1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khóa luận tốt nghiệp đánh giá hoạt động xúc tiến hỗn hợp của khách sạn park view huế

94 1,2K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 620,5 KB

Nội dung

Do nhu cầu của du khách ngày càng phát triển đa dạng vàtính cạnh tranh ngày càng tăng mạnh trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ lưu trú, cáckhách sạn không ngừng phát triển sản phẩm, mở rộn

Trang 1

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lí do chọn đề tài

Ngày nay, du lịch đang ngày một phát triển mạnh cùng với sự phát triển của nềnkinh tế thế giới và đã dần trở thành một ngành công nghiệp không khói - ngành kinh tếmũi nhọn của nhiều quốc gia Không chỉ đơn thuần mang lại lợi ích kinh tế, du lịchcòn là phương tiện giao lưu văn hóa và xã hội giữa các vùng lãnh thổ trong một quốcgia, giữa các nước trong khu vực và trên toàn thế giới Du lịch góp phần tạo ra sự tiến

bộ xã hội, tình hữu nghị, hòa bình và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, góp phầngiải quyết công ăn việc làm và làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội của vùng có tiềmnăng du lịch

Du lịch Việt Nam đã đóng góp quan trọng vào việc tăng nguồn thu ngoại tệ, tăngGDP và giải quyết việc làm Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, thu nhập ngoại tệdịch vụ du lịch năm 2008 đạt 4,02 tỷ USD và chiếm trên 55% trong cơ cấu của xuấtkhẩu dịch vụ và đứng thứ 5 so với thu nhập ngoại tệ của xuất khẩu hàng hóa (sau xuấtkhẩu dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản) Thu nhập du lịch tăng trưởng bình quângiai đoạn 2001 - 2008 đạt 16,58%/năm; thu nhập du lịch chiếm 5% trong tổng GDPcủa cả năm 2008

Huế được đánh giá là thành phố có tiềm năng du lịch dồi dào, với sự đa dạng vềcảnh quan thiên nhiên cùng với quần thể di tích triều Nguyễn và Nhã nhạc cung đìnhHuế - di sản văn hóa phi vật thể của thế giới, do đó, du lịch Huế được xem là mộttrong những ngành du lịch trọng điểm của quốc gia

Du lịch Huế đóng vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướnggiảm tỷ trọng thu nhập của nông nghiệp và tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp, dịch

vụ Tỷ trọng của ngành dịch vụ chiếm 43,2% năm 2005 đã tăng lên 43,5% năm 2008.Mức đóng góp của du lịch vào kinh tế địa phương tăng nhờ số khách du lịch đến vàmức chi tiêu của du khách tăng Bên cạnh đó, du lịch còn góp phần tích cực trong việctạo ra công việc, giảm nghèo và bình đẳng giới; đóng góp tích cực trong công tác bảotồn giá trị văn hóa truyền thống tại Thừa Thiên Huế, đặc biệt là thành phố Huế

Trang 2

Nhận thấy tiềm năng của du lịch nên mỗi quốc gia, mỗi vùng miền, mỗi thànhphố đều đầu tư, phát triển mở rộng ngành công nghiệp không khói này, không chỉ về

số lượng mà còn cả chất lượng Một trong những nỗ lực để làm tăng tính cạnh tranh,tăng lượng khách du lịch đến với Huế nói chung và các khách sạn tại Huế nói riêng làđẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch

Đặc biệt, cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ lưu trú như khách sạnngày càng trở nên khó khăn, phức tạp, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triểnphải tìm ra cho mình một chiến lược phát triển đúng đắn Và xúc tiến hỗn hợp đã được

sử dụng như chiếc chìa khóa quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệptrong môi trường kinh doanh đó

Tuy nhiên, công tác này vẫn chưa được coi trọng, chưa được sự quan tâm đúngmức và còn bộc lộ nhiều yếu kém Số lượng khách du lịch đến với Huế để tham quan

du lịch nhiều nhưng sử dụng vụ lưu trú và các dịch vụ bổ sung khác thì lại ít, thời gianlưu trú ngắn Điều đó cho thấy du khách vẫn chưa thực sự tin tưởng và bị thu hút khiđến lưu trú tại Huế mặc dù nơi đây có một hệ thống cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịchlớn, chất lượng cao, với trên ba mươi khách sạn đạt chuẩn một đến năm sao cho dịch

vụ lưu trú

Thời gian gần đây, với sự ra đời của hàng loạt các doanh nghiệp kinh doanhtrong lĩnh vực dịch vụ lưu trú, các khách sạn được đưa vào sử dụng với chất lượng, cócác cấp hạng sao tương đương đã khiến cho việc thu hút du khách đến với khách sạncàng trở nên khó khăn hơn Công tác xúc tiến hỗn hợp càng nên được đẩy mạnh

Nhận thấy tầm quan trọng của công tác xúc tiến hỗn hợp trong kinh doanh kháchsạn nên trong quá trình thực tập tại khách sạn Park View Huế, tôi đã chọn đề tài:

“Đánh giá hoạt động xúc tiến hỗn hợp của khách sạn Park View Huế” làm nội dungcho khóa luận tốt nghiệp cuối khóa của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở lí luận về hoạt động xúc tiến hỗn hợp, tìm hiểu những đánh giá củakhách du lịch và bản thân khách sạn Park View Huế về tình hình xúc tiến hỗn hợp hiệntại của khách sạn, từ đó tìm ra khoảng cách bất cập giúp đề xuất giải pháp nâng caohiệu quả cho hoạt động xúc tiến hỗn hợp của khách sạn

Trang 3

* Mục tiêu cụ thể:

- Khái quát lý luận và thực tiễn về hoạt động xúc tiến hỗn hợp

- Tìm hiểu và đánh giá hoạt động xúc tiến hỗn hợp hiện tại của khách sạn ParkView Huế thông qua ý kiến đánh giá của du khách và bản thân khách sạn

- Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến hỗnhợp của khách sạn Park View

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: hoạt động xúc tiến hỗn hợp của khách sạn Park ViewHuế Tập trung nghiên cứu các công cụ xúc tiến hỗn hợp, như: bán hàng trực tiếp, xúctiến bán hàng, quảng cáo, quan hệ công chúng

* Phạm vi không gian: khách sạn 4 sao Park View Huế

* Phạm vi thời gian: các dữ liệu thu thập và các đối tượng khảo sát được xem xéttrong giới hạn thời gian năm 2008 - 2009

* Phạm vi về nội dung:

- Tìm hiểu và đánh giá thực trạng hoạt động xúc tiến hỗn hợp của khách sạn ParkView dựa trên ý kiến đánh giá của du khách và bản thân khách sạn

- Tìm ra các điểm bất cập, hạn chế, từ đó đề xuất giải pháp phù hợp cho khách sạn

4 Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp nghiên cứu chung: nghiên cứu định tính, duy vật biện chứng và

duy vật lịch sử

* Phương pháp thu thập số liệu:

- Số liệu thứ cấp:

+ tài liệu, giáo trình của các trường đại học

+ báo, tạp chí, báo cáo chuyên ngành có liên quan của nhiều tác giả trong vàngoài nước

+ báo cáo kết quả kinh doanh của khách sạn Park View (2008-2009)

- Số liệu sơ cấp: thu thập thông qua điều tra bằng bẳng hỏi

Tiến hành điều tra mẫu trên những khách hàng đang sử dụng sản phẩm dịch vụcủa khách sạn Park View và các nhân viên trong khách sạn, bằng hai bảng hỏi khépkín dành riêng cho từng đối tượng

* Phương pháp chọn mẫu: được sử dụng là phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên

đơn giản

Trang 4

Theo đó, người nghiên cứu cố gắng đảm bảo quá trình lựa chọn mẫu sao cho mỗiđơn vị lấy mẫu trong cấu trúc có cơ hội hiện diện trong mẫu bằng nhau Người phỏngvấn ngẫu nhiên chọn theo số thứ tự phòng trong khách sạn để đặt bảng hỏi dành cho

du khách, đối với bảng hỏi cho nhân viên khách sạn cũng lấy ngẫu nhiên theo số lượngnhân viên của các phòng, các bộ phận

* Kích cỡ mẫu: sử dụng 130 bảng hỏi bằng tiếng Việt, Anh để tiến hành điều tra

phỏng vấn; trong đó, 100 bảng cho du khách và 30 bảng cho nhân viên khách sạn.Thời gian thu thập dự kiến là cuối tháng 3/2010 đến đầu tháng 4/2010

* Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu:

- Số liệu được xử lí trên cơ sở phân tổ thống kê theo các tiêu thức đánh giá khác nhau

- Bảng hỏi sử dụng để lấy ý kiến đánh giá từ du khách và nhân viên khách sạn vềhoạt động xúc tiến hỗn hợp của khách sạn Park View; được xử lý trên phần mếm SPSS15.0 Sử dụng thang điểm Likert để lượng hóa các mức độ đánh giá của du khách cũngnhư của nhân viên khách sạn đối với các vấn đề định tính được nghiên cứu

- Trên phần mềm SPSS 15.0, sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả,phương pháp kiểm định t đối với tham số trung bình mẫu (One- Sample T-test),phương pháp kiểm định phi tham số nhiều hơn hai mẫu độc lập (Kruskal Wallis),phương pháp kiểm định phi tham số cho hai mẫu độc lập (Mann-Whitney U), phươngpháp kiểm định phân phối chuẩn (One-Sample Kolmogorov-Smirnov)

+ Trung bình mẫu: ū = ∑ ui.fi / ∑fi

Với: ∑fi: tổng số phiếu phỏng vấn hợp lệ

ui: lượng biến thứ i

fi: tần số của giá trị i

+ Phương pháp kiểm định t đối với tham số trung bình mẫu (One- Sample T-test)Giả thiết cần kiểm định: H0: μ = Giá trị kiểm định (Test value)

H1: μ ≠ Giá trị kiểm định (Test value)

α là mức ý nghĩa của kiểm định, là xác suất bác bỏ H0; α= 0,05

i/ Nếu sig >= 0,05: giả thiết H0 được chấp nhận

ii/ Nếu sig < 0,05: giả thiết H0 bị bác bỏ

+ Phương pháp kiểm định phân phối chuẩn (One-Sample Kolmogorov-Smirnov)Giả thiết cần kiểm định: H0: Biến được phân phối chuẩn

H1: Biến không được phân phối chuẩn

Trang 5

α là mức ý nghĩa của kiểm định, là xác suất bác bỏ H0; α= 0,05.

i/ Nếu sig >= 0,05: giả thiết H0 được chấp nhận

ii/ Nếu sig < 0,05: giả thiết H0 bị bác bỏ

+ Phương pháp kiểm định phi tham số nhiều hơn hai mẫu độc lập (KruskalWallis) và phương pháp kiểm định phi tham số cho hai mẫu độc lập (Mann-Whitney )Giả thiết cần kiểm định:

H0: μ1= μ2= μ3= = μn (Trung bình thực của n nhóm là bằng nhau)

H1: μ1≠ μ2≠ μ3≠ ≠ μn (Trung bình thực của n nhóm là khác nhau)

α là mức ý nghĩa của kiểm định, là xác suất bác bỏ H0; α= 0,05

i/ Nếu sig >= 0,05: giả thiết H0 được chấp nhận

ii/ Nếu sig < 0,05: giả thiết H0 bị bác bỏ

Trang 6

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Khái niệm khách sạn, sản phẩm khách sạn và đặc điểm của sản phẩm khách sạn

1.1.1.1 Khái niệm khách sạn

Du lịch phát triển luôn song hành với sự phát triển của các cơ sở kinh doanh dịch

vụ lưu trú, các cơ sở kinh doanh lữ hành, các cơ sở kinh doanh ăn uống, các cơ sở kinhdoanh vận chuyển du lịch, Khi nói đến khách sạn người ta thường hiểu đó là các cơ sởkinh doanh dịch vụ lưu trú Do nhu cầu của du khách ngày càng phát triển đa dạng vàtính cạnh tranh ngày càng tăng mạnh trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ lưu trú, cáckhách sạn không ngừng phát triển sản phẩm, mở rộng phạm hoạt động sang các dịch vụ

ăn uống và một số dịch vụ bổ sung khác như: dịch vụ giặt là, vận chuyển, tổ chức hộinghị, massage, bán hàng lưu niệm,

Theo giáo trình Marketing khách sạn du lịch của bộ môn Marketing khách sạn

-Du lịch trường Đại học Thương mại Hà Nội thì khách sạn được định nghĩa như sau:

“Khách sạn là nơi cung cấp các dịch vụ ngủ, ăn uống, phương tiện thông tin, cácchương trình giải trí cho khách đến ở với điều kiện khách phải trả các khoản tiền dịch

vụ trên”

Khái niệm khách sạn còn được đưa ra trong nhiều văn bản khác nhau như giáotrình tổ chức và quản lý kinh doanh khách sạn - nhà hàng của Trương Sĩ Quý (1996),quy chế quản lý cơ sở lưu trú dịch vụ ban hành ngày 22.6.1994 của Tổng cục dulịch, nhưng nhìn chung, nội dung chính vẫn là: Khách sạn là cơ sở kinh doanh dịch

vụ, hoạt động nhằm mục đích sinh lời bằng việc phục vụ khách du lịch trong một thờigian ngắn, đáp ứng yêu cầu về các mặt ăn, ngủ, vui chơi giải trí và các dịch vụ cầnthiết khác cho khách đến ở với điều kiện khách phải trả các khoản tiền dịch vụ trên

