Khái quát về du lịch và hoạt động xúc tiến du lịc hở tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp đánh giá hoạt động xúc tiến hỗn hợp của khách sạn park view huế (Trang 25 - 28)

4. Phương pháp nghiên cứu

1.2.2 Khái quát về du lịch và hoạt động xúc tiến du lịc hở tỉnh Thừa Thiên Huế

Khái quát du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế

Hoạt động du lịch có mầm mống tại Huế từ đầu thế kỷ XX với sự ra đời của khách sạn Morin (1901), văn phòng du lịch tại khách sạn Morin. Trong giai đoạn 1931 - 1934, hơn 130 biệt thự nghỉ mát đã được xây dựng tại đỉnh núi Bạch Mã (nay là vườn quốc gia Bạch Mã). Và tour du lịch được tổ chức tham quan danh lam thắng

cảnh của Huế, đặc biệt là di tích triều Nguyễn.

Từ năm 1957 đến 1975, các cơ sở đó đã ngừng hoạt động do chiến tranh. Sau thời gian đó hoạt động du lịch của Thừa Thiên Huế bắt đầu được phục hồi kể từ đó khi có quyết định thành lập Công ty du lịch Thừa Thiên Huế (7/1976). Cơ sở ban đầu của Công ty du lịch Thừa Thiên Huế là khách sạn Hương Giang với quy mô nhỏ, chỉ có 20 phòng và 30 cán bộ, nhân viên.

Du lịch Thừa Thiên Huế cũng như du lịch Việt Nam có sự bùng nổ vào năm 1990.

Năm 1990, du lịch Thừa Thiên Huế chỉ đạt 10.000 lượt khách quốc tế và hơn 60.000 lượt khách nội địa. Đến năm 2000, Thừa Thiên Huế đón 194.610 lượt khách quốc tế và 274.450 lượt khách nội địa. Đến năm 2008 , khách nội địa đến Thừa Thiên Huế tăng 3.0 lần so với năm 2000, đạt 818.786 lượt; số lượng khách quốc tế đạt 709.473 lượt, tăng hơn 3.6 lần trong vòng 8 năm. Năm 2009, do chịu sự biến động chung về kinh tế trên toàn cầu, lượng khách nội địa giảm 4,4% so với năm 2008, chỉ đạt 780.000 lượt; và 650.000 triệu lượt khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế, giảm 11.2% so với năm 2008, phù hợp với mức sụt giảm lượng khách quốc tế đến Việt Nam (11.8%).

Khách du lịch đến Huế từ nhiều quốc gia, nhiều vùng lãnh thổ khác nhau, nhưng thị trường khách chủ yếu của Thừa Thiên Huế vẫn là Pháp, Anh, Úc, Mỹ, Nhật và Việt Kiều. Thị trường khách Pháp đang có xu hướng giảm dần, năm 1997 chiếm 34%, năm 2002 là 25,2% và năm 2009 là 16,9%. Trong khi đó thị trường Thái Lan tăng nhanh kể từ khi có hành lang kinh tế Đông Tây và đã vươn lên chiếm vị trí thứ nhất trong năm 2008 và tụt xuống vị trí thứ 2 trong năm 2009 với thị phần 15%. Các thị trường quan trọng tiếp theo gồm: Úc (9,4%), Mỹ (8,8%), Đức (8,2%), Nhật Bản (5,1%),... Một số thị trường khách quốc tế trọng điểm của Việt Nam nhưng còn rất ít tới Huế như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia,...

Số cơ sở lưu trú và số phòng lưu trú cũng tăng nhanh qua các năm. Từ 69 cơ sở lưu trú năm 1995 đã tăng lên 279 cơ sở năm 2008. Số phòng lưu trú năm 1995 là 1669 phòng nay tăng lên 6125 phòng vào năm 2008 do đó đã đáp ứng được nhu cầu lưu trú cho du khách đến du lịch ở Thừa Thiên Huế.

với khách nội địa. Số lao động trực tiếp được thu hút vào các doanh nghiệp Du lịch cũng tăng lên nhưng chỉ chiếm 1,4% tổng số lao động của tỉnh. Khách quốc tế chủ yếu đi theo tour, trong khi đó khách nội địa tự tổ chức chuyến đi chiếm tỷ lệ cao hơn.

Điểm hấp dẫn nhất đối với du khách là quần thể Di tích Cố đô Huế và các hoạt động văn hóa, nghệ thuật Huế, ẩm thực Huế. Lựa chọn tiếp theo của du khách là các khu du lịch biển, khu nước nóng, vườn quốc gia,...

