ARDO 6 THUỐC THÚ Y VÀ VẮC XIN

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU VỀ THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU - Những lĩnh vực cơ hội Nghiên cứu và Phát triển docx (Trang 70 - 75)

1. XÁC ĐỊNH ARDO

1.1 Mục tiêu Quốc gia

Cải thiện năng suất chăn nuôi thông qua viêc tăng chất luợng, an toàn, hiệu quả và hiệu quả kinh tế của các loại Vắc xin và thuốc thú y.

1.2 Phạm vi nghiên cứu

• Nghiên cứu và phát triển các loại vắc xin và qui trình sản xuất vacxin, phát triển và sử dụng hàng loạt thuốc tổng hợp, thuốc từ thiên nhiên và thuốc chữa bệnh động vật và cải tiến trong quản lý và và qui trình sử dụng.

• Phát triển các sản phẩm thuốc thú y khác và dịch vụ thú y như kháng huyết thanh, kháng thể, các kít chuẩn đoán,âcsc chế phẩm sinh học cho sử lý môi trường

1.3 Lĩnh vực nghiên cứu

Các loại Vắc xin và thuốc thú y cho trâu, bò sữa và bò thịt, lợn, dê, cừu, gà và vit.

2. THỐNG KÊ NGÀNH

2.1. Giới thiệu chung

Trước năm 1993 việc sx các sản phẩm vắc xin trong nước và dược phẩm như

Vitamin còn ít. Việc phòng trừ và quản lý dịch bệnh lây nhiễm nghèo nàn, dựa chủ yếu vào nguồn vắc xin nhập nội, thường là giá thành cao và phần lớn các cơ sở chăn nuôi quy mô nhỏ không không thích ứng được. Dây chuyền lạnh và hệ thống phân phối chưa được phát triển và phạm vi, chất lượng tư vấn thú y còn thấp. Từ những năm 1990 sự phát triển và giá trị của các sản phẩm chăn nuôi đã vượt trên giá trị phát triển trung bình trong lĩnh vực nông nghiệp (chỉ trong vòng 5 năm tính đến năm 2004 giá trị phát triển của các sản phẩm chăn nuôi đã tăng 9.9%/năm so với giá trị phát triển trung bình trong nông nghiệp là 8,7%/năm và các lĩnh vực trồng trọt khác là 6.0%/năm). Mặc dù sản lượng chăn nuôi đã tăng, nhưng năng suất chăn nuôi vẫn chịu ảnh hưởng của các bệnh dịch như bùng phát như lở mồm long móng (FMD), nhiệt thán (AI), lợn tai xanh, cúm gia cầm... là nguyên nhân gây chết và dịch bệnh lâm sàng dẫn đến giảm hiệu quả chăn nuôi.

2.2 Đặc điểm ngành và triển vọng

Trước 1993, khi Pháp lênh thú y được ban hành, khi đó mới chỉ có 14 cơ sở thuốc thú y được thành lập, sản xuất 155 loại thuốc thú y, chủ yếu là thuốc thú y đơn giản như

các loại vitamin (B1, C)

• Vào năm 1993, thuốc thú y sản xuất trong nước chỉ chiếm 5% so với yêu cầu cho phòng trừ dịch bệnh. Chỉ có 3 loại vắc xin được sản xuất trong nước theo phương pháp truyền thống trên các hệ thống sản xuất vắc xin sẵn có.

• Trong năm 1993 một công ty (Rhone- Poulene) của Pháp đã đăng ký 31 loại vắc xin sử

dụng cho gia cầm, lợn, mèo và chó.

• Trước năm 1993 hầu hết các sản phẩm được sản xuất trong nước là các loại kháng sinh nhưPenicillin, Streptomycin, và Sulphamides, và quy mô sản xuất chủ yếu cũng giống

Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y. Bản dữ liệu và thông tin

như sản xuất thuốc cho con người. Hầu hết thuốc sử dụng cho đại gia súc được nhập khẩu từ Trung quốc.

Sự tăng trưởng của thuốc thú y sản xuất trong nước (từ năm 1993 đến 2007)

Năm

Chỉ tiêu theo dõi 1993 1995 1997 1998 2000 2001 2002 2003

8/2007Tổng số cơ cở sản Tổng số cơ cở sản xuất thuốc thú y 15 41 53 57 68 76 81 83 85 Trong đó: Tốt 18% 16% 18,8% 23,6% Khá 47% 35% 33,4% 38,9% Trung bình 35% 59% 47,8% 35,5% Tổng số sản phẩm 189 1.066 1.996 2.042 3.246 3.636 4.263 4.471 4.078

• Vào năm 2006 có 1637 loại vắc xin là sản phẩm của 130 công ty (từ 29 nước trên thế

giới) được đăng ký sử dụng ở Việt nam và các xí nghiệp sản xuất trong nước có khả

năng cung cấp khoảng 75% yêu cầu thuốc cho phòng ngừa dịch bệnh.

Giá trị và thị trường

• Thuốc thú y sản xuất trong nước hiện đang được xuất khẩu sang 20 nước trong khu vực và trên thế giới.