1.1.1.2 Sản phẩm khách sạn và đặc điểm của sản phẩm khách sạn

a Khái niệm sản phẩm khách sạn

Sản phẩm của khách sạn là sản phẩm dịch vụ, vừa mang tính chất hữu hình, vừamang tính chất vô hình

Trang 7

Những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất ra sản phẩm dịch vụ khác với quátrình sản xuất ra một sản phẩm cụ thể Ngoài yếu tố đội ngũ lao động - người phục vụ(sức lao động); các yếu tố thuộc cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị máy móc vàdụng cụ chuyên dùng trong bộ phận phục vụ; việc sản xuất ra sản phẩm dịch vụ còn có

sự tham gia của khách hàng Lúc này khách hàng vừa tham gia sản xuất dịch vụ, vừa làngười tiêu dùng dịch vụ

Có thể nói sản phẩm dịch vụ là sự tổng hòa của ba yếu tố: khách hàng, ngườiphục vụ và trang thiết bị dụng cụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng

Có thể mô tả các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất ra sản phẩm dịch vụ qua

sơ đồ sau:

Trang thiết bị dụng cụ chuyên dụng Khách hàng

Sơ đồ 1.1: Các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất ra sản phẩm dịch vụ

Sản phẩm dịch vụ trong lĩnh vực kinh doanh du lịch, nhà hàng, khách sạn thườngbao gồm hai loại là dịch vụ cơ bản và dịch vụ bổ sung

- Dịch vụ cơ bản thường được coi là lí do chính để khách hàng đến với nhà hàng,khách sạn; là những sản phẩm dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu chính của khách hàng.Dịch vụ cơ bản trong kinh doanh khách sạn là dịch vụ lưu trú

- Dịch vụ bổ sung là những dịch vụ góp phần làm tăng thêm giá trị của dịch vụ

cơ bản Trong đó, có những loại dịch vụ là cần thiết và bắt buộc để bổ sung cho dịch

vụ chính, như dịch vụ đặt phòng trước, thường được gọi là dịch vụ bổ sung bắt buộc;

và những dịch vụ bổ sung khác được cung cấp tùy theo nhu cầu của khách hàng đượcgọi là dịch vụ bổ sung không bắt buộc, như dịch vụ giặt là, dịch vụ spa,

Do đó, sản phẩm khách sạn có thể được định nghĩa như sau: Sản phẩm khách sạn làtổng hợp các dịch vụ cơ bản và dịch vụ bổ sung nhằm cung cấp cho du khách sự hài lòng

Trang 8

b Đặc điểm của sản phẩm khách sạn

- Sản phẩm khách sạn bao gồm toàn bộ các hoạt động diễn ra trong cả một quátrình từ khi nghe lời yêu cầu của khách đến khi khách rời khỏi khách sạn

Quá trình phục vụ khách trong khách sạn là một quá trình liên tục từ khi khách

có yêu cầu đến khi thanh toán và tiễn khách, bao gồm: những hoạt động đảm bảo nhucầu sinh hoạt bình thường của khách (như ăn, ngủ, an ninh, mua bán hàng hóa, ), vànhững hoạt động đảm bảo mục đích của chuyến đi (như nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, tìmhiểu văn hóa, )

- Sản phẩm khách sạn rất đa dạng, tổng hợp, có cả dạng vất chất và phi vật chất;

có sản phẩm do khách sạn tạo ra, có sản phẩm do ngành khác tạo ra nhưng khách sạn

là khâu phục vụ trực tiếp, là điểm kết của quá trình du lịch

Nhưng, về cơ bản thì sản phẩm khách sạn vẫn là những sản phẩm phi vật chất vàmang những đặc điểm sau:

+ Sản phẩm khách sạn là những sản phẩm không lưu kho được Số phòngkhông bán được hôm nay sẽ mất đi vào ngày mai, do đó, mất một khoản thu không

→ Trình độ và sự nhiệt tình của nhân viên khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng

có vai trò rất lớn trong việc hình thành chất lượng dịch vụ

→ Sự phản hồi trực tiếp từ phía khách hàng về chất lượng dịch vụ trong quá trình

sử dụng sản phẩm dịch vụ của khách sạn sẽ có tác động qua lại và có thể ảnh hưởngnặng nề tới tâm lý của nhân viên phục vụ

→ Khách mua sản phẩm khách sạn phải được thông tin về quy cách, phẩm chấtcủa các sản phẩm dịch vụ đó một cách đầy đủ và kịp thời

Trang 9

+ Sản phẩm khách sạn được sản xuất và tiêu dùng đồng thời; tức nó được sảnxuất, bán và trao trong sự có mặt hoặc tham gia của khách hàng; diễn ra trong mốiquan hệ trực tiếp giữa khách hàng và nhân viên của khách sạn.

+ Lượng cung các sản phẩm khách sạn trong thời gian ngắn thường khó gia tăng, nóthường cố định trong khi nhu cầu về nó lại không cố định và luôn thay đổi

1.1.2 Những vấn đề lí luận về hoạt động xúc tiến hỗn hợp trong kinh doanh khách sạn

1.1.2.1 Khái niệm xúc tiến hỗn hợp

Xúc tiến hỗn hợp là một trong bốn yếu tố của Marketing - Mix nhằm hỗ trợ choviệc bán hàng

Theo Bùi Thị Tám (2009), xúc tiến hỗn hợp bao gồm nhiều hoạt động phong phúliên quan đến việc lựa chọn các phương tiện và cách thức thông tin nhằm tuyên truyền,yểm trợ cho sản phẩm và đặc biệt là tạo ra các tác động ảnh hưởng tâm lý đến kháchhàng nhằm thay đổi nhu cầu của họ; thông tin đầy đủ và hiệu quả về sản phẩm, thươnghiệu và công ty đến các trung gian marketing, các thị trường khách hàng khác nhau vàđến công chúng nói chung

Xúc tiến hỗn hợp được sử dụng như mọi phương tiện truyền tin giữa người bán

và người mua hàng (hoặc có ý định mua hàng) để thuyết phục họ mua những sản phẩmcủa mình Hoạt động xúc tiến hỗn hợp trong du lịch thường bao gồm một số các công

cụ và phương tiện khác nhau như: quảng cáo, xúc tiến bán hàng, bán hàng trực tiếp vàquan hệ công chúng

1.1.2.2 Vai trò của xúc tiến hỗn hợp trong kinh doanh khách sạn

Mọi sản phẩm trên thị trường muốn được tiêu thụ nhiều đều thông qua hoạt độngxúc tiến hỗn hợp Đối với sản phẩm dịch vụ lưu trú như khách sạn thì hoạt động xúctiến hỗn hợp lại mang một ý nghĩa quan rất quan trọng, vì:

- Sức cầu của sản phẩm thường mang tính thời vụ, cần được khích lệ vào nhữnglúc trái mùa

- Sức cầu của sản phẩm thường rất nhạy bén với giá cả và biến động theo tìnhhình kinh tế tổng quát

- Do không thể thấy sản phẩm trước khi tiêu dùng nên khách hàng cần đượcthông tin, rỉ tai nhau về sản phẩm

Trang 10

- Sự trung thành đối với thương hiệu của khách hàng sẽ được củng cố khi đưacác công cụ xúc tiến hỗn hợp đến gần hơn với khách hàng.

- Hầu hết các sản phẩm bị cạnh tranh mạnh và luôn có các sản phẩm thay thếchúng Các công cụ xúc tiến hỗn hợp sẽ giúp làm nổi bật chúng trước khách hàng củamình

1.1.2.3 Các công cụ xúc tiến hỗn hợp

Với nguồn kinh phí hạn chế dành cho hoạt động xúc tiến, các doanh nghiệp sẽphải quyết định công cụ xúc tiến nào phù hợp nhất, mang đến hiệu quả cao nhất trongviệc thực hiện mục tiêu xúc tiến hỗn hợp của doanh nghiệp mình Hoạt động xúc tiếnhỗn hợp để đạt hiệu quả cao thường được kết hợp bởi các công cụ sau:

Sơ đồ 1.2: Các công cụ của hoạt động xúc tiến hỗn hợp.

a Quảng cáo

* Khái niệm: Quảng cáo là cách thức trình bày, quảng bá phi cá nhân các ýtưởng, sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ phải trả tiền (Bùi Thị Tám, 2009) Hay quảngcáo là hoạt động của các cá nhân hoặc tổ chức sản xuất và dịch vụ, sử dụng cácphương tiện và phương thức truyền thông để thông báo cho công chúng về nhu cầu,khả năng của mình, hoặc về lợi ích của những hàng hóa dịch vụ nhất định nhằm giatăng số lượng người tiêu dùng, sử dụng các hàng hóa dịch vụ đó và các cá nhân hoặc

tổ chức đó phải thanh toán các chi phí

* Đặc điểm của quảng cáo

Philip Kotler (2001) cho biết quảng cáo có các đặc điểm sau đây:

- Tính đại chúng: Quảng cáo là một hình thức mang tính đại chúng rất cao Nó có

thể được tiếp cận trên một không gian rộng lớn với chi phí tương đối thấp Bản chất

Xúc tiến hỗn hợp

Quảng cáoXúc tiến bán hàngQuan hệ công chúngBán hàng trực tiếp

Trang 11

đại chúng đó khẳng định tính chính thức của sản phẩm và cũng tạo nên một tiêu chuẩncho sản phẩm Vì nhiều người nhận được một thông điệp như nhau nên người mua biếtrằng mọi người cũng sẽ hiểu được động cơ mua sản phẩm đó của họ

- Tính sâu rộng: Quảng cáo cho phép người sử dụng lặp đi lặp lại thông điệp,

giúp xây dựng hình ảnh lâu dài cho sản phẩm dịch vụ và thúc đẩy hoạt động bán hàng

Nó cho phép người mua nhận và so sánh thông điệp của các đối thủ cạnh tranh Quảngcáo với quy mô lớn cũng nói lên một điều tốt về quy mô, khả năng và sự thành đạt củangười bán

- Tính biểu cảm: Quảng cáo tạo cơ hội để giới thiệu doanh nghiệp và sản phẩm

dịch vụ của nó bằng cách sử dụng khôn khéo hình ảnh, âm thanh và màu sắc Tuynhiên đôi khi tác dụng biểu cảm mạnh lại làm mờ nhạt hay đánh lạc hướng sự chú ýđến thông điệp

- Tính chung: Quảng cáo không có tính bắt buộc, do đó công chúng không cảm

thấy mình có bổn phận phải chú ý hay hưởng ứng nên việc đánh giá sẽ tích cực hơn.Tuy nhiên, thông tin quảng cáo chỉ là thông tin một chiều, chỉ thực hiện độc thoại, chứkhông phải đối thoại với công chúng

* Những quyết định chủ yếu của quảng cáo

Doanh nghiệp khi xây dựng một chương trình quảng cáo phải xem xét các quyếtđịnh sau đây (Philip Kotler, 2001):

- Xác định mục tiêu quảng cáo: Mục tiêu quảng cáo là nhiệm vụ truyền thông cụ

thể được thực hiện với một đối tượng cụ thể trong một thời gian cụ thể Các mục tiêuquảng cáo có thể được phân loại theo mục đích như thông báo, thuyết phục, gây ấntượng hay nhắc nhở

Quảng cáo trong du lịch cần hội đủ các điều kiện sau: sự lôi cuốn; tính lưu giữđược sự chú ý để kích động nhu cầu, ham muốn; và phải có thông tin thông báo về đặctính của sản phẩm dịch vụ, nhằm hướng vào các mục tiêu sau: mở rộng vùng ảnhhưởng, thu hút du khách, giới thiệu sản phẩm mới, lôi kéo khách hàng quen trở lại vàtạo danh tiếng cho doanh nghiệp

- Quyết định về ngân sách quảng cáo: thường căn cứ vào các phương pháp, như:

căn cứ vào khả năng tài chính của doanh nghiệp, theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu,dựa trên các đối thủ cạnh tranh hoặc dựa vào mục tiêu nhiệm vụ quảng cáo

Nên hiểu rằng chi phí cho quảng cáo là một sự đầu tư, không phải là một sự chi tiêu

Trang 12

- Quyết định thông điệp quảng cáo: Thông điệp quảng cáo là yếu tố cực kỳ quan

trọng quyết định sự thành công của một chiến dịch quảng cáo

Để thành công, quảng cáo phải được coi là nguồn tin đáng tin cậy và thông tintruyền đạt là trung thực Do khách hàng thường mua sản phẩm trước khi thấy và sửdụng nó, nên sản phẩm du lịch phải được phán ánh tốt qua hình ảnh và màu sắc Cóthể xem hình ảnh và màu sắc là tượng trưng cho sản phẩm, phản ánh một phần chấtlượng, tăng tính hấp dẫn của sản phẩm đối với quyết định mua của khách hàng

- Lựa chọn phương tiện quảng cáo: Quá trình này bao gồm các quyết định về

phạm vi, tần suất, cường độ tác động; lựa chọn những phương tiện truyền thông chủyếu; quyết định lịch trình sử dụng các phương tiện truyền thông; và phân bổ cácphương tiện truyền thông theo địa lý

Do mỗi phương tiện truyền thông có các ưu, nhược điểm khác nhau nên khi lựachọn cần phải lưu ý đến mục đích và đối tượng quảng cáo, ngoài ra cần chú ý các yếu

tố như: thói quen sử dụng phương tiện truyền thông của khách hàng mục tiêu, sảnphẩm, thông điệp, chi phí

