1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp rèn kĩ năng nói trong giờ dạy tiếng Việt cho học sinh lớp 2 trường Tiểu học Trần Phú - huyện Lục Yên - tỉnh Yên Bái

81 2,3K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 725,4 KB

Nội dung

MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................... 3 3.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 3 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 3 4. Khách thể nghiên cứu .................................................................................. 3 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 4 5.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 4 5.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 4 6. Giả thiết khoa học ........................................................................................ 4 7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 4 8. Cấu trúc khóa luận ....................................................................................... 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ............................ 6 1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................... 6 1.1.1. Cơ sở của việc dạy kĩ năng nói ................................................................ 6 1.1.1.1. Cơ sở tâm lí ........................................................................................... 6 1.1.1.2. Cơ sở ngôn ngữ học của việc dạy kĩ năng nói ........................................ 7 1.1.2. Lý thuyết văn bản, phong cách văn bản và việc rèn kĩ năng nói trong giờ dạy tiếng Việt cho HS lớp 2 ......................................................................... 9 1.1.3. Vai trò của rèn kĩ năng nói đối với sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ em ........................................................................................................ 9 1.1.3.1. Kĩ năng nói là một phương tiện giáo dục lao động ................................ 9 1.1.3.2. Kĩ năng nói là một phương tiện giáo dục đạo đức, thẩm mĩ ................. 10 1.1.3.3. Kĩ năng nói là một phương tiện nâng cao trình độ ngôn ngữ nói ......... 10 1.1.3.4. Kĩ năng nói là một phương tiện rèn thính giác ngôn ngữ ..................... 10 1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 11 1.2.1. Khảo sát thực trạng rèn kĩ năng nói trong giờ dạy tiếng Việt cho HS lớp 2 ......................................................................................................................... 11 1.2.1.1. Mục đích khảo sát ................................................................................ 11 1.2.1.2. Nội dung khảo sát ................................................................................ 11 1.2.1.3. Phương pháp khảo sát ......................................................................... 11 1.2.1.4. Đối tượng khảo sát .............................................................................. 11 1.2.1.5. Thời gian, địa điểm khảo sát ................................................................ 11 1.2.2. Kết quả khảo sát .................................................................................... 12 1.2.2.1. Chương trình SGK Tiếng Việt lớp 2 ..................................................... 12 1.2.2.2. Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 2 ........................................................... 13 1.2.2.3. Vận dụng các thiết bị dạy học vào việc rèn kĩ năng nói ....................... 14 1.2.2.4. Khả năng nói của học sinh .................................................................. 16 1.2.2.5. Giáo án dạy Tiếng Việt 2 của giáo viên ............................................... 26 CHƯƠNG 2 : NHỮNG BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG NÓI TRONG GIỜ DẠY TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 2 .............................................. 31 2.1. Một số vấn đề chung về phương pháp dạy học ...................................... 31 2.2. Một số phương pháp rèn kĩ năng nói cho HS lớp 2 ............................... 32 2.2.1. Phương pháp phân tích - tổng hợp ...................................................... 32 2.2.2. Phương pháp giao tiếp và thực hành - luyện tập .................................. 34 2.2.3. Phương pháp trò chơi ............................................................................ 41 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM ..................................................................... 50 3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................. 50 3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm ......................................................... 50 3.3. Thời gian thực nghiệm ............................................................................ 50 3.4. Nội dung và phương pháp thực nghiệm ................................................. 50 3.5. Thiết kế giáo án thực nghiệm ................................................................... 51 3.5.1. Phân môn Tập đọc ................................................................................. 51 3.5.2. Phân môn Kể chuyện............................................................................. 52 3.5.3. Phân môn Luyện từ và câu ................................................................... 52 3.6. Kết quả thực nghiệm ............................................................................... 52 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 54 1. Kết luận ....................................................................................................... 54 2. Kiến nghị ..................................................................................................... 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

LÊ THỊ PHƯƠNG THẢO

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG NÓI TRONG GIỜ DẠY TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH

LỚP 2 TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN PHÚ – HUYỆN LỤC YÊN – TỈNH YÊN BÁI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

SƠN LA, NĂM 2013

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

LÊ THỊ PHƯƠNG THẢO

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG NÓI TRONG GIỜ DẠY TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH

LỚP 2 TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN PHÚ – HUYỆN LỤC YÊN – TỈNH YÊN BÁI

CHUYÊN NGÀNH: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Người hướng dẫn: ThS Khổng Cát Sơn

SƠN LA, NĂM 2013

Trang 3

LỜI CẢM ƠN!

Khóa luận được hoàn thành, lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến ThS Khổng Cát Sơn - giảng viên khoa Ngữ văn đã tận tình chỉ dẫn

và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận này

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong khoa Tiểu học - Mầm non, Thư viện, Phòng quản lí đào tạo Đại học trường Đại học Tây Bắc

Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô và các em học sinh trường Tiểu học Trần Phú - thị trấn Yên Thế - huyện Lục Yên - tỉnh Yên Bái đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khóa luận

Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô và các bạn để khóa luận thêm hoàn thiện

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

3.1 Mục đích nghiên cứu 3

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Khách thể nghiên cứu 3

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5.1 Đối tượng nghiên cứu 4

5.2 Phạm vi nghiên cứu 4

6 Giả thiết khoa học 4

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Cấu trúc khóa luận 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 6

1.1 Cơ sở lí luận 6

1.1.1 Cơ sở của việc dạy kĩ năng nói 6

1.1.1.1 Cơ sở tâm lí 6

1.1.1.2 Cơ sở ngôn ngữ học của việc dạy kĩ năng nói 7

1.1.2 Lý thuyết văn bản, phong cách văn bản và việc rèn kĩ năng nói trong giờ dạy tiếng Việt cho HS lớp 2 9

1.1.3 Vai trò của rèn kĩ năng nói đối với sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ em 9

1.1.3.1 Kĩ năng nói là một phương tiện giáo dục lao động 9

1.1.3.2 Kĩ năng nói là một phương tiện giáo dục đạo đức, thẩm mĩ 10

1.1.3.3 Kĩ năng nói là một phương tiện nâng cao trình độ ngôn ngữ nói 10

1.1.3.4 Kĩ năng nói là một phương tiện rèn thính giác ngôn ngữ 10

1.2 Cơ sở thực tiễn 11

Trang 6

1.2.1 Khảo sát thực trạng rèn kĩ năng nói trong giờ dạy tiếng Việt cho HS lớp 2

11

1.2.1.1 Mục đích khảo sát 11

1.2.1.2 Nội dung khảo sát 11

1.2.1.3 Phương pháp khảo sát 11

1.2.1.4 Đối tượng khảo sát 11

1.2.1.5 Thời gian, địa điểm khảo sát 11

1.2.2 Kết quả khảo sát 12

1.2.2.1 Chương trình SGK Tiếng Việt lớp 2 12

1.2.2.2 Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 2 13

1.2.2.3 Vận dụng các thiết bị dạy học vào việc rèn kĩ năng nói 14

1.2.2.4 Khả năng nói của học sinh 16

1.2.2.5 Giáo án dạy Tiếng Việt 2 của giáo viên 26

CHƯƠNG 2 : NHỮNG BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG NÓI TRONG GIỜ DẠY TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 2 31

2.1 Một số vấn đề chung về phương pháp dạy học 31

2.2 Một số phương pháp rèn kĩ năng nói cho HS lớp 2 32

2.2.1 Phương pháp phân tích - tổng hợp 32

2.2.2 Phương pháp giao tiếp và thực hành - luyện tập 34

2.2.3 Phương pháp trò chơi 41

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM 50

3.1 Mục đích thực nghiệm 50

3.2 Đối tượng và địa bàn thực nghiệm 50

3.3 Thời gian thực nghiệm 50

3.4 Nội dung và phương pháp thực nghiệm 50

3.5 Thiết kế giáo án thực nghiệm 51

3.5.1 Phân môn Tập đọc 51

3.5.2 Phân môn Kể chuyện 52

3.5.3 Phân môn Luyện từ và câu 52

Trang 7

3.6 Kết quả thực nghiệm 52

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54

1 Kết luận 54

2 Kiến nghị 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước đòi hỏi phải đổi mới chương trình giáo dục phổ thông Nhân tố quyết định thắng lợi là nguồn lực con người Việt Nam trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao Cho nên, trước hết phải chăm lo phát triển nguồn lực con người, chuẩn bị lớp người lao động có những phẩm chất và năng lực phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới Điều này cần được bắt đầu từ giáo dục phổ thông

