Phân tích ngành.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU VỀ THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU - Những lĩnh vực cơ hội Nghiên cứu và Phát triển docx (Trang 81 - 87)

- Dây khoai lang 2.600 2

3. Phân tích ngành.

3.1. Cấu trúc.

Mật độ chăn nuôi là tương đối so với đất trồng màu và sản xuất lương thực. Các khu vực trong nước có đàn gia súc lớn và đất sản xuất lương thực có thể có lợi thế cạnh tranh cao hơn các vùng thiếu lương thực và do đó chi phí vận chuyển cao hơn. Điều này

đòi hỏi việc phân tích địa hình kỹ lưỡng hơn nhưng cũng có thể quan trọng trong việc xác định những khu vực cần đầu tư để nâng cao tính cạnh tranh của ngành chăn nuôi. Theo phân tích ban đầu, mật độ chăn nuôi và mật độ cây thức ăn gia súc (ví dụ ngô và

đậu tương) dường như chưa có tương quan mật thiết cho thấy có thể cần điều chỉnh chính sách để khuyến khích lập kế hoạch tốt hơn và khuyến khích sự phát triển của các hệ thống chăn nuôi trồng trọt. Việc lập kế hoạch có thể tập trung vào các yếu tố khí hậu phù hợp thuận lợi cho chăn nuôi và trồng trọt và tăng tính hiệu quả sản xuất (và do đó tăng tính cạnh tranh).

3.2. Hạ tầng cơ sở hỗ trợ

Thức ăn công nghiệp: Các nhà máy chế biến thức ăn công nghiệp phân bố ở các tỉnh khác nhau. Vấn đề quan trọng nhất là xác định các sản phẩn chế biến có chất lượng phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước. Ngành công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi của Việt nam hoạt động dựa vào hệ thống các cơ sở qui mô nhỏ với rất ít cơ sở đóng vai trò chính. Hơn nữa sở hữu chủ yếu là của nước ngoài nơi có giá nhân công và chi phí đầu tư cao hơn. Trong năm 2003 trên 70% trong tổng số nhà máy sản xuất thức

ăn chăn nuôi có phần của nhà đầu tư nước ngoài (CEG, 2004). Với sự cạnh tranh vềđất cho sản xuất công nghiệp, nhà ở và cho sản xuất các loại cây trồng có giá trị cao hơn chăn nuôi việc tạo ra các vùng trồng cây nguyên liệu thức ăn không hềđơn giản. Hiện nay 50% đường nông thôn đang trong tình trạng xấu. Có trên 150 công ty tham gia sản xuất thức ăn chăn nuôi và rất nhiều công ty tham gia quá trình phân phối trên thị trường. Các công ty sản xuất thức ăn qui mô nhỏ thường chỉ tham gia sản xuất trong thời gian ngắn rồi đóng cửa. Điều này có nghĩa là khoảng 73% tổng lượng thức ăn chăn nuôi

được sản xuất từ các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài qui mô lớn.

Thức ăn phụ phẩm nông công nghiệp: Các phụ phẩm nông công nghiệp được tạo ra từ

các vùng trồng trọt chẳng hạn rơm lúa, cám gạo và tấm được sản xuất chủ yếu ở khu vực châu thổ đồng bằng sông Hồng và sông Cửu long nơi giá phụ phẩm thấp hơn các

Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y. Bản dữ liệu và thông tin

khu vực khác. Giá phụ phẩm nông công nghiệp biến động tùy thuộc và khu vực sản xuất và tỷ lệ phụ phẩm được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi. Điều này có nghĩa là những nơi chăn nuôi sử dụng nhiều phụ phẩm thì cũng là những nơi có thị trường phụ phẩm phát triển.

3.3. Thị trường.

• Giá nguyên liệu thức ăn ở Việt nam cao hơn các nước khác trong khu vực châu Á khoảng 57% mặc dù thuế nhập khẩu các loại nguyên liệu này thấp (5%) cho thấy có thể giảm giá thức ăn thông qua điều chỉnh chính sách. Tuy nhiên thị trường phụ

phẩm công nông nghiệp phụ thuộc vào các hệ thống chăn nuôi. Những nơi phát triển chăn nuôi thông qua sử dụng tốt hơn nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương sẽ phát triển bền vững hơn. Điều này cũng phù hợp với chính sách phát triển chăn nuôi trong vùng.

• Năng suất đậu tương thấp ngoại trừ khu vực châu thổđồng bằng sông Cửu Long (2- 2,61 tấn/ha) nơi có điều kiện sinh thái thuận lợi. Còn lại hầu hết các khu vực có khả

năng cạnh tranh thấp khi trồng đầu tương.