- Đánh giá hiệu quả quảng cáo: cần được tiến hành liên tục, thông qua các kỹ thuật

để đo lường hiệu quả truyền thông (như: đánh giá trực tiếp, trắc nghiệm tập quảng cáo,trắc nghiệm trong phòng thí nghiệm) và doanh số do tác động của quảng cáo

Bảng 1.1: Đặc điểm của một số phương tiện quảng cáo

Báo chí Linh hoạt, kịp thời, bao quátđược thị trường, nhiều người

chấp nhận, độ tin cậy cao

Thời gian tồn tại ngắn, sốlượng độc giả hạn chế, chấtlượng tái hiện kém

Truyền hình Kết hợp hình ảnh, âm thanhvà cử động khơi dậy cảm

xúc, thu hút mạnh sự chú ý

Chi phí quảng cáo cao, thờilượng phát sóng có hạn,nhiều người quảng cáo

Truyền thanh Có nhiều người nghe, chi phíquảng cáo thấp, linh hoạt về

Thời gian từ khi đặt đến khiđăng quảng cáo lâu, một sốlượng phát hành lãng phí

Quảng cáo ngoài trời Linh hoạt, tần suất lặp lạicao, giá rẻ, ít cạnh tranh. Công chúng không chọnlọc, hạn chế tính sáng tạo.Thư trực tiếp Công chúng có lựa chọn,trực tiếp, không có cạnh

tranh trên cùng phương tiện

Giá tương đối cao, khó tạothành hình ảnh sâu đậm

b Xúc tiến bán hàng

Trang 13

* Khái niệm: Về thực chất xúc tiến bán hàng là chính sách ưu đãi ngắn hạn đểkhuyến khích khách hàng mua hàng hóa, dịch vụ

Các hoạt động xúc tiến bán hàng có tác dụng là tạo ngay được phản ứng nhanh

và mạnh từ khách hàng nhưng lại không thể áp dụng lâu dài, đặc biệt là ít có tác dụngtrong việc xây dựng hình ảnh và thương hiệu cho sản phẩm (Bùi Thị Tám, 2009).Thường tập trung vào các đối tượng là khách hàng, nhà phân phối trung gian, nhânviên cung ứng

* Đặc điểm xúc tiến bán hàng: Xúc tiến bán hàng có rất nhiều công cụ, mỗi công

cụ lại mang mỗi đặc tính riêng, nhưng tựu chung lại thì theo Philip Kotler (2001) xúctiến bán hàng mang các đặc điểm sau:

- Truyền thông: chúng thu hút sự chú ý và thường cung cấp thông tin có thể đưa

người tiêu dùng đến với sản phẩm

- Khuyến khích: Chúng kết hợp việc nhân nhượng, khích lệ hay hỗ trợ nào đó có

giá trị với người tiêu dùng

- Mời chào: Chúng chứa đựng lời mời chào thực hiện ngay việc mua bán.

* Các công cụ xúc tiến bán hàng chủ yếu

- Thưởng hay quà tặng: là hình thức bán sản phẩm, dịch vụ với giá tương đối

thấp hay cho không để khuyến khích khách hàng mua một sản phẩm hay dịch vụ cụthể khác

- Giải thưởng (thi, trò chơi, sổ số): là hình thức tạo ra cơ may cho khách hàng có

thể được một món tiền mặt, một chuyến du ngoạn nghỉ dưỡng miễn phí do họ đã muasản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp Hoạt động này thu hút sự chú ý và được nhiềukhách hàng tham gia

- Phần thưởng cho khách hàng thường xuyên: là những giá trị bằng tiền hay dưới

hình thức khác tỷ lệ với số lần khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp

- Liên kết khuyến mãi: là cách thức hai hay nhiều doanh nghiệp cùng hợp sức lại

để tổ chức các chương trình xúc tiến bán hàng cho khách hàng nhằm tăng khả năng lôikéo của mình Các doanh nghiệp góp kinh phí với hy vọng mở rộng phạm vi tiếp xúc

và thu hút nhiều khách hàng mua sảm phẩm, dịch vụ của mình

- Chiết giá: là một khoản chiết khấu giá quy định trong trường hợp mua tại một

Trang 14

thời điểm nhất định Cách này khuyến khích các đại lí hay các kênh phân phối trunggian mua nhiều sản phẩm hoặc chấp nhận hinh doanh sản phẩm mới mà theo điều kiệnbình thường họ không thể mua.

- Tăng mức háo hồng: Hoa hồng là khoản tiền mà các doanh nghiệp trả cho các

đại lý khi các đại lý này bán hay tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp Thực chất hoahồng là sự ưu đãi dưới nhiều hình thức của các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm dulịch đối với đại lý trong việc áp dụng mức giá riêng đối với các đại lý luôn thấp hơn sovới giá công bố chính thức

* Những quyết định chủ yếu trong xúc tiến bán hàng (Philip Kotler, 2001)

- Xác định mục tiêu xúc tiến bán hàng: Những mục tiêu xúc tiến bán hàng được

rút ra từ những mục tiêu marketing cơ bản đã đề ra cho sản phẩm cụ thể Mục tiêu cụthể của xúc tiến bán hàng thay đổi tùy theo kiểu thị trường mục tiêu Đối với ngườitiêu dùng, mục tiêu là thúc đẩy tiêu dùng nhiều hơn, khuyến khích người chưa sử dụngdừng thử sản phẩm, và thu hút những người đang sử dụng sản phẩm của đối thủ Đốivới lực lượng bán hàng thì khuyến khích họ cố gắng tìm kiếm khách hàng nhiều hơn

và kích thích bán hàng trong mùa vắng khách

- Lựa chọn các công cụ xúc tiến bán hàng: Để hoàn thành những mục tiêu xúc

tiến bán hàng có rất nhiều công cụ khác nhau Người lập kế hoạch cần tính đến kiểu thịtrường, các mục tiêu xúc tiến bán hàng, tình hình cạnh tranh và hiệu quả chi phí củatừng cộng cụ

- Xây dựng chương trình xúc tiến bán hàng: Để có một chương trình xúc tiến

bán hàng tốt, người làm marketing cần có thêm các quyết định như xác định quy

mô kích thích, đối tượng và điều kiện tham gia quảng cáo cho việc xúc tiến bánhàng, thời gian và chi phí cho chương trình xúc tiến bán hàng thử nghiệm trước cáccông cụ xúc tiến bán hàng là rất cần thiết để xác định mức độ phù hợp và quy môcần xúc tiến bán hàng

c Quan hệ công chúng

* Khái niệm: Quan hệ công chúng là hoạt động xây dự mối quan hệ tốt với côngchúng bằng việc tạo ra được dư luận tích cực và phát triển hình ảnh tốt về công ty,kiểm soát được hoặc tiên liệu được những dư luận, lời đồn đại hoặc sự cố tiêu cực.Bùi Thị Tám (2009) cho rằng quan hệ công chúng là quá trình quá trình tạo ra

Trang 15

nhận thức tích cực và sự ủng hộ của khách hàng đối với công ty thông qua sự ủng hộcủa một trung gian thứ ba

Ngày nay, quan hệ công chúng ngày càng trở thành một trong những công cụ xúctiến quan trọng nhất của các công ty, đặc biệt trong du lịch, dịch vụ

* Đặc điểm quan hệ công chúng (Philip Kotler, 2001)

- Độ tin cậy cao: Nội dung và tính chất của thông tin có vẻ xác thực hơn và đáng

tin cậy hơn so với các hình thức quảng cáo cố định

- Không cần cảnh giác: Quan hệ công chúng có thể đến với nhiều khách hàng là

những không chú ý đến quảng cáo hay né tránh tiếp xúc với nhận viên bán hàng, thôngđiệp đến với họ là tin tức chứ không phải là thông báo bán hàng

- Kịch tính hóa: Giống như quảng cáo, quan hệ công chúng có tiềm năng làm cho

sản phẩm hay công ty trở nên ngoạn mục hơn

* Những quyết định chủ yếu trong quan hệ công chúng (Philip Kotler, 2001)

+ Giảm bớt chi phí cổ động: chi phí của quan hệ công chúng ít hơn gởi thư trựctiếp và quảng cáo trên các phương tiện truyền thông Ngân sách quảng bá của doanhnghiệp càng nhỏ thì càng nên sử dụng quan hệ công chúng để tranh thủ phần tâm trícủa họ dành cho sản phẩm và doanh nghiệp

- Lựa chọn thông điệp và phương tiện quan hệ công chúng

Các công cụ quan hệ công chúng thường được các doanh nghiệp sử dụng là xuấtbản phẩm, tổ chức các sự kiện đặc biệt, tìm kiếm và sáng tạo ra những tin tức, nhữngsản phẩm và con người, các bài nói chuyện với công chúng, các hoạt động xã hội,những phương tiện nhận diện của doanh nghiệp

Mỗi một công cụ đòi hỏi cách truyền tải thông tin khác nhau, do đó, để sử dụnghiệu quả chúng, người làm marketing cần thiết kế thông điệp cho thích hợp với việc sửdụng từng loại phương tiện

- Tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả của marketing quan hệ công chúng

Trang 16

Để thông điệp đến được với công chúng, người làm marketing quan hệ côngchúng phải xem những người biên tập của các phương tiện truyền thông như một thịtrường cần thỏa thuận Hoạt động quan hệ công chúng phải rất cẩn trọng khi nó liênquan đến việc tổ chức những sự kiện đặc biệt như hội thảo, hội nghị, tiệc chiêu đãi, cáccuộc thi tranh giải toàn quốc Người làm quan hệ công chúng cũng phải có khả năng

xử lý các tình huống nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quan hệ công chúng

Quan hệ công chúng thường được thực hiện cùng với các công cụ xúc tiến khácnên đo lường hiệu quả của nó không phải là việc dễ dàng Các số đo hiệu quả của quan

hệ công chúng thường được sử dụng là số lần tiếp xúc với thông tin, sự thay đổi mức

độ biết đến, hiểu biết đầy đủ hay thái độ của công chúng sau chiến dịch marketingquan hệ công chúng Phần đóng góp vào mức tiêu thụ và lợi nhuận, nếu đo được sẽ là

số đo thỏa mãn nhất để đánh giá hiệu quả của marketing quan hệ công chúng

* Các công cụ của quan hệ công chúng

- Xuất bản ấn phẩm: Doanh nghiệp thường tiếp cận và tác động đến thị trường

mục tiêu thông qua các ấn phẩm như báo cáo hàng năm, những cuốn sách nhỏ, tậpgấp giới thiệu, tạp chí, những bài báo, tư liệu nghe nhìn, bản tin doanh nghiệp

- Tổ chức các sự kiện: Đó có thể là những hội nghị, hội thảo chuyên đề, những

chuyến du lịch làm quen, tổ chức các cuộc triễn lãm, các lễ kỉ niệm, bảo trợ cho cáchoạt động xã hội, Thông qua các hoạt động đó, doanh nghiệp có dịp để mời và tiếpđón khách hàng hiện tại và tiềm năng của mình cũng như tạo sự chú ý liên tục đếnhình ảnh và sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp

- Cung cấp tin tức: Thông tin về bản thân doanh nghiệp và những sản phẩm của

họ được xây dựng thành cốt truyện đăng thành bài trên các phương tiện truyền thông

- Bài nói chuyện: Doanh nghiệp thận trọng sử dụng những phát ngôn viên đã

được huấn luyện khả năng hùng biện để tiếp xúc với giới truyền thông hay tại các hộinghị, hội thảo để có thể tạo dựng hình ảnh và không làm tổn hại đến doanh nghiệp

- Hoạt động công ích: Doanh nghiệp có thể nâng cao uy tín thông qua hình thức

marketing gắn với sự nghiệp bằng cách đóng góp tiền bạc và thời gian cho những sựkiện chính đáng, như ủng hộ cho các hoạt động xã hội tại địa phương hay ủng hộ chomột sự kiện cụ thể nào đó

- Tạo lập hình ảnh của doanh nghiệp: Để thu hút sự chú ý của công chúng

Trang 17

trong xã hội tràn ngập thông tin, mỗi một doanh nghiệp cần phải xây dựng đượcđặc điểm nhận dạng nổi bật cho mình Các đặc điểm đó thường thể hiện ở lôgôdoanh nghiệp, văn phòng phẩm, tập gấp, những cuốn sách nhỏ, giấy tờ văn thư,danh thiếp, đồng phục,

d Bán hàng trực tiếp

* Khái niệm: Bán hàng trực tiếp là sự đối thoại trực tiếp với một hoặc một sốkhách hàng để nhằm thuyết phục họ mua sản phẩm, dịch vụ nhằm mục đích chính làtăng doanh số bán hàng

Bán hàng trực tiếp có thể phát huy hiệu quả khá nhanh đối với quyết định muacủa khách hàng nhờ giao tiếp trực diện và đối thoại với khách hàng, tạo điều kiện choviệc hình thành và phát triển quan hệ khách hàng Khách hàng có thể chú ý hơn tớithông tin và so sánh thông tin ra quyết định (Bùi Thị Tám, 2009)

Trong du lịch có nhiều hình thức bán hàng: bán hàng trực tiếp tại văn phòng dulịch, tại khách sạn, nhà hàng hoặc bán hàng trực tiếp qua điện thoại (Nguyễn Thị ThúyHiền, 2006)

Tiến trình bán hàng tại chỗ bao gồm các bước sau: tiếp xúc với khách hàng, xácđịnh nhu cầu, chào hàng, nói giá, thương lượng và xử lý các phản hồi, kết thúc bánhàng và tiễn khách Đối với bán hàng qua điện thoại, tiến trình bán hàng còn ba giaiđoạn sau: giai đoạn chuẩn bị (nhận diện, xác định phẩm chất khách hàng và lên kếhoạch thực hiện), giai đoạn thực hiện (tiếp cận khách hàng, trình bày sản phẩm, nhậncác phản ứng và kết thúc bán hàng), và giai đoạn hoàn thành hợp đồng (xử lý cácthông tin và đánh giá)

* Đặc điểm của bán hàng trực tiếp (Philip Kotler, 2001)

- Trực diện: Bán hàng trực tiếp đòi hỏi mối quan hệ sinh động, trực tiếp và qua

lại giữa hai hay nhiều người Mỗi bên tham dự có thể nghiên cứu trực tiếp những nhucầu và đặc điểm của nhau và có những điều chỉnh tức thời

- Xây dựng quan hệ: Bán hàng trực tiếp cho phép thiết lập nhiều mối quan hệ, từ

quan hệ mua bán thông thường đến quan hệ bạn bè thân thiết

- Phản ứng đáp lại: Bán hàng trực tiếp làm cho người mua có bổn phận lắng

nghe lời chào hàng Người mua cần phải chú ý nghe và đáp lại, cho dù chỉ là lời cảm

ơn lịch sự

Hạn chế lớn nhất của bán hàng trực tiếp là cần chi phí lớn và một lực lượng bán

Trang 18

hàng tương đối lớn để duy trì mối quan hệ với khách hàng.