Quyết định số 2957/GDDT ngày 14 - 10 - 1994 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục

và Đào tạo đã khẳng định: “Tiểu học là cấp học đặt cơ sở ban đầu cho việc hình

thành, phát triển toàn diện nhân cách con người, đặt nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân” Giáo dục tiểu

học “hình thành cho HS những cơ sở ban đầu về sự phát triển đúng đắn và lâu

dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kĩ năng cơ bản để học tiếp trung học hoặc đi vào cuộc sống lao động”

Ngày xưa, ông bà ta rất coi trọng việc giao tiếp và ngôn ngữ lời nói là phương tiện giao tiếp ở dạng hiện thực hóa tức là ở dạng hoạt động, gắn liền với các tình huống cụ thể, nội dung cụ thể đóng vai trò trao đổi thông tin, biểu hiện tình cảm, qua lời nói thể hiện văn hoá, tính nết của con người Lời nói vừa là đối tượng học tập của HS, vừa tạo cho các em công cụ để học các môn khác, là công

cụ để tư duy, giao tiếp Do vậy, cần phải giáo dục, rèn luyện lời nói của các em ngay từ nhỏ, từ các lớp đầu cấp tiểu học để sau này các em có thói quen cư xử đúng mực, lịch sự trong khi giao tiếp

Để nhìn nhận đánh giá một con người, chúng ta cũng cần phải giao tiếp hàng ngày với họ Người xưa có câu:

“Chim khôn kêu tiếng rảnh rang Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”

Việc giáo dục lời nói từ xa xưa đã được ông bà ta rất chú trọng Ông cha ta thường dạy con, cháu qua các câu ca dao, tục ngữ như:

“ Học ăn, học nói, học gói, học mở”

“ Lời nói không mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Trang 9

Ngoài ra, việc giao tiếp ứng xử khéo léo cũng giúp ta thành công trong nhiều lĩnh vực

Kĩ năng nói trở thành một đòi hỏi cơ bản, đầu tiên đối với mỗi người đi học Nói sẽ giúp trẻ em sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp và học tập, là công cụ để học tập các môn học khác, tạo ra hứng thú và động cơ học tập Đồng thời, tạo điều kiện để HS có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời, là một khả năng không thể thiếu được của con người trong thời đại văn minh

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là trường miền núi, trình độ dân trí chưa cao, đa số phụ huynh chưa có sự quan tâm chu đáo đến việc học hành của con em mình, cũng ít quan tâm giáo dục cho HS biết giao tiếp đúng mực, lịch

sự Đây là một điều đáng quan tâm Phần lớn các em ngại giao tiếp, nhút nhát, giao tiếp kém, có khi nói năng cộc lốc, không biết cách diễn đạt hết ý của mình

Đa số là các em phát âm sai do ảnh hưởng của phương ngữ

Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc sử dụng ngôn ngữ biểu cảm, lịch sự khi giao tiếp và với thực trạng của HS đã nêu trên, chúng tôi đã lựa

chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kĩ năng nói trong giờ dạy tiếng Việt cho học sinh

lớp 2 trường Tiểu học Trần Phú - huyện Lục Yên - tỉnh Yên Bái”

2 Lịch sử vấn đề

Trong khóa luận này, chúng tôi sưu tầm tổng hợp và xử lí các tài liệu sau đây:

1 Trần Mạnh Hưởng (2000), Vui học Tiếng Việt, NXB Giáo dục Tác giả

đã biên soạn những trò chơi, những bài tập vui nhẹ nhàng về tiếng Việt theo yêu cầu kiến thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt ở bậc tiểu học để HS vừa có thể tự học mà vẫn được chơi các trò chơi cùng bạn bè theo tinh thần “học vui - vui học” một cách hứng thú và bổ ích

2 Lê Phương Nga, Đặng Kim Nga (2007), Phương pháp dạy học Tiếng

Việt ở Tiểu học, NXB Sư phạm, NXB Giáo dục Cuốn sách đã cập nhật những

thông tin đổi mới về nội dung chương trình SGK mới, về phương pháp dạy học theo chương trình mới Đặc biệt, cuốn sách đã trình bày một cách chi tiết, cụ thể

về cấu trúc, nội dung và phương pháp dạy học cho từng môn Ngoài ra, cuốn sách còn giới thiệu được một số phương pháp dạy học tích cực theo hướng đổi mới như: sử dụng bộ đồ dùng học tập trong dạy học, sử dụng máy chiếu, băng hình… nhằm phục vụ cho chương trình dạy - học đạt kết quả cao nhất

Trang 10

3 Tác giả Nguyễn Trí trong cuốn Dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học

theo chương trình mới (Nhà xuất bản Giáo dục - 2003) đã đề cập đến những vấn

đề cơ bản của phương pháp dạy học mới ở nhà trường tiểu học nói chung và tiếng Việt 2 nói riêng Đặc biệt, tác giả quan tâm đến dạy cho HS bốn kĩ năng: nghe - nói - đọc - viết Đây chính là cơ sở để giúp GV biết cách vận dụng linh hoạt các phương pháp vào dạy học phân môn Tiếng Việt

4 Vũ Khắc Tuấn (2008), Luyện nói cho học sinh lớp 2, NXB Giáo dục

Trong cuốn sách, tác giả đã đề cập đến những nội dung luyện nói cho HS lớp 2 trong giờ tiếng Việt gồm hai phần chính: Phần 1 đề cập đến những vấn đề chung

về luyện nói ở lớp 2; Phần 2 bao gồm những vấn đề cụ thể về luyện nói ở lớp 2

Ở phần này, tác giả đặc biệt chú trọng đến Luyện nói giao tiếp, Luyện nói lời kể, Luyện nói lời nhận xét

Những công trình nghiên cứu nói trên là định hướng quý báu để chúng tôi thực

hiện khóa luận “Một số biện pháp rèn kĩ năng nói trong giờ dạy tiếng Việt cho học

sinh lớp 2 trường Tiểu học Trần Phú - huyện Lục Yên - tỉnh Yên Bái”

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Đề xuất cơ sở lí luận nghiên cứu khóa luận

- Khảo sát, thống kê, phân loại, chỉ ra thực trạng và một số biện pháp rèn

kĩ năng nói trong giờ dạy tiếng Việt cho HS lớp 2

- Thiết kế giáo án ứng dụng cho khóa luận

4 Khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu của khóa luận là quá trình dạy học tiếng Việt cho HS lớp 2 trường Tiểu học Trần Phú - huyện Lục Yên - tỉnh Yên Bái

Trang 11

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là một số biện pháp rèn luyện kĩ năng nói trong giờ dạy tiếng Việt cho HS lớp 2

5.2 Phạm vi nghiên cứu

Khóa luận nghiên cứu trong phạm vi:

+ Một số biện pháp rèn kĩ năng nói trong giờ dạy tiếng Việt lớp 2

+ 116 HS lớp 2 trường Tiểu học Trần Phú - thị trấn Yên Thế - huyện Lục Yên - tỉnh Yên Bái

6 Giả thiết khoa học

Dạy tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp là định hướng trong dạy học hiện nay, nhất là đối với bậc học tiểu học Đây là vấn đề được nhiều thầy cô dạy tiểu học quan tâm, nghiên cứu và thực hiện

Nếu khóa luận của chúng tôi chứng minh được tính khả thi của các phương

án đề xuất, sẽ góp thêm tiếng nói vào việc tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học theo quan điểm giao tiếp qua lĩnh vực rèn kĩ năng nói cho HS lớp 2

7 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc, nghiên cứu và xử lí các tài liệu có liên quan

- Phương pháp điều tra được tiến hành dưới các hình thức:

+ Dùng phiếu điều tra

+ Trao đổi trực tiếp với GV và HS

+ Dự giờ các tiết học để tìm hiểu phương pháp dạy học của GV

- Phương pháp phân tích - thống kê: tổng hợp các số liệu điều tra từ thực tế

để phân tích làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất biện pháp rèn kĩ năng nói cho

HS lớp 2

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: từ các phương pháp đã đề xuất, tiến hành thực nghiệm tại trường tiểu học

Trang 12

8 Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóa luận gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn

Chương 2: Những biện pháp rèn kĩ năng nói trong giờ dạy tiếng Việt cho học sinh lớp 2

Chương 3: Thực nghiệm

Trang 13

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

Dạy tiếng Việt không chỉ dạy cho HS kĩ năng đọc, viết, nghe mà điều quan trọng là dạy các em sử dụng lời nói biểu cảm trong giao tiếp Nếu một người đọc thông, viết thạo tất cả các văn bản, có tài, có trình độ, song khi nói trước tập thể thì sợ sệt, nhút nhát hoặc khi giao tiếp không gây được tình cảm, mối thân thiện với mọi người, để lại ấn tượng không tốt thì người đó khó mà thành công trong công việc

Ngay từ các lớp đầu cấp tiểu học, chúng ta cần rèn cho HS kĩ năng nói để sau này lớn lên các em có một nhân cách tốt, biết nói năng lễ phép, lịch sự, biết nói lời biểu cảm trong giao tiếp và mạnh dạn khi giao tiếp với mọi người

