Giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNGTẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 10598467-2308-011534.htm (Trang 34 - 40)

Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng (LGi,t)

Nguyễn Thị Ngọc Diệp & Nguyễn Minh Kiều (2015) đã kiểm tra sự ảnh hưởng của

tỷ lệ tăng trưởng tín dụng đến rủi ro tín dụng ngân hàng và cho ra kết quả là việc tăng trưởng tín dụng tại các NHTM VN có ảnh hưởng cùng chiều với rủi ro tín dụng, các ngân hàng có mức tăng trưởng tín dụng cao sẽ có nguy cơ gặp rủi ro tín dụng cao hơn các ngân hàng khác. Ở các bài nghiên cứu khác trên thế giới như Keeton (1999) và Salas

& Saurina (2002) cũng kết luận việc tăng trưởng tín dụng sẽ gây ra rủi ro tín dụng cho các ngân hàng. Vì vậy, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng như sau:

Hi: Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng ảnh hưởng cùng chiều đến rủi ro tín dụng.

càng cao. Mặt khác, Somanadevi Thiagarajan & cộng sự (2011) lại chỉ ra mối quan hệ ngược chiều giữa hai biến này, có nghĩa rằng rằng các ngân hàng có nhiều tài sản hơn sẽ

có nhiều nguồn lực hơn để phát triển các giao thức và đào tạo tín dụng cho nhân viên hơn ngân hàng có ít tài sản hơn từ đó có thể giảm thiểu rủi ro tín dụng. Kết quả này cũng

được tìm thấy ở các nghiên cứu khác như Hu & cộng sự (2004), Hess & cộng sự (2008).

Vì vậy, giả thuyết về mối quan hệ giữa quy mô tín dụng và rủi ro tín dụng như sau:

H2: Quy mô tín dụng ảnh hưởng ngược chiều đến rủi ro tín dụng.

Lãi suất thực (RIRt)

Trong lý thuyết tài chính tiền tệ, việc một ngân hàng trung ương thiết lập một chính

sách tiền tệ thắt chặt sẽ tăng lãi suất cơ bản, điều này trực tiếp làm cho lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tăng theo, chính vì thế giá trị trái phiếu và các công cụ tài chính phái sinh khác mà ngân hàng đang nắm giữ sẽ giảm giá trị điều này dẫn đến tài sản của ngân hàng giảm theo, và giảm khả năng cho vay của ngân hàng (Van den Heuvel, 2002).

Mặc khác, việc lãi suất tăng sẽ khiến người đi vay sẽ trả tiền lãi nhiều hơn trước cho nên

ảnh hưởng gián tiếp giá trị của các tài sản dẫn tới giảm giá trị tài sản của các chủ thể trong nền kinh tế. Và khi lãi suất gia tăng, người đi vay sẽ cân nhắc kỹ càng hơn lúc trước, dẫn tới nhu cầu đi vay cũng như tiêu dùng giảm đi. Ngược lại, Hoàng Thị Thanh Hằng, Võ Kiều Trinh & Hà Nguyễn Tường Vy (2019) cũng nghiên cứu về mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lãi suất thực tại thị trường các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

và kết luận chúng có mối quan hệ ngược chiều. Tuy nhiên, việc lãi suất gia tăng sẽ khiến

cho hai bên cho vay và đi vay giảm nhu cầu hay dẫn đến đầu tư và tiêu dùng giảm sút, chính vì thế nền kinh thế nhanh chóng đi vào giai đoạn suy thoái cũng như việc dòng tiền luân chuyển chậm hơn sẽ tác động tới việc trả nợ và làm gia tăng rủi ro tín dụng. Chính vì vậy, tác giả vẫn sẽ kỳ vọng giả thuyết:

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLRi,t)

Trong bài nghiên cứu của Hasan & Wall (2004) về mối quan hệ giữa tỷ lệ dự phòng

rủi ro cho vay và rủi ro tín dụng của 21 quốc gia trên thế giới đã cho ra mối tương quan dương, điều này có nghĩa rằng việc một ngân hàng điều chỉnh mức dự phòng rủi ro cho vay là một cách để quản trị rủi ro tín dụng. Nếu rủi ro tín dụng của ngân hàng đang có chiều hướng gia tăng, thì các nhà quản lý của ngân hàng dựa vào kinh nghiệm và kỹ năng của họ sẽ điều chỉnh mức dự phòng rủi ro cho vay. Mặc khác, cách làm này cũng có thể do nhà quản lý muốn điều chỉnh lợi nhuận của ngân hàng. Tại Việt Nam, Hoàng Thị Thanh Hằng, Võ Kiều Trinh & Hà Nguyễn Tường Vy (2019) cũng nghiên cứu về mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và mức dự phòng rủi ro tín dụng tại thị trường các ngân

hàng thương mại tại Việt Nam bằng mô hình giữa rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ và tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay trên tổng dư nợ, tác giả đã đưa ra kết luận có mối quan hệ cùng chiều giữa dự phòng rủi ro cho vay và tổng dư nợ. Chính vì vậy tác giả có giả thuyết:

H4: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng sẽ ảnh hưởng cùng chiều đến rủi ro tín dụng.

