1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hoạt động xúc tiến hỗn hợp của khách sạn park view huế

22 1,3K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 752 KB

Nội dung

Khóa lu n t t nghi pậ ố ệ PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Ngày nay, du lịch đang ngày một phát triển mạnh cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và đã dần trở thành một ngành công nghiệp không khói - ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia. Không chỉ đơn thuần mang lại lợi ích kinh tế, du lịch còn là phương tiện giao lưu văn hóa và xã hội giữa các vùng lãnh thổ trong một quốc gia, giữa các nước trong khu vực và trên toàn thế giới. Du lịch góp phần tạo ra sự tiến bộ xã hội, tình hữu nghị, hòa bình và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, góp phần giải quyết công ăn việc làm và làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội của vùng có tiềm năng du lịch. Du lịch Việt Nam đã đóng góp quan trọng vào việc tăng nguồn thu ngoại tệ, tăng GDP và giải quyết việc làm. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, thu nhập ngoại tệ dịch vụ du lịch năm 2008 đạt 4,02 tỷ USD và chiếm trên 55% trong cơ cấu của xuất khẩu dịch vụ và đứng thứ 5 so với thu nhập ngoại tệ của xuất khẩu hàng hóa (sau xuất khẩu dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản). Thu nhập du lịch tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 - 2008 đạt 16,58%/năm; thu nhập du lịch chiếm 5% trong tổng GDP của cả năm 2008. Huế được đánh giá là thành phố có tiềm năng du lịch dồi dào, với sự đa dạng về cảnh quan thiên nhiên cùng với quần thể di tích triều Nguyễn và Nhã nhạc cung đình Huế - di sản văn hóa phi vật thể của thế giới, do đó, du lịch Huế được xem là một trong những ngành du lịch trọng điểm của quốc gia. Du lịch Huế đóng vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng thu nhập của nông nghiệp và tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp, dịch vụ. Tỷ trọng của ngành dịch vụ chiếm 43,2% năm 2005 đã tăng lên 43,5% năm 2008. Mức đóng góp của du lịch vào kinh tế địa phương tăng nhờ số khách du lịch đến và mức chi tiêu của du khách tăng. Bên cạnh đó, du lịch còn góp phần tích cực trong việc tạo ra công việc, giảm nghèo và bình đẳng giới; đóng góp tích cực trong công tác bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống tại Thừa Thiên Huế, đặc biệt là thành phố Huế. Sinh viên th c hi n: Tr n Th Qu nh Daoự ệ ầ ị ỳ 1 Khóa lu n t t nghi pậ ố ệ Nhận thấy tiềm năng của du lịch nên mỗi quốc gia, mỗi vùng miền, mỗi thành phố đều đầu tư, phát triển mở rộng ngành công nghiệp không khói này, không chỉ về số lượng mà còn cả chất lượng. Một trong những nỗ lực để làm tăng tính cạnh tranh, tăng lượng khách du lịch đến với Huế nói chung và các khách sạn tại Huế nói riêng là đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch. Đặc biệt, cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ lưu trú như khách sạn ngày càng trở nên khó khăn, phức tạp, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải tìm ra cho mình một chiến lược phát triển đúng đắn. Và xúc tiến hỗn hợp đã được sử dụng như chiếc chìa khóa quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh đó. Tuy nhiên, công tác này vẫn chưa được coi trọng, chưa được sự quan tâm đúng mức và còn bộc lộ nhiều yếu kém. Số lượng khách du lịch đến với Huế để tham quan