Bộ SGK Tiếng Việt 2 tổ chức rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho HS thông qua các phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu, Chính tả, Kể chuyện, Tập viết, Tập làm văn

- Phân môn Tập đọc rèn cho HS các kĩ năng đọc (đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc diễn cảm), nghe và nói Phân môn Tập đọc còn cung cấp cho HS những hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người; cung cấp vốn từ, cách diễn đạt, những hiểu biết về văn học thông qua hệ thống bài đọc theo chủ điểm cùng các câu hỏi, bài tập khai thác nội dung bài đọc và truyện kể từ đó góp phần rèn luyện nhân cách cho HS

- Phân môn Chính tả rèn các kĩ năng nghe, viết và đọc Từ đó, rèn cho HS

sử dụng ngôn ngữ, cung cấp cho HS vốn từ qua các bài tập chính tả

Trang 14

- Phân môn Luyện từ và câu cung cấp cho HS những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu, kĩ năng đọc cho HS

- Phân môn Kể chuyện rèn kĩ năng nói, nghe và đọc Trong tiết Kể chuyện,

HS kể lại những câu chuyện phù hợp với chủ điểm mà các em đã học, nghe thầy

cô hoặc bạn kể rồi kể lại câu chuyện bằng lời của mình, trả lời câu hỏi hoặc ghi lại những chi tiết chính của câu chuyện đó

- Phân môn Tập làm văn rèn cho HS cả 4 kĩ năng nghe, nói, viết và đọc Trong giờ Tập làm văn, HS được cung cấp kiến thức về cách viết bài và làm các bài tập HS được rèn luyện và thực hành nói rất nhiều về những lời nói biểu cảm, lịch sự và nói lễ phép

Trong những năm học vừa qua, chúng tôi đã tiếp cận với chương trình SGK mới và đã thấy được tầm quan trọng của SGK Tiếng Việt lớp 2 là rèn cho HS kĩ năng nói là rất cần thiết Chúng tôi đã và đang nghiên cứu để tìm ra những biện pháp mới, hay để áp dụng vào việc giảng dạy trong tương lai nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và góp phần giúp cho chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao

Hiện nay, chúng ta đang thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học lấy HS làm trung tâm, phát huy tính sáng tạo, tích cực học tập của HS Theo chúng tôi, môn Tiếng Việt là môn học rất cần phải tạo điều kiện cho HS tự giác trong luyện tập để rút kinh nghiệm, tự chiếm lĩnh kiến thức qua thực hành dưới sự chỉ dẫn, điều hành của GV Qua thực tế nghiên cứu, chúng tôi cho rằng rèn kĩ năng nói trong giờ dạy tiếng Việt cho HS lớp 2 là điều hết sức cần thiết và quan trọng

1.1.1.2 Cơ sở ngôn ngữ học của việc dạy kĩ năng nói

a, Vấn đề chính âm tiếng Việt và việc dạy rèn kĩ năng nói

Kĩ năng nói chính là: nói đúng về mặt ngữ âm, sử dụng từ đúng nghĩa, đặt câu đúng, sử dụng câu phù hợp với bối cảnh giao tiếp GV cần phải xác định được mối quan hệ giữa chính âm tiếng Việt và việc dạy rèn kĩ năng nói Chính

âm là chuẩn mực phát âm của một ngôn ngữ có giá trị và hiệu lực về mặt xã hội Chính âm sẽ quy định nội dung luyện phát âm ở tiểu học Chính âm liên quan tới vấn đề chuẩn hóa ngôn ngữ, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt Việc hiểu biết về chính âm sẽ giúp ta xác định nội dung nói đúng, nói hay một cách có nguyên tắc

Do đó, GV cần phải xác định chính âm chuẩn cho từng phương ngữ để rèn kĩ năng nói trong giờ dạy tiếng Việt cho HS lớp 2

Trang 15

Vấn đề chính âm liên quan đến nhiều vấn đề khác như chuẩn hóa ngôn ngữ, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt - mục đích của việc xây dựng chính âm Vấn đề đặt ra là phải giải quyết như thế nào những nét khác biệt trên bình diện giữa các phương ngữ, một hiện tượng khách quan có liên quan trực tiếp đến việc xác định chuẩn chính âm

Chính âm trong nhà trường phải đảm bảo những yêu cầu cụ thể sau:

- Phát âm đúng (cả âm lẫn thanh)

- Chú ý phân biệt các dấu hỏi, ngã, nặng

- Chú ý phân biệt các cặp phụ âm đầu tr / ch, x / s, l / n, r / d / gi

- Chú ý phân biệt các vần âu / iu, ây / ay, iêu / ươu, iu / ưu

b, Vấn đề ngữ điệu và việc dạy rèn kĩ năng nói

Theo nghĩa hẹp, ngữ điệu là sự thay đổi giọng nói, giọng đọc, là sự lên cao hay hạ thấp giọng nói, giọng đọc Theo nghĩa rộng, ngữ điệu là sự thống nhất của một tổ hợp các phương tiện siêu đoạn (siêu âm, đoạn tính) có quan hệ tương tác lẫn nhau được sử dụng ở bình diện câu như cao độ (độ cao thấp của âm thanh), cường độ (độ lớn, nhỏ, mạnh yếu của âm thanh), tốc độ (độ nhanh chậm, ngắt nghỉ), trường độ (độ dài ngắn của âm thanh) và âm sắc Ngữ điệu là yếu tố gắn chặt với lời nói, là yếu tố tham gia tạo thành lời nói Ngữ điệu được sử dụng để biểu thị ý nghĩa và phạm trù ngữ pháp cũng như các sắc thái cảm xúc, biểu cảm Ngữ điệu có hai đặc điểm:

Trang 16

+ Ngữ điệu mang tính xã hội: đây là đặc trưng vốn có của các thành phần tham gia cấu thành ngữ điệu, phần này mang tính bắt buộc, tính phổ quát

đọc khi sử dụng ngữ điệu Phần này mang tính nghệ thuật, tính cá nhân, gắn liền với tình huống giao tiếp, có tác dụng bộc lộ cảm xúc, thái độ, nhận thức của người nói và người đọc

1.1.2 Lý thuyết văn bản, phong cách văn bản và việc rèn kĩ năng nói trong giờ dạy tiếng Việt cho HS lớp 2

Văn bản mà HS tiểu học nói chung, HS lớp 2 nói riêng được học đều là

những văn bản mẫu mực về văn chương, về ngôn ngữ… Trong quá trình tiếp xúc và được trực tiếp tìm hiểu những văn bản (những bài tập đọc), đã tạo điều kiện để vốn kiến thức của các em ngày càng được mở rộng và ngôn ngữ văn học cũng được phát triển Khi dạy HS nói, GV cần hình thành cho HS kĩ năng nói đúng, nói diễn cảm do đặc điểm ngôn ngữ của văn học mang tính hình tượng, tính hàm xúc, tính đa nghĩa của văn chương Vì thế, GV định hướng để HS hướng tới cái hay, cái đẹp và biết rung cảm trước cái đẹp của văn chương Có như vậy mới không gặp phải những khó khăn khi dạy rèn kĩ năng nói và đạt kết quả giao tiếp

Sau mỗi bài, HS sẽ tự nhận thức thêm một mảng nhỏ về cuộc sống, tạo

điều kiện để các em mở rộng vốn sống, vốn hiểu biết của mình giúp các em phát triển tư duy, óc sáng tạo

Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả trong rèn kĩ năng nói ở tiểu học nói chung

và ở lớp 2 nói riêng cần phải được đẩy mạnh quan tâm hơn nữa

1.1.3 Vai trò của rèn kĩ năng nói đối với sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ em

1.1.3.1 Kĩ năng nói là một phương tiện giáo dục lao động

Con người được đánh giá cao nhất, trước tiên đó là một người lao động, một

người hoạt động và một người sáng tạo Nhà sư phạm thiên tài người Nga

A.X.Makarencô cho giáo dục lao động là phương pháp chủ đạo trong hệ thống giáo

dục của mình Ông nói: “Dạy lao động có sáng tạo là một nhiệm vụ đặc biệt của

giáo dục Lao động chỉ có thể có được khi con người có lòng yêu thích công việc, khi con người nhận thấy một cách có ý thức niềm vui trong lao động, khi lao động trở thành một hoạt động cơ bản thể hiện nhân cách và tài năng con người Thái độ

Trang 17

đối với lao động như vậy chỉ có thể có được khi con người hình thành được một cách vững chắc thói quen nỗ lực lao động, khi con người yêu thích bất cứ một hình thức lao động nào, nếu như hình thức đó có một ý nghĩa nhất định”