Bảng 3: Giá thức ăn của một số loại gia súc ở miền Bắc và miền Nam

Loại gia súc và giai đoạn sinh trưởng Cả nước MiBắềc n Miền Nam

Giá thức ăn cho lợn (đồng/kg)

Tập ăn (1-15 kg) 7724 7048 8400

Lợn con (15-30 kg) 4305 4341 4200

Sinh trưởng (30-60 kg) 4020 4140 3900

Vỗ béo (60- off take) 3723 3596 3850

Nái mang thai 3847 3894 3800

Nái nuôi con 4168 4136 4200

Giá thức ăn cho gà (đồng/kg) National North South

Gà con (1-21d) 5123 4993 5530

Gà dò (22-41d) 5038 4717 5460

Gà thịt (42-50+ d) 4855 4717 4813

Gà đẻ 4215 4784 6200

Giá thức ăn cho vịt (đồng/kg) National North South

Vịt con (1-21d) 4147 4136 n.a.

Vịt thịt (22-50+d) 3919 3883 n.a.

Vịt đẻ n.a. 4092 n.a.

Giá nguyên liệu (đồng/kg) National North South

Ngô 2600 2543 2350 Tấm 3615 3771 3516 Cám 2770 2200 2200 Sắn 2270 n.a. n.a. Cám mì 2850 n.a. n.a. Khô đậu tương 3880 4600 5350 Đậu tương 6000 4650 6200

Nguồn: Số liệu điều tra từ các công ty thức ăn ở miền Bắc và miền Nam Việt nam tháng 2 năm 2006

3.4. Xu hướng và các vấn đề chính về thị trường

• Số lượng gia súc gia cầm được dự báo sẽ tăng và nhu cầu thức ăn chế biến, phụ phẩm nông nghiệp và thức ăn thô xanh cũng tăng

Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y. Bản dữ liệu và thông tin

• Vấn đề mấu chốt là giá thức ăn sản xuất trong nước – cao hơn giá sản xuất ở các nước khác 1,5-2 lần. Nếu các nguyên liệu thức ăn không được sản xuất ở Việt nam với giá thấp hơn thì sức cạnh tranh tương đối của ngành chăn nuôi Việt nam sẽ thấp. • Xu hướng sử dụng thức ăn hạt làm nhiên liệu sinh học làm tăng giá các loại ngũ cốc

trên thị trường quốc tế dẫn đến sự tăng giá các sản phẩm phụ thuộc vào thức ăn chế

biến (ví dụ giá sữa)

• Phụ phẩm nông nghiệp thường không được sản xuất ở những khu vực có ngành chăn nuôi phát triển. Khuynh hướng chăn nuôi thâm canh ở những khu vực giàu nguồn thức ăn có thể phát triển trong tương lai.

• Lượng lớn phụ phẩm nông nghiệp đang bị bỏ phí và các phương pháp bảo quản và sử

dụng có gía thành thấp sẽ cho phép sử dụng hiệu quả hơn các nguồn thức ăn này. • Khi giá thức ăn công nghiệp tăng thì hiệu quả của việc cải tiến sản xuất và chế biến

thức ăn thô xanh sẽ tăng lên nhất là đối với các hệ thống chăn nuôi thâm canh gia súc nhai lại.

4. THÔNG TIN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN (R&D).

4.1. Lĩnh vực nghiên cứu chính.

• Áp dụng các công nghệ chế biến thức ăn truyền thống và hiện đại đối với các phụ

phẩm nông công nghiệp làm thức ăn chăn nuôi là ưu tiên hàng đầu cho sự phát triển chăn nuôi bền vững

• Chuyển giao công nghệ chế biến thức ăn công nghiệp cần phải được tăng cường để

giảm giá thành sản phẩm

• Cải tiến công nghệ sau thu hoạch và tiếp thị sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế ngành trồng ngô và đậu tương.

• Khuyến khích phát triển trồng cây nguyên liệu thức ăn tại các khu vực có lợi thế như

trồng ngô ở Sơn La và Đắc Lắc, trồng đậu tương ởĐắc Lắc.

• Phát triển và ứng dụng các công nghệ sau thu hoạch mới, chế biến và đa dạng hóa các sản phẩm chế biến.

4.2. Những cơ quan nghiên cứu chính.

Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

• Viện Chăn nuôi, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam: nghiên cứu dinh dưỡng gia súc và chế biến thức ăn

• Các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi địa phương tại các tỉnh, các công ty lien doanh: nghiên cứu thức ăn công nghiệp

Các trường đại học

• Đại học Nông nghiệp Hà Nội • Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

• Đại học Nông Lâm ThủĐức TP. Hồ Chí Minh • Đaị học Cần Thơ

• Đại học Nông Lâm Huế

Các cơ quan liên quan khác: Sở nông nghiệp và PTNT các tỉnh ; Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh; Trung tâm khuyến nông các tỉnh

Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y. Bản dữ liệu và thông tin

4.3. Kinh phí nghiên cứu

• Ước tính kinh phí nghiên cứu năm 2007 là 4 tỷ đồng (250.000 USD) cho thức ăn công nghiệp và thức ăn bổ sung, 6 tỷđồng (375.000 USD) cho chế biến và bảo quản phụ phẩm công nông nghiệp và 6 tỷ đồng (375.000 USD) cho chế biến thức ăn thô xanh và trồng cây thức ăn nguyên liệu.

