1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4

33 1,2K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 313,5 KB

Nội dung

Nhưng kĩ năng đọc hiểu của học sinh chưa cao, chất lượng đọc hiểucủa các em chưa đạt yêu cầu, dẫn đến kết quả chưa đáp ứng được yêu cầu củaviệc hình thành kĩ năng đọc cơ bản quan trọng v

Trang 1

PHẦN 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tiểu học là bậc học mở rộng cho kiến thức ở tương lai, là nền móngvững chắc cho toàn bộ hệ thống quốc dân Trong đó Tiếng Việt chiếm thờilượng nhiều nhất so với thời lượng của các môn học khác Nó là cơ sở hìnhthành nhân cách con người Việt Nam và là cơ sở cho các môn học khác

Tiếng Việt là môn học công cụ, là chìa khóa, là phương tiện để họcsinh tiếp nhận tri thức loài người Trong đó, phân môn tập đọc có ý nghĩa đặcbiệt quan trọng trong chương trình Tiểu học vì nó đảm nhiệm việc hình thành

kĩ năng nghe- đọc- nói cho học sinh, những kĩ năng quan trọng hàng đầutrong quá trình tiếp nhận tri thức, cho nên đọc (đặc biệt là đọc hiểu) trở thànhđòi hỏi cơ bản, đầu tiên đối với người đi học

Đọc hiểu là một quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âmthanh và thông hiểu nó Thông qua dạy đọc bồi dưỡng cho học sinh tình yêuTiếng Việt, yêu cái thiện, cái đẹp hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng,giàu đẹp của Tiếng Việt mà cái đích cuối cùng là sự phát triển toàn diện củahọc sinh Nhưng kĩ năng đọc hiểu của học sinh chưa cao, chất lượng đọc hiểucủa các em chưa đạt yêu cầu, dẫn đến kết quả chưa đáp ứng được yêu cầu củaviệc hình thành kĩ năng đọc cơ bản quan trọng và không tránh khỏi việc tiếpthu kiến thức các môn học khác chậm, kết quả học tập của học sinh thấp, chấtlượng giáo dục không cao Làm thế nào để nâng cao chất lượng đọc hiểu chohọc sinh, giúp các em không chỉ biết đọc to, đọc rõ, đọc lưu loát, biết ngắt,nghỉ, hạ giọng, cao giọng mà các em còn biết đọc hiểu văn bản, hiểu được nộidung tác phẩm, tư tưởng, tình cảm tác giả, góp phần hình thành nhân cách con

Trang 2

biệt là giáo viên giảng dạy lớp 4 thì câu hỏi ấy càng nung nấu, bởi vì yêu cầuđọc hiểu cao nhất ở bậc Tiểu học là lớp 4 để tiến tới đọc diễn cảm ở lớp 5.

Trong môn Tiếng Việt, Tập Đọc là quan trọng nhất, thông qua phânmôn này sẽ giúp học sinh hình thành kĩ năng đọc Cái đích là hướng tới kĩnăng đọc đồng thời là phương tiện để đạt được sự thông hiểu văn bản của họcsinh Trong những năm gần đây việc đổi mới phương pháp dạy học và ápdụng giảng dạy trên lớp kết hợp đi dự giờ bạn đồng nghiệp với phân môn nàyqua nhận xét góp ý tôi thấy chưa có sự đổi mới đáng kể Tôi đã trăn trở tìmhiểu để nắm được thực trạng qua trao đổi với đồng nghiệp và khảo sát họcsinh, tôi thấy chất lượng phần đọc hiểu của trường còn thấp nên tôi quyết định

đi sâu vào vấn đề này

Vì những trăn trở trên, với mong muốn cùng đồng nghiệp trao đổi kinhnghiệm dạy đọc hiểu cho học sinh, tôi đã chọn nghiên cứu và giới thiệu Đề

tài: “Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4” để

đồng nghiệp cùng tham khảo

Trang 3

PHẦN 2

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 HƯỚNG DẪN ĐỌC ĐÚNG

1 CƠ SỞ LÝ LUẬN:

Môn Tiếng Việt có nhiệm vụ hình thành ngôn ngữ cho học sinh, trong

đó đọc là quan trọng Vì đọc không thể tách rời nội dung được, việc rèn luyện

kĩ năng đọc là để làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống, kiến thức vănhọc Phát triển tư duy, giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm, thẩm mỹ cho họcsinh Cho nên đọc là kĩ năng cơ bản, giữ vai trò quan trọng trong việc giúpngười học chiếm lĩnh kiến thức