Quan điểm trên đây của A.X.Makarencô hoàn toàn có thể áp dụng vào việc rèn kĩ năng nói Bởi vì, kĩ năng nói là một hoạt động lao động sáng tạo Nó đòi hỏi người ta phải vận động những cơ quan hô hấp, bộ máy phát âm, thị giác, thính giác,… và huy động các chức năng tâm lí như: tư duy, trí tưởng tượng, để

có thể hình dung, nghe thấy, nhìn thấy, sáng tạo, phát triển những hình tượng nghệ thuật chứa đựng trong tác phẩm và thể hiện nó trước người nghe, giúp người nghe nhìn thấy, nghe thấy, cảm thấy, hiểu và thưởng thức những giá trị phong phú chứa đựng trong tác phẩm

1.1.3.2 Kĩ năng nói là một phương tiện giáo dục đạo đức, thẩm mĩ

Kĩ năng nói là một phần đầu của chương trình giáo dục thẩm mĩ, nhưng giáo dục thẩm mĩ và giáo dục đạo đức bao giờ cũng gắn liền với nhau Người đọc cần phải chân thành rung cảm với nhà thơ những cảm xúc cao độ tràn ngập tâm hồn nhà thơ

Rèn kĩ năng nói giúp cho các em thêm yêu thích văn học và từ đó nảy sinh ra ý muốn đọc thật diễn cảm tác phẩm nghệ thuật mình đã rung động Hình thành, phát triển khả năng hoạt động nghệ thuật là hình thành, phát triển những

kĩ năng cơ bản của trẻ em

1.1.3.3 Kĩ năng nói là một phương tiện nâng cao trình độ ngôn ngữ nói

Trong chương trình giáo dục phổ thông, việc rèn kĩ năng nói gắn liền với phần phát triển ngôn ngữ Kĩ năng nói trở thành động lực phát triển tình cảm ngôn ngữ và thính giác ngôn ngữ cho trẻ Kĩ năng nói chính là hình thức, phương tiện trực quan sinh động đối với sự phát triển của trẻ, đặc biệt là phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Kĩ năng nói bao giờ cũng gắn với việc đọc thuộc lòng và sau đó là kể chuyện có nghệ thuật, có tác dụng làm phong phú và trau dồi ngôn ngữ nói cho các em

1.1.3.4 Kĩ năng nói là một phương tiện rèn thính giác ngôn ngữ

Trong hoạt động nói, cùng với người nói luôn luôn có người nghe tiếp thu dòng ngôn ngữ Chính bản thân người nói cũng tiếp thu lời nói của mình, nhưng

sự tiếp thu của người nói khác với sự tiếp thu của người nghe Sự cảm thụ về nói

Trang 18

diễn cảm hay kể chuyện nghệ thuật là một quá trình phức tạp, trong đó có sự tham gia của cơ quan thính giác, cơ quan thị giác, cơ quan phát âm, hệ thống tín hiệu thứ nhất và thứ hai Nhưng cơ quan thính giác vẫn chiếm địa vị ưu thế

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Khảo sát thực trạng rèn kĩ năng nói trong giờ dạy tiếng Việt cho HS lớp 2

1.2.1.1 Mục đích khảo sát

Khảo sát thực trạng các lỗi nói chưa đúng, chưa chuẩn thường mắc của

HS lớp 2; thực trạng dạy và học trong việc rèn kĩ năng nói trong giờ tiếng Việt,

để từ đó tìm hiểu và khảo sát nguyên nhân mắc lỗi nói của HS

1.2.1.2 Nội dung khảo sát

Trong khóa luận, chúng tôi tiến hành khảo sát các nội dung sau:

- Tìm hiểu về SGK Tiếng Việt lớp 2

- Tìm hiểu về SGV Tiếng Việt lớp 2

- Tìm hiểu về việc áp dụng các TBDH trong giờ luyện nói

- Tìm hiểu về kĩ năng nói và khả năng nhận thức của HS

- Khảo sát thông qua giáo án Tiếng Việt 2 của GV

1.2.1.3 Phương pháp khảo sát

- Phương pháp dự giờ trực tiếp

- Phương pháp điều tra bằng phiếu

- Phỏng vấn trực tiếp GV và HS

- Phương pháp trắc nghiệm

- Phương pháp phân tích - tổng hợp

1.2.1.4 Đối tượng khảo sát

- Thực trạng của việc rèn kĩ năng nói của GV đối với HS trong giờ

tiếng Việt

- Khảo sát GV dạy tiếng Việt lớp 2 và 116 HS khối lớp 2 (gồm 4 lớp)

1.2.1.5 Thời gian, địa điểm khảo sát

Chúng tôi thực hiện khảo sát tại trường Tiểu học Trần Phú - thị trấn Yên Thế

- huyện Lục Yên - tỉnh Yên Bái trong thời gian từ 18/2/2013 đến 05/4/2013

Trang 19

1.2.2 Kết quả khảo sát

1.2.2.1 Chương trình SGK Tiếng Việt lớp 2

Chương trình và SGK Tiếng Việt cải cách ở lớp 2 được dạy học trong 33 tuần, SGK đều được in thành 2 tập (Tập 1 và Tập 2) và phân phối chương trình như sau: Mỗi tuần học 4 tiết, mỗi tiết học 35 phút

Chương trình Tiếng Việt mới, phân môn Tập đọc ở lớp 2 được học trong 31 tuần (không kể 4 tuần ôn tập), tất cả các bài tập đọc đều được phân bố xen kẽ với các môn học khác Ở lớp 2 có 15 chủ điểm, mỗi chủ điểm học trong 2 tuần (riêng chủ điểm Nhân dân học trong 3 tuần)

Sách được xây dựng theo 2 trục là chủ điểm và kĩ năng, trong đó chủ điểm được lấy làm khung cho cả cuốn sách Còn kĩ năng được lấy làm khung cho từng tuần, từng đơn vị học

Môn Tiếng Việt lớp 2 bao gồm các phân môn: Tập đọc, Kể chuyện, Chính

tả, Tập viết, Luyện từ và câu, Tập làm văn Mỗi phân môn có nội dung chương trình riêng và bố trí xen kẽ nhau trong từng bài học

Sách bao gồm 15 đơn vị học, mỗi đơn vị gắn với 1 chủ điểm, học trong 2 tuần (riêng chủ điểm Nhân dân học trong 3 tuần)

Chương trình Tiếng Việt lớp 2 gồm 35 tuần lễ Mỗi tuần học 9 tiết, học kì I gồm 18 tuần (162 tiết), học kì II gồm 17 tuần (153 tiết) Được chia làm 2 tập: Sách Tiếng Việt lớp 2 tập I và Sách Tiếng Việt lớp 2 tập II

Tập I tập trung vào chủ đề “Học sinh + Nhà trường + Gia đình” gồm 8 đơn

vị học, các chủ điểm có tên gọi như sau:

Trang 20

Tuần 18 ôn tập cuối học kì I

Tập II tập trung vào chủ đề “Thiên nhiên + Đất nước” gồm 7 đơn vị học với các chủ điểm sau:

- Bốn mùa (tuần 19, 20)

- Chim chóc (tuần 21, 22)

- Muông thú (tuần 23, 24)

- Sông biển (tuần 25, 26)

- Cây cối (tuần 28, 29)

- Bác Hồ (tuần 30, 31)

- Nhân dân (tuần 32, 33, 34)

Tuần 27 dành để ôn tập giữa học kì II

Tuần 35 ôn tập cuối học kì II

Chương trình và SGK Tiếng Việt mới có sự cụ thể, chi tiết hơn chương trình và SGK Tiếng Việt cải cách Số lượng chủ điểm nhiều hơn với những tên gọi rất phong phú và hấp dẫn, lôi cuốn sự chú ý của HS Các chủ điểm được sắp xếp khá hợp lí và có nội dung phù hợp với trình độ nhận thức của các em Đối với lớp 2, chủ điểm học thường xoay quanh những lĩnh vực rất gần gũi với HS như: Gia đình, Nhà trường, Thiên nhiên, Xã hội với nội dung ngắn gọn, dễ nhớ rất thuận lợi cho việc rèn kĩ năng giao tiếp, kĩ năng nói cho HS lớp 2

1.2.2.2 Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 2

SGV được cấu tạo 2 tập tương ứng với SGK (Tập 1 và Tập 2) Nội dung chương trình SGV gồm 2 phần là phần hướng dẫn chung và phần hướng dẫn cụ thể Phần hướng dẫn chung là phần trình bày các mục tiêu, quan điểm dạy học, biên soạn, nội dung, phương pháp dạy học tiếng Việt và hướng dẫn dạy học từng phân môn cụ thể

Phần hướng dẫn cụ thể là phần chủ yếu trình bày các bài hướng dẫn GV có định hướng soạn bài tương ứng với các bài học trong SGK, SGV