1.1.2.4 Nội dung của hoạt động xúc tiến hỗn hợp

Philip Kotler (2001) đưa ra những nội dung doanh nghiệp cần thực hiện cho hoạtđộng xúc tiến hỗn hợp là:

a Xác định khách hàng mục tiêu

Muốn thực hiện hiệu quả công tác xúc tiến hỗn hợp cho sản phẩm, dịch vụ thìtrước hết người làm marketing phải xác định rõ đối tượng cần truyền thông tin là ai.Khách hàng đó có thể là những khách mua tiềm năng các sản phẩm của khách sạn,những người sử dụng hiện tại, những người quyết định hoặc những người gây ảnhhưởng Khách hàng mục tiêu có thể là cá nhân hay nhóm người nào đó Khách hàng

sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện xúc tiến hỗn hợp sản phẩm, dịch vụ, đó là:nói cái gì, nói như thế nào, nói khi nào, nói ở đâu và nói với ai

b Xác định mục tiêu của hoạt động xúc tiến hỗn hợp

Mục tiêu xúc tiến hỗn hợp phải phù hợp với thị trường mục tiêu của daonhnghiệp và nhu cầu của thị trường đó Tất nhiên mục tiêu cuối cùng là làm cho kháchhàng mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp Đó sẽ là kết quả của một quá trìnhquyết định phức tạp và kéo dài

Việc hiểu biết rõ khách hàng mục tiêu hiện tại đang ở đâu trong quá trình muahàng của họ và giai đoạn sau sẽ là gì, sẽ giúp doanh nghiệp xác định các mục tiêu xúctiến sau:

- Khơi dậy mối quan tâm đối với sản phẩm, ngay cả khi khách hàng chưa biết tới

sự tồn tại của sản phẩm

- Thông báo cho khách hàng về sản phẩm và lợi ích của nó khi họ không hiểu

rõ về sản phẩm, về cách vận hành và những lợi ích mà sản phẩm có thể đem lại

- Tạo lòng tin đối với sản phẩm và doanh nghiệp khi khách hàng đã biết về sảnphẩm nhưng chưa hoàn toàn tin vào giá trị của sản phẩm

- Thuyết phục khách hàng rằng các lợi ích của sản phẩm lớn hơn chi phí họ bỏ ra

và để họ quyết định mua sản phẩm

c Thiết kế thông điệp

Trang 19

Sau khi đã xác định rõ phản ứng đáp lại mong muốn của công chúng, ngườitruyền thông chuyển qua giai đoạn soạn thảo một thông điệp có hiệu quả Trongtrường hợp lý tưởng, thông điệp phải thu hút được sự chú ý, tạo ra được sư quan tâm,kích thích được sự mong muốn và thúc đẩy hành động (mô hình AIDA) Trong thực tếrất ít thông điệp có thể dẫn dắt người tiêu dùng đi hết đoạn đường từ chỗ biết đến chỗmua hàng, nhưng mô hình AIDA gợi ra được chất lượng mong muốn.

Việc soạn thảo thông điệp đòi hỏi phải giải quyết bốn vấn đề: nói gì (nội dungthông điệp), nói như thế nào cho hợp logic (kết cấu của thông điệp), nói như thế nào để

dễ hình dung (hình thức của thông điệp), và ai sẽ nói (nguồn phát ngôn thông điệp)

d Lựa chọn phương tiện truyền thông

Người truyền thông phải lựa chọn những kênh truyền thông có hiệu quả đểtruyền tải thông điệp đó Các kênh truyền thông có hai loại hình lớn: trực tiếp và giántiếp Mỗi loại hình này lại có nhiều kênh con

* Các kênh truyền thông trực tiếp

Chúng đòi hỏi phải có hai hay nhiều người giao tiếp trực tiếp với nhau Đó có thể

là sự giao tiếp giữa hai người với nhau, giữa một người với công chúng, qua điện thoạihay qua thư từ Các kênh truyền thông trực tiếp tạo ra hiệu quả thông qua những cơ hội

cá nhân hóa việc giới thiệu và những tin ngược

Các kênh truyền thông trực tiếp có thể được chia nhỏ hơn nữa thành các kênhgiới thiệu, kênh chuyên viên và kênh xã hội

* Các kênh truyền thông gián tiếp

Chúng tải thông điệp đi mà không cần có sự tiếp xúc hay giao tiếp trực tiếp, baogồm những phương tiện truyền thông, bầu không khí và các sự kiện

- Các phương tiện truyền thông thường thể hiện dưới dạng ấn phẩm (báo, tạp chí,thư trực tiếp), các phương tiện truyền thông quảng bá (truyền thanh, truyền hình), cácphương tiện truyền thông điện tử (panô, áp phích) Hầu hết các thông điệp gián tiếpđều được tải qua các phương tiện có trả tiền

- Bầu không khí là “môi trường trọn gói” tạo ra hay củng cố thiện cảm của ngườimua đối với việc mua sản phẩm, dịch vụ Ví dụ, khách sạn sang trọng được trang trínhững hàng cột cẩm thạch, những dấu hiệu hữu hình khác biểu hiện sự sang trọng

- Sự kiện là những biện pháp tổ chức nhằm truyền đạt những thông điệp cụ thể

Trang 20

cho công chúng mục tiêu như tổ chức các buổi họp báo, lễ khai trương, tài trợ hoạtđộng xã hội,

Các kênh truyền thông gián tiếp tác động đến thái độ và hành vi cá nhân nênđược dùng phổ biến hơn, mặc dù không hiệu quả bằng các kênh truyền thông trực tiếp

e Xây dựng ngân sách xúc tiến hỗn hợp

Quyết định ngân sách xúc tiến hỗn hợp là việc không dễ dàng đối với các doanhnghiệp, làm thế nào để hiệu quả mà không gây lãng phí Có bốn phương pháp phổ biến

mà các doanh nghiệp áp dụng để xác định ngân sách dành cho xúc tiến hỗn hợp:

- Phương pháp căn cứ vào khả năng

- Phương pháp tính tỷ lệ phần trăm doanh số bán

- Phương pháp cân bằng cạnh tranh

- Phương pháp căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ

f Lựa chọn công cụ xúc tiến hỗn hợp

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn hệ thống các công cụ xúc tiến hỗnhợp, nên trước khi đi đưa ra quyết định ta cần xem xét:

* Bản chất của từng công cụ xúc tiến hỗn hợp: mỗi công cụ xúc tiến hỗn hợp đều

có những đực thù riêng và chi phí của nó Người làm marketing phải nắm được nhữngđặc điểm đó khi lựa chọn phương tiện xúc tiến hỗn hợp

* Những yếu tố quyết định đến cơ cấu của hoạt động xúc tiến hỗn hợp

- Loại thị trường sản phẩm

Đối với các khách hàng mục tiêu, các thị trường khác nhau thì mỗi công cụ xúctiến hỗn hợp lại có tầm quan trọng riêng Sử dụng công cụ nào chủ yếu, công cụ nàođược tập trung kinh phí phù thuộc vào sự hiểu biết của các doanh nghiệp về kháchhàng của mình Các doanh nghiệp du lịch và khách sạn thường đề cao vai trò củaquảng cáo, tiếp đến là xúc tiến bán hàng, bán hàng trực tiếp và quan hệ công chúng.Các doanh nghiệp hàng tiêu dùng đánh giá theo thứ tự: quảng cáo, kích thích tiêu thụ,bán hàng trực tiếp, quan hệ công chúng Trong khi các doanh nghiệp hàng tư liệu sảnxuất lại xếp theo thứ tự: bán hàng trực tiếp, kích thích tiêu thụ, quảng cáo, quan hệcông chúng

- Chiến lược đẩy và chiến lược kéo

Chiến lược đẩy

Trang 21

Hoạt động Hoạt động

xúc tiến hỗn hợp xúc tiến hỗn hợp

Yêu cầu

Chiến lược kéo

Yêu cầu Yêu cầu

Hoạt động xúc tiến hỗn hợp

Sơ đồ 1.3: Chiến lược đẩy và kéo

Hệ thống xúc tiến hỗn hợp chịu ảnh hưởng chủ yếu từ vấn đề công ty chọnchiến lược đẩy hay kéo để tạo ra mức tiêu thụ Chiến lược đẩy đòi hỏi hoạt độngxúc tiến hỗn hợp của nhà sản xuất (chủ yếu là lực lượng bán hàng và khuyến mãibuôn bán) phải hướng vào những người trung gian của kênh để kích thích họ đặthàng cùng kinh doanh sản phẩm đó và quảng cáo nó cho người sử dụng cuối cùng.Chiến lược kéo đòi hỏi hoạt động xúc tiến hỗn hợp (chủ yếu là quảng cáo vàkhuyến mãi đối với người tiêu dùng) hướng vào người sử dụng cuối cùng để kích thích

họ yêu cầu những người trung gian cung ứng sản phẩm và nhờ vậy kích thích nhữngngười trung gian đặt hàng của nhà sản xuất

- Giai đoạn sẵn sàng mua của khách hàng

Tiến trình mua của khách hàng thường trải qua nhiều giai đoạn, ở mỗi giai đoạnđòi hỏi các hoạt động xúc tiến hỗn hợp khác nhau

+ Nhận biết nhu cầu: Trong giai đoạn này quảng cáo hay quan hệ công chúng cóthể tạo ra sự nhận biết về sản phẩm và các nhu cầu mà sản phẩm có thể thỏa mãn.+ Tìm kiếm thông tin: Lúc này khách hàng đã nhận biết sản phẩm, quảng cáo vàbán hàng trực tiếp sẽ phát huy tác dụng khi cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm vàtrả lời các câu hỏi cụ thể cho khách hàng

+ Đánh giá các phương án: Ở giai đoạn này khách hàng thường đối chiếu những

Nhà sản xuất

Người trung gian

Người sử dụng cuối cùng

Nhà sản xuất

Người trung gian

Người sử dụng cuối cùng

Trang 22

thông tin họ biết về các doanh nghiệp và nhãn hiệu khác nhau để ra quyết định mua.Lúc này, bán hàng trực tiếp là công cụ mạng lại hiệu quả cao nhất vì có khả năng cungcấp thông tin phù hợp cho khách hàng.

+ Quyết định mua: Xúc tiến bán hàng và bán hàng trực tiếp là những hoạt độngxúc tiến được đề nghị sử dụng trong giai đoạn này vì chúng có thể khuyến khích kháchhàng hoàn thành quá trình mua

+ Đánh giá sau khi mua: Khách hàng đều có những cảm nhận sau khi mua hàng,

có thể hài lòng, có thể thất vọng, không biết sự lựa chọn của mình đã đúng ? Lúc này,quảng cáo và bán hàng trực tiếp sẽ giúp doanh nghiệp khẳng định với khách hàng rằnglựa chọn của họ là đúng

Nhận biết nhu cầu Tìm kiếm thông tin Đánh giá các phương án Quyết định mua Đánh giá sau khi mua

- Giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm

Các công cụ xúc tiến khác nhau cũng có tác dụng khác nhau theo vị trí hiện tạicủa sản phẩm trong chu kỳ sống của nó

+ Giai đoạn giới thiệu sản phẩm: cần sử dụng quảng cáo và quan hệ công chúng

để tạo sự nhận biết cao về sản phẩm, đồng thời xúc tiến bán hàng để thúc đẩy việcdùng thử sản phẩm trong thời giai đầu

+ Giai đoạn phát triển sản phẩm: giai đoạn này chủ yếu dựa vào quảng cáo vàquan hệ công chúng nhằm hỗ trợ bán hàng, bán hàng trực tiếp cũng được cũng đượcdùng để mang lại hiệu quả cao Trong khi đó, xúc tiến bán hàng có thể giảm đi vì ítcần khuyến khích mua hàng hơn Trong giai đoạn phát triển này, tất cả các công cụđều có thể giảm hiệu quả do nhu cầu đã có đòn bẩy riêng của nó là tin đồn

+ Giai đoạn bão hòa: Xúc tiến bán hàng là hoạt động xúc tiến quan trọng nhất, kếđến là quảng cáo và bán hàng trực tiếp

+ Giai đoạn sản phẩm suy thoái: Xúc tiến bán hàng tiếp tục có ý nghĩa quan

Trang 23

trọng, quảng cáo và quan hệ công chúng không cần nhiều và nhân viên bán hàng chỉthu hút được sự chú ý tối thiểu đối với sản phẩm.

