Xu hướng phát triển của du lịch Thế giới và du lịch Việt Nam

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp đánh giá hoạt động xúc tiến hỗn hợp của khách sạn park view huế (Trang 28 - 94)

4. Phương pháp nghiên cứu

1.2.3 Xu hướng phát triển của du lịch Thế giới và du lịch Việt Nam

Xu hướng phát triển của du lịch Thế giới

Với những thay đổi trong điều kiện kinh tế, xã hội và trào lưu trên thế giới, một số xu hướng phát triển du lịch của thế giới trong tương lai được nêu ra như sau:

- Phát triển văn hóa và sinh thái, kết hợp với những khu vui chơi giải trí hoặc những khu chắm sóc sức khỏe, sắc đẹp cho khách du lịch. Theo một số kết quả nghiên cứu cho thấy hơn 50% dòng du khách du lịch quốc tế hiện nay là khách du lịch văn hóa. Mục đích chuyến đi của họ là thưởng thức, trải nghiệm, tìm hiểu phong tục lối sống của cộng đồng dân cư khác.

nhanh chóng. Loại hình du lịch mang tính gia đình có xu hướng gia tăng. Khách thuộc nhóm này có độ tuổi vào khoảng 50. Với kiến thức và sự lựa chọn ngày càng tăng sẽ rất khó thu hút nhóm du khách này quay trở lại. Loại hình du lịch hội thảo, hội nghị (MICE) cũng tăng nhanh trong thời gian qua và được dự báo sẽ tăng nhanh trong thời gian tới.

- Xu thế du lịch ở châu Á nhiều hơn, với chi phí thấp, thời gian ngắn hơn. - Du khách được thực hiện nhiều kỳ nghỉ hơn và việc đi lại cũng tự do hơn. - Du khách đi du lịch những điểm đên gần hơn, bao gồm cả du lịch trong nước. Xu hướng này chiếm ưu thế so với du lịch đường dài.

- Mức sụt giảm về thời gian lưu trú bình quân được dự báo sẽ lớn hơn so với mức sụt giảm về lượng khách và doanh thu du lịch.

- Loại hình lưu trú mới phát triển khá rộng rãi bên cạnh các loại hình lưu trú truyền thống, các loại hình mới phát triển mạnh mẽ như: timeshare, fractional, condohotels, và private residence clubs... Nhu cầu đang tăng về các dịch vụ và đội ngũ phục vụ hạng nhất.

- Sự gia tăng của các loại hình du lịch mang tính gia đình. Do vậy, các nhà nghỉ, các dịch vụ liên quan đến nhà nghỉ, khách sạn phục vụ gia đình sẽ tăng nhanh. Khách thuộc nhóm này có độ tuổi vào khoảng 50.

- Các đơn vị lữ hành vẫn đóng vai trò quan trọng đối với một số bộ phận của du lịch cộng đồng.

- Những loại hình du lịch như thăm người thân, bạn bè cũng như thị trường du khách tự đi và có sở thích đặc biệt cũng được dự báo sẽ phục hồi nhanh chóng.

- Những điểm đến tạo được điều kiện thuận lợi cho du khách về giá trị tiền tệ cũng như tỷ giá hối đoái hấp dẫn sẽ có lợi thế rất lớn bởi trong tình hình hiện nay giá cả là vấn đề cốt lõi.

- Tình trạng đặt mua tour chậm trễ cũng sẽ xảy ra do khách hàng phải đối mặt với những bất ổn, họ sẽ phải trì hoãn việc ra quyết định và chờ đợi lời mời chào hấp dẫn hơn.

- Các công ty sẽ và nên tập trung thực hiện những biện pháp kiểm soát chi phí nhằm duy trì lợi thế về giá của mình.

chuỗi giá trị du lịch.

- Sự khan hiếm về nguồn nước và một số tại nguyên thiết yếu khác của con người ở một số điểm đến, sự chống đối ngày càng tăng của công chúng đối với các ngành gây ô nhiễm môi trường... sẽ buộc nhiều thành phần của ngành phải chấp nhận thực hiện các chính sách có trách nhiệm xã hội như bảo vệ môi trường và đảm bảo lợi ích công đồng.

Xu hướng phát triển của du lịch Việt Nam

Việt Nam có xu hướng phát triển mạnh cả về du lịch nhận khách (inbound) và gửi khách (outbound). Đối với inbound, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao.

