CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNGTẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 10598467-2308-011534.htm (Trang 26 - 28)

Rủi ro đạo đức (Moral Hazard):

Rủi ro đạo đức là rủi ro đến từ việc một bên đưa ra các quyết định liên quan tới mức độ chấp nhận rủi ro, trong khi bên còn lại phải chịu tổn thất nếu các quyết định đó thất bại, (Paul, 2009). Điều này có thể nhận thấy trực tiếp từ chính hoạt động kinh doanh

của ngân hàng và các khách hàng của họ trong việc sử dụng vốn của ngân hàng. Hậu quả

từ rủi ro đạo đức này có thể ảnh hưởng cả hai phía là khách hàng cũng như ngân hàng cho vay.

về phía khách hàng, không ai hiểu rõ mục đích và cách sử dụng nguồn vốn đi vay ngân hàng hơn chính họ. Sau khi khoản vay đã được giải ngân thì khách hàng có thể làm

bất cứ thứ gì với nguồn vốn đó mà chỉ họ biết mà không cần giải trình với ngân hàng. Họ có thể sử dụng nguồn vốn đó sai mục đích đã trình bày trong hồ sơ tín dụng, hoặc giải ngân sai quy trình hoặc giải ngân vào các hoạt động có rủi ro cao hơn mà không chịu bất kỳ sự giám sát nào từ ngân hàng. Hơn nữa, rủi ro đạo đức còn đến từ việc khách

hàng gian lận, dối trá trong quá trình làm hồ sơ cho vay cho đến khi giải ngân món vay. Trên thực tế, việc khách hàng làm giả hồ sơ, làm giả các giấy tờ kinh doanh hoặc làm giả các giấy tờ định giá tài sản đảm bảo để đạt được các món vay của ngân hàng là việc không hiếm thấy hiện nay.

về phía ngân hàng, vì chạy theo các mục tiêu lợi nhuận nhất thời, ngân hàng điều chỉnh các chính sách thẩm định cho vay lỏng lẻo hơn, nâng cao quá mức chịu đựng rủi ro của ngân hàng, để nắm bắt các cơ hội kinh doanh nhất thời mà quên đi các quy tắc quản trị rủi ro tín dụng trong việc thẩm định và giám sát các khoản tín dụng. Nhân viên ngân hàng thiếu trách nhiệm cũng như trình độ chuyên môn kém dẫn tới các quyết định cho vay thiếu chính xác hoặc không nắm hết toàn bộ về hồ sơ tín dụng của khách hàng dẫn đến các khoản vay cho các khách hàng không phù hợp với chính sách hay những khách hàng “dưới chuẩn”.

Quản lý kém hiệu quả (Bad Management):

Theo Berger & Deyoung (1997): “quản lý kém hiệu quả liên quan đến các kỹ năng

kém trong chấm điểm tín dụng, thẩm định tài sản đảm bảo và cam kết giám sát khách hàng vay nợ”. Bài viết nghiên cứu mối quan hệ giữa việc trình độ quản lý kém hiệu quả với sự gia tăng nợ xấu trong tương lai của các NHTM của Mỹ trong giai đoạn từ năm 1985 tới 1994, cho ra kết luận chúng tương quan dương với nhau. Podpiera & Wekll (2008) nghiên cứu mối quan hệ giữa hiệu quả quản lý và tỷ lệ nợ xấu của các NHTM tại Cộng hòa Séc trong giai đoạn từ năm 1994 cho tới 2005 cũng cho ra kết luận tương tự rằng nếu hiệu quả quản lý giảm sẽ gia tăng các khoản nợ xấu trong tương lai. Có thể thấy

việc các ngân hàng có trình độ chuyên môn kém sẽ dẫn tới việc thiếu hiệu quả trong quá

trình thẩm định tín dụng, thẩm định tài sản đảm bảo,... dẫn đến cho vay các khoản nợ không hiệu quả ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ lệ nợ xấu cũng như rủi ro tín dụng trong tương

lai.

Thuyết quá lớn để thất bại (Too big to fail):

Thuật ngữ “too big to fail” hay quá lớn để thất bại được sử dụng lần đầu vào năm 1984, sau sự kiện một ngân hàng khá lớn lúc bấy giờ là ngân hàng Continental Illinois được tổng công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ cứu trợ. Thuyết này hàm ý khi các ngân hàng lớn lâm vào tính trạng khó khăn và đang tiến tới bờ vực phá sản, nhà nước và

nếu một ngân hàng lớn phá sản thì ảnh hưởng dây chuyền của nó cho nền kinh tế là rất lớn, việc một ngân hàng lớn phá sản kéo theo các ngân hàng nhỏ hơn hay các chủ thể kinh tế lớn khác trong nền kinh tế phá sản theo là việc không hiếm thấy trong nền kinh tế hiện đại hiện nay, khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 là một ví dụ điển hình. Ở một khía cạnh khác, khi các chính phủ đối mặt với vấn đề này, thì chi phí để cứu trợ một

ngân hàng lớn trong bờ vực phá sản nhỏ hơn rất nhiều so với hậu quả dây chuyền mà nó sinh ra, nên các chính phủ thường chọn cách đầu tiên.

Tuy nhiên, mặc trái của thuyết này chính là các ngân hàng lớn sẽ ỷ lại nhờ sự bảo hộ của chính phủ. Mặc dù, thuyết này ra đời để tránh khỏi những hậu quả nặng nề mà các vụ phá sản lớn gây ra cho nền kinh tế. Các ngân hàng lớn lại tận dụng nó để kinh doanh một cách rủi ro hơn vì họ cho rằng trong tình huống xấu nhất cũng có chính phủ ra tay cứu trợ họ khỏi bờ vực phá sản. Việc này cũng đến từ khách hàng, khi có tâm lý chung là một khi gửi tiền vào các ngân hàng lớn thì rủi ro gần như bằng không dẫn tới việc thiếu giám sát việc kinh doanh của các ngân hàng lớn này. Chính vì thế, thuyết này làm các ngân hàng bỏ quên việc giám sát rủi ro của mình, mà một khi việc giám sát rủi ro bị lờ đi trong ngành ngân hàng thì một biến cố nhỏ cũng có thể gây ra những hậu quả nặng nề về sau. Theo Boyd và Gertler (1994), trong bài nghiên cứu của họ đã đưa ra kết luận rằng các NHTM tại Mỹ có danh mục đầu tư rủi ro cao hơn mức cho phép nhờ vào thuyết “too big to fail” của chính phủ Mỹ.

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNGTẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 10598467-2308-011534.htm (Trang 26 - 28)

w