• Đến nay, đã có hơn 100 loại thuốc thú y được xuất khẩu sang hơn 20 nước ngoài lãnh thổ Việt Nam, kể cả một số thị trường khó tính như Hà Lan và Bỉ. Theo thống kê trong năm 2006 kim nghạch xuất khẩu đã lên đến một triệu USD.

Lợi thế cạnh tranh

• Trong nhiều năm qua các thuốc sản xuất trong nước nhái lại các sản phẩm nhập khẩu, có tên tương tự, giá thành thấp hơn nhưng chất lượng thấp. Tình trạng này đã giảm dần, do có các quy định và quản lý mới được đưa ra, nhưng một vài sản phẩm nhái vẫn còn tồn tại, thường chất lượng thấp và lại bán với giá thành cao.

• Có tính cạnh tranh giữa thị trường trong nước và quốc tế. Giá thành của các sản phẩm sản xuất trong nước thường thấp hơn so với các sản phẩm nhập khẩu và chất lượng khác nhau giữa các sản phẩm nhập khẩu (tốt) và các sản xuất trong nước đã giảm được khoảng cách này làm cho sản phẩm sản xuất trong nước có tính cạnh tranh hơn.

• Sự cân bằng giữa “nhập nhiều hơn xuất” hiện đã được cải thiên.

Các chính sách của Nhà nước:

- Pháp lệnh Thú y 2004 và Nghịđịnh 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 hướng dẫn thực thi Pháp lệnh Thú y

- Quyết định của Chính phủ về hỗ trợ tiêm phòng và cho vắc xin cúm gia cầm và lở mồm long móng

Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y. Bản dữ liệu và thông tin

3. PHÂN TÍCH NGÀNH

3.1 Cấu trúc

• Nhà nước ban hành quy định về thuốc thú y (Cục Thú y) bao gồm trách quản lý sản xuất thuốc thú y trên cả nước, quản lý xuất nhập khẩu, cung ứng và phân phối nhằm ngăn ngừa sự phát tán dịch bệnh.

• Các quy định của địa phương (Các Chi cục thú y) chịu trách nhiệm trong quản lý thuốc thú y ởđịa phương, mạng lưới thú y, hướng dẫn và phân phát các thuốc đơn giản cho phòng ngừa dịch bệnh

3.2 Cơ sở hạ tầng

Tổng quát các loại hình sản xuất và kinh doanh thuốc thú y

Các dạng doanh nghiệp Thị phần (%) Các sản phẩm chính Số lượng sản phẩm chính Vai trò và sử dụng Các doanh nghiệp nhà nước (Công ty Navetco, Xí nghiệp sản xuất thuốc thú y Trung ương thuộcViện Thú y) 5% Vắc xin trừ bệnh dại, thuốc sát trùng dùng cho các chương trình quốc gia 30-80 Sản xuất, dự trữ và phân phát Các cơ sở sản xuất theo hướng công nghiệp

30% Các loại kháng sinh, hóa chất sát trùng, tiêu độc, các loại vitamin và khoáng. >50-400 Sử dụng trong nước. Cơ sở sản xuất thuốc thú y nhỏ lẻ 15% Các loại kháng thông dụng, vitamin, và khoáng chất 10-50 Sử dụng trong nước. Các cơ sở sản xuất liên doanh với nước ngoài

25% Các loại kháng sinh, hóa chất, và khoáng chất >50-400 Sử dụng trong nước và xuất khẩu Các cơ sở đăng ký xuất nhập khẩu thuốc thú y 25% Vắc xin, thuốc kháng sinh, vitamin và khoáng chất.

20-200 Các loại thuốc mà Viêt nam hiện chưa sản xuất được

Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y. Bản dữ liệu và thông tin Phân bố của các cơ sở sản xuất thuốc thú y Khu vực Số lượng cơ sở Thị phần Miền Bắc 40 30% Miền Trung 3 2% Miền Nam 34 35% Miền Tây Nam bộ 8 8% Nhập khẩu 130/ 29 nước 25% Sản phẩm thuốc thú y Loại mặt hàng Số loại sản phẩm Chiếm thị phần trong tổng sản lượng Vitamin 1212 30% Khoáng chất 530 13% Kháng sinh 1020 25% Vắc xin 410 10% Chế phẩm sinh học 290 7% Các loại khác 620 15% Tổng số 4078

• Các doanh nghiệp nhà nước (NAVETCO) và Xí nghiệp thuốc Thú y Trung ương thuộc Viện thú y (AHI) có trách nhiệm dự trữ các thuốc thú y quan trọng cho dự

phòng Quốc gia như chương trình vắc xin chống lở mồm long móng, vắc xin phòng chống bệnh dại, vắc xin thế hệ mới, vắc xin phòng chống ký sinh trùng. Số lượng thuốc thú y còn ít, nhưng phần lớn chúng lại rất cần thiết. Tổng số là 175 loại sản phẩm. Trong số đó công ty Navetco sản xuất 76 loại bao gồm 18 loại vắc xin quan trọng và các loại hóa chất cần thiết khác cho chương trình phòng chống quốc gia. • Hiện có 25 công ty sản xuất kinh doanh theo hướng công nghiệp sản xuất khoảng

1220 sản phẩm (chiếm khoảng 30% thị phần). Trong 25 công ty này, hiện có 7 công ty (3 ở miền Bắc và 4 ở miền Nam) đang triển khai sản xuất và áp dụng các tiêu chuẩn Quốc tế về sản xuất thuốc thú y như GMP (của ASEAN, WHO) và ISO.