du lịch nhiều nhưng sử dụng vụ lưu trú và các dịch vụ bổ sung khác thì lại ít, thời gian lưu trú ngắn. Điều đó cho thấy du khách vẫn chưa thực sự tin tưởng và bị thu hút khi đến lưu trú tại Huế mặc dù nơi đây có một hệ thống cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch lớn, chất lượng cao, với trên ba mươi khách sạn đạt chuẩn một đến năm sao cho dịch vụ lưu trú. Thời gian gần đây, với sự ra đời của hàng loạt các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú, các khách sạn được đưa vào sử dụng với chất lượng, có các cấp hạng sao tương đương đã khiến cho việc thu hút du khách đến với khách sạn càng trở nên khó khăn hơn. Công tác xúc tiến hỗn hợp càng nên được đẩy mạnh. Nhận thấy tầm quan trọng của công tác xúc tiến hỗn hợp trong kinh doanh khách sạn nên trong quá trình thực tập tại khách sạn Park View Huế, tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá hoạt động xúc tiến hỗn hợp của khách sạn Park View Huế” làm nội dung cho khóa luận tốt nghiệp cuối khóa của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở lí luận về hoạt động xúc tiến hỗn hợp, tìm hiểu những đánh giá của khách du lịch và bản thân khách sạn Park View Huế về tình hình xúc tiến hỗn hợp hiện tại của khách sạn, từ đó tìm ra khoảng cách bất cập giúp đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả cho hoạt động xúc tiến hỗn hợp của khách sạn. Sinh viên th c hi n: Tr n Th Qu nh Daoự ệ ầ ị ỳ 2 Khóa lu n t t nghi pậ ố ệ * Mục tiêu cụ thể: - Khái quát lý luận và thực tiễn về hoạt động xúc tiến hỗn hợp. - Tìm hiểu và đánh giá hoạt động xúc tiến hỗn hợp hiện tại của khách sạn Park View Huế thông qua ý kiến đánh giá của du khách và bản thân khách sạn. - Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến hỗn hợp của khách sạn Park View. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: hoạt động xúc tiến hỗn hợp của khách sạn Park View Huế. Tập trung nghiên cứu các công cụ xúc tiến hỗn hợp, như: bán hàng trực tiếp, xúc tiến bán hàng, quảng cáo, quan hệ công chúng. * Phạm vi không gian: khách sạn 4 sao Park View Huế. * Phạm vi thời gian: các dữ liệu thu thập và các đối tượng khảo sát được xem xét trong giới hạn thời gian năm 2008 - 2009. * Phạm vi về nội dung: - Tìm hiểu và đánh giá thực trạng hoạt động xúc tiến hỗn hợp của khách sạn Park View dựa trên ý kiến đánh giá của du khách và bản thân khách sạn. - Tìm ra các điểm bất cập, hạn chế, từ đó đề xuất giải pháp phù hợp cho khách sạn. 4. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp nghiên cứu chung: nghiên cứu định tính, duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. * Phương pháp thu thập số liệu: - Số liệu thứ cấp: + tài liệu, giáo trình của các trường đại học. + báo, tạp chí, báo cáo chuyên ngành có liên quan của nhiều tác giả trong và ngoài nước. + báo cáo kết quả kinh doanh của khách sạn Park View (2008-2009) - Số liệu sơ cấp: thu thập thông qua điều tra bằng bẳng hỏi. Tiến hành điều tra mẫu trên những khách hàng đang sử dụng sản phẩm dịch vụ của khách sạn Park View và các nhân viên trong khách sạn, bằng hai bảng hỏi khép kín dành riêng cho từng đối tượng. * Phương pháp chọn mẫu: được sử dụng là phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Sinh viên th c hi n: Tr n Th Qu nh Daoự ệ ầ ị ỳ 3 Khóa lu n t t nghi pậ ố ệ Theo đó, người nghiên cứu cố gắng đảm bảo quá trình lựa chọn mẫu sao cho mỗi đơn vị lấy