- Hạng bậc trên thị trường của công ty

Những công ty đã tạo được tên tuổi trên thị trường sẽ thu nhiều lợi nhuận hơnnhờ quảng cáo hơn là từ kích thích tiêu thụ Còn đối với những công ty chưa tạo đượctên tuổi trên thị trường, khả năng sinh lời giảm đi khi tăng mức độ quảng cáo

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Khái quát về du lịch và hoạt động xúc tiến du lịch ở Việt Nam

Nhu cầu du lịch quốc tế và nội địa đến Việt Nam có xu hướng tăng rõ rệt từ năm

1990 Trong năm 1990, Việt Nam chỉ đón được 200.000 lượt khách quốc tế và 10 triệukhách nội địa Đến năm 2008, số lượng khách quốc tế đạt gần 4,25 triệu lượt Khách

du lịch nội địa đạt 20,5 triệu lượt năm 2008

Biểu đồ 1.1: Số lượng khách du lịch đến Việt Nam (2000 - 2008)

(ĐVT: triệu lượt người)

(Chuyên gia Tây Ban Nha và Việt Nam, 2010)

- Tốc độ tăng trưởng bình quân khách du lịch quốc tế giai đoạn 2001 - 2008

là 8,91%

- Tốc độ tăng trưởng bình quân khách du lịch nội địa giai đoạn 2001 - 2008

là 8,34%

- Thu nhập du lịch tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 - 2008 đạt 16,58%/ năm

và chiếm gần 5% trong tổng GDP (năm 2008)

- Tốc độ tăng trưởng bình quân số buồng trong các cơ sở lư trú đạt 15,6%/năm

Trang 24

- Tổng vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực du lịch, khách sạn dạt trên 10 tỷUSD, xếp thứ 3 trong tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam (sau ngành côngnghiệp chế biến và kinh doanh bất động sản).

- Số lao động trực tiếp trong ngành du lịch tăng trưởng bình quân 21,5%/nămchiếm 10,6% trong lĩnh vực dịch vụ và 2,8% tổng số lao động trong cả nước

Năm 2009, trong bối cảnh suy giảm chung của du lịch thế giới và khu vực, sốlượng khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt gần 3,8 triệu lượt khách, giảm 11,5%, giảmmạnh hơn so với mức bình quân chung của các nước trong khu vực ASEAN và thếgiới Tuy nhiên, khách nội địa tăng 19% so với năm 2008, đạt 25 triệu lượt khách Nhờvậy, thu nhập du lịch năm 2009 ước đạt 68 - 70 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2008(Chuyên gia Tây Ban Nha và Việt Nam, 2010)

Để trở thành một điểm đến du lịch thu hút du khách bốn phương, trong những nămqua Việt Nam không ngừng nỗ lực quảng bá hình ảnh của mình trên khắp thế giới

Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ngành du lịch Việt Nam đã chủđộng triển khai nhiều biện pháp kích cầu đặc biệt như chiến dịch “Ấn tượng ViệtNam”, “Liên hoan Diều quốc tế tại Vũng Tàu”, “ Festival Huế”, “Festival cồng chiêngquốc tế tại Gia Lai”, “Tuần Văn hóa - Du lịch Mêkông -Nhật Bản tại Cần Thơ” nhằm tăng cường thu hút khách quốc tế, thúc đẩy du lịch nội địa

Chiến dịch có sự liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch, lữ hành, nhà hàng,khách sạn, vận chuyển khách, trong các chương trình du lịch khuyến mại thu hútkhách du lịch bên cạnh việc phối hợp tổ chức thành công:

- Diễn đàn du lịch ASEAN (ATF), một hoạt động quan trọng và có quy mô lớnnhất trong khuôn khổ hợp tác du lịch ASEAN Kể từ khi thành lập, ATF luôn thu hút

sự quan tâm tham dự của các nước thành viên Đây là sự kiện lớn có ý nghĩa chính trị,kinh tế, xã hội và là sáng kiến, nỗ lực tập thể nhằm xây dựng ASEAN thành một điểm

du lịch chung, phát triển du lịch theo hướng bền vững, góp phần thúc đẩy trao đổikhách, hợp tác hữu nghị, giao lưu văn hóa, củng cố hòa bình, phát triển thịnh vượngtrong khu vực

- Và TRAVEX 2009, nằm trong khuôn khổ các hoạt động tại ATF 2009, Travex

Trang 25

là một trong những hoạt động có quy mô lớn và quan trọng nhất của Diễn đàn, là nơigặp gỡ của các đơn vị, tổ chức du lịch nhằm quảng bá sản phẩm du lịch, góp phần pháttriển một nền du lịch khu vực bền vững Hội chợ Travex 2009 tổ chức tại Việt Nam đãthu hút khoảng 460 doanh nghiệp với hơn 600 gian hàng đến từ nhiều nước khácnhau.Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, Hội chợ là dịp để các doanh nghiệp dulịch trao đổi kinh nghiệm, ký kết hợp đồng nhằm thu hút khách du lịch quốc tế đến vớikhu vực ASEAN Tham gia Travex 2009, ngành du lịch Việt Nam sẽ tập trung quảng

bá mạnh mẽ cho du lịch sinh thái biển Ngoài ra, Tổng cục Du lịch cũng xem đây là cơhội để thiết lập quan hệ với các đối tác nước ngoài (Tổng cục du lịch, 2009)

Tại nước ngoài, một loạt các hoạt động xúc tiến du lịch và quảng bá văn hoá ViệtNam được diễn ra tại nhiều nước như Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Italia, Thuỵ Điển, Tây BanNha,Venezuela, Brazil, Trung Quốc, Lào…

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch cũng đã và đang tiến hành các chương trìnhquảng bá đất nước Việt Nam trên CNN, BBC, Phối hợp cùng cục hợp tác quốc tếtiếp tục đẩy mạnh chiến dịch quảng bà đất nước và du lịch Việt Nam qua việc quảngcáo, giới thiệu thông tin, bài viết, ảnh chụp trên các tạp chí hàng đầu

Đặc biệt, chuyến press trip với các tạp chí du lịch hàng đầu như NationalGeographic, Travel + Leisure, CNN Traveller, Voyage, Lifestyle Travel Asia, TheImproper, sẽ là cơ hội vàng cho du lịch Việt Nam trong hoạt động quảng bá

Cùng với việc Hạ Long lọt vào vòng chung kết bầu chọn một trong 7 kỳ quanthiên nhiên thế giới và Lăng Cô được công nhận là một trong 10 Vịnh đẹp thế giới đãquảng bá mạnh mẽ cho du lịch Việt Nam

Bên cạnh các chính sách kích cầu, các chương trình quảng bá, xúc tiến của ngành

du lịch nói chung, từng địa phương cũng nhanh chóng tập trung xây dựng và công bố hệthống sản phẩm du lịch khuyến mại, tổ chức hàng loạt sự kiện thu hút khách du lịch

1.2.2 Khái quát về du lịch và hoạt động xúc tiến du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Khái quát du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế

Hoạt động du lịch có mầm mống tại Huế từ đầu thế kỷ XX với sự ra đời củakhách sạn Morin (1901), văn phòng du lịch tại khách sạn Morin Trong giai đoạn 1931

- 1934, hơn 130 biệt thự nghỉ mát đã được xây dựng tại đỉnh núi Bạch Mã (nay làvườn quốc gia Bạch Mã) Và tour du lịch được tổ chức tham quan danh lam thắng

Trang 26

cảnh của Huế, đặc biệt là di tích triều Nguyễn.

Từ năm 1957 đến 1975, các cơ sở đó đã ngừng hoạt động do chiến tranh Sauthời gian đó hoạt động du lịch của Thừa Thiên Huế bắt đầu được phục hồi kể từ đó khi

có quyết định thành lập Công ty du lịch Thừa Thiên Huế (7/1976) Cơ sở ban đầu củaCông ty du lịch Thừa Thiên Huế là khách sạn Hương Giang với quy mô nhỏ, chỉ có 20phòng và 30 cán bộ, nhân viên

Du lịch Thừa Thiên Huế cũng như du lịch Việt Nam có sự bùng nổ vàonăm 1990

Năm 1990, du lịch Thừa Thiên Huế chỉ đạt 10.000 lượt khách quốc tế và hơn60.000 lượt khách nội địa Đến năm 2000, Thừa Thiên Huế đón 194.610 lượt kháchquốc tế và 274.450 lượt khách nội địa Đến năm 2008 , khách nội địa đến ThừaThiên Huế tăng 3.0 lần so với năm 2000, đạt 818.786 lượt; số lượng khách quốc tếđạt 709.473 lượt, tăng hơn 3.6 lần trong vòng 8 năm Năm 2009, do chịu sự biếnđộng chung về kinh tế trên toàn cầu, lượng khách nội địa giảm 4,4% so với năm

2008, chỉ đạt 780.000 lượt; và 650.000 triệu lượt khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế,giảm 11.2% so với năm 2008, phù hợp với mức sụt giảm lượng khách quốc tế đếnViệt Nam (11.8%)

Khách du lịch đến Huế từ nhiều quốc gia, nhiều vùng lãnh thổ khác nhau, nhưngthị trường khách chủ yếu của Thừa Thiên Huế vẫn là Pháp, Anh, Úc, Mỹ, Nhật và ViệtKiều Thị trường khách Pháp đang có xu hướng giảm dần, năm 1997 chiếm 34%, năm

2002 là 25,2% và năm 2009 là 16,9% Trong khi đó thị trường Thái Lan tăng nhanh kể

từ khi có hành lang kinh tế Đông Tây và đã vươn lên chiếm vị trí thứ nhất trong năm

2008 và tụt xuống vị trí thứ 2 trong năm 2009 với thị phần 15% Các thị trường quantrọng tiếp theo gồm: Úc (9,4%), Mỹ (8,8%), Đức (8,2%), Nhật Bản (5,1%), Một sốthị trường khách quốc tế trọng điểm của Việt Nam nhưng còn rất ít tới Huế như: TrungQuốc, Hàn Quốc, Malaysia,

Số cơ sở lưu trú và số phòng lưu trú cũng tăng nhanh qua các năm Từ 69 cơ sởlưu trú năm 1995 đã tăng lên 279 cơ sở năm 2008 Số phòng lưu trú năm 1995 là 1669phòng nay tăng lên 6125 phòng vào năm 2008 do đó đã đáp ứng được nhu cầu lưu trúcho du khách đến du lịch ở Thừa Thiên Huế

Số ngày lưu trú bình quân là 1,9 ngày đối với khách quốc tế và hơn 2 ngày đối

Trang 27

với khách nội địa Số lao động trực tiếp được thu hút vào các doanh nghiệp Du lịchcũng tăng lên nhưng chỉ chiếm 1,4% tổng số lao động của tỉnh Khách quốc tế chủ yếu

đi theo tour, trong khi đó khách nội địa tự tổ chức chuyến đi chiếm tỷ lệ cao hơn.Điểm hấp dẫn nhất đối với du khách là quần thể Di tích Cố đô Huế và các hoạtđộng văn hóa, nghệ thuật Huế, ẩm thực Huế Lựa chọn tiếp theo của du khách là cáckhu du lịch biển, khu nước nóng, vườn quốc gia,

Khách du lịch đến Thừa Thiên Huế tập trung nhiều vào các mùa cao điểm Mùa

vụ của khách quốc tế và nội địa khác nhau Tháng cao điểm đón khách quốc tế là từtháng 10 đến tháng 4 trong khi đó, tháng cao điểm đón khách nội địa là từ tháng 5 đếntháng 8 Do sự khác biệt về mùa vụ của khách quốc tế và trong nước, tính thời vụtrong du lịch ở Thừa Thiên Huế giảm đáng kể Tuy nhiên, tháng 6 hằng năm là thờiđiểm Thừa Thiên Huế tổ chức Festival nên thường xảy ra sự bùng nổ lượng khách dulịch đến Huế, đặc biệt là khách du lịch nội địa Điều này tạo khó khăn cho Thừa ThiênHuế trong phát triển hạ tầng du lịch

Thừa Thiên Huế là một trong những điểm đến du lịch trọng điểm của du lịch ViệtNam, do đó, để phát huy tiềm năng của mình, du lịch Thừa Thiên Huế cũng khôngngừng tiến hành các hoạt động xúc tiến quảng bá giới thiệu hình ảnh tỉnh nhà đến với

du khách gần xa

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế tích cực xây dựng các chươngtrình xúc tiến quảng bá về hình ảnh điểm đến Thừa Thiên Huế; tham gia hội chợ ATF

2009 tại Hà Nội Đặt mục tiêu nhắm đến thị trường khách ở Đông Nam Á, đặc biệt là

du khách từ vùng Đông Bắc ở Thái Lan, vì vậy, ngành đã tham gia nhiều chương trìnhxúc tiến quảng bá tại vùng đông bắc Thái Lan Bên cạnh đó, còn tham gia, tổ chức cácchương trình xúc tiến quảng bá du lịch trong nước, hội nghị xúc tiến du lịch cùng cáchãng hàng không, lữ hành quốc tế

