Chăn nuôi trang trạ

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU VỀ THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU - Những lĩnh vực cơ hội Nghiên cứu và Phát triển docx (Trang 33 - 35)

• Đây là phương thức chăn nuôi được phát triển mạnh trong 5 năm gần đây, tính đến năm 2006, cả nước có 7.475 trang trại (TT) chăn nuôi lợn (trong đó 2.990 TT lợn nái và 4.485 TT lợn thịt) chiếm 42,2%/tổng số trang trại chăn nuôi các loại. Trong đó, miền Bắc 3.069 TT, chiếm 41,1%, miền Nam có 4.406 TT, chiếm 58,9%. Vùng có nhiều TT chăn nuôi lợn là ĐNB: 2.604 TT, chiếm 34,8%; tiếp đến là ĐBSH: 1.927 TT, chiếm 25,8%; ĐBSCL: 1.029 TT, chiếm 13,8%; Đông Bắc: 534 TT, chiếm 7,1%; BTB: 495 TT, chiếm 6,6%; Tây Nguyên 422 TT, chiếm 5,7%. Các vùng ít phát triển là Tây Bắc, chỉ có 113 TT, chiếm 1,5% tổng số trang trại chăn nuôi lợn trên toàn quốc.

• Phương thức chăn nuôi này chiếm khoảng 13-14% vềđầu con, 27-28% về sản lượng thịt; quy mô từ trên 20 nái hoặc trên 100 lợn thịt có mặt thường xuyên; hoàn toàn sử

Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y. Bản dữ liệu và thông tin

công nghệ chuồng trại như: chuồng lồng, chuồng sàn, chuồng có hệ thống làm mát và sưởi ấm cho lợn con, hệ thống máng ăn, máng uống vú tự động, ... đã được áp dụng; năng suất chăn nuôi cao, khối lượng xuất chuồng bình quân 85-90 kg/con.

3.2. Hạ tầng cơ sở

a) Giống lợn

• Hiện nay trên địa bàn cả nước có khoảng 125 trại giống lợn cụ kỵ và lợn ông bà với tổng đàn nái khoảng 37,5 ngàn con, trong đó thuộc quản lý Nhà nước là 52 trại với khoảng 10,7 ngàn con nái (chiếm 41,6% số trại và 28,6% về sốđầu nái); thuộc công ty cổ phần và công ty nước ngoài là 12 trại với khoảng 22,1 ngàn con nái (chiếm 9,6% số trại và 58,9% số nái); còn lại tư nhân quản lý là 61 trại với khoảng 4,7 ngàn con nái (chiếm 48,8% số trại và 12,5% số nái). Sốđầu nái cụ kỵ, ông bà tại các vùng như sau: nhiều nhất là vùng ĐNB 27,0 ngàn con, chiếm 72,2% tổng đàn trong cả

nước; tiếp theo ĐBSH 4,2 ngàn con, chiếm 11,2%; BTB 2,9 ngàn con, chiếm 7,7%;

ĐBSCL 1,8 ngàn con, chiếm 4,8%; ĐB 1,0 ngàn con, chiếm 2,7%; DHMT 0,35 ngàn con, chiếm 0,9%; TN 0,17 ngàn con, chiếm 0,5% và vùng TB không có.

• Nhìn chung, cơ cấu và chất lượng giống lợn nái hiện nay đã được cải thiện tích cực,

đàn nái ngoại từ năm 2001 đến năm 2006 tăng từ 10-17%/năm (trung bình là 15,2%/năm), hầu hết các giống lợn có năng suất và chất lượng cao trên thế giới đã

được nhập vào nước ta như Landrace, Yorkshire, Pietrain, Duroc. Năm 2006, trong tổng đàn nái 4,3 triệu con, nái ngoại chiếm khoảng 10,2%, nái nội chiếm khoảng 12,6%, còn lại khoảng 77,2% là nái lai (kết quả điều tra giống lợn tại 8 vùng sinh thái). Các tỉnh có sốđầu nái ngoại lớn là TP HCM khoảng 38,0 ngàn con, tiếp theo là

Đồng Nai khoảng 26 ngàn con, Sóc Trăng khoảng 22 ngàn con, Bạc Liêu khoảng 21 ngàn con, Đắk Lắk khoảng 20 ngàn con, Hà Tây khoảng 14-15 ngàn con, Quảng ngãi 12-13 ngàn con, Hải Dương 11-12 ngàn con, Thanh Hoá khoảng trên 11 ngàn con, ... • Đối với giống lợn nái ngoại, cơ bản là các giống Landrace, Yorkshire, Pietrain,

Duroc và các tổ hợp lai của chúng, tuy nhiên tại các tỉnh phía Bắc và phía Nam cũng có sự khác nhau về công thức lai, cụ thể như sau: các tỉnh phía Bắc như vùng ĐBSH,

Đông Bắc, Bắc Trung Bộ chủ yếu là lai 2 hoặc 3 máu giữa các giống Yorkshire- Landrace-Duroc; các tỉnh phía Nam như vùng ĐNB, ĐBSCL chủ yếu là lai 2, 3 hoặc 4 máu giữa các giống Yorkshire -Landrace-Duroc-Pietrain; một số tỉnh vùng ĐBSH, BTB như Ninh Bình, Thái Bình, Hưng Yên, Thanh Hoá, do gần trại giống lợn GGP Tam Điệp của Viện Chăn nuôi đã tiếp cận và nuôi với tỷ lệđáng kể tổ hợp lai 5 máu gồm các dòng L95-L11-L06-L19-L64.

• Đối với giống lợn nái lai (nội X ngoại), công thức lai phổ biến ở các tỉnh phía Bắc là nái Móng Cái, hoặc nhóm nái Lang (Lang Hồng) với đực Yorkshire hoặc Landrace. Còn ở các tỉnh phía Nam (ĐBSCL, Tây Nguyên) chủ yếu sử dụng lợn nái địa phương (Ba Xuyên, Thuộc Nhiêu) lai với đực Yorkshire hoặc Landrace, Pietrain. • Giống lợn nái địa phương, tại các tỉnh phía Bắc các giống như Móng Cái, Mường

Khương, nhóm lợn Lang vẫn được sử dụng phổ biến trong sản xuất. Tuy nhiên, trong nhiều năm do chưa được chú ý chọn lọc và cải tiến năng suất nên năng suất, chất

Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y. Bản dữ liệu và thông tin

lượng chưa cao. Tăng trọng dưới 300 g/ngày, khối lượng xuất chuồng bình quân 35,6 kg/con, tỷ lệ nạc từ 37-38%.

• Đàn lợn đực giống hiện nay chủ yếu là lợn ngoại và lợn lai, còn lợn nội hầu như rất ít (lợn ngoại 67,4%; lợn lai 32,6% - kết quả điều tra giống lợn 8 vùng sinh thái năm 2005-2006). Trong đó, về cơ cấu đàn đực giống giữa các miền cũng khác nhau: miền Nam lợn Pietrain và lai Pi X Du chiếm tỷ lệ cao (trên 68%), còn lại là các giống thuần Yo, La, Du, lai Yo X La, Pi X La và Master; miền Bắc chủ yếu là con lai La X Yo; sau đó là các giống thuần La, Yo, Du và một số giống của PIC.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU VỀ THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU - Những lĩnh vực cơ hội Nghiên cứu và Phát triển docx (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)