mẫu trong cấu trúc có cơ hội hiện diện trong mẫu bằng nhau. Người phỏng vấn ngẫu nhiên chọn theo số thứ tự phòng trong khách sạn để đặt bảng hỏi dành cho du khách, đối với bảng hỏi cho nhân viên khách sạn cũng lấy ngẫu nhiên theo số lượng nhân viên của các phòng, các bộ phận. * Kích cỡ mẫu: sử dụng 130 bảng hỏi bằng tiếng Việt, Anh để tiến hành điều tra phỏng vấn; trong đó, 100 bảng cho du khách và 30 bảng cho nhân viên khách sạn. Thời gian thu thập dự kiến là cuối tháng 3/2010 đến đầu tháng 4/2010. * Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu: - Số liệu được xử lí trên cơ sở phân tổ thống kê theo các tiêu thức đánh giá khác nhau. - Bảng hỏi sử dụng để lấy ý kiến đánh giá từ du khách và nhân viên khách sạn về hoạt động xúc tiến hỗn hợp của khách sạn Park View; được xử lý trên phần mếm SPSS 15.0. Sử dụng thang điểm Likert để lượng hóa các mức độ đánh giá của du khách cũng như của nhân viên khách sạn đối với các vấn đề định tính được nghiên cứu. - Trên phần mềm SPSS 15.0, sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả, phương pháp kiểm định t đối với tham số trung bình mẫu (One- Sample T-test), phương pháp kiểm định phi tham số nhiều hơn hai mẫu độc lập (Kruskal Wallis), phương pháp kiểm định phi tham số cho hai mẫu độc lập (Mann-Whitney U), phương pháp kiểm định phân phối chuẩn (One-Sample Kolmogorov-Smirnov) + Trung bình mẫu: ū = ∑ ui.fi / ∑fi Với: ∑fi: tổng số phiếu phỏng vấn hợp lệ ui: lượng biến thứ i fi: tần số của giá trị i + Phương pháp kiểm định t đối với tham số trung bình mẫu (One- Sample T-test) Giả thiết cần kiểm định: H 0 : μ = Giá trị kiểm định (Test value) H 1 : μ ≠ Giá trị kiểm định (Test value) α là mức ý nghĩa của kiểm định, là xác suất bác bỏ H 0 ; α= 0,05. i/ Nếu sig >= 0,05: giả thiết H 0 được chấp nhận. ii/ Nếu sig < 0,05: giả thiết H 0 bị bác bỏ. + Phương pháp kiểm định phân phối chuẩn (One-Sample Kolmogorov-Smirnov) Giả thiết cần kiểm định: H 0 : Biến được phân phối chuẩn H 1 : Biến không được phân phối chuẩn Sinh viên th c hi n: Tr n Th Qu nh Daoự ệ ầ ị ỳ 4 Khóa lu n t t nghi pậ ố ệ α là mức ý nghĩa của kiểm định, là xác suất bác bỏ H 0 ; α= 0,05. i/ Nếu sig >= 0,05: giả thiết H 0 được chấp nhận. ii/ Nếu sig < 0,05: giả thiết H 0 bị bác bỏ. + Phương pháp kiểm định phi tham số nhiều hơn hai mẫu độc lập (Kruskal Wallis) và phương pháp kiểm định phi tham số cho hai mẫu độc lập (Mann-Whitney ) Giả thiết cần kiểm định: H 0 : μ1= μ2= μ3= . = μn (Trung bình thực của n nhóm là bằng nhau) H 1 : μ1≠ μ2≠ μ3≠ . ≠ μn (Trung bình thực của n nhóm là khác nhau) α là mức ý nghĩa của kiểm định, là xác suất bác bỏ H 0 ; α= 0,05. i/ Nếu sig >= 0,05: giả thiết H 0 được chấp nhận. ii/ Nếu sig < 0,05: giả thiết H 0 bị bác bỏ. Sinh viên th c hi n: Tr n Th Qu nh Daoự ệ ầ ị ỳ 5 Khóa lu n t t nghi pậ ố ệ PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lí luận 1.1.1 Khái niệm khách sạn, sản phẩm khách sạn và đặc điểm của sản phẩm khách sạn 1.1.1.1 Khái niệm khách sạn Du lịch phát triển luôn song hành với sự phát triển của các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, các cơ sở kinh doanh lữ hành, các cơ sở kinh doanh ăn uống, các cơ sở kinh doanh vận chuyển du lịch, . Khi nói đến khách sạn người ta thường hiểu đó là các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú. Do nhu cầu của du khách ngày càng phát triển đa dạng và tính cạnh tranh ngày càng