Giải thích các biến

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNGTẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 10598467-2308-011534.htm (Trang 32 - 34)

Thứ nhất, biến phụ thuộc là CRi,t, đại diện cho tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ. NPL

(Non-performing loans) là nợ xấu hoặc nợ khó đòi (Fofack, H., & Fofack, H. L., 2005) hoặc các khoản vay có vấn đề (Berger & De Young, 1997) hoặc nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 quy định theo Điều 10, 11 Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013. Theo Sufian & Chong (2008); Nguyễn Thị Thái Hưng (2012); Said & Tumin (2011), rủi ro tín dụng được đo lường thông qua tỷ lệ tổng nợ xấu trên tổng dư nợ. Nhìn chung, một khoản nợ được coi là nợ xấu khi nó xuất hiện 1 hoặc cả 2 dấu hiệu như sau: quá hạn trả nợ gốc và lãi; và khách hàng vay vốn bị tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng coi là không có khả năng trả nợ. Các khoản mục nợ nhóm 3, 4 và 5 được lấy từ thuyết minh báo cáo tài chính của từng ngân hàng mỗi năm; tổng dư nợ được lấy từ bảng cân đối kế toán.

CR = Nợ nhóm 3 + Nợ nhóm 4 + Nợ nhóm 5

T ng d nổ ư ợ

Thứ hai, quy mô tín dụng (SIZEi,t) là biến độc lập được tính bằng logarit của tổng dư nợ, dựa theo bài nghiên cứu của Foos & cộng sự (2010), dữ liệu tổng dư nợ được lấy từ báo cáo tài chính của các ngân hàng qua các năm nghiên cứu, theo công thức:

Thứ ba, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng (LGi,t), là biến độc lập được tính bằng chênh lệch giữa tổng dư nợ kỳ hiện tại so với kỳ trước tất cả chia cho tổng dư nợ kỳ trước, theo

Thứ tư, theo nghiên cứu của Messai & Jouini (2013) và Nguyễn Thị Hồng Vinh (2017) thì biến độc lập tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLRi,t) được tính bằng tỷ lệ chi phí dự rủi ro tín dụng chia cho tổng dư nợ. Công thức của biến độc lập này có dạng:

LLR = Chi phí d phòng r i ro tín d ngựT ng d nổ ư ợủ ụ

RIR = Lãi suất danh nghĩa - Lạm phát

Thứ sáu, biến độc lập về tỷ lệ thất nghiệp (UEt), khóa luận sẽ sử dụng dữ liệu gốc từ bộ dữ liệu của Ngân Hàng Thế Giới (Word Bank) về tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu, theo World Bank tỷ lệ thất nghiệp được tính như sau:

UE = Số người th tấ nghi pệ

L c lự ượng lao đ ngộ

Thứ bảy, biến độc lập tỷ lệ lạm phát (INFt), được lấy trực tiếp dựa trên dữ liệu Tổng Cục Thống kê và Ngân hàng Thế Giới (World Bank).

Thứ tám, tốc độ tăng trưởng GDP (GDPt), được lấy trực tiếp từ bộ dữ liệu về vĩ mô của Ngân Hàng Thế Giới (Word Bank).

Như vậy, khóa luận sẽ có tổng cộng bảy biến độc lập gồm có ba biến thuộc về nội bộ ngân hàng và bốn biến thuộc về dữ liệu vĩ mô.

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNGTẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 10598467-2308-011534.htm (Trang 32 - 34)