Các thị trường khách quốc tế trọng điểm của du lịch Việt Nam gồm: các nước Bắc Á, Đông Nam Á, Tây Âu, Bắc Mỹ và Úc. Trong những năm gần đây, khách nội vùng có xu hướng tăng nhanh. Khách đến Việt Nam theo tour chiếm 40% và khách tự sắp xếp chuyến đi chiếm 60%. Độ tuổi khách quốc tế có độ tuổi từ 25-34 chiếm số lượng lớn nhất (28,4%) và thấp nhất là khách từ 65 tuổi trở lên (3,1%). Mục đích chuyến đi để tham quan, nghỉ dưỡng chiếm tỷ lệ cao nhất (59%), tiếp đó là khách công vụ (20,7%), khách thăm thân chiếm 13,7%. Trong đó khách công cụ, khách du lịch hội nghị, hội thảo, tham dự triễn lãm (MICE) tăng nhanh.

Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành có xu hướng phát triển cả về chật lượng và số lượng, đặc biệt là các cơ sở kinh doanh lưu trú, nhà hàng đạt chuẩn xếp hạng sao ngày càng tăng, các hãng lữ hành quốc tế và trong nước liên tục gia tăng, bên cạnh đó là các loại hình dịch vụ mua sắm phục vụ du lịch phát triển rộng khắp (như: cửa hàng, siêu thị bách hóa tổng hợp, cửa hàng miễn thuế,...).

Năm 2009 khép lại, bức tranh chung của ngành du lịch toàn cầu không mấy sáng sủa, hầu như các mục tiêu đặt ra đều không đạt được như ý muốn. Năm 2010 dự kiến, du lịch thế giới sẽ sáng sủa hơn, có thể đạt mức tăng trưởng từ 1-3%. Trước những dấu hiệu tích cực ấy, du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Thừa Thiên Huế nói riêng đang quyết tâm lấy lại đà tăng trưởng của mình bằng rất nhiều các hoạt động xúc tiến du lịch trong và ngoài nước.

cho biết, mục tiêu của du lịch Thừa Thiên - Huế là huy động cao nhất mọi nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ phát triển và nâng cao chất lượng, tăng trưởng phát triển du lịch; đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa lịch sử, góp phần tích cực sớm đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, thành thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam; Một trong những trung tâm văn hóa, du lịch đặc sắc của cả nước và là một trong những trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm của miền Trung (Vương Lê, 2009).

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA KHÁCH SẠN PARK VIEW

2.1 Giới thiệu về khách sạn Park View

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Khách sạn Park View Huế được hình thành từ những cơ sở ban đầu của các khách sạn tiền thân khác nhau.

Năm 1993, khách sạn được xây dựng và hoạt động với tên khách sạn Ngô Quyền. Đến năm 2001, khách sạn được đầu tư nâng cấp lên thành khách sạn 2 sao và đổi tên thành khách sạn Phú Xuân; là một sự liên doanh, hợp tác giữa Công ty du lịch Cố Đô Huế và Công ty du lịch Bến Thành. Vào thời điểm đó, khách sạn gồm 65 phòng khách rất tao nhã và đầy đủ tiện nghi; mỗi phòng có một ban công nhìn ra quang cảnh sông Hương và Hoàng thành.

Từ năm 2005 đến năm 2007, khách sạn được xây dựng mới lại thành khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao và chính thức đổi tên thành khách sạn Park View. Đó là sự liên doanh hợp tác giữa ba bên là: Công ty du lịch Cố Đô Huế, Công ty du lịch Bến Thành và Công ty Phan Thanh. Khách sạn hoạt động với tư cách là công ty trách nhiệm hữu hạn du lịch Bến Thành Phú Xuân, một thành viên của tập đoàn Bến Thành Group.

Khách sạn Park View là khách sạn 4 sao mới tọa lạc tại số 9 đường Ngô Quyền, thành phố Huế; có vị trí chiến lược ngay trung tâm của thành phố Huế: cách sân bay quốc tế Phú Bài 15 km, cách bãi biển Thuận An 12 km và 200 m từ ga Huế; với quang cảnh bao quát toàn thành phố. Nằm kề bên dòng sông Hương thanh lịch và êm đềm gần với tất cả các điểm du lịch nổi tiếng, chỉ 10 phút đi bộ là đến khu vực Đại nội Huế và đến các trung tâm thương mại, mua sắm và giải trí chính của thành phố. Park View được xây dựng và thiết kế là sự giao hòa của kiến trúc phương Đông và phương Tây, nhưng vẫn mang nét truyền thống của kinh thành Huế.