Ngoài ra, GV còn có một số tài liệu dạy học khác như: Vở bài tập tiếng Việt, trò chơi thực hành tiếng Việt Những tài liệu này giúp HS luyện tập, thực hành các kĩ năng: nghe - nói - đọc - viết phục vụ cho quá trình học tập

SGV Tiếng Việt 2 bám sát chương trình SGK của HS, là tài liệu đóng vai

Trang 21

trò quan trọng giúp GV định hướng quá trình dạy - học của GV và HS nhằm thực hiện việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của các tiết học

1.2.2.3 Vận dụng các thiết bị dạy học vào việc rèn kĩ năng nói

a, Vai trò của thiết bị dạy học trong việc nâng cao chất lượng dạy và học rèn kĩ năng nói

TBDH bao gồm các loại hình khác nhau như: tranh, ảnh, dụng cụ thí nghiệm, băng ghi âm, phim, đèn chiếu… Mỗi loại hình TBDH phát huy tính năng, tác dụng khác nhau trong quá trình dạy học TBDH chính là công cụ lao động của GV và học HS, chúng là những yếu tố không thể thiếu trong quá trình dạy học Với tư cách là công cụ lao động của GV và HS, trong từng trường hợp

sẽ được sử dụng đúng quy trình với đặc trưng bộ môn TBDH đóng vai trò cung cấp nguồn thông tin học tập, tạo ra nhiều khả năng để GV trình bày bài học một cách xuất sắc, thuận lợi, hình thành cho HS những phương pháp học tập tích cực, chủ động Sử dụng TBDH trong quá trình dạy học là con đường kết hợp chặt chẽ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng Bằng hành động kết hợp với ngôn ngữ bên trong (tư duy) phù hợp với đặc điểm nhận thức của HS tiểu học, đặc biệt là HS lớp 2

Thực tế cho thấy, các phương pháp dạy học nếu được sự hỗ trợ của các TBDH thì sẽ có kết quả cao hơn Và cũng xuất phát từ thực tiễn này, các nhà giáo dục dạy học đã coi hoạt động dạy học trong nhà trường là một hệ thống Hệ thống này có 4 yếu tố thống nhất với nhau:

+ Mục đích, nội dung, chương trình, nhiệm vụ dạy học

+ Việc giảng dạy của GV với những phương pháp đặc trưng của môn học + Hoạt động học tập của HS với những cách thức chiếm lĩnh kiến thức dưới sự hướng dẫn, định hướng của GV

Trang 22

Có thể nói, quá trình dạy học ở tiểu học thường bắt đầu từ những hình ảnh

cụ thể của sự vật , hiện tượng Trên cơ sở đó, hình thành các khái niệm

Sử dụng các TBDH chính là con đường kết hợp giữa cái cụ thể và cái trừu tượng bằng hành động vật chất và ngôn ngữ bên ngoài để chuyển thành ngôn ngữ bên trong HS (kiến thức, tư duy) sao cho phù hợp với đặc điểm tiếp nhận

cách có tổ chức, có kỷ luật, có sự suy nghĩ và biết ghi nhớ một cách hợp lí, tưởng tượng đúng hướng và phong phú

Chính vì vậy, sử dụng các TBDH chính là tạo điều kiện thuận lợi để GV

đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học và hoạt động theo hướng tích cực hóa, cá thể hóa người học, phát huy hết được tài năng ở mỗi GV và tiềm năng ở mỗi HS

Sử dụng các TBDH còn góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học nói chung, nó phát triển nhận thức, tư duy, trí tuệ, nhân cách cho HS

b, Sử dụng hệ thống thiết bị dạy học trong việc rèn kĩ năng nói cho HS lớp

2 trong giờ tiếng Việt

Các TBDH gồm nhiều loại khác nhau: tranh, ảnh, mô hình, mẫu vật, biểu bảng… Mỗi loại có một tính năng riêng Có loại TBDH chủ yếu tác động vào thị giác của con người (tranh, ảnh, bản đồ, biểu bảng, bộ chữ), có loại chỉ tác động vào thính giác (băng ghi âm, đĩa ghi âm), có loại tác động đồng thời vào cả thị giác và thính giác (phim, đèn chiếu, băng ghi hình, đĩa ghi hình), có loại tác động vào nhiều giác quan khác nhau… Do đó, GV cần nắm vững tính năng, tác dụng của từng thiết bị để sử dụng đúng cách, có hiệu quả

Các thiết bị phổ biến:

bằng màu sắc, hình mảng, đường nét Tranh, ảnh mô tả hiện thực bằng thông tin hình tượng và ở trạng thái tĩnh tác động vào thị giác Tranh, ảnh sử dụng nhiều ở phân môn Học vần, Tập đọc, Kể chuyện

+ Biểu bảng: là những bảng hệ thống hóa, liệt kê số liệu có đối chiếu để

trình bày vấn đề một cách có tính khái quát, tổng hợp Biểu bảng giúp HS nắm được những biểu hiện cụ thể của vấn đề một cách có hệ thống, thấy được quy luật chung Đồng thời cũng nắm được những biểu hiện cụ thể của đối tượng nghiên cứu

Trang 23

+ Bộ chữ cái: Gồm các chữ cái được in hai màu xanh, đỏ trên những tấm

nhựa trắng, cắt rời, dùng để hướng dẫn HS ghép vần, ghép tiếng tiếng Việt Bộ chữ có hai loại: Bộ chữ học vần biểu diễn dùng cho GV (có kích thước lớn, đảm bảo cho HS toàn lớp có thể nhìn rõ khi GV hướng dẫn ghép âm, vần, từ khóa trên bảng lớp) và Bộ chữ học vần thực hành dùng cho HS (có kích thước nhỏ hơn, dùng cho HS thực hành ghép vần, ghép tiếng hoặc tham gia các trò chơi học tập ở lớp hoặc ở nhà)

+ Thiết bị hiện đại: máy tính, máy chiếu, đĩa mềm, băng đĩa ghi âm (ghi

lại giọng đọc tác phẩm theo thể loại có tác dụng rèn kĩ năng đọc; ghi lại giọng

kể, có tác dụng lôi cuốn, hấp dẫn, kích thích HS hứng thú học tập, dễ tiếp nhận được tính diễn cảm của ngôn ngữ văn chương, bồi dưỡng kĩ năng kể cho GV và HS), ghi hình

Các em vừa chú ý xem, vừa lắng nghe để lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng thực hành, tạo tâm thế chủ động, hứng thú, tích cực hơn trong học tập và rèn luyện

+ Dụng cụ, thiết bị: bảng lớp, bảng con, bảng phụ, bảng gài chữ cái, bảng

nỉ, bảng gài nam châm…

Lưu ý: Các TBDH không phải là đối tượng trực tiếp thể hiện nội dung bài học, mà nó có tác dụng chuyển tải nội dung thông tin bài học giúp GV giới thiệu

những kiến thức, những nội dung bài học cần truyền đạt tới cho HS

1.2.2.4 Khả năng nói của học sinh

a, Hứng thú học tập của học sinh

tuổi Trong đó có 19 lớp bán trú Khối lớp 2 gồm 4 lớp với 116 HS (29 HS / lớp)

Nghiên cứu thực trạng trẻ lớp 2 hiện nay có kiến thức, ý thức ra sao trong giao tiếp hàng ngày cũng như sự bày tỏ quan điểm nhận thức của bản thân trước những vấn đề mà trẻ phải tự bộc lộ bản thân qua những lời nói, lời phát biểu trả lời theo nội dung bài học và sự giao tiếp với mọi người xung quanh ở trường, ở lớp

Qua phân tích tổng hợp khả năng giao tiếp của HS, chúng tôi thống kê chất lượng HS như sau:

Trang 24

Bảng 1: Thống kê khả năng nói - giao tiếp của 29 HS lớp 2A

Để tìm hiểu mức độ hứng thú của HS trong các giờ học luyện nói, chúng tôi

đã đưa ra phiếu điều tra đối với 58 HS lớp 2A và 2B kết quả thu được như sau:

Bảng 3: Mức độ hứng thú với các giờ học luyện nói của HS

Trang 25

Bảng 5: Hứng thú của HS đối với việc sử dụng trò chơi trong các giờ học

Bảng 6: Mức độ luyện nói ở nhà của HS

Kết quả khảo sát bằng phiếu điều tra cho thấy:

Đa số các em thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc luyện nói trong học tập cũng như trong đời sống Do vậy, các em đã có hứng thú và ý thức khá cao với việc luyện nói trong giờ học tiếng Việt

Qua việc khảo sát kết quả điều tra cho thấy:

Địa bàn nghiên cứu là thị trấn - khu vực kinh tế tương đối phát triển nên các gia đình có điều kiện quan tâm và chăm lo cho quá trình học tập của HS Chính vì vậy, các em có những điều kiện tốt nhất để học tập và rèn luyện Từ đó, các em có được hứng thú và niềm đam mê với việc học tập và rèn luyện kĩ năng nói

Hầu hết các em cảm thấy thích và hứng thú với việc luyện nói (51,7%)

Đó chính là lý do để các em có ý thức tự học và tự rèn luyện thường xuyên ở nhà (65,5%) Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có số ít HS chưa có phương pháp học tập đúng đắn, cũng như sự quan tâm chưa đúng mức từ phía gia đình nên việc luyện nói với các em chưa thực sự được đề cao Cụ thể, có 12,1% HS chưa có hứng thú với việc luyện nói trong giờ học tiếng Việt và 5,2% HS không luyện nói ở nhà Chúng tôi cũng đã đặt ra một số câu hỏi với HS để khảo sát, làm rõ thêm vấn đề mà chúng tôi quan tâm - việc rèn kĩ năng nói của HS

Các câu hỏi đó như sau:

- Em có những sách gì phục vụ cho việc học - luyện nói ?