Năm 2009, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Tổng Công ty Cảng Hàng khôngmiền Trung đã tổ chức hội nghị “Xúc tiến, quảng bá du lịch và bàn giải pháp thu hút

các hãng hàng không quốc tế mở đường bay đến tỉnh Thừa Thiên Huế”, nhằm mục

đích giới thiệu tiềm năng du lịch và các lợi thế khác của Thừa Thiên Huế; xúc tiến,

Trang 28

quảng bá hình ảnh và các sản phẩm, dịch vụ du lịch nhằm thu hút và kêu gọi các hãnghàng không quốc tế mở đường bay thẳng đến Thừa Thiên Huế (qua Cảng hàng khôngquốc tế Phú Bài)

Trong năm 2010, các hoạt động trọng điểm trong chương trình xúc tiến du lịchThừa Thiên Huế sẽ bao gồm chuỗi các hoạt động được tổ chức với chủ đề "Huế thànhphố di sản và lễ hội - hành trình cùng 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội”: Chương trình

"Lễ công bố du lịch Thừa Thiên - Huế", Chương trình "Độc đáo sản phẩm du lịchThừa Thiên - Huế”, Chương trình "Hành trình cùng Thăng Long - Hà Nội - hội tụ mộtngàn năm" Và trọng tâm sẽ là "Sắc màu Festival Huế" với các hoạt động kỷ niệmnhững ngày lễ lớn, phát huy các giá trị văn hoá để quảng bá hình ảnh Huế - thành phốfestival đặc trưng của Việt Nam Festival Huế 2010 sẽ có nhiều chương trình lễ hội,nghệ thuật đặc sắc như: "Đêm phương Đông", "Đám cưới Huế xưa", ngày hội ẩm thực

"Món chay xứ Huế" Ngoài ra, Diễn đàn hợp tác du lịch vùng Bắc Trung Bộ 2010 2020; công bố giải thưởng du lịch Thừa Thiên - Huế và khởi động chiến dịch nâng caonhận thức cộng đồng về du lịch cũng sẽ lần lượt diễn ra vào cuối năm 2010 (Sở Tưpháp tỉnh Thừa Thiên Huế, 2009)

-Song song với chuỗi các hoạt động xúc tiến du lịch như đã đề cập ở trên thìchương trình xúc tiến du lịch lần này của Thừa Thiên Huế còn có một diễn đàn hợp tác

du lịch vùng Bắc Trung bộ giai đoạn 2010 – 2020 Với chương trình này, các nhà dulịch Thừa Thiên Huế tham vọng sẽ tăng cường khả năng liên kết ngành giữa các tỉnh,nhất là các tỉnh trong một vùng có không gian du lịch thống nhất

1.2.3 Xu hướng phát triển của du lịch Thế giới và du lịch Việt Nam

Xu hướng phát triển của du lịch Thế giới

Với những thay đổi trong điều kiện kinh tế, xã hội và trào lưu trên thế giới, một

số xu hướng phát triển du lịch của thế giới trong tương lai được nêu ra như sau:

- Phát triển văn hóa và sinh thái, kết hợp với những khu vui chơi giải trí hoặcnhững khu chắm sóc sức khỏe, sắc đẹp cho khách du lịch Theo một số kết quả nghiêncứu cho thấy hơn 50% dòng du khách du lịch quốc tế hiện nay là khách du lịch vănhóa Mục đích chuyến đi của họ là thưởng thức, trải nghiệm, tìm hiểu phong tục lốisống của cộng đồng dân cư khác

Những loại hình du lịch như thăm thân, du lịch gắn với sở thích đặc biệt phục hồi

Trang 29

nhanh chóng Loại hình du lịch mang tính gia đình có xu hướng gia tăng Khách thuộcnhóm này có độ tuổi vào khoảng 50 Với kiến thức và sự lựa chọn ngày càng tăng sẽrất khó thu hút nhóm du khách này quay trở lại Loại hình du lịch hội thảo, hội nghị(MICE) cũng tăng nhanh trong thời gian qua và được dự báo sẽ tăng nhanh trong thờigian tới.

- Xu thế du lịch ở châu Á nhiều hơn, với chi phí thấp, thời gian ngắn hơn

- Du khách được thực hiện nhiều kỳ nghỉ hơn và việc đi lại cũng tự do hơn

- Du khách đi du lịch những điểm đên gần hơn, bao gồm cả du lịch trong nước

Xu hướng này chiếm ưu thế so với du lịch đường dài

- Mức sụt giảm về thời gian lưu trú bình quân được dự báo sẽ lớn hơn so với mứcsụt giảm về lượng khách và doanh thu du lịch

- Loại hình lưu trú mới phát triển khá rộng rãi bên cạnh các loại hình lưu trútruyền thống, các loại hình mới phát triển mạnh mẽ như: timeshare, fractional,condohotels, và private residence clubs Nhu cầu đang tăng về các dịch vụ và đội ngũphục vụ hạng nhất

- Sự gia tăng của các loại hình du lịch mang tính gia đình Do vậy, các nhà nghỉ,các dịch vụ liên quan đến nhà nghỉ, khách sạn phục vụ gia đình sẽ tăng nhanh Kháchthuộc nhóm này có độ tuổi vào khoảng 50

- Các đơn vị lữ hành vẫn đóng vai trò quan trọng đối với một số bộ phận của dulịch cộng đồng

- Những loại hình du lịch như thăm người thân, bạn bè cũng như thị trường dukhách tự đi và có sở thích đặc biệt cũng được dự báo sẽ phục hồi nhanh chóng

- Những điểm đến tạo được điều kiện thuận lợi cho du khách về giá trị tiền tệcũng như tỷ giá hối đoái hấp dẫn sẽ có lợi thế rất lớn bởi trong tình hình hiện nay giá

cả là vấn đề cốt lõi

- Tình trạng đặt mua tour chậm trễ cũng sẽ xảy ra do khách hàng phải đối mặtvới những bất ổn, họ sẽ phải trì hoãn việc ra quyết định và chờ đợi lời mời chàohấp dẫn hơn

- Các công ty sẽ và nên tập trung thực hiện những biện pháp kiểm soát chi phínhằm duy trì lợi thế về giá của mình

- Các điểm đến và các hãng lữ hành đều phải hợp tác chặt chẽ với nhau trong

Trang 30

chuỗi giá trị du lịch.

- Sự khan hiếm về nguồn nước và một số tại nguyên thiết yếu khác của con người

ở một số điểm đến, sự chống đối ngày càng tăng của công chúng đối với các ngànhgây ô nhiễm môi trường sẽ buộc nhiều thành phần của ngành phải chấp nhận thựchiện các chính sách có trách nhiệm xã hội như bảo vệ môi trường và đảm bảo lợi íchcông đồng

Xu hướng phát triển của du lịch Việt Nam

Việt Nam có xu hướng phát triển mạnh cả về du lịch nhận khách (inbound) vàgửi khách (outbound) Đối với inbound, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc

độ tăng trưởng cao

Các thị trường khách quốc tế trọng điểm của du lịch Việt Nam gồm: các nướcBắc Á, Đông Nam Á, Tây Âu, Bắc Mỹ và Úc Trong những năm gần đây, khách nộivùng có xu hướng tăng nhanh Khách đến Việt Nam theo tour chiếm 40% và khách tựsắp xếp chuyến đi chiếm 60% Độ tuổi khách quốc tế có độ tuổi từ 25-34 chiếm sốlượng lớn nhất (28,4%) và thấp nhất là khách từ 65 tuổi trở lên (3,1%) Mục đíchchuyến đi để tham quan, nghỉ dưỡng chiếm tỷ lệ cao nhất (59%), tiếp đó là khách công

vụ (20,7%), khách thăm thân chiếm 13,7% Trong đó khách công cụ, khách du lịch hộinghị, hội thảo, tham dự triễn lãm (MICE) tăng nhanh

Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành có xu hướng phát triển cả về chật lượng và sốlượng, đặc biệt là các cơ sở kinh doanh lưu trú, nhà hàng đạt chuẩn xếp hạng sao ngàycàng tăng, các hãng lữ hành quốc tế và trong nước liên tục gia tăng, bên cạnh đó là cácloại hình dịch vụ mua sắm phục vụ du lịch phát triển rộng khắp (như: cửa hàng, siêuthị bách hóa tổng hợp, cửa hàng miễn thuế, )

Năm 2009 khép lại, bức tranh chung của ngành du lịch toàn cầu không mấy sángsủa, hầu như các mục tiêu đặt ra đều không đạt được như ý muốn Năm 2010 dự kiến,

du lịch thế giới sẽ sáng sủa hơn, có thể đạt mức tăng trưởng từ 1-3% Trước những dấuhiệu tích cực ấy, du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Thừa Thiên Huế nói riêngđang quyết tâm lấy lại đà tăng trưởng của mình bằng rất nhiều các hoạt động xúc tiến

du lịch trong và ngoài nước

Theo ông Nguyễn Quốc Thành, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL Thừa Thiên - Huế

Trang 31

cho biết, mục tiêu của du lịch Thừa Thiên - Huế là huy động cao nhất mọi nguồn lực

để đẩy nhanh tốc độ phát triển và nâng cao chất lượng, tăng trưởng phát triển du lịch;đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, trên cơ sở khai thác có hiệu quảlợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa lịch sử, góp phần tích cựcsớm đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, thành thành phố Festival đặctrưng của Việt Nam; Một trong những trung tâm văn hóa, du lịch đặc sắc của cả nước

và là một trong những trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm của miền Trung (Vương

Lê, 2009)

Trang 32

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA KHÁCH SẠN PARK VIEW

2.1 Giới thiệu về khách sạn Park View

Đô Huế và Công ty du lịch Bến Thành Vào thời điểm đó, khách sạn gồm 65 phòngkhách rất tao nhã và đầy đủ tiện nghi; mỗi phòng có một ban công nhìn ra quang cảnhsông Hương và Hoàng thành

Từ năm 2005 đến năm 2007, khách sạn được xây dựng mới lại thành khách sạnđạt tiêu chuẩn 4 sao và chính thức đổi tên thành khách sạn Park View Đó là sự liêndoanh hợp tác giữa ba bên là: Công ty du lịch Cố Đô Huế, Công ty du lịch Bến Thành

và Công ty Phan Thanh Khách sạn hoạt động với tư cách là công ty trách nhiệm hữuhạn du lịch Bến Thành Phú Xuân, một thành viên của tập đoàn Bến Thành Group.Khách sạn Park View là khách sạn 4 sao mới tọa lạc tại số 9 đường Ngô Quyền,thành phố Huế; có vị trí chiến lược ngay trung tâm của thành phố Huế: cách sân bayquốc tế Phú Bài 15 km, cách bãi biển Thuận An 12 km và 200 m từ ga Huế; với quangcảnh bao quát toàn thành phố Nằm kề bên dòng sông Hương thanh lịch và êm đềmgần với tất cả các điểm du lịch nổi tiếng, chỉ 10 phút đi bộ là đến khu vực Đại nội Huế

và đến các trung tâm thương mại, mua sắm và giải trí chính của thành phố Park Viewđược xây dựng và thiết kế là sự giao hòa của kiến trúc phương Đông và phương Tây,nhưng vẫn mang nét truyền thống của kinh thành Huế

Khách sạn 9 tầng 4 sao này tự hào có 120 phòng được thiết kế rất đẹp mắt Với

30 phòng Standard, 81 phòng Super, 2 phòng Deluxe, 4 phòng Suite và 1 phòngFamily Suite được thiết kế với phong thái dễ chịu và những dịch vụ, phương tiện đặctrưng riêng biệt sẽ mang đến cho du khách một cảm giác ấm áp và thoải mái Bên cạnh

đó là các nhà hàng, quán café mang phong cách riêng của Park View, và các dịch vụ

Trang 33

bổ sung khác đảm bảo làm hài lòng du khách khi đến với Park View Khách sạn ParkView là một nơi lưu trú lý tưởng, và từ lâu đã là điểm đến yêu thích ở Huế cho cảkhách doanh nhân và du lịch nghỉ dưỡng.