• Tổng kinh phí khoảng 16 tỷđồng (1.000.000 USD)

4.4. Những kết quảđạt được đến nay

Nghiên cứu, chế biến thức ăn hỗn hợp trong chăn nuôi

Chế biến bột cá: Công nghệ chế biến bột cá ở Việt Nam còn chưa phát triển, vì vậy hàm lượng dinh dưỡng trong các loại bột cá khác nhau biến động rất lớn. Ví dụ hàm lượng protein thô (CP) dao động từ 35 – 60%; hàm lượng khoáng tổng số dao động từ 20 – 35% (Giang và cộng sự, 2001). Bột cá có hàm lượng canxi, photpho và một số khoáng vi lượng bao gồm cả mangan, sắt và iốt cao. Bột cá cũng là nguồn thức

ăn giàu vitamin B đặc biệt là Colin, B12 và B2. Điều này có nghĩa là bột cá cũng là nguồn cung cấp khoáng và các vitamin B rất tốt cho chăn nuôi gia cầm.

Chế biến đậu tương: Đậu tương là thức ăn bổ sung cả năng lượng và protêin tuyệt vời, với hàm lượng CP và năng lượng trao đổi (ME) tương ứng là 370 – 430 g và 3300 – 3900 Kcal/kg vật chất khô (DM). Tuy nhiên, các chất kháng dinh dưỡng có trong đậu tương chưa chế biến như men ức chế trypsin và chất làm đông vón tế bào máu (lectin). Có thể sử dụng đậu tương chưa chiết dầu ở mức 15 – 35% trong khẩu phần cho gà sinh trưởng mà không có biểu hiện bất lợi nào và nếu được bổ sung thêm methionine thì bột đậu tương có giá trị tương đương với protêin bột cá. Việc thay thế bột cá bằng bột đậu tương trong khẩu phần ăn của gia cầm có thể tiết kiệm

được 30% chi phí thức ăn (Lung & Man, 1999).

Chế biến ngô: Ngô là cây màu được trồng khắp cả nước và có thể thu hoạch 2 đến 3 vụ trong năm tùy theo điều kiện khí hậu và tập quán canh tác của địa phương. Tuy nhiên, năng suất ngô ở Việt Nam trung bình chỉđạt ở mức 60% so với năng suất ngô của Mỹ (Vang & Son, 2000). Ngô có hàm lượng tinh bột khoảng 730 g/kg DM, hàm lượng xơ thấp, hàm lượng năng lượng ở mức cao, và hàm lượng protein khá biến

động. Hàm lượng năng lượng và protêin biến động theo giống ngô tương ứng dao

động từ 3300 đến 3900 Kcal/kg DM và 80 – 120 g/kg DM (Viện Chăn nuôi, 20001). Tuy nhiên, trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao đặc trưng ở Việt Nam ngô rất dễ bị

mốc do bị nấm tấn công. Vấn đề đặc biệt nghiêm trọng là sự phát triển của độc tố

nấm mốc aflatoxins có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng và độ ngon của thức ăn từ

ngô (Men, 2001). Sắc tố trong hạt ngô có thể tạo màu mỡ khi cho gia súc ăn ngô.

Đây là đặc điểm mà một số nước không mong muốn. Tuy nhiên, ở Việt Nam ngô vẫn

được sử dụng là thành phần chính trong khẩu phần nuôi dưỡng gia cầm và lợn. • Chế biến bột sắn: Giá trị sử dụng quan trọng nhất của sắn là nguồn tinh bột cho con

người. Năm 2005 sản lượng bột sắn cung cấp cho người khoảng 2 triệu tấn và làm thức ăn cho gia súc chỉ khoảng 0,3 triệu tấn (FAOSTAT, 2005).

Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y. Bản dữ liệu và thông tin

• Ở Việt Nam nguồn rơm lúa rất dồi dào nhưng vẫn chưa được sử dụng thích hợp làm thức ăn cho gia súc nhai lại. Việc sử dụng rơm lúa bổ sung với các nguồn thức ăn sẵn có ởđịa phương có thể áp dụng đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, góp phần nâng cao giá trị sử dụng của rơm lúa khi dùng làm thức ăn cho gia súc nhai lại. Tuy nhiên việc thiếu các kỹ thuật chế biến thích hợp nhằm nâng cao giá trị dinh dưỡng của rơm lúa

đang là trở ngại chính đối với việc mở rộng chế biến rơm. Rơm khô có thểđược xử

lý 4% urea (4 kg urea hòa vào 100 lít nước và dùng cho 100 kg rơm). Xử lí urea cải thiện giá trị dinh dưỡng của rơm và rơm ủ có thể thay thế 10-20% thức ăn thô khẩu phần bò sữa có hàm lượng thức ăn tinh tương đối cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự sai khác đáng kể giữa lô đối chứng và lô thí nghiệm nói nên rằng urea có thể cải thiện giá trị dinh dưỡng của rơm lúa.