Trang 26

- Em có những phương pháp gì để việc luyện nói đạt hiệu quả ?

- Để rèn luyện kĩ năng nói tốt, ngoài giờ học trên lớp, các em có cần phải luyện nói thêm ở nhà không ?

b, Những lỗi phát âm chưa chính xác

*Lỗi về phụ âm đầu

Phụ âm đầu là một bộ phận cấu thành nên âm tiết tiếng Việt, nhưng so với các bộ phận trong phần vần và thanh điệu, phụ âm đầu kết hợp lỏng lẻo hơn Chính vì vậy, việc mắc lỗi phụ âm đầu của HS là phổ biến hơn cả

Nguyên nhân chủ yếu là do không phân biệt các phụ âm đầu mà giữa chúng có những điểm tương đồng:

Trang 28

VD : Đặt câu với các từ sau:

+ Dao / rao / giao

(Em không nghịch dao

Người bán hàng vừa đi vừa rao

Cô giáo giao bài tập cho học sinh làm.)

(Tiếng Việt 2)

+ Sâu / xâu

+ Chanh / tranh

+ Lao / nao

VD : Chọn từ ngữ đúng trong ngoặc đơn bằng cách gạch chân:

+ (lối, nối) liền, (lúa, núa) nếp, Việt (Lam, Nam)

+ (sâu, xâu) bọ, củ (sắn, xắn), (sinh, xinh) sống

+ (giải, dải, rải) thưởng, tranh (giành, dành, rành)

+ (trúc, chúc) mừng, che (trở, chở)

+ hoa (sen, xen), ngày (sưa, xưa), lịch (sử, xử)

- Đưa các âm đã sửa vào ngữ cảnh, nhân rộng phạm vi chữa lỗi

Đây là yêu cầu bắt buộc trong việc chữa lỗi Yêu cầu này xuất phát từ cơ

sở thực tiễn và lí luận sau đây:

Thứ nhất, đơn vị ngôn ngữ trong giao tiếp không phải là âm, tiếng, thậm

chí không phải là từ Đơn vị thấp nhất trong giao tiếp là câu

Thứ hai, trong thực tế HS có thể sửa được các âm nhưng khi đưa nó vào

tiếng, vào từ, vào câu thì sẽ xảy ra 2 trường hợp: một là, HS không phát âm đúng âm đã sửa do mối quan hệ giữa các yếu tố trong tiếng và các tiếng trong từ, các từ trong câu; hai là vì cố gắng phát âm đã sửa cho đúng nên phát âm từ, câu

có thể sai

Như vậy, HS phát âm đã sửa được xem là đúng chỉ khi các em đã đặt âm

đó vào trong tiếng, trong từ và trong câu, nhiều trường hợp phải xem xét trong

cả đoạn và cả văn bản Do lượng thời gian cho phép trong việc chữa lỗi của một giờ học quá ít, nên bước này có tác dụng giải quyết mâu thuẫn về mục tiêu và thời gian Mục tiêu của việc sửa lỗi không chỉ bó hẹp trong phạm vi một âm,

Trang 29

một tiếng, một từ mà thông qua việc sửa chữa các âm, các tiếng, các từ đó, HS

có ý thức phát âm đúng trong mọi ngữ cảnh

VD: Tìm những từ chứa tiếng có âm đầu l hoặc n:

- Chỉ vật đội trên đầu để che mưa, nắng (nón)

- Chỉ con vật kêu ủn ỉn

VD: Tìm những từ chứa tiếng có âm s hay âm x, có nghĩa như sau:

- Mùa đầu tiên trong bốn mùa

- Giọt nước đọng trên lá buổi sớm

VD: Tìm các tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch có nghĩa như sau:

- Cất, giữ kín, không cho ai thấy hoặc biết

VD: Chọn từ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:

(che, tre, trăng, trắng)

Quê hương là cầu nhỏ

Mẹ về nón lá nghiêng

Quê hương là đêm tỏ Hoa cau rụng ngoài thềm

VD: Điền vào chỗ trống x hay s:

Bầu trời ám xịt như à xuống át tận chân trời Sấm rền vang, chớp lóe sáng Cây sung già trước cửa sổ trút lá theo trận lốc, trơ lại những cành xơ ác, khẳng khiu Đột nhiên, trận mưa giông sầm ập đổ xuống, gõ lên mái tôn loảng .oảng Nước mưa ủi bọt, cuốn qua mảnh sân i măng thành dòng ngầu đục

(Theo Phan Thiều)

Trang 30

VD : Điền vào chỗ trống l hay n:

Ơn trời mưa ắng phải thì,

.ơi thì bừa cạn, ơi thì cày sâu

Công lênh chẳng quản bao âu, Ngày ay ước bạc, ngày sau cơm vàng

Ai ơi, đừng bỏ ruộng hoang,

Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu

(Ca dao)

VD : Điền vào chỗ trống d hay gi:

…ung ăng ung ẻ .ắt trẻ đi chơi

Đến ngõ nhà ời Lạy cậu, lạy mợ Cho cháu về quê Cho ê đi học

*Lỗi về thanh điệu

thanh sắc và thanh ngã Chính vì vậy, HS thường phát âm sai giữa các thanh trên

VD : Thanh hỏi - thanh nặng

VD : Thanh sắc - thanh ngã

Trang 31

Để chữa lỗi thanh điệu, có thể dùng phương pháp luyện tập theo mẫu Trong quá trình chữa lỗi, cần biết kết hợp các phương pháp và biết xác định phương pháp chính cho phù hợp với từng đối tượng HS

- Đầu tiên, chắp các tiếng có cùng thanh, cùng vần Chẳng hạn:

+ Thanh hỏi: sỏi, thỏi, gỏi, mỏi,

+ Thanh ngã: bã, đã, giã, ngã,

- Chắp bất kì âm đầu với vần và các thanh để luyện tập thường xuyên

VD : ngã = ng + a + dấu ngã

muỗi = m + uô + i + dấu ngã

mỏi = m + o + i + dấu hỏi

khỏe = kh + o + e + dấu hỏi

- Cùng với đó là việc đưa thanh đã sửa vào ngữ cảnh

VD: Đặt dấu hỏi, dấu nặng, dấu ngã hay dấu sắc trên những chữ in đậm:

Thăm nhà Bác

Anh dắt em vào coi Bác xưa

Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa

Có hồ nước lặng sôi tăm ca

Có bươi cam thơm, mát bóng dừa

Có rào râm bụt đo hoa quê Như cổng nhà xưa Bác trơ về

Có bốn mùa rau tươi tốt lá

Như nhưng ngày cháo bẹ măng tre

Nhà gác đơn sơ một góc vườn

Gô thường mộc mạc, chăng mùi sơn

Giường mây chiếu cói, đơn chăn gối

Tủ nho, vừa treo mấy áo sờn

(Tố Hữu)

Trang 32

VD: Tìm các từ có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa như sau:

- Cây nhỏ, thân mềm, làm thức ăn cho trâu, bò, ngựa

VD: Đặt câu với các từ sau:

- Buổi sớm, bữa tiệc, vú sữa, màu sắc,

*Lỗi nói diễn cảm

HS thường mắc các lỗi nói diễn cảm là do chưa biết đọc diễn cảm, đọc chưa lưu loát và còn chậm Bên cạnh đó, HS chưa biết cách ngắt nghỉ câu dài, chưa biết cách nhấn giọng

Để khắc phục lỗi nói diễn cảm của HS, GV đọc mẫu và hướng dẫn HS cách ngắt, nghỉ và nhấn giọng Đồng thời, GV kiểm tra thường xuyên đối với

HS mắc lỗi để biết cách sửa lỗi và giao cho HS khá, giỏi kèm nói hàng ngày VD: Cách ngắt giọng của bài thơ sau:

Vè chim

Hay chạy / lon ton /

Là gà / mới nở / Vừa đi / vừa nhảy /

Là em / sáo xinh / Hay nói / linh tinh /

Là con / liếu điếu / Hay nghịch / hay tếu /

Là cậu / chìa vôi / Hay chao / đớp mồi /

Là chim / chèo bẻo /

Trang 33

Tính hay / mách lẻo / Thím khách / trước nhà

(Trích Vè dân gian) VD: Cách ngắt, nghỉ, nhấn giọng trong bài “Cò và Quốc”

“Em sống trong bụi cây dưới đất,/ nhìn lên trời xanh,/ thấy các anh chị

trắng phau phau,/ đôi cánh dập dờn như múa,/ không nghĩ cũng có lúc chị phải khó nhọc thế này.//”

Ngoài ra, GV hướng dẫn HS sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ trong quá trình luyện nói như: nét mặt, cử chỉ, điệu bộ kết hợp khéo léo với giọng đọc, phù hợp với nội dung văn bản để đạt hiệu quả cao và có sức truyền cảm lớn đối với người nghe VD: GV hướng dẫn HS đọc phân vai và thể hiện nhân vật trong đoạn văn sau:

“Bè bạn thay nhau đến thăm, kể chuyện, mang quà cho Bé Nhưng các bạn về,

Bé lại buồn Thấy vậy, mẹ lo lắng hỏi:

- Con muốn mẹ giúp gì nào ?

- Con nhớ Cún, mẹ ạ !”

1.2.2.5 Giáo án dạy Tiếng Việt 2 của giáo viên

Nhà trường có 37 GV và nhân viên với 100% GV đạt chuẩn Trong đó, trình độ trung cấp là 4 GV, trình độ cao đẳng là 22 GV và trình độ đại học là

11 GV Có 1 GV đạt danh hiệu GV dạy giỏi Quốc gia, 4 GV dạy gỏi cấp tỉnh, còn lại là GV dạy giỏi cấp huyện, cấp trường

Thông qua việc khảo sát giáo án Tiếng Việt lớp 2 và phỏng vấn bốn GV chủ nhiệm trực tiếp giảng dạy, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

Bảng 7: Nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng nói trong giờ dạy tiếng Việt

Trang 34

Bảng 8: GV với việc sử dụng trò chơi trong dạy học tiếng Việt

Nhà trường với đội ngũ GV có trình độ cao, nhiều năm trong nghề nên

có nhiều kinh nghiệm, giàu lòng nhiệt huyết, yêu nghề, mến trẻ đã không ngừng

nỗ lực trong việc tìm ra và áp dụng các phương pháp dạy học vào trong quá trình học tập phù hợp với đặc điểm nhận thức, đặc điểm tâm lí lứa tuổi “học mà chơi - chơi mà học” của HS tiểu học Thấy được tầm quan trọng đó nên 100%

GV đã nghiên cứu và sử dụng phương pháp trò chơi vào trong giờ học

Bên cạnh phương pháp trò chơi, việc áp dụng các phương pháp dạy học khác cũng rất được các GV quan tâm để nâng cao hiệu quả của việc rèn nói cho

Trang 35

HS 100% GV sử dụng các phương pháp như: trực quan, đàm thoại, thảo luận, luyện tập và một số phương pháp khác cũng được các GV chú trọng

Thực trạng dạy học rèn kĩ năng nói cho HS lớp 2 trường Tiểu học Trần Phú cho thấy: đội ngũ GV đã đảm bảo về mặt kiến thức chuyên môn là chuẩn

GV tiểu học Trong quá trình giảng dạy cũng đã có sự đổi mới về phương pháp, thích ứng với nội dung chương trình mới nhưng vẫn gặp phải một số khó khăn trong giảng dạy dẫn đến hiệu quả dạy học chưa cao Bên cạnh đó, một số GV còn tỏ ra lúng túng trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy nên chưa đạt được mục đích của giờ học

Về phía nhà trường cũng đã được đầu tư một hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ, đặc biệt là cũng đã có máy vi tính, có soạn giáo án điện tử Nhưng do trình độ tin học, tiếng Anh của GV còn hạn chế nên việc ứng dụng phần mềm power point vào dạy học chưa thực sự đạt hiệu quả dẫn đến giờ học chưa phát huy được hết năng lực của GV và HS

Song song với chất lượng của đội ngũ GV thì việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học - một yếu tố rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động dạy học, giáo dục ở tiểu học Để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học đạt hiệu quả, chúng ta cần lưu ý tiến hành đổi mới một cách đồng

bộ các vấn đề sau:

*Công tác quản lí:

Quán triệt chủ trương của ngành về đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý các cấp và GV đứng lớp: “Tổ chức các giờ học, các hoạt động giáo dục đảm bảo nhẹ nhàng - tự nhiên - hiệu quả và chất lượng”

Tăng cường hoạt động kiểm tra chuyên môn, dự giờ, rút kinh nghiệm và

tổ chức cho GV giao lưu trao đổi và học hỏi kinh nghiệm trong và ngoài trường Cùng với đó là việc tổ chức các cuộc thi GV dạy giỏi các cấp về thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá đúng chất lượng dạy của GV

Đồng thời, đổi mới cách đánh giá, xếp loại HS

*Đội ngũ GV:

Cần từng bước chuẩn hóa đội ngũ GV: trang bị cho GV những kiến thức

Trang 36

về đổi mới phương pháp dạy học cụ thể qua các chuyên đề, các loại bài học, các hình thức tổ chức dạy học Đổi mới sinh hoạt chuyên môn hàng tuần ở từng khối lớp, ở tổ chuyên môn…

Trang 37

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Chương 1, khóa luận đi sâu vào nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn để làm căn cứ cho vấn đề nghiên cứu Đồng thời, chúng tôi tiến hành khảo sát và đánh giá thực trạng để nêu lên những thành công và hạn chế của việc dạy học rèn kĩ năng nói trong giờ tiếng Việt cho HS lớp 2 trường Tiểu học Trần Phú Trên cơ sở đó, làm nền tảng, tiền đề cho những hiểu biết về tiếng Việt nói chung

và việc luyện nói nói riêng

Cũng qua phần này, khóa luận đã nhấn mạnh dạy tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp là định hướng phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy học bậc học tiểu học

Các vấn đề thuộc phạm vi của chương không đi sâu vào nghiên cứu, phân tích, lí giải hoặc tranh biện phức tạp, đa tuyến mà chỉ cố gắng trình bày một cách khái quát, có hệ thống theo cách hiểu Nắm được nội dung này, người dạy cũng như người học sẽ có cơ sở hiểu biết về luyện nói tiếng Việt

Trang 38

CHƯƠNG 2 : NHỮNG BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG NÓI TRONG GIỜ

DẠY TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 2

2.1 Một số vấn đề chung về phương pháp dạy học

Thuật ngữ phương pháp trong tiếng Hy Lạp là “Méthodos” có nghĩa là con đường, cách thức hoạt động nhằm đạt được mục đích nhất định Vì vậy, phương pháp là một hệ thống những hành động tự giác, tuần tự nhằm đạt được những kết quả phù hợp với mục đích đã định

Phương pháp dạy học là cách thức hành động có trình tự, phối hợp tương tác với nhau của GV và HS nhằm đạt được mục đích dạy học

Nói cách khác, phương pháp dạy học là hệ thống những hành động có chủ đích theo một trình tự nhất định của GV nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và hoạt động thực hành của HS để đảm bảo cho họ lĩnh hội nội dung dạy học và chính như vậy mà đạt được mục đích dạy học

Từ khái niệm trên, ta thấy phương pháp có cấu trúc phức tạp, bao gồm mục đích được đề ra, hệ thống những hành động (hoạt động), những phương tiện cần thiết (phương tiện vật chất, phương tiện thực hành, phương tiện trí tuệ), quá trình làm biến đổi đối tượng, kết quả sử dụng phương pháp (mục đích đạt được)

Vậy, phương pháp dạy học có đặc trưng gì khác với phương pháp nói chung? Cấu trúc của nó như thế nào?