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của khách sạn

Khách sạn Park View là một đơn vị hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân đầy

đủ, có quyền kinh doanh, mở rộng quy mô, giao dịch với các đối tác trong nền kinh tế Trong quá trình hoạt động, khách sạn có những chức năng, nhiệm vụ chính như:kinh doanh cơ sở lưu trú, nhà hàng và các dịch vụ bổ sung khác bao gồm: bán hànglưu niệm, vận chuyển du lịch, bar, spa, giặt là, tổ chức hội nghị,

Park View luôn nỗ lực khai thác thị trường, tạo nguồn khách, chủ động xây dựngcác phương án kinh doanh, đưa ra những chiến lược phát triển phù hợp với sự biếnđộng của thị trường; nhằm đảm bảo nguồn vốn được giao, đồng thời phát huy hiệu quảkinh tế để đạt được những mục tiêu đã đề ra của chính khách sạn và của cả tập đoànBến Thành

2.1.3 Sản phẩm của khách sạn

Khách sạn Park View là khách sạn đạt chuẩn 4 sao kinh doanh dịch vụ du lịch.Với môi trường kinh doanh đầy tính cạnh tranh như hiện nay, khách sạn đã khôngngừng phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp nơilưu trú, Park View còn mở rộng ra kinh doanh dịch vụ nhà hàng, spa, bar, quán cà phê,phòng tắm hơi, hồ bơi, nhằm phục vụ tối đa nhu cầu của du khách

- Kinh doanh phòng ngủ: Có nhiều loại phòng cho khách chọn lựa như: Standard,Superior, Deluxe, Suite và Family Suite Mỗi phòng đều có phòng không hút thuốc,điều hòa nhiệt độ, phòng tắm có bồn và vòi sen, báo hàng ngày, phim trong nhà, ghếsofa, két sắt an toàn, Đặc biệt, phòng Family Suite còn có một gian bếp dành riêngcho gia đình Hệ thống phòng ngủ tại Park View được thiết kế trang nhã, sang trọng sẽđem lại cho du khách cảm giác thoải mái, dễ chịu như được sống tại nhà của mình

- Kinh doanh dịch vụ ăn, uống: Khách sạn có một số nhà hàng và quầy bar như:Nhà hàng Park View, nhà hàng Cung Đình, Bến Thành Café, Bar Sky View, tiền sảnh,bar bể bơi với không gian thoáng đãng, với các thực đơn tự chọn, thực đơn đặt sẵn sẽ

là nơi lý tưởng để gặp gỡ, đọc báo, trò chuyện với bầu không khí trong lành, đặc biệtquý khách có thể ngắm cảnh quan tuyệt đẹp của thành phố

Trang 34

- Kinh doanh các dịch vụ bổ sung:

Du khách cũng tìm thấy ở khách sạn cửa hàng lưu niệm, dịch vụ giặt là/giặt khô.Thư giãn sau một ngày với lựa chọn mát xa, bể bơi (trẻ em), jacuzzi, thiết bị tập thểdục, tắm hơi, phòng tắm hơi, spa, bể bơi ngoài trời - đây chỉ là một số trong các tiệnnghi thể thao và giải trí tuyệt vời của khách sạn

Với một phòng hội nghị lớn và một phòng họp, khách sạn Park View là nơi lýtưởng cho các cuộc họp, hội nghị, hội thảo mang tính quốc tế và các buổi giới thiệusản phẩm, tiệc cưới Bên cạnh đó, phòng hội nghị cũng là nơi thích hợp cho việc tổchức tiệc và ca nhạc cung đình

2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

2.1.4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Điều hành hoạt động kinh doanh của khách sạn là một bổ máy tổ chức bao gồmtương đối đầy đủ các bộ phận (sơ đồ 2.1)

2.1.4.2 Nhiệm vụ các bộ phận

 Ban giám đốc:

Chịu trách nhiệm quản lý, trực tiếp chỉ huy, lãnh đạo điều hành toàn bộ kháchsạn, theo dõi kiểm tra việc thực hiện công việc của cán bộ nhân viên Giám đốc cótrách nhiệm đề ra các mục tiêu, tổ chức hoạt động quản lý khách sạn, có quyền phêduyệt các quyết định bồi dưỡng, đề bạt, kỉ luật, tuyển chọn đối với nhân viên cũng nhưviệc thực hiện kế hoạch đồng thời quản lý các tài sản được giao

 Các bộ phận trong khách sạn:

- Bộ phận kế toán: giúp giám đốc khách sạn lập báo cáo kinh doanh và thườngxuyên kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh, thực hiện chế độ báo cáo kê hàngtháng, hàng quý, thanh toán các hợp đồng với đối tác, cân đối thu chi trong khách sạn,

- Bộ phận nhân sự: Giúp giám đốc khách sạn quản lý các hồ sơ nhân viên; theodõi tình hình biến động nhân sự; theo dõi thi đua, tổ chức khen thưởng hàng tháng,hàng quý; phân công lịch công tác cho các trưởng bộ phận; làm công tác tiền lương,quản lý công tác bồi dưỡng nhân viên,

Bên cạnh đó, còn có tổ đảm bảo an ninh, bảo vệ tài sản cho du khách và toàn bộnhân viện khách sạn

Trang 35

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của khách sạn Park View

GĐ điều hành KS (tổng quản lý)

Tổng giám đốc khách sạn

Trưởng

Kế hoạch - Thị trường

Trưởng Lễ tân

Trưởng Nhân sự

Kế toán

trưởng

Trưởng Buồng Ẩm thựcQuản lý

Trưởng Bảo trì

Bộ phận

Kế toán Bộ phận Nhân sự An ninhTrưởng Thị trườngBộ phận Đặt phòngBộ phận Bộ phận Lễ tân Bộ phận Buồng Bộ phận Spa trưởngBếp Nhà hàngTrưởng

Bộ phận Bảo trì

Hội đồng thành viên

Bộ phận

An ninh

Bộ phận Nhà hàng

Bộ phận Bếp

Trang 36

- Bộ phận kế hoạch - thị trường: Giúp giám đốc lập báo cáo kết quả kinh doanhhàng tháng, quý, năm; thường xuyên theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch; tìm kiếmcác thị trường mới, đối tác mới; đề ra các chính sách marketing; quản lý việc đặtphòng và tìm kiếm hợp đồng cho các dịch vụ của khách sạn.

- Bộ phận lễ tân: Đón tiếp khách, nhận đăng kí phòng cho khách; kê khai tìnhtrạng phòng; giải quyết các phàn nàn, thắc mắc của khách; thực hiện thủ tục checkout, hướng dẫn khách nhận phòng và cung cấp thông tin cần thiết mỗi khi khách cóyêu cầu

- Bộ phận buồng: Chuẩn bị phòng trước khi khách nhận phòng và sắp xếp, thudọn lại khi khách trả phòng; đảm bảo đem lại cảm giác dễ chịu, thoáng mát cho kháchkhi nghỉ ngơi tại phòng; phục vụ các dịch vụ spa, các dịch vụ bổ sung tận phòng cho

du khách

- Bộ phận ẩm thực: Phụ trách dịch vụ ăn uống cho du khách và nhân viên tại cáckhu bếp, nhà hàng trong khách sạn; tổ chức các buổi tiệc cưới, tiệc hội nghị, cơm vua;đảm bảo vệ sinh môi trường cho khách sạn

- Bộ phận bảo trì: Đảm bảo chất lượng phòng tốt nhất cho du khách, sửa chữa saihỏng các thiết bị cung cấp cho khách và các thiệt bị phục vụ hoạt động của các phòngban khác, giúp việc kinh doanh diễn ra thuận tiện

Mỗi bộ phận tuy có các chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng để phát huy tối đa hiệuquả công việc chung, các bộ phận thường có sự kết hợp, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau đểcùng đạt mục tiêu mà ban giám đốc đã đề ra

2.1.5 Đặc điểm nguồn nhân lực khách sạn

Số liệu bảng 2.1 cho ta thấy số lượng lao động của khách sạn có sự biến độngkhá lớn qua hơn 2 năm hoạt động Năm 2008, tổng số lao động toàn khách sạn là 128người, sang năm 2009 con số đã tăng 9,4%, tương ứng tăng 12 người Có thể giải thích

lí do cho sự gia tăng về mặt nhận sự trên là sau hơn 1 năm hoạt động, để đáp ứng ngàycàng cao nhu cầu của khách hàng, khách sạn đã quyết định mở rộng quy mô kinhdoanh nên cần một lượng lao động mới

- Xét theo giới tính: Nhìn chung qua 2 năm, nữ giới luôn chiếm tỷ trọng cao hơn

so với nam giới Tuy năm 2009 số lượng nhân viên nam được bổ sung 12 người nhưng

Trang 37

vẫn chỉ chiếm 45,7% tổng số lao động Điều này phù hợp với tính chất công việc tạikhách sạn, chủ yếu là tiếp xúc, chăm sóc du khách đến với khách sạn; chính sự dịudàng nữ tính thường để lại ấn tượng mạnh cho du khách về đội ngũ nhân viên củakhách sạn.

- Xét theo trình độ: Lao động có trình độ đại học tăng mạnh trong năm 2009,tăng 8 người so với năm 2008, đạt tốc độ 21,6%, giúp tăng tỷ lệ lao động có trình độđại học lên 32,1% Đó là tín hiệu tốt của khách sạn khi đang dần nâng cao chất lượnglao động Tỷ lệ lao động có trình độ trung cấp trở xuống giảm chậm nên vẫn chiếm tỷtrọng cao trong tổng lao động Đây là điều khách sạn cần lưu ý để tạo điều kiện chocán bộ nhân viên nâng cao trình độ cũng như chuyên môn của mình, để tạo ra một độingũ lao động chất lượng và có tính chuyên nghiệp cao

Bảng 2.1: Quy mô, cơ cấu lao động của khách sạn Park View giai đoạn 2008 - 2009

Chỉ tiêu

Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) +/- %

28,93,156,36,25,5

45771116

32,15,050,77,94,3

83-13-1

21,675,0-1,437,5-14,3

0,82,31,67,89,415,626,615,67,87,84,7

252101424331814108

1,43,61,47,110,017,123,612,910,07,15,8

120024-1-2402

10066,70,00,016,720,0-2,9-10,040,00,033,3(Nguồn khách sạn Park View Huế)

Trang 38

- Xét theo bộ phận: Do có sự mở rộng quy mô nên các bộ phận cũng có sự thayđổi về số lượng lao động của mình, theo đó, bộ phận thị trường, spa được bổ sung 2lao động mới, bộ phận nhà hàng và bộ phận bảo trì được tăng 4 lao động so với năm

2008 Bên cạnh đó lại có sự ra đi của các lao động làm tại bộ phận bếp, nguyên nhânkhông phải do khách sạn cắt giảm lao động mà do sự lôi kéo của các đối thủ cạnhtranh Đây là điều mà khách sạn phải lưu tâm để có các chính sách khen thưởng hợp lýcho nhân viên nhằm tạo lòng tin và sự trung thành của nhân viên đối với khách sạn

2.2 Tình hình kinh doanh của khách sạn Park View

Gia nhập vào thị trường kinh doanh dịch vụ lưu trú tại Huế với nhiều khó khănnhư sự tái bùng phát của dịch cúm gia cầm A H1N1, dịch bệnh tai xanh ở gia súc, sựbất ổn chính trị ở các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ

đã ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu Giá cả ngày càng leo thang, người dân cắt giảmchi tiêu, các hãng du lịch hủy tour, cộng thêm sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranhmới đã làm cho việc kinh doanh của khách sạn đã khó khăn nay càng trở nên khó khănhơn Nhưng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, khách sạn Park View đãđạt được những thành quả nhất định trong những năm khởi đầu kinh doanh vừa qua,phản ánh khả năng thích ứng cao của khách sạn trước những biến động của thị trường.Chính thức bước vào hoạt động từ quý 4 năm 2007, khách sạn Park View chỉ thuhút được 5.832 lượt khách đến với khách sạn, đạt công suất phòng là 9%; năm 2008,tổng lượng khách đạt 14.256 lượt khách, đẩy công suất phòng lên 22%; đáng chú ý là

sự phát triển nhanh của khách sạn vào năm 2009, lượng khách đến khách sạn tăng vọtđạt 27.216 lượt khách, tăng 90,9% so với năm 2008 và công suất phòng đã đạt con số42% Tuy so với toàn ngành du lịch Huế và với các đối thủ cạnh tranh, những con số

đó chưa đáng kể nhưng cũng là thành quả của sự nỗ lực kinh doanh của khách sạnPark View Ghi nhận sự nỗ lực đó, tập đoàn Bến Thành Group đã chọn khách sạn ParkView là đơn vị báo cáo điển hình năm 2009 của tập đoàn

Trang 39

Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh của khách sạn Park View giai đoạn 2007 - 2009

- Doanh thu ăn, uống

- Doanh thu vận chuyển

- Doanh thu giặt ủi

- Doanh thu spa

- Các doanh thu khác

4.Tổng chi phí

5.Lợi nhuận trước thuế

6.Tỉ suất lợi nhuận/doanh thu

Lượt khách

%

Triệu đồng - - - -

%

5.832 9

462,24

396,9826,5511,792,325,7618,84

438,13 24,11 5,22

14.256 22

7.814,62

4.651,532.707,86116,1479,38188,3971,32

7.118,53 696,09 8,91

27.216 42

15.325,35

8.858,065.662,6551,10184,14338,69230,71

11.022,96 4.302,39 28,07

8.424 13

7.352,38

4.254,552.681,31104,3577,06182,6352,48

6.680,40 671,98 3,69

144,4 144,4

1.590,6

1.071,810.099,1885,13.321,63.170,7278,6

1.524,8 2.787,1 70,7

12.960 20

7.510,73

4.206,532.954,79-65,04104,76150,30159,39

3.904,43 3.606,30 19,16

90,9 90,9

96,1

90,4109,1-56,0132,079,8223,5

54,9 518,1 215,1

(Nguồn khách sạn Park View Huế)

Trang 40

Từ bảng 2.2 ta thấy tổng doanh thu của khách sạn liên tục tăng qua 3 năm, từ462,24 triệu đồng vào quý 4/2007 lên 7.814,62 triệu đồng năm 2008, đến năm 2009tổng doanh thu đã tăng 96,1% so với năm 2008 đạt 15.325,35 triệu đồng Đây là chiềuhướng phát triển tốt mà khách sạn Park View nên cố gắng phát huy trong tương lai.Tổng doanh thu biến động là do sự biến động của các thành tố cấu thành nên nó.Doanh thu phòng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu (trên 58%) nên có thểxem là nhân tố chính tác động đến biến động của tổng doanh thu Quý 4/2007 chỉ đạtdoanh thu gần 400 triệu đồng nhưng sau hơn 2 năm hoạt động, doanh thu phòng đãtăng lên một con số ấn tượng là 8.858,06 triệu đồng, đạt tốc độ tăng trưởng 90,4% sovới năm 2008 Bên cạnh đó, biến động tăng của tổng doanh thu năm 2009 so với năm

