơn giống ngoại nhập, thấp hơn về các chỉ tiêu chất lượng tơ kén và mới chỉ chiếm khoảng 30% thị phần giống lưỡng hệ đang được sử dụng. Giống kén vàng chủ yếu hiện nay là đa hệ lai lưỡng hệ : VCxTQ hoặc VKxTQ.

• Sau hơn 40 năm được nuôi ở nước ta, các giống tằm lưỡng hệ, độc hệ có nguồn gốc ôn đới chất lượng tơ kén cao đã thể hiện sự thoái hoá nhất định, hơn nữa kén của các giống tằm Việt nam đưa vào ươm tơ có tỷ lệ tiêu hao quá lớn từ 9,5-11 kg kén mới

được 1 kg tơđã làm cho khâu chế biến tơ không còn có hiệu quả, vì vậy cần có một chương trình chọn tạo giống mang tầm quốc gia để cải thiện phẩm chất giống tằm tại Việt Nam.

• Trồng dâu, nuôi tằm: Hiện nay cả nước có 25.050ha dâu. Toàn bộ công việc trồng dâu, nuôi tằm kinh doanh được các hộ gia đình nông dân thực hiện. Quy mô sản xuất trung bình mỗi hộ 3-5 sào dâu. Ở nước ta, cũng như các nước khác, không có mô hình nuôi tằm tập trung kiểu các trang trại quy mô lớn. Việc nuôi tằm tập trung chỉ

thực hiện đối với tằm con, khi tằm lớn (tuổi 4, 5) phân phát cho các hộ gia đình nông dân nuôi. Mô hình này là phương thức sản xuất tiên tiến hiện nay, đã được áp dụng ở

một số nơi nhưng với quy mô chưa lớn lắm.

Sản xuất giống tằm

• Cả nước hiện có 5 đơn vị sản xuất trứng giống tằm dâu và một đơn vị sản xuất trứng tằm sắn. Sản lượng giống tằm mới đạt được 120 ngàn hộp/năm. Sản xuất trứng giống tằm chia làm ba cấp: giống gốc, giống cấp 1 và giống cấp 2 (thương phẩm). Do yêu cầu kỹ thuật của các giống nên tổ chức sản xuất có khác nhau: Giống gốc do các cơ

sở nghiên cứu đảm nhiệm; giống cấp 1 do doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng công ty dâu tằm tơ Việt nam đảm nhiệm hoàn toàn; giống cấp 2 do doanh nghiệp nhà nước và một số doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác có đủ điều kiện kỹ thuật cùng làm.

Ươm tơ

• Hiện có 11 cơ sởươm tơ thuộc Tổng công ty dâu tằm tơ Việt nam, 8 cơ sở thuộc các

địa phương và hàng trăm cơ sở tư nhân với tổng công suất 1.597 tấn tơ/năm. Trong

đó Tổng công ty có công suất 800 tấn/năm (450 tấn/năm ươm tự động); các địa phương và các thành phần khác có công suất ươm tơ cơ khí 797 tấn/năm. Tơ từ cấp A đến 5A chiếm khoảng 600 tấn/năm. 1000 tấn/năm còn lại chỉđạt cấp B – E bán giá rẻ, tiêu thụ hạn chế.

Dệt lụa, nhuộm, in hoa và may mặc

• Công nghiệp dệt toàn ngành hiện nay đạt 5,5 triệu mét lụa mộc/năm. Trong đó Tổng công ty chiếm 1 triệu mét/năm, còn lại là các làng nghề và các cơ sở của các thành

Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y. Bản dữ liệu và thông tin

phần kinh tế. Trình độ công nghệ dệt ở mức trung bình và thấp. Cơ cấu sản phẩm chủ

yếu là dệt thoi, dệt Jarquard, dệt kim.

• Cơ sở chuội, nhuộm in hoa 1,5 triệu mét/năm, trong đó Công ty Vikotex có công suất 1,2 triệu mét/năm và một xưởng chuội, nhuộm nhỏ của Tổng công ty công suất 0,3 triệu mét/năm.

• Công nghiệp may từ lụa tơ tằm mới được đầu tư, quy mô còn nhỏ. Mặc dù là công

đoạn có hiệu quả nhưng đầu tư chưa tương xứng nên chưa phát huy được.

3.2 Thị trường

3.2.1. Ong

• Trong giai đoạn 2001-2006, tỉ lệ mật ong xuất khẩu đạt 76% tổng sản lượng mật. • Xuất khẩu các sản phẩm ong là một động lực quan trọng đối với phát triển của ngành

ong trong giai đoạn 2001-2006. Khoảng 24% tổng sản lượng mật ở nước ta được tiêu dùng trong nước.