Khách sạn 9 tầng 4 sao này tự hào có 120 phòng được thiết kế rất đẹp mắt. Với 30 phòng Standard, 81 phòng Super, 2 phòng Deluxe, 4 phòng Suite và 1 phòng Family Suite được thiết kế với phong thái dễ chịu và những dịch vụ, phương tiện đặc trưng riêng biệt sẽ mang đến cho du khách một cảm giác ấm áp và thoải mái. Bên cạnh đó là các nhà hàng, quán café mang phong cách riêng của Park View, và các dịch vụ

bổ sung khác đảm bảo làm hài lòng du khách khi đến với Park View. Khách sạn Park View là một nơi lưu trú lý tưởng, và từ lâu đã là điểm đến yêu thích ở Huế cho cả khách doanh nhân và du lịch nghỉ dưỡng.

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của khách sạn

Khách sạn Park View là một đơn vị hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân đầy đủ, có quyền kinh doanh, mở rộng quy mô, giao dịch với các đối tác trong nền kinh tế. Trong quá trình hoạt động, khách sạn có những chức năng, nhiệm vụ chính như: kinh doanh cơ sở lưu trú, nhà hàng và các dịch vụ bổ sung khác bao gồm: bán hàng lưu niệm, vận chuyển du lịch, bar, spa, giặt là, tổ chức hội nghị,...

Park View luôn nỗ lực khai thác thị trường, tạo nguồn khách, chủ động xây dựng các phương án kinh doanh, đưa ra những chiến lược phát triển phù hợp với sự biến động của thị trường; nhằm đảm bảo nguồn vốn được giao, đồng thời phát huy hiệu quả kinh tế để đạt được những mục tiêu đã đề ra của chính khách sạn và của cả tập đoàn Bến Thành.

2.1.3 Sản phẩm của khách sạn

Khách sạn Park View là khách sạn đạt chuẩn 4 sao kinh doanh dịch vụ du lịch. Với môi trường kinh doanh đầy tính cạnh tranh như hiện nay, khách sạn đã không ngừng phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm. Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp nơi lưu trú, Park View còn mở rộng ra kinh doanh dịch vụ nhà hàng, spa, bar, quán cà phê, phòng tắm hơi, hồ bơi,... nhằm phục vụ tối đa nhu cầu của du khách.

- Kinh doanh phòng ngủ: Có nhiều loại phòng cho khách chọn lựa như: Standard,

Superior, Deluxe, Suite và Family Suite. Mỗi phòng đều có phòng không hút thuốc, điều hòa nhiệt độ, phòng tắm có bồn và vòi sen, báo hàng ngày, phim trong nhà, ghế sofa, két sắt an toàn,... Đặc biệt, phòng Family Suite còn có một gian bếp dành riêng cho gia đình. Hệ thống phòng ngủ tại Park View được thiết kế trang nhã, sang trọng sẽ đem lại cho du khách cảm giác thoải mái, dễ chịu như được sống tại nhà của mình.

- Kinh doanh dịch vụ ăn, uống: Khách sạn có một số nhà hàng và quầy bar như:

Nhà hàng Park View, nhà hàng Cung Đình, Bến Thành Café, Bar Sky View, tiền sảnh, bar bể bơi với không gian thoáng đãng, với các thực đơn tự chọn, thực đơn đặt sẵn sẽ là nơi lý tưởng để gặp gỡ, đọc báo, trò chuyện với bầu không khí trong lành, đặc biệt quý khách có thể ngắm cảnh quan tuyệt đẹp của thành phố.

- Kinh doanh các dịch vụ bổ sung:

Du khách cũng tìm thấy ở khách sạn cửa hàng lưu niệm, dịch vụ giặt là/giặt khô. Thư giãn sau một ngày với lựa chọn mát xa, bể bơi (trẻ em), jacuzzi, thiết bị tập thể dục, tắm hơi, phòng tắm hơi, spa, bể bơi ngoài trời - đây chỉ là một số trong các tiện nghi thể thao và giải trí tuyệt vời của khách sạn.

Với một phòng hội nghị lớn và một phòng họp, khách sạn Park View là nơi lý tưởng cho các cuộc họp, hội nghị, hội thảo mang tính quốc tế và các buổi giới thiệu sản phẩm, tiệc cưới. Bên cạnh đó, phòng hội nghị cũng là nơi thích hợp cho việc tổ chức tiệc và ca nhạc cung đình...

2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

2.1.4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Điều hành hoạt động kinh doanh của khách sạn là một bổ máy tổ chức bao gồm tương đối đầy đủ các bộ phận (sơ đồ 2.1).