tăng mạnh trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ lưu trú, các khách sạn không ngừng phát triển sản phẩm, mở rộng phạm hoạt động sang các dịch vụ ăn uống và một số dịch vụ bổ sung khác như: dịch vụ giặt là, vận chuyển, tổ chức hội nghị, massage, bán hàng lưu niệm, . Theo giáo trình Marketing khách sạn - du lịch của bộ môn Marketing khách sạn - Du lịch trường Đại học Thương mại Hà Nội thì khách sạn được định nghĩa như sau: “Khách sạn là nơi cung cấp các dịch vụ ngủ, ăn uống, phương tiện thông tin, các chương trình giải trí .cho khách đến ở với điều kiện khách phải trả các khoản tiền dịch vụ trên”. Khái niệm khách sạn còn được đưa ra trong nhiều văn bản khác nhau như giáo trình tổ chức và quản lý kinh doanh khách sạn - nhà hàng của Trương Sĩ Quý (1996), quy chế quản lý cơ sở lưu trú dịch vụ ban hành ngày 22.6.1994 của Tổng cục du lịch, .nhưng nhìn chung, nội dung chính vẫn là: Khách sạn là cơ sở kinh doanh dịch vụ, hoạt động nhằm mục đích sinh lời bằng việc phục vụ khách du lịch trong một thời gian ngắn, đáp ứng yêu cầu về các mặt ăn, ngủ, vui chơi giải trí và các dịch vụ cần thiết khác cho khách đến ở với điều kiện khách phải trả các khoản tiền dịch vụ trên. 1.1.1.2 Sản phẩm khách sạn và đặc điểm của sản phẩm khách sạn a. Khái niệm sản phẩm khách sạn Sản phẩm của khách sạnsản phẩm dịch vụ, vừa mang tính chất hữu hình, vừa mang tính chất vô hình. Sinh viên th c hi n: Tr n Th Qu nh Daoự ệ ầ ị ỳ 6 Khóa lu n t t nghi pậ ố ệ Những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất ra sản phẩm dịch vụ khác với quá trình sản xuất ra một sản phẩm cụ thể. Ngoài yếu tố đội ngũ lao động - người phục vụ (sức lao động); các yếu tố thuộc cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị máy móc và dụng cụ chuyên dùng trong bộ phận phục vụ; việc sản xuất ra sản phẩm dịch vụ còn có sự tham gia của khách hàng. Lúc này khách hàng vừa tham gia sản xuất dịch vụ, vừa là người tiêu dùng dịch vụ. Có thể nói sản phẩm dịch vụ là sự tổng hòa của ba yếu tố: khách hàng, người phục vụ và trang thiết bị dụng cụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Có thể mô tả các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất ra sản phẩm dịch vụ qua sơ đồ sau: Trang thiết bị dụng cụ chuyên dụng Khách hàng Nhân viên phục vụ Dịch vụ Sơ đồ 1.1: Các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất ra sản phẩm dịch vụ Sản phẩm dịch vụ trong lĩnh vực kinh doanh du lịch, nhà hàng, khách sạn thường bao gồm hai loại là dịch vụ cơ bản và dịch vụ bổ sung. - Dịch vụ cơ bản thường được coi là lí do chính để khách hàng đến với nhà hàng, khách sạn; là những sản phẩm dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu chính của khách hàng. Dịch vụ cơ bản trong kinh doanh khách sạn là dịch vụ lưu trú. - Dịch vụ bổ sung là những dịch vụ góp phần làm tăng thêm giá trị của dịch vụ cơ bản. Trong đó, có những loại dịch vụ là cần thiết và bắt buộc để bổ sung cho dịch vụ chính, như dịch vụ đặt phòng trước, . thường được gọi là dịch vụ bổ sung bắt buộc; và những dịch vụ bổ sung khác được cung cấp tùy theo nhu cầu của khách hàng được gọi là dịch vụ bổ sung không bắt buộc, như dịch vụ giặt là, dịch vụ spa, . Do đó, sản phẩm khách sạn có thể được định nghĩa như sau: Sản phẩm khách sạn là tổng hợp các dịch vụ cơ bản và dịch vụ bổ sung nhằm cung cấp cho du khách sự hài lòng. Sinh viên th c hi n: Tr n Th