Trong phương pháp dạy học, chủ thể tác động - người thầy giáo và đối tượng tác động của học là HS, còn HS lại là chủ thể tác động vào nội dung dạy học Vì vậy, người thầy giáo phải nắm vững những quy luật khách quan chi phối tác động của mình vào HS và nội dung dạy học thì mới đề ra những phương pháp tác động phù hợp

Từ đó có thể nhận thấy đặc trưng của phương pháp dạy học: người học là đối tượng tác động của GV, đồng thời là chủ thể, là nhân cách mà hoạt động của

họ (tương ứng với sự tác động của người GV) phụ thuộc vào hứng thú, nhu cầu,

ý chí của họ Nếu GV không gây cho HS có mục đích tương ứng với mục đích của mình thì không diễn ra hoạt động dạy và hoạt động học và phương pháp tác động không đạt được kết quả mong muốn

Vì vậy, cấu trúc của phương pháp dạy học trước tiên là mục đích của người GV đề ra và tiến hành một hệ thống hành động với những phương tiện mà

Trang 39

họ có Dưới tác động đó của người GV, làm cho người học đề ra mục đích của mình và thực hiện hệ thống hành động với phương tiện mà họ có nhằm lĩnh hội nội dung dạy học

Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học với

sự tương tác lẫn nhau Trong đó, phương pháp dạy đóng vai trò chủ đạo, còn phương pháp học có tính chất độc lập tương đối, chịu sự chi phối của phương pháp dạy, song nó cũng ảnh hưởng trở lại phương pháp dạy

Phương pháp dạy học là tổ hợp những biện pháp với tư cách là những thành phần cấu trúc của nó, song việc phân chia như vậy cũng chỉ có tính chất tương đối Chẳng hạn, giảng giải là phương pháp dạy học trong tiết học lĩnh hội tri thức mới nhưng lại là một biện pháp của phương pháp công tác trong phòng thí nghiệm Điều đó có nghĩa là trong những điều kiện nhất định chúng có thể chuyển hóa lẫn nhau

Khi sử dụng đúng phương pháp sẽ dẫn đến kết quả theo dự định Nếu mục đích không đạt được thì có nghĩa là phương pháp không phù hợp với mục đích hoặc nó không được sử dụng đúng

Bất kì phương pháp nào, dù là phương pháp nhận thức hay phương pháp thực hành - luyện tập, để thực hiện có kết quả vào đối tượng nào đó thì cũng phải biết được tính chất của đối tượng, tiến trình biến đổi của nó dưới tác động của phương pháp đó Nghĩa là phải nhận thức những quy luật khách quan của đối tượng mà chủ thể định tác động vào thì mới đề ra những biện pháp hoặc hệ thống những thao tác cùng với những phương tiện tương ứng để nhận thức và để hành động thực tiễn

2.2 Một số phương pháp rèn kĩ năng nói cho HS lớp 2

2.2.1 Phương pháp phân tích - tổng hợp

Qua việc quan sát, theo dõi trong giờ học và các hoạt động giao tiếp của

HS, GV ghi chép, thu thập được và xử lí những thông tin ấy bằng cách phân tích, tổng hợp Với việc làm như vậy, GV đánh giá, nhận xét HS sát thực và cụ thể hơn

Biện pháp thực hiện

Qua sự theo dõi HS sát thực như vậy, chúng tôi tiến hành phân chia HS theo nhiều nhóm trình độ khác nhau

Trang 40

Nhóm 1: Nhóm HS có lời nói lưu loát, mạch lạc, biết thể hiện lời nói biểu

cảm, lịch sự khi giao tiếp Những HS này, chúng tôi phân làm nhóm trưởng, những nhân vật nòng cốt trong các tiểu phẩm của các tiết tiếng Việt mà HS rèn luyện kĩ năng nói trên lớp Những em này là người dẫn chương trình trong các giờ luyện nói trên lớp

Nhóm 2: Nhóm HS có lời nói tương đối rõ ràng, trôi chảy, lịch sự nhưng

chưa thể hiện được lời nói tình cảm trong giao tiếp

Nhóm 3: Nhóm HS nhút nhát, ngại giao tiếp, khả năng giao tiếp kém, ít

khi sử dụng lời nói lịch sự, tình cảm trong giao tiếp, nói năng cộc lốc, chưa diễn đạt trọn ý, trọn câu

Sau khi quan sát theo dõi khả năng giao tiếp của HS, chúng tôi thống kê chất lượng đầu năm như sau:

Bảng 10: Bảng thống kê khả năng nói, giao tiếp của HS lớp 2A đầu năm học 2012 - 2013

Trong các giờ học luyện nói của môn Tiếng Việt, chúng tôi hướng dẫn HS giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình học tập Những HS mạnh dạn, nói lưu loát, có lời nói biểu cảm trong giao tiếp giúp đỡ những HS nhút nhát, giao tiếp kém, ngại giao tiếp dần dần mạnh dạn hơn trong giao tiếp và biết nói năng lịch sự, tình cảm khi giao tiếp Từ đó, rèn cho các em có lời nói lưu loát, mạch lạc Sự giúp

đỡ, cổ vũ, động viên của các bạn trong tổ, trong nhóm giúp các em mạnh dạn, năng động và tự tin hơn trong quá trình rèn nói và trước lời phát biểu của mình, tạo cho các em sự hưng phấn và cố gắng nhiều trong học tập Các em sẽ thi đua

Ngày đăng: 09/06/2014, 09:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Sinh Huy (1997), Giáo trình tâm lí tiểu học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tâm lí tiểu học
Tác giả: Nguyễn Sinh Huy
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1997
2. Trần Mạnh Hưởng (2000), Vui học Tiếng Việt, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vui học Tiếng Việt
Tác giả: Trần Mạnh Hưởng
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2000
3. Lê Phương Nga, Đặng Kim Nga (2007), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học, NXB Sư phạm, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học
Tác giả: Lê Phương Nga, Đặng Kim Nga
Nhà XB: NXB Sư phạm
Năm: 2007
4. Đào Ngọc, Nguyễn Quang Ninh (1998), Rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt
Tác giả: Đào Ngọc, Nguyễn Quang Ninh
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
5. Đàm Hồng Quỳnh (2003), Hướng dẫn sử dụng và tự làm thiết bị dạy học môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn sử dụng và tự làm thiết bị dạy học môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học
Tác giả: Đàm Hồng Quỳnh
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2003
6. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2005), Sách giáo khoa Tiếng Việt 2, Tập 1+2, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo khoa Tiếng Việt 2, Tập 1+2
Tác giả: Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2005
7. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2005), Sách giáo viên Tiếng Việt 2, Tập 1+2, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo viên Tiếng Việt 2, Tập 1+2
Tác giả: Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2005
8. Vũ Khắc Tuấn (2008), Luyện nói cho học sinh lớp 2, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luyện nói cho học sinh lớp 2
Tác giả: Vũ Khắc Tuấn
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2008
9. Nguyễn Trại (2003), Thiết kế bài giảng Tiếng Việt 2, Tập 1+2, NXB Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế bài giảng Tiếng Việt 2, Tập 1+2
Tác giả: Nguyễn Trại
Nhà XB: NXB Hà Nội
Năm: 2003
10. Nguyễn Trí (1995), Những đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học ở tiểu học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học ở tiểu học
Tác giả: Nguyễn Trí
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1995
11. Nguyễn Trí (2003), Dạy và học môn Tiếng Việt ở tiểu học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy và học môn Tiếng Việt ở tiểu học
Tác giả: Nguyễn Trí
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2003

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3: Mức độ hứng thú với các giờ học luyện nói của HS - Một số biện pháp rèn kĩ năng nói trong giờ dạy tiếng Việt cho học sinh lớp 2 trường Tiểu học Trần Phú - huyện Lục Yên - tỉnh Yên Bái
Bảng 3 Mức độ hứng thú với các giờ học luyện nói của HS (Trang 24)
Bảng 2: Thống kê khả năng nói - giao tiếp của 29 HS lớp 2B - Một số biện pháp rèn kĩ năng nói trong giờ dạy tiếng Việt cho học sinh lớp 2 trường Tiểu học Trần Phú - huyện Lục Yên - tỉnh Yên Bái
Bảng 2 Thống kê khả năng nói - giao tiếp của 29 HS lớp 2B (Trang 24)
Bảng 5: Hứng thú của HS đối với việc sử dụng trò chơi trong các giờ học - Một số biện pháp rèn kĩ năng nói trong giờ dạy tiếng Việt cho học sinh lớp 2 trường Tiểu học Trần Phú - huyện Lục Yên - tỉnh Yên Bái
Bảng 5 Hứng thú của HS đối với việc sử dụng trò chơi trong các giờ học (Trang 25)
Bảng 8: GV với việc sử dụng trò chơi trong dạy học tiếng Việt. - Một số biện pháp rèn kĩ năng nói trong giờ dạy tiếng Việt cho học sinh lớp 2 trường Tiểu học Trần Phú - huyện Lục Yên - tỉnh Yên Bái
Bảng 8 GV với việc sử dụng trò chơi trong dạy học tiếng Việt (Trang 34)
Bảng cho HS học thuộc lòng. - Một số biện pháp rèn kĩ năng nói trong giờ dạy tiếng Việt cho học sinh lớp 2 trường Tiểu học Trần Phú - huyện Lục Yên - tỉnh Yên Bái
Bảng cho HS học thuộc lòng (Trang 67)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w