• Nhiều công ty có đầu tư các cơ sở sản xuất mới với các thiết bị tựđộng và bán tựđộng dẫn đến việc cải tiến chất lượng làm cho chất lượng thuốc sản xuất trong nước ngang bằng với chất lượng thuốc nhập khẩu.

• Trong số 85 công ty sản xuất thuốc thú y, hiện có 6 công ty (7%) đã áp dụng hệ thống ISO và GMP đã được cấp chứng chỉ ISO và GMP (khoảng 7%); 15 công ty (chiếm 17%) đạt chứng chỉ ISO 9001-2000 và có 8 công ty đầu tư nhà máy mới, với thiết bị

Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y. Bản dữ liệu và thông tin

và quy trình sản xuất nhằn có được chứng nhận GMP. Việt nam đã là thành viên của các tổ chức Quốc tếđang nỗ lực đạt được những quy định quốc tế về GMP và chứng nhận quốc tế.

• Các chứng nhận từ GMP-ASIAN lên GMP- WHO gồm: công ty liên doanh Bio- Pharmachimie, Cty VEMEDIM Cần thơ và liên doanh ANOVA

• Tuy nhiên, hầu hết các công ty sản xuất thuốc thú y ở Việt Nam theo phương thức đầu tưở quy mô trung bình và nhỏ. Điều này dẫn đến hiệu suất và chất lượng thấp do kỹ

thuât lạc hậu, trình độ của người sản xuất thấp và thiếu kiểm tra và giám sát về chất lượng.

• Các công ty sản xuất thuốc thú y của Việt nam đang phát triển tương tự các công ty của các nước đã phát triển (cách đây 30-50 năm) thông qua việc:

− Cải tiến dần các sản phẩm thuốc thú y, tăng cường chất lượng thuốc thông qua các danh mục, nhãn mác, thương hiệu

− Tạo thêm việc làm mới và có thu nhập ổn định cho hàng nghìn lao động − Thực hiện chính sách "Mở cửa và hội nhập thương mại quốc tế" tạo điều

kiện thuận lợi cho các doanh nhân nước ngoài đăng ký nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuoc thú y vào VN

4. THÔNG TIN VỀ NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN (R&D)

4.1. Các lĩnh vực nghiên cứu chính

• Nghiên cứu các vắc xin thông thường (vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng) • Nghiên cứu các vắc xin mới (mức độ phân tử, mức độ gen)

• Nghiên cứu chế phẩm sinh học (kháng huyết thanh, kit chẩn đoán) • Nghiên cứu về các loại thuốc điều trị và chất phụ trợ

4.2 Các Cơ sở nghiên cứu chính

Bộ Nông nghiệp và PTNT

• Viện nghiên cứu Thú y Quốc gia • Xí nghiệp thuốc thú y TW

• Phòng nghiên cứu chăn nuôi, Viện KHKTNN Miền Nam • Xưởng sx thuốc thú y

Cơ sở khác

• HANVET, NAVETCO và các công ty trách nhiệm hữu hạn

• Khoa chăn nuôi thú y của Đại học NNI Hà Nội, Đại học Nông nghiệp 2, Đại học Nông nghiệp 3, Đại học Cần Thơ, Đại học Tây nguyên

Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y. Bản dữ liệu và thông tin

4.3 Nguồn lực

Đội ngũ cán bộ và kinh nghiệm

• Số CB của Viện Thú y: 151

• Số CB, nhân viên của Xí nghiệp thuốc thú y TW: 400

Kinh phí: Kinh phí từ Nhà nước cho nghiên cứu về thuốc thú y và vắc xin năm 2006 khoảng 2 tỷđồng.

4.4. Những thành tựu chủ yếu cho đến nay

• Phát triển và sản xuất một số loại thuốc vắc xin:

- Vắc xin tụ huyết trùng lợn, tụ huyết trùng trâu bò, tụ huyết trùng dê, tụ huyết trùng gia cầm

- Vắc xin phù đầu lợn

- Vắc xin bại huyết, xuất huyết thỏ

- Vắc xin Newcastle. - Vắc xin viêm gan vịt - Vắc xin đậu dê cừu - Vắc xin dịch tả lợn

• Sản xuất các chế phẩm sinh học: một vài loại kháng huyết thanh, kít chẩn đoán, dẫn xuất thực vật, tiền vitamin

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU VỀ THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU - Những lĩnh vực cơ hội Nghiên cứu và Phát triển docx (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)