Qu nh Daoự ệ ầ ị ỳ 7 Khóa lu n t t nghi pậ ố ệ b. Đặc điểm của sản phẩm khách sạn - Sản phẩm khách sạn bao gồm toàn bộ các hoạt động diễn ra trong cả một quá trình từ khi nghe lời yêu cầu của khách đến khi khách rời khỏi khách sạn. Quá trình phục vụ khách trong khách sạn là một quá trình liên tục từ khi khách có yêu cầu đến khi thanh toán và tiễn khách, bao gồm: những hoạt động đảm bảo nhu cầu sinh hoạt bình thường của khách (như ăn, ngủ, an ninh, mua bán hàng hóa, .), và những hoạt động đảm bảo mục đích của chuyến đi (như nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, tìm hiểu văn hóa, .) - Sản phẩm khách sạn rất đa dạng, tổng hợp, có cả dạng vất chất và phi vật chất; có sản phẩm do khách sạn tạo ra, có sản phẩm do ngành khác tạo ra nhưng khách sạn là khâu phục vụ trực tiếp, là điểm kết của quá trình du lịch. Nhưng, về cơ bản thì sản phẩm khách sạn vẫn là những sản phẩm phi vật chất và mang những đặc điểm sau: + Sản phẩm khách sạn là những sản phẩm không lưu kho được. Số phòng không bán được hôm nay sẽ mất đi vào ngày mai, do đó, mất một khoản thu không bù lại được. + Sản phẩm lưu trú ở xa nơi khách hàng thường trú, nên thường được phân phối thông qua các đơn vị trung gian du lịch. + Đó là những sản phẩm mà khách hàng không kiểm tra hay dùng thử trước khi sử dụng nên: → Thái độ tích cực và sự hiểu biết của khách hàng cũng có vai trò quan trọng trong việc tạo nên chất lượng phục vụ của khách sạn. → Trình độ và sự nhiệt tình của nhân viên khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng có vai trò rất lớn trong việc hình thành chất lượng dịch vụ. → Sự phản hồi trực tiếp từ phía khách hàng về chất lượng dịch vụ trong quá trình sử dụng sản phẩm dịch vụ của khách sạn sẽ có tác động qua lại và có thể ảnh hưởng nặng nề tới tâm lý của nhân viên phục vụ. → Khách mua sản phẩm khách sạn phải được thông tin về quy cách, phẩm chất của các sản phẩm dịch vụ đó một cách đầy đủ và kịp thời. Sinh viên th c hi n: Tr n Th Qu nh Daoự ệ ầ ị ỳ 8 Khóa lu n t t nghi pậ ố ệ + Sản phẩm khách sạn được sản xuất và tiêu dùng đồng thời; tức nó được sản xuất, bán và trao trong sự có mặt hoặc tham gia của khách hàng; diễn ra trong mối quan hệ trực tiếp giữa khách hàng và nhân viên của khách sạn. + Lượng cung các sản phẩm khách sạn trong thời gian ngắn thường khó gia tăng, nó thường cố định trong khi nhu cầu về nó lại không cố định và luôn thay đổi. 1.1.2 Những vấn đề lí luận về hoạt động xúc tiến hỗn hợp trong kinh doanh khách sạn 1.1.2.1 Khái niệm xúc tiến hỗn hợp Xúc tiến hỗn hợp là một trong bốn yếu tố của Marketing - Mix nhằm hỗ trợ cho việc bán hàng. Theo Bùi Thị Tám (2009), xúc tiến hỗn hợp bao gồm nhiều hoạt động phong phú liên quan đến việc lựa chọn các phương tiện và cách thức thông tin nhằm tuyên truyền, yểm trợ cho sản phẩm và đặc biệt là tạo ra các tác động ảnh hưởng tâm lý đến khách hàng nhằm thay đổi nhu cầu của họ; thông tin đầy đủ và hiệu quả về sản phẩm, thương hiệu và công ty đến các trung gian marketing, các thị trường khách hàng khác nhau và đến công chúng nói chung. Xúc tiến hỗn hợp được sử dụng như mọi phương tiện truyền tin giữa người bán và người mua hàng (hoặc có ý định mua hàng) để thuyết phục họ mua những sản phẩm của mình. Hoạt động xúc tiến hỗn hợp trong du lịch thường bao gồm một số các công cụ và phương tiện khác nhau như: quảng cáo, xúc tiến bán hàng, bán hàng trực tiếp và quan hệ công chúng. 