Khách du lịch đến Thừa Thiên Huế tập trung nhiều vào các mùa cao điểm. Mùa vụ của khách quốc tế và nội địa khác nhau. Tháng cao điểm đón khách quốc tế là từ tháng 10 đến tháng 4 trong khi đó, tháng cao điểm đón khách nội địa là từ tháng 5 đến tháng 8. Do sự khác biệt về mùa vụ của khách quốc tế và trong nước, tính thời vụ trong du lịch ở Thừa Thiên Huế giảm đáng kể. Tuy nhiên, tháng 6 hằng năm là thời điểm Thừa Thiên Huế tổ chức Festival nên thường xảy ra sự bùng nổ lượng khách du lịch đến Huế, đặc biệt là khách du lịch nội địa. Điều này tạo khó khăn cho Thừa Thiên Huế trong phát triển hạ tầng du lịch.

Hoạt động quảng bá du lịch ở Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế là một trong những điểm đến du lịch trọng điểm của du lịch Việt Nam, do đó, để phát huy tiềm năng của mình, du lịch Thừa Thiên Huế cũng không ngừng tiến hành các hoạt động xúc tiến quảng bá giới thiệu hình ảnh tỉnh nhà đến với du khách gần xa.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế tích cực xây dựng các chương trình xúc tiến quảng bá về hình ảnh điểm đến Thừa Thiên Huế; tham gia hội chợ ATF 2009 tại Hà Nội. Đặt mục tiêu nhắm đến thị trường khách ở Đông Nam Á, đặc biệt là du khách từ vùng Đông Bắc ở Thái Lan, vì vậy, ngành đã tham gia nhiều chương trình xúc tiến quảng bá tại vùng đông bắc Thái Lan. Bên cạnh đó, còn tham gia, tổ chức các chương trình xúc tiến quảng bá du lịch trong nước, hội nghị xúc tiến du lịch cùng các hãng hàng không, lữ hành quốc tế.

Năm 2009, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Tổng Công ty Cảng Hàng không miền Trung đã tổ chức hội nghị “Xúc tiến, quảng bá du lịch và bàn giải pháp thu hút các hãng hàng không quốc tế mở đường bay đến tỉnh Thừa Thiên Huế”, nhằm mục đích giới thiệu tiềm năng du lịch và các lợi thế khác của Thừa Thiên Huế; xúc tiến,

quảng bá hình ảnh và các sản phẩm, dịch vụ du lịch nhằm thu hút và kêu gọi các hãng hàng không quốc tế mở đường bay thẳng đến Thừa Thiên Huế (qua Cảng hàng không quốc tế Phú Bài)...

Trong năm 2010, các hoạt động trọng điểm trong chương trình xúc tiến du lịch Thừa Thiên Huế sẽ bao gồm chuỗi các hoạt động được tổ chức với chủ đề "Huế thành phố di sản và lễ hội - hành trình cùng 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội”: Chương trình "Lễ công bố du lịch Thừa Thiên - Huế", Chương trình "Độc đáo sản phẩm du lịch Thừa Thiên - Huế”, Chương trình "Hành trình cùng Thăng Long - Hà Nội - hội tụ một ngàn năm". Và trọng tâm sẽ là "Sắc màu Festival Huế" với các hoạt động kỷ niệm những ngày lễ lớn, phát huy các giá trị văn hoá để quảng bá hình ảnh Huế - thành phố festival đặc trưng của Việt Nam. Festival Huế 2010 sẽ có nhiều chương trình lễ hội, nghệ thuật đặc sắc như: "Đêm phương Đông", "Đám cưới Huế xưa", ngày hội ẩm thực "Món chay xứ Huế"... Ngoài ra, Diễn đàn hợp tác du lịch vùng Bắc Trung Bộ 2010 - 2020; công bố giải thưởng du lịch Thừa Thiên - Huế và khởi động chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng về du lịch... cũng sẽ lần lượt diễn ra vào cuối năm 2010 (Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế, 2009).

Song song với chuỗi các hoạt động xúc tiến du lịch như đã đề cập ở trên thì chương trình xúc tiến du lịch lần này của Thừa Thiên Huế còn có một diễn đàn hợp tác du lịch vùng Bắc Trung bộ giai đoạn 2010 – 2020. Với chương trình này, các nhà du lịch Thừa Thiên Huế tham vọng sẽ tăng cường khả năng liên kết ngành giữa các tỉnh, nhất là các tỉnh trong một vùng có không gian du lịch thống nhất.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp đánh giá hoạt động xúc tiến hỗn hợp của khách sạn park view huế (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w