2008 cũng phần nào do sự tác động từ biến động của doanh thu ăn, uống (tăng109,1%), doanh thu giặt ủi (tăng 131,97%), doanh thu spa (tăng 79,8%), doanh thu từdịch vụ vận chuyển khách (giảm 56%) và từ các doanh thu khác (tăng 223,5%) Có thể

lí giải nguyên nhân trực tiếp tạo ra biến động tăng của tổng doanh thu là do số lượngkhách đến khách sạn năm 2009 tăng cao so với năm 2008, bên cạnh đó giá các dịch vụđưa ra có sự điều chỉnh tăng do tác động chung của nền kinh tế nhưng cũng không thểphủ nhận đó cũng là thành quả sự nỗ lực của khách sạn Park View trong việc thu hútkhách du lịch bằng các chính sách marketing hiệu quả

Cùng với biến động của tổng doanh thu, tổng chi phí của khách sạn cũng tạo nênbiến động tăng trong những năm vừa qua Do mới gia nhập thị trường, để tạo dấu ấncho mình với du khách, khách sạn Park View đã và đang đầu tư xây dựng một hìnhảnh chuyên nghiệp trong tâm trí khách hàng bằng sự chuyên nghiệp của nhân viên,bằng các dịch vụ mới chất lượng cao, Chính những lí do đó đã làm cho tổng chi phí

bị đẩy lên cao, từ 438,13 triệu đồng quý 4/2007 tăng lên 7.118,53 triệu đồng năm 2008

và con số đó đã tăng 3.904,43 triệu đồng, tương ứng tăng 54,9% vào năm 2009 Tuynhiên, do tốc độ tăng của tổng chi phí chậm hơn so với tốc độ tăng của tổng doanh thunên lợi nhuận trước thuế qua các năm của khách sạn vẫn có sự tăng lên rõ rệt, phảnánh thành tựu của khách sạn trong những năm đầu kinh doanh Đáng ghi nhận là năm

2009, lợi nhuận trước thuế đạt 4.302,39 triệu đồng, tăng 518,1% so với năm 2008,tương ứng 3.606,3 triệu đồng Đây có thể xem là những thành công ban đầu của kháchsạn Park View

Ngày đăng: 20/06/2014, 14:38

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1: Các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất ra sản phẩm dịch vụ - khóa luận tốt nghiệp đánh giá hoạt động xúc tiến hỗn hợp của khách sạn park view huế
Sơ đồ 1.1 Các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất ra sản phẩm dịch vụ (Trang 7)
Sơ đồ 1.2: Các công cụ của hoạt động xúc tiến hỗn hợp. - khóa luận tốt nghiệp đánh giá hoạt động xúc tiến hỗn hợp của khách sạn park view huế
Sơ đồ 1.2 Các công cụ của hoạt động xúc tiến hỗn hợp (Trang 10)
Bảng 1.1: Đặc điểm của một số phương tiện quảng cáo - khóa luận tốt nghiệp đánh giá hoạt động xúc tiến hỗn hợp của khách sạn park view huế
Bảng 1.1 Đặc điểm của một số phương tiện quảng cáo (Trang 12)
Sơ đồ 1.3: Chiến lược đẩy và kéo - khóa luận tốt nghiệp đánh giá hoạt động xúc tiến hỗn hợp của khách sạn park view huế
Sơ đồ 1.3 Chiến lược đẩy và kéo (Trang 21)
Sơ đồ 1.4: Các công cụ xúc tiến cho từng giai đoạn trong quá trình mua hàng của khách hàng - khóa luận tốt nghiệp đánh giá hoạt động xúc tiến hỗn hợp của khách sạn park view huế
Sơ đồ 1.4 Các công cụ xúc tiến cho từng giai đoạn trong quá trình mua hàng của khách hàng (Trang 22)
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của khách sạn Park View - khóa luận tốt nghiệp đánh giá hoạt động xúc tiến hỗn hợp của khách sạn park view huế
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của khách sạn Park View (Trang 35)
Bảng 2.1: Quy mô, cơ cấu lao động của khách sạn Park View giai đoạn 2008 - 2009 Chỉ tiêu - khóa luận tốt nghiệp đánh giá hoạt động xúc tiến hỗn hợp của khách sạn park view huế
Bảng 2.1 Quy mô, cơ cấu lao động của khách sạn Park View giai đoạn 2008 - 2009 Chỉ tiêu (Trang 37)
Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh của khách sạn Park View giai đoạn 2007 - 2009 - khóa luận tốt nghiệp đánh giá hoạt động xúc tiến hỗn hợp của khách sạn park view huế
Bảng 2.2 Kết quả kinh doanh của khách sạn Park View giai đoạn 2007 - 2009 (Trang 39)
Bảng 2.3: Tình hình khách đến khách sạn Park View giai đoạn 2008 - 2009 Chỉ tiêu - khóa luận tốt nghiệp đánh giá hoạt động xúc tiến hỗn hợp của khách sạn park view huế
Bảng 2.3 Tình hình khách đến khách sạn Park View giai đoạn 2008 - 2009 Chỉ tiêu (Trang 41)
Bảng 3.1: Đối tượng khách hàng được chú trọng xúc tiến hỗn hợp của khách sạn - khóa luận tốt nghiệp đánh giá hoạt động xúc tiến hỗn hợp của khách sạn park view huế
Bảng 3.1 Đối tượng khách hàng được chú trọng xúc tiến hỗn hợp của khách sạn (Trang 45)
Bảng 3.2: Xác định thị trường khách mục tiêu của khách sạn - khóa luận tốt nghiệp đánh giá hoạt động xúc tiến hỗn hợp của khách sạn park view huế
Bảng 3.2 Xác định thị trường khách mục tiêu của khách sạn (Trang 46)
Bảng 3.5: Cơ cấu mẫu điều tra du khách và doanh nghiệp Chỉ tiêu Du khách Tần suất - khóa luận tốt nghiệp đánh giá hoạt động xúc tiến hỗn hợp của khách sạn park view huế
Bảng 3.5 Cơ cấu mẫu điều tra du khách và doanh nghiệp Chỉ tiêu Du khách Tần suất (Trang 49)
Bảng 3.6: Đánh giá của khách sạn về tầm quan trọng của các công cụ xúc tiến Công cụ xúc tiến Giá trị trung - khóa luận tốt nghiệp đánh giá hoạt động xúc tiến hỗn hợp của khách sạn park view huế
Bảng 3.6 Đánh giá của khách sạn về tầm quan trọng của các công cụ xúc tiến Công cụ xúc tiến Giá trị trung (Trang 51)
Bảng 3.7: Lý do du khách chọn khách sạn - khóa luận tốt nghiệp đánh giá hoạt động xúc tiến hỗn hợp của khách sạn park view huế
Bảng 3.7 Lý do du khách chọn khách sạn (Trang 52)
Bảng 3.8: Đánh giá lý do du khách chọn khách sạn theo các tiêu thức phân loại Lí do chọn khách sạn - khóa luận tốt nghiệp đánh giá hoạt động xúc tiến hỗn hợp của khách sạn park view huế
Bảng 3.8 Đánh giá lý do du khách chọn khách sạn theo các tiêu thức phân loại Lí do chọn khách sạn (Trang 53)
Bảng 3.9: Đánh giá nguồn lấy thông tin về khách sạn của du khách Nguồn lấy thông tin Giá trị trung - khóa luận tốt nghiệp đánh giá hoạt động xúc tiến hỗn hợp của khách sạn park view huế
Bảng 3.9 Đánh giá nguồn lấy thông tin về khách sạn của du khách Nguồn lấy thông tin Giá trị trung (Trang 55)
Bảng 3.10: : Đánh giá nguồn lấy thông tin về khách sạn của du khách theo các tiêu thức phân loại - khóa luận tốt nghiệp đánh giá hoạt động xúc tiến hỗn hợp của khách sạn park view huế
Bảng 3.10 : Đánh giá nguồn lấy thông tin về khách sạn của du khách theo các tiêu thức phân loại (Trang 56)
Bảng 3.11 tổng hợp từ ý kiến của du khách và nhân viên khách sạn ta thấy rằng phù hợp với thói quen tìm kiếm thông tin trên mạng của du khách, khách sạn cũng tập trung nhất vào công cụ internet để cung cấp đầy đủ nhất thông tin về khách sạn (4,77). - khóa luận tốt nghiệp đánh giá hoạt động xúc tiến hỗn hợp của khách sạn park view huế
Bảng 3.11 tổng hợp từ ý kiến của du khách và nhân viên khách sạn ta thấy rằng phù hợp với thói quen tìm kiếm thông tin trên mạng của du khách, khách sạn cũng tập trung nhất vào công cụ internet để cung cấp đầy đủ nhất thông tin về khách sạn (4,77) (Trang 57)
Bảng 3.11: Khoảng cách thông tin giữa du khách và khách sạn Nguồn lấy thông tin - khóa luận tốt nghiệp đánh giá hoạt động xúc tiến hỗn hợp của khách sạn park view huế
Bảng 3.11 Khoảng cách thông tin giữa du khách và khách sạn Nguồn lấy thông tin (Trang 58)
Bảng 3.14: Đánh giá của khách về ấn tượng đối với các phương thức xúc tiến - khóa luận tốt nghiệp đánh giá hoạt động xúc tiến hỗn hợp của khách sạn park view huế
Bảng 3.14 Đánh giá của khách về ấn tượng đối với các phương thức xúc tiến (Trang 62)
Bảng 3.15: Đánh giá của khách về ấn tượng đối với các phương thức xúc tiến theo các tiêu thức phân loại - khóa luận tốt nghiệp đánh giá hoạt động xúc tiến hỗn hợp của khách sạn park view huế
Bảng 3.15 Đánh giá của khách về ấn tượng đối với các phương thức xúc tiến theo các tiêu thức phân loại (Trang 63)
Bảng 3.16: Đánh giá của du khách và khách sạn về ấn tượng đối với các phương thức xúc tiến - khóa luận tốt nghiệp đánh giá hoạt động xúc tiến hỗn hợp của khách sạn park view huế
Bảng 3.16 Đánh giá của du khách và khách sạn về ấn tượng đối với các phương thức xúc tiến (Trang 64)
Bảng 3.18 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa đối với đánh giá hình ảnh, màu sắc trên trên các phương tiện xúc tiến như tập gấp, bảng hiệu quảng cáo, truyền thanh, truyền hình và trên các phương tiện khác theo tiêu thức phân loại quốc tịch - khóa luận tốt nghiệp đánh giá hoạt động xúc tiến hỗn hợp của khách sạn park view huế
Bảng 3.18 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa đối với đánh giá hình ảnh, màu sắc trên trên các phương tiện xúc tiến như tập gấp, bảng hiệu quảng cáo, truyền thanh, truyền hình và trên các phương tiện khác theo tiêu thức phân loại quốc tịch (Trang 66)
Bảng 3.19: Đánh giá ấn tượng của du khách và khách sạn về hình ảnh, màu sắc trên các phương thức xúc tiến - khóa luận tốt nghiệp đánh giá hoạt động xúc tiến hỗn hợp của khách sạn park view huế
Bảng 3.19 Đánh giá ấn tượng của du khách và khách sạn về hình ảnh, màu sắc trên các phương thức xúc tiến (Trang 67)
Bảng 3.22: Đánh giá ấn tượng của du khách và khách sạn về nội dung thông tin trên các phương thức xúc tiến - khóa luận tốt nghiệp đánh giá hoạt động xúc tiến hỗn hợp của khách sạn park view huế
Bảng 3.22 Đánh giá ấn tượng của du khách và khách sạn về nội dung thông tin trên các phương thức xúc tiến (Trang 70)
Bảng 3.24 phân tích các chỉ tiêu trên theo các tiêu thức phân loại ta thấy rằng: - khóa luận tốt nghiệp đánh giá hoạt động xúc tiến hỗn hợp của khách sạn park view huế
Bảng 3.24 phân tích các chỉ tiêu trên theo các tiêu thức phân loại ta thấy rằng: (Trang 72)
Bảng 3.25: Đánh giá của du khách và khách sạn về đội ngũ nhân viên  Đánh giá về đội ngũ nhân viên của - khóa luận tốt nghiệp đánh giá hoạt động xúc tiến hỗn hợp của khách sạn park view huế
Bảng 3.25 Đánh giá của du khách và khách sạn về đội ngũ nhân viên Đánh giá về đội ngũ nhân viên của (Trang 73)
Bảng 3.28: Đánh giá của du khách và khách sạn về các trang thông tin trên mạng của khách sạn Park View - khóa luận tốt nghiệp đánh giá hoạt động xúc tiến hỗn hợp của khách sạn park view huế
Bảng 3.28 Đánh giá của du khách và khách sạn về các trang thông tin trên mạng của khách sạn Park View (Trang 75)
Bảng 3.29: Đánh giá của khách về mức độ hài lòng đối với các sản phẩm, dịch vụ của khách sạn - khóa luận tốt nghiệp đánh giá hoạt động xúc tiến hỗn hợp của khách sạn park view huế
Bảng 3.29 Đánh giá của khách về mức độ hài lòng đối với các sản phẩm, dịch vụ của khách sạn (Trang 77)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w