• Mật ong là sản phẩm vật nuôi duy nhất được Cộng đồng châu Âu cấp hạn ngạch nhập khẩu mật vào thị trường EU từ năm 2001. Xuất khẩu mật ong chủ yếu do các công ty tư nhân thực hiện. Tình hình sản xuất và xuất khẩu mật ong giai đoạn 2001 - 2006 Năm Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 2006 TTTB (%/năm ) Đàn ong đàn 277.25 1 386.33 5 592.22 2 672.35 2 689.50 8 678.98 7 19,9 Số người nuôi ong 1.000người 20,0 26,0 26,0 24,0 22,0 22,4 2,3 Sản lượng mật ong tấn 7.303 18.148 12.758 10.701 13.591 16.747 18,06 Xuất khẩu tấn 4.000 14.000 13.200 12.000 11.500 14.700 29.7 Kim ngạch xuất khẩu triệu USD 4,7 20,0 25,0 13,3 10,4 20 33,5 Năng suất TB/đàn/năm kg 26,7 46,9 21,5 15,9 19,7 24,6 -1,55 Tỷ lệ mật xuất khẩu % 54,8 77,1 103,5 112,1 84,6 87,8 9,89 Giá mật XK (1kg) USD 1,18 1,43 1,89 1,11 0,9 1,36 2,98 (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

• Thị trường xuất khẩu chính cho các sản phẩm ong của Việt Nam là Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan, Nhật Bản, Astralia và một số nước châu Á khác. • Việt Nam trở thành nước xuất khẩu mật ong lớn nhất vào thị trường Hoa Kỳ năm

2002, khoảng 12.485 tấn (theo Thống kê của Mỹ). Từ năm 1984 đến 1997 thị trường chủ yếu là các nước trong Cộng đồng Châu Âu nhưĐức, Hà Lan, Pháp và Nhật bản.

Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y. Bản dữ liệu và thông tin

• Sau khi Hiệp định Thương mại Việt- Mỹ có hiệu lực (năm 2001), kim ngạch xuất khẩu năm 2002 tăng 4 lần so với năm 1999. Năm 2002, Việt Nam không chỉ xuất khẩu mật ong, sáp ong, sữa ong chúa mà còn xuất khẩu chúa giống và dụng cụ nuôi ong sang Lào.

• Thị trường tiêu thụ mật ong nội địa còn thấp, bình quân khoảng 35g/người/ năm. Nhưng tiềm năng lớn của thị trường tiêu dùng nội địa đối với các sản phẩm ong còn chưa được quan tâm đúng mức.

3.2.2. Dâu tằm

• Ngành dâu tằm tơ Việt Nam sau nhiều năm hoạt động đã sớm đưa sản phẩm trở

thành hàng hoá, hoà nhập với thị trường tơ lụa thế giới. Hiện nay tổng giá trị hàng hoá của toàn ngành ước đạt 600 tỷ đồng. Trong đó giá trị xuất khẩu đạt 26 triệu USD. Thị trường tơ cấp cao, thứ liệu tơ tằm chủ yếu là Nhật bản, một số khách hàng châu Âu. Thị trường sản phẩm tơ cấp trung bình và lụa chủ yếu là Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore. Thị trường tơ cấp thấp chủ yếu là Lào, Thái Lan, Ấn độ, Bangladesh... Ngoài ra còn một số lượng sản phẩm may, thêu khác được tiêu thụ cho nhiều nơi nhưng với khối lượng ít.

• Thị trường tiêu dùng các sản phẩm tơ lụa trong nước tăng nhanh hàng năm. Năm 1997 lụa tơ tằm tiêu thụ trong nước mới có 150.000 mét/năm, giai đoạn 2001 –2006 không ngừng tăng lên, tiêu thụ khoảng 1,2 – 1,5 triệu mét/năm.

• Những khó khăn, hạn chếđối với thị trường sản phẩm tơ lụa Việt nam là : mặt hàng tơ lụa chưa phong phú, chất lượng chưa ổn định, giá bán cạnh tranh kém so với sản phẩm cùng cấp loại của Trung quốc và một số nước do giá thành sản xuất của ta còn khá cao. Tình hình sản xuất và xuất khẩu tơ lụa 2001 – 2006 Năm Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2006 TTTB (%) Diện tích dâu ha 21.183 25.050 3,65 Năng suất kén kg/ha 800 900 2,5 Tiêu hao kén/1kg tơ kg 9 8,5 Sản lượng tơ tấn 1.883 2.652 8,2 Tơ sống xuất khẩu tấn 1.035 1.450 8,0 Tơ xe tấn 566 710 5,0 Dệt lụa tấn 282 492 14,9

Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y. Bản dữ liệu và thông tin

3.3. Tiềm năng sản xuất và những vấn đề quan trọng về thị trường (2010-2015)

Ong

• Hàng năm, Việt Nam có tiềm năng sản xuất tới 35.000-40.000 tấn mật ong, 30-35 tấn sữa ong chúa và 700 tấn sáp ong.

