Các nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNGTẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 10598467-2308-011534.htm (Trang 30 - 31)

Nguyễn Thị Ngọc Diệp & Nguyễn Minh Kiều (2015) xác định nhóm yếu tố đặc điểm ngân hàng ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam bằng dữ liệu được thu thập từ số liệu trong báo cáo tài chính của 32 NHTM VN từ giai đoạn 2010 - 2013. Mô hình nghiên cứu gồm 3 biến: Tăng trưởng tín dụng, quy mô ngân hàng, và tỷ lệ chi phí hoạt động so với thu nhập hoạt động. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, việc tăng trưởng tín dụng tại các NHTM VN có ảnh hưởng dương đến rủi ro tín dụng, các ngân hàng có mức tăng trưởng tín dụng cao sẽ có nguy cơ gặp rủi ro tín dụng cao hơn các ngân hàng khác. Biến quy mô ngân hàng cũng có ảnh hưởng cùng chiều đến rủi ro tín dụng, có nghĩa là quy mô ngân hàng càng lớn thì rủi ro tín dụng càng cao. Cuối cùng là biến tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động, biến này có ảnh hưởng cũng có thuận chiều với rủi ro tín dụng. Nghĩa là các ngân hàng yếu kém trong việc quản lí chi phí hoạt động cũng sẽ mang lại rủi ro tín dụng cao hơn các ngân hàng khác. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy hiện tượng che giấu thu nhập ở VN chưa ảnh hưởng rõ ràng đến rủi ro tín dụng và không có ý nghĩa khi đưa vào mô hình nghiên cứu.

Võ Thị Quý & Bùi Ngọc Toản (2014) đã chỉ ra ba biến - rủi ro tín dụng ngân hàng

trong quá khứ với độ trễ một năm, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng với độ trễ một năm, tỷ lệ tăng trưởng GDP với độ trễ một năm, ảnh hưởng có ý nghĩa đến rủi ro tín dụng của NHTM Việt Nam. Kết quả này có hàm ý là tốc độ tăng trưởng GDP giảm, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, cùng với những khoản cho vay chất lượng thấp trước đó đã làm gia tăng

rủi ro tín dụng tại các NHTM. Tăng trưởng tín dụng với độ trễ 2 năm ảnh hưởng ngược chiều đến rủi ro tín dụng nhưng không có ý nghĩa thống kê. Rủi ro tín dụng ngân hàng lại biến động rất nhiều nên không tìm thấy sự tương quan có ý nghĩa giữa qui mô ngân

hàng đến rủi ro tín dụng ngân hàng, tình hình tăng trưởng GDP cũng không ảnh hưởng ngay đến rủi ro tín dụng ngân hàng mà phải có một độ trễ nhất định.

Hoàng Thị Thanh Hằng, Võ Kiều Trinh & Hà Nguyễn Tường Vy (2019) đã xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2006 - 2017. Bằng phương pháp REM cho mẫu 20 ngân hàng thương mại, kết quả chỉ ra mối quan hệ có ý nghĩa và tiêu cực giữa tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất thực với rủi ro tín dụng ở mức 5%. Bên cạnh đó, các tác giả cũng khám phá mối liên hệ tích cực đáng

kể giữa tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng với rủi ro tín dụng ở mức 5%. Điều này có nghĩa là các ngân hàng càng trích lập nhiều dự phòng cho các khoản cấp tín dụng, thì các khoản

vay bị suy giảm mà họ cấp càng cao. Tuy nhiên, về ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng GDP với độ trễ một năm, tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) và tăng trưởng cho vay đối với rủi ro tín dụng, thì nó không đáng kể. Trong khi đó, kết quả cũng cho thấy mối tương

quan nghịch giữa tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất thực và rủi ro tín dụng. Bằng chứng thực nghiệm này khác với các nghiên cứu trước đây. Điều này được lý giải là do việc thực hiện chủ trương của Ngân hàng Nhà nước là các ngân hàng thương mại tập trung tái cơ cấu nợ xấu thông qua mua bán nợ, giúp giảm tỷ lệ nợ xấu trong khi lãi suất có xu hướng tăng.

Tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các NHTM tại Việt Nam sẽ được trình bày chi tiết tại phụ lục 3.

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNGTẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 10598467-2308-011534.htm (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w