1.1.2.2 Vai trò của xúc tiến hỗn hợp trong kinh doanh khách sạn Mọi sản phẩm trên thị trường muốn được tiêu thụ nhiều đều thông qua hoạt động xúc tiến hỗn hợp. Đối với sản phẩm dịch vụ lưu trú như khách sạn thì hoạt động xúc tiến hỗn hợp lại mang một ý nghĩa quan rất quan trọng, vì: - Sức cầu của sản phẩm thường mang tính thời vụ, cần được khích lệ vào những lúc trái mùa. - Sức cầu của sản phẩm thường rất nhạy bén với giá cả và biến động theo tình hình kinh tế tổng quát. - Do không thể thấy sản phẩm trước khi tiêu dùng nên khách hàng cần được thông tin, rỉ tai nhau về sản phẩm. Sinh viên th c hi n: Tr n Th Qu nh Daoự ệ ầ ị ỳ 9 Khóa lu n t t nghi pậ ố ệ - Sự trung thành đối với thương hiệu của khách hàng sẽ được củng cố khi đưa các công cụ xúc tiến hỗn hợp đến gần hơn với khách hàng. - Hầu hết các sản phẩm bị cạnh tranh mạnh và luôn có các sản phẩm thay thế chúng. Các công cụ xúc tiến hỗn hợp sẽ giúp làm nổi bật chúng trước khách hàng của mình. 1.1.2.3 Các công cụ xúc tiến hỗn hợp Với nguồn kinh phí hạn chế dành cho hoạt động xúc tiến, các doanh nghiệp sẽ phải quyết định công cụ xúc tiến nào phù hợp nhất, mang đến hiệu quả cao nhất trong việc thực hiện mục tiêu xúc tiến hỗn hợp của doanh nghiệp mình. Hoạt động xúc tiến hỗn hợp để đạt hiệu quả cao thường được kết hợp bởi các công cụ sau: Sơ đồ 1.2: Các công cụ của hoạt động xúc tiến hỗn hợp. a. Quảng cáo * Khái niệm: Quảng cáo là cách thức trình bày, quảng bá phi cá nhân các ý tưởng, sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ phải trả tiền (Bùi Thị Tám, 2009). Hay quảng cáo là hoạt động của các cá nhân hoặc tổ chức sản xuất và dịch vụ, sử dụng các phương tiện và phương thức truyền thông để thông báo cho công chúng về nhu cầu, khả năng của mình, hoặc về lợi ích của những hàng hóa dịch vụ nhất định nhằm gia tăng số lượng người tiêu dùng, sử dụng các hàng hóa dịch vụ đó và các cá nhân hoặc tổ chức đó phải thanh toán các chi phí. * Đặc điểm của quảng cáo Philip Kotler (2001) cho biết quảng cáo có các đặc điểm sau đây: - Tính đại chúng: Quảng cáo là một hình thức mang tính đại chúng rất cao. Nó có thể được tiếp cận trên một không gian rộng lớn với chi phí tương đối thấp. Bản chất đại Sinh viên th c hi n: Tr n Th Qu nh Daoự ệ ầ ị ỳ Xúc tiến hỗn hợp Quảng cáo Xúc tiến bán hàng Quan hệ công chúng Bán hàng trực tiếp 10 . về hoạt động xúc tiến hỗn hợp. - Tìm hiểu và đánh giá hoạt động xúc tiến hỗn hợp hiện tại của khách sạn Park View Huế thông qua ý kiến đánh giá của du khách. quá trình thực tập tại khách sạn Park View Huế, tôi đã chọn đề tài: Đánh giá hoạt động xúc tiến hỗn hợp của khách sạn Park View Huế làm nội dung cho khóa

Ngày đăng: 11/12/2013, 20:38

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Tính đại chúng: Quảng cáo là một hình thức mang tính đại chúng rất cao. Nó có thể được tiếp cận trên một không gian rộng lớn với chi phí tương đối thấp - Đánh giá hoạt động xúc tiến hỗn hợp của khách sạn park view huế
nh đại chúng: Quảng cáo là một hình thức mang tính đại chúng rất cao. Nó có thể được tiếp cận trên một không gian rộng lớn với chi phí tương đối thấp (Trang 10)
Bảng 1.1: Đặc điểm của một số phương tiện quảng cáo - Đánh giá hoạt động xúc tiến hỗn hợp của khách sạn park view huế
Bảng 1.1 Đặc điểm của một số phương tiện quảng cáo (Trang 12)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w