ARDO7: CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN THỨC ĂN CHĂN NUÔ

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU VỀ THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU - Những lĩnh vực cơ hội Nghiên cứu và Phát triển docx (Trang 77 - 79)

1. XÁC ĐỊNH ARDO7

1.1. Mục tiêu quốc gia

Nhằm tăng cường các nguồn cung cấp thức ăn cho gia súc gia cầm và cải thiện chất lượng thức ăn chăn nuôi, qua đó đóng góp vào công cuộc đảm bảo an ninh lương thực và tăng cường khả năng cạnh tranh của thức ăn chăn nuôi trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

1.2. Lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D)

Các lĩnh vực nghiên cứu gồm (i) nâng cao tính bền vững cho ngành chăn nuôi thông qua việc sử dụng tốt hơn các nguồn thức ăn sẵn có; (ii) tăng nguồn cung cấp và giảm giá thành thông qua chế biến và bảo quản nhằm cải thiện giá trị dinh dưỡng của các phụ

phẩm công nông nghiệp dùng làm thức ăn chăn nuôi; (iii) đảm bảo chất lượng thức ăn công nghiệp bao gồm cả việc cải tiến mức độ an toàn của thức ăn; (iv) sử dụng các chất bổ sung để nâng cao tỷ lệ tiêu hóa và giá trị dinh dưỡng của các phụ phẩm nông nghiệp

được chế biến bảo quản; sử dụng công nghệđể cải thiện khả năng chế biến và bảo quản thức ăn chăn nuôi; (vi) nghiên cứu thị trường thức ăn chăn nuôi.

1.3. Đối tượng nghiên cứu

Thức ăn truyền thống và thức ăn công nghiệp: Thức ăn đậm đặc (bột cá, bột đậu tương và khô dầu đậu tương, bột ngô, bột sắn), thức ăn thô xanh và thức ăn bổ sung (khoáng

đa vi lượng, vitamin, chế phẩm sinh học như enzyme và axit amin thiết yếu).

Thức ăn phi truyền thống: phụ phẩm công nông nghiệp (bột lá sắn, thân lá lạc, dây khoai lang, ngọn lá mía, bột và khô dầu hạt cao su, bột hạt bông, bột đầu tôm, cám gạo, bã bia và rỉ mật vv…)

2. SỐ LIỆU THỐNG KÊ NGÀNH CÔNG NGHIỆP THỨC ĂN CHĂN NUÔI

2.1. Giới thiệu

Nguồn cung cấp thức ăn nhất là cung cấp protein là một trong những trở ngại chính đối với sự phát triển của ngành chăn nuôi của Việt nam. Chi phí thức ăn thường chiếm đến 60-65% giá thành nhất là đối với gia cầm và lợn trong đó chi phí thức ăn chiếm đến 70- 75% giá thành thịt và trứng gia cầm. Sự khan hiếm thức ăn nhất là trong mùa khô đã làm hạn chế khả năng chăn nuôi và năng suất của gia súc nhai lại.

Các nguyên liệu thức ăn chủ yếu cho gia súc gia cầm ở Việt nam là lúa gạo, cám gạo và tấm, ngô, khoai lang, sắn, đậu tương và bột cá. Thức ăn công nghiệp đang được sử dụng ngày càng nhiều trong chăn nuôi kể cả trong các trang trại qui mô nhỏ. Tuy nhiên loại thức ăn này thường có giá cao, nhất là đối với người chăn nuôi ở khu vực nông thôn hẻo lánh. Mặc dù Việt nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới nhưng vẫn phải nhập khẩu các nguyên liệu như cám mì, đậu tương và khô đậu tương, ngô và thức ăn bổ sung. Năm 2004 Việt nam nhập khoảng 300.000 tấn ngô với giá cao hơn 1,5 lần so với giá ở

Mỹ (FAOSTAT, 2005). Đậu tương và các sản phẩm từ đậu tương là nguồn protein chính cho thức ăn chăn nuôi và chủ yếu được nhập khẩu (620.000 tấn trong năm 2005) nên giá rất cao. Bột cá và các nguồn protein khác thường hiếm và rất đắt nhất là đối với

Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y. Bản dữ liệu và thông tin

người chăn nuôi ở các khu vực nông thôn xa trung tâm. Các phụ phẩm nông công ngiệp tương đối sẵn có với khoảng 35 triệu tấn rơm (tỷ lệ rơm/thóc là 1 /1) có thể sử dụng cho gia súc nhai lại và riêng năm 2005 đã có khoảng 5,4 triệu tấn cám gạo dùng cho chăn nuôi (15% thóc). Trở ngại lớn nhất đối với việc nâng cao hiệu quả chăn nuôi ở Việt nam là giá thức ăn cao.

2.2. Đặc điểm ngành và triển vọng.

Đồng cỏ tự nhiên

• Việt nam có rất ít diện tích đồng cỏ tự nhiên (39.000 ha) và chất lượng cỏ thấp

• Đất đồi thường quá dốc nên khó canh tác, đất khô và kém màu mỡ, phần lớn ở dạng

đồi trọc.

• Mật độ chăn thả quá cao dẫn đến xói mòn đất

• Việc nâng cao năng suất và chất lượng đồng cỏ tự nhiên tốn kém và có hiệu quả thấp (do thiếu nước và phân bón)

• Cỏ trồng và cây họđậu

• Có ba loại cỏ trồng chính là cỏ voi, cỏ guinea và cỏ pangola

• Cỏ lông para có thể sinh trưởng tốt ở khu vực đồng bằng của Miền Trung

• Cây cỏ họđậu chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong khẩu phần thức ăn xanh. Keo dậu và cỏ Stylo là những loại có triển vọng với năng suất khoảng 40 tấn/ha

Phụ phẩm nông công nghiệp

• Rơm là nguồn thức ăn quan trọng cho trâu bò. Sản lượng rơm hàng năm là khoảng 35 triệu tấn

• Cám gạo cũng là một nguồn thức ăn quan trọng (5,4 triệu tấn)

• Thân cây ngô (10 triệu tấn) chủ yếu được dùng để đun nấu và rất ít khi được dùng làm thức ăn cho trâu bò

• Thân lá lạc và dây khoai lang chủ yếu được dùng làm thức ăn nuôi lợn chứ không cho trâu bò (2,4-2,6 triệu tấn)

• Các cây công nghiệp đặc biệt của Việt nam là mía và dứa. Rỉ mật là nguồn thức ăn giàu năng lượng trong khi ngọn lá mía thường được sử dụng làm thức ăn cho gia súc nhai lại (1,6 triệu tấn rỉ mật và 1,6 triệu tấn ngoạn lá mía)

• Mặc dù hầu hết các phụ phẩm nông nghiệp có chất lượng dinh dưỡng thấp nhưng do có số lượng lớn nên chúng rất quan trọng đối với chăn nuôi gia súc nhai lại.

Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y. Bản dữ liệu và thông tin

Bảng 1: Diện tích và năng suất của các cây trồng chính và phụ phẩm nông công

nghiệp ở Việt nam (2000-2005)

Diện tích (1000 ha) Sản lượng (1000 tấn) Cây trồng và phụ phẩm 2000 2005 2000 2005 Lúa 7.666 7.326 32.530 35.790 - Rơm (ước tính) 30-32.000 32-35.000 - Cám gạo (ước tính) 4.950 5.400 Ngô 730 1.043 2.006 3.756

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU VỀ THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU - Những lĩnh vực cơ hội Nghiên cứu và Phát triển docx (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)