• Nhu cầu sử dụng mật ong và các sản phẩm ong như là một loại thực phẩm bổ dưỡng

ở các nước đang phát triển tăng.

• Nhu cầu tiêu thụ chất ngọt tự nghiên và các sản phẩm ong khác có các hoạt chất sinh học ngày càng tăng do nhận thức của cộng đồng và do thu nhập tăng.

• Tiêu dùng mật trong chế biến thực phẩm cao cấp tăng nhanh.

• Sản xuất, tiêu thụ mật ong và các sản phẩm ong hữu cơ tăng. Đa dạng hoá sản phẩm cần tập trung vào sản xuất các sản phẩm gia tăng giá trị như ong giống, mật ong đặc sản, thực phẩm bổ dưỡng.

Dâu tằm

• Nhu cầu sử dụng các sản phẩm tơ lụa cao cấp ở các nước phát triển trên thế giới không ngừng tăng cao. Theo dự báo của các cơ quan, tổ chức quốc tế như FAO, ESCAP... thì nhu cầu tơ tằm của toàn thế giới hiện nay ngày càng cao trong khi đó sản xuất chưa đáp ứng được.

• Hiện nay Việt nam cung cấp cho thị trường 2.652 tấn tơ/năm và trong những năm tới có tiềm năng sản xuất tới 3.200 tấn tơ các loại. Sản xuất, tiêu thụ tơ lụa cần đa dạng hoá sản phẩm, sản xuất các sản phẩm gia tăng giá trị như tơ lụa cao cấp, các sản phẩm tơ lụa truyền thống phục vụ du lịch và xuất khẩu, các sản phẩm may mặc cao cấp.

• Vì tỷ trọng xuất khẩu vẫn chiếm ưu thế cho nên phải củng cố và khai thác có hiệu quả thị trường đã có. Tập trung chỉ đạo sản xuất để đảm bảo cung ứng hàng năm khoảng 450 – 500 tấn tơ xe cho thị trường Nhật Bản. Nối lại việc tiêu thu tơ cao cấp cho thị trường Pháp và Italia. Mở rộng thêm thị trường Mỹ và Bắc Âu khi có điều kiện.

• Đối với thị trường tơ lụa cấp trung bình gồm: Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore ... nhu cầu tơ lụa có thể tiêu thụđược khoảng 200 tấn/năm

• Thị trường truyền thống tiêu thụ tơ và lụa cấp thấp như Ấn độ, Lào, Thái Lan, Campuchia, Bangladesh... mỗi năm nhu cầu cung ứng khoảng 1.500 tấn.

• Vấn đề cần lưu tâm nhất về thị trường trong giai đoạn 2010-2015 là thị trường tiêu thụ nội địa. Trong khoảng vài năm gần đây nhu cầu tiêu thụ nội địa đã tăng lên hơn 10 lần. Sự tăng trưởng nhanh về nhu cầu lụa tơ tằm ở thị trường nội địa do một số

nguyên nhân chủ yếu : đời sống nhân dân không ngừng tăng lên, chất lượng tơ lụa

được cải thiện và nhu cầu khách nước ngoài ở Việt nam nhiều hơn. Có thể nói, với hơn 80 triệu người, Việt nam sẽ trở thành một thị trường tiêu thụ tơ lụa nội địa rất lớn mà chiến lược phát triển sản xuất dâu tằm tơ của đất nước cần phải được chú trọng và

Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y. Bản dữ liệu và thông tin

4. THÔNG TIN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN (R&D)

4.1.Lĩnh vực nghiên cứu chính

4.1.1. Ong

• Giống ong chất lượng cao, đi sâu nghiên cứu giống ong hướng mật và hướng sữa chất lượng cao; các giống ong phù hợp với vùng sinh thái; giống ong chuyên thụ

phấn cây trồng trong nhà kính (ong mật, ong nghệ, ong không ngòi đốt). • Bệnh ong và địch hại ong.

• Sản phẩm cao cấp, sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ ong; chế biến sản phẩm ong.

• Chất lượng và kiểm soát tồn dư sản phẩm ong. • Thức ăn nhân tạo cho ong.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU VỀ THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU - Những lĩnh vực cơ hội Nghiên cứu và Phát triển docx (Trang 60 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)