• Cám gạo và tấm gạo là những nguồn phụ phẩm nông nghiệp chính của ngành xay sát lúa gạo và cũng được sử dụng khá phổ biến trong khẩu phần nuôi dưỡng gia cầm ở

Việt Nam. Hàm lượng protêin và mỡ thô (EE) trong cám gạo khá cao, tương ứng là 120 – 140 g/kg và 110 – 180 g/kg (Giang và cộng sự, 2001). Cám gạo được xem là thức ăn có thành phần dinh dưỡng rất biến động, tùy thuộc vào hiệu suất xay sát và mức độ tách chiết dầu. Dầu trong cám thuộc loại chưa no và có thể bị ôi thiu rất nhanh. Do đó dầu thường được chiết tách để sản phẩm có thể bảo quản lâu dài. Cả

tấm và cám gạo đều có thể được dùng trong khẩu phần cho gia cầm với tỷ lệ tương

đối cao nếu có hàm lượng trấu thấp. Ở Việt nam các cơ sở chăn nuôi thường sử dụng tới 70-100% thóc, cám hoặc tấm làm thức ăn bổ sung cho gia cầm thả vườn lấy trứng và thịt (Mến, 2001).

• Thân cây ngô: Mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 909.000 ha ngô và tổng lượng thân cây ngô sau thu bắp vào khoảng hơn 10 triệu tấn. Thân cây ngô hiện nay vẫn được sử

dụng chủ yếu làm chất đốt và ít khi được dùng làm thức ăn cho gia súc. Ủ thân cây ngô sau thu bắp với 3% rỉ mật, bột ngô, cám gạo và bột sắn có thể tạo nguồn thức ăn chất lượng tương đối tốt cho gia súc nhai lại trong mùa khô.

• Dây khoai lang: Dây khoai lang được sử dụng chủ yếu cho lợn, ít khi được sử dụng cho trâu bò. Khoai lang là nguồn thức ăn chính cho người ở các nước có thu nhập thấp và dây khoai lang (rau khoai lang) thường bị vứt bỏ hoặc làm phân chuồng (phân độn cho các chuồng nuôi gia súc). Đôi khi, dây khoai được phơi khô và sử

dụng làm thức ăn cho lợn và một lượng nhỏ làm thức ăn cho gia cầm nhưng chúng có giá trị dinh dưỡng thấp. Sản lượng dây khoai lang có thể lên tới 2,6 tấn chất khô/ha.

• Ngọn lá sắn: Sau khi thu hoạch củ, có khoảng 2,8 triệu tấn lá sắn có thể được sử

dụng làm thức ăn cho gia súc gia cầm (bảng 1). Năng suất tiềm tàng của các phụ

phẩm là ngọn, lá sắn sau khi thu hoạch củ vào khoảng 4,46 tấn chất khô/ ha. Nếu

được trồng làm nguồn thức ăn thô xanh trong mùa khô thì cây sắn có thể cho 41 tấn lá tươi/ 1 ha, tương đương với khoảng 12 tấn lá sắn khô/ha. Lá sắn cũng được biết

đến là nguồn thức ăn giàu protêin. Bột lá sắn (CLM) là thức ăn phi truyền thống và ở

Việt Nam bột lá sắn và ngọn lá sắn đôi khi được sử dụng trong khẩu phần cho lợn và trâu bò. Hạn chế lớn nhất của việc sử dụng bột lá sắn là độc tố chẳng hạn như axit Hydrogen Cyanide (HCN). Tuy nhiên, quá trình phơi khô hoặc ủ chua có thể làm giảm hàm lượng axit HCN trong lá sắn ủ và có thể sử dụng an toàn cho gia súc. Khác

Hội thảo xác định ưu tiên Chăn nuôi – Thú y. Bản dữ liệu và thông tin

với củ sắn, lá sắn khá giàu protein, khoáng và vitamin. Hàm lượng protêin thô trong lá sắn từ 230 – 350 g/kg DM. Bột lá sắn bổ sung vào khẩu phần gà đẻ ở mức dưới 25% vật chất khô không gây ảnh hưởng xấu đến tỷ lệđẻ trứng, chất lượng trứng và

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU VỀ THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU - Những lĩnh vực cơ hội Nghiên cứu và Phát triển docx (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)