Tỷ lệ thất nghiệp (UEt)

Theo Mondal (2016), khi nghiên cứu sự tác động của tỷ lệ thất nghiệp lên rủi ro tín

dụng tại 22 ngân hàng thương mại tại Bangladesh trong giai đoạn từ 2005 tới 2014, đưa ra kết luận rằng tỷ lệ thất nghiệp ảnh hưởng làm tăng rủi ro tín dụng. Tại Việt Nam, Hoàng Thị Thanh Hằng, Võ Kiều Trinh & Hà Nguyễn Tường Vy (2019) trong bài nghiên

cứu của họ thì tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam gia tăng thì khiến cho rủi ro tín dụng giảm. Bài nghiên cứu được thực hiện dựa trên bối cảnh và bộ dữ liệu của các NHTM tại Việt Nam, từ đó tác giả kỳ vọng và đưa ra giả thuyết về mối quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp và

rủi ro tín dụng như sau:

Tỷ lệ lạm phát (INFt)

Theo Ravi Prakash Sharma Poudel (2013), khi nghiên cứu về các yếu tố vĩ mô ảnh

hưởng tới các ngân hàng tại Nepal trong giai đoạn từ 2001 đến 2011, tỷ lệ lạm phát và rủi ro tín dụng có mối quan hệ ngược chiều. Kết quả tương tự cũng được tìm thấy ở nghiên cứu của Zribi & Boujelbene (2011) khi nghiên cứu giữa tỷ lệ lạm phát và rủi ro tín dụng tại HongKong, Tunisa và Romani. Lạm phát sẽ làm giảm giá trị của tiền tệ cũng

như giảm tỷ lệ sinh lời kỳ vọng, cho nên khi lạm phát tăng thường dẫn tới lãi suất cho vay cũng tăng theo, chính vì thế khi lãi suất cho vay tăng, sẽ gia tăng nghĩa vụ trả nợ cho

những người đi vay, dẫn đến rủi ro tín dụng tăng. Tuy nhiên, khi lạm phát gia tăng, các nhà quản lý ngân hàng sẽ nhanh chóng điều chỉnh lãi suất cho vay của họ để thu về lợi nhuận nhanh hơn so với những chi phí mà họ phải bỏ ra vì lạm phát gia tăng. Somanadevi

Thiagarajan & cộng sự (2011) đã cho ra mối quan hệ dương giữa rủi ro tín dụng và tỷ lệ lạm phát năm hiện hành. Cho nên bài viết có giả thuyết:

He: Tỷ lệ lạm phát ảnh hưởng cùng chiều đến rủi ro tín dụng.

Tốc độ tăng trưởng GDP (GDPt)

Từ các nghiên cứu về các ngân hàng tại một quốc gia riêng lẻ như Das & Ghosh (2007) hay Salas & Saurina (2002) hoăc Võ Thị Quý & Bùi Ngọc Toản (2014), đến những nghiên cứu ở mức độ lớn hơn như Majnoni & Laeven (2002) nghiên cứu về 1419

ngân hàng từ 45 quốc gia khác nhau hay Klein (2013) sử dụng dữ liệu của các ngân hàng

ở miền Trung, Đông và Đông Nam châu Âu, phần lớn các nghiên cứu về trong và ngoài nước đều kết luận mối quan hệ ngược chiều giữa tốc độ tăng trưởng GDP và rủi ro tín dụng. Các nghiên cứu này chỉ ra rằng nền kinh tế tăng trưởng tích cực sẽ tạo điều kiện cho các khách hàng đã vay vốn tại các ngân hàng để kinh doanh thuận lợi, từ đó cải thiện

khả năng trả nợ và giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Từ đó, tác giả đưa ra giả thuyết:

H7: Tốc độ tăng trưởng GDP ảnh hưởng ngược chiều đến rủi ro tín dụng.

Trên cơ sở các giả thuyết nêu trên, tác giả tổng hợp về kỳ vọng dấu của các biến trong mô hình theo bảng sau:

Lãi suất thực RIRt + Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng LLRi,t +

Tỷ lệ thất nghiệp UEt -

Tỷ lệ lạm phát INFt +

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở lý thuyết, bằng chứng thực nghiệm và mô hình nghiên cứu đã trình bày ở chương 2, chương 3 sẽ trình bày dữ liệu nghiên cứu và phân tích các phương pháp nghiên cứu nhằm tiến hành xác định sự ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của NHTM Việt Nam.

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNGTẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 10598467-2308-011534.htm (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w