2.1.4.2 Nhiệm vụ các bộ phận

 Ban giám đốc:

Chịu trách nhiệm quản lý, trực tiếp chỉ huy, lãnh đạo điều hành toàn bộ khách sạn, theo dõi kiểm tra việc thực hiện công việc của cán bộ nhân viên. Giám đốc có trách nhiệm đề ra các mục tiêu, tổ chức hoạt động quản lý khách sạn, có quyền phê duyệt các quyết định bồi dưỡng, đề bạt, kỉ luật, tuyển chọn đối với nhân viên cũng như việc thực hiện kế hoạch đồng thời quản lý các tài sản được giao.

 Các bộ phận trong khách sạn:

- Bộ phận kế toán: giúp giám đốc khách sạn lập báo cáo kinh doanh và thường xuyên kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh, thực hiện chế độ báo cáo kê hàng tháng, hàng quý, thanh toán các hợp đồng với đối tác, cân đối thu chi trong khách sạn,...

- Bộ phận nhân sự: Giúp giám đốc khách sạn quản lý các hồ sơ nhân viên; theo dõi tình hình biến động nhân sự; theo dõi thi đua, tổ chức khen thưởng hàng tháng, hàng quý; phân công lịch công tác cho các trưởng bộ phận; làm công tác tiền lương, quản lý công tác bồi dưỡng nhân viên,...

Bên cạnh đó, còn có tổ đảm bảo an ninh, bảo vệ tài sản cho du khách và toàn bộ nhân viện khách sạn.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của khách sạn Park View GĐ điều hành KS (tổng quản lý) Tổng giám đốc khách sạn Trưởng Kế hoạch - Thị trường Trưởng Lễ tân Trưởng Nhân sự Kế toán trưởng Trưởng Buồng Ẩm thựcQuản lý Trưởng Bảo trì Bộ phận

Kế toán Bộ phận Nhân sự An ninhTrưởng Thị trườngBộ phận Đặt phòngBộ phận Bộ phận Lễ tân Bộ phận Buồng Bộ phận Spa trưởngBếp Nhà hàngTrưởng

Bộ phận Bảo trì Hội đồng thành viên Bộ phận An ninh Bộ phận Nhà hàng Bộ phận Bếp

- Bộ phận kế hoạch - thị trường: Giúp giám đốc lập báo cáo kết quả kinh doanh hàng tháng, quý, năm; thường xuyên theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch; tìm kiếm các thị trường mới, đối tác mới; đề ra các chính sách marketing; quản lý việc đặt phòng và tìm kiếm hợp đồng cho các dịch vụ của khách sạn.

- Bộ phận lễ tân: Đón tiếp khách, nhận đăng kí phòng cho khách; kê khai tình trạng phòng; giải quyết các phàn nàn, thắc mắc của khách; thực hiện thủ tục check out, hướng dẫn khách nhận phòng và cung cấp thông tin cần thiết mỗi khi khách có yêu cầu.

- Bộ phận buồng: Chuẩn bị phòng trước khi khách nhận phòng và sắp xếp, thu dọn lại khi khách trả phòng; đảm bảo đem lại cảm giác dễ chịu, thoáng mát cho khách khi nghỉ ngơi tại phòng; phục vụ các dịch vụ spa, các dịch vụ bổ sung tận phòng cho du khách.

- Bộ phận ẩm thực: Phụ trách dịch vụ ăn uống cho du khách và nhân viên tại các khu bếp, nhà hàng trong khách sạn; tổ chức các buổi tiệc cưới, tiệc hội nghị, cơm vua; đảm bảo vệ sinh môi trường cho khách sạn.

- Bộ phận bảo trì: Đảm bảo chất lượng phòng tốt nhất cho du khách, sửa chữa sai hỏng các thiết bị cung cấp cho khách và các thiệt bị phục vụ hoạt động của các phòng ban khác, giúp việc kinh doanh diễn ra thuận tiện.

Mỗi bộ phận tuy có các chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng để phát huy tối đa hiệu quả công việc chung, các bộ phận thường có sự kết hợp, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau để cùng đạt mục tiêu mà ban giám đốc đã đề ra.

2.1.5 Đặc điểm nguồn nhân lực khách sạn

Số liệu bảng 2.1 cho ta thấy số lượng lao động của khách sạn có sự biến động khá lớn qua hơn 2 năm hoạt động. Năm 2008, tổng số lao động toàn khách sạn là 128

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp đánh giá hoạt động xúc tiến hỗn hợp của khách sạn park view huế (Trang 28 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w