Tuy nhiên không phải lúc nào đọc học sinh cũng hiểu được dễ dàng vìcòn phải chú ý vào mặt chữ để đọc lưu loát Ngoài ra, do nghèo nàn về ngôn

từ, hạn chế về khả năng liên kết câu, ý, nên việc hiểu nội dung rất khó khăn

2 THỰC TRẠNG:

- Hàng ngày các em thường giao tiếp bằng ngôn ngữ 1 (Ngôn ngữ 1:Tiếng H’re hay tiếng mẹ đẻ), nên khi đi học học sinh khó phát âm đúng ngônngữ 2 (Tiếng việt);

- Thời gian sử dụng ngôn ngữ 1 gấp 6 lần ngôn ngữ 2;

- Ở tại địa phương nơi các em ở cũng không có người rèn nói đúng chocác em;

Trang 4

- Chưa có ý thức tự học, tự rèn ở nhà, chưa chú ý khi nghe giáo viênđọc.

Số em đọc chậm

Số em đọc chưa đúng

+ Lỗi do vô ý, chưa cẩn thận (như thiếu dấu phụ, thiếu dấu thanh);

+ Lỗi về các vần khó (uya, uyu, uênh, oang, oeo, ươu, uyên, uyêt, …);+ Lỗi do phát âm sai (at/ac, et/ec, an/ang, iu/iêu, iêc/iêt, ươc/ươt, …);

Trang 5

Đây là loại lỗi phổ biến và trầm trọng nhất trong các bài đọc của các em,trong tất cả bài đọc của học sinh trong lớp thì chỉ có một em duy nhất khôngsai lỗi nào đó là em: Nguyễn Nữ Trung Duyên (Năm học 2013-2014).

Kết quả điểm đọc cụ thể qua từng đợt kiểm tra như sau:

Trang 6

Đây là cơ sở đề xuất các biện pháp tối ưu nhất nhằm giúp học sinh lớp

4 tự mình chiếm lĩnh tri thức mới và chất lượng đọc hiểu đạt được kết quả caonhất

CHƯƠNG 2

Trang 7

HƯỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1 LÝ DO HỌC SINH ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Đọc đúng tiếng, từ của một văn bản là vấn đề cần thiết nhưng chưa đủnếu như các em chưa hiểu nghĩa của từ, của văn bản thì việc tiếp nhận nộidung của một vản bản cũng rất khó khăn Để các em có thể hiểu nội dung củamột văn bản thì các em phải biết cách đọc hiểu văn bản

Riêng với học sinh lớp 4 đọc hiểu là vấn đề cần thiết, có hiểu nội dungbài văn (thơ) thì học sinh mới đọc diễn cảm được Việc luyện đọc hiểu thườngthể hiện trong bước đọc thầm Hiệu quả của đọc thầm được đo bằng khả năngtiếp nhận, thông hiểu văn bản đọc Khi nào học sinh hiểu được điều mìnhđang đọc mới được coi là biết đọc, khi đọc và hiểu được nội dung thì học sinh

sẽ hứng thú hơn, ham học hơn

2 THỰC TRẠNG VIỆC DẠY VÀ HỌC ĐỌC HIỂU Ở TIỂU HỌC

2.1 Tìm hiểu thực trạng:

Là một giáo viên chủ nhiệm lớp 4C, là Chủ tịch Công đoàn trường vừa làthành viên trong tổ chuyên môn nhà trường, bản thân thường được đi dự giờđồng nghiệp trong trường Trong phần Tập đọc tôi được dự giờ thì phần tìmhiểu bài đa số giáo viên đều trung thành với câu hỏi sách giáo khoa Phầnđông các câu hỏi sách giáo khoa thường là câu hỏi khó và khái quát nên họcsinh rất khó trả lời Phần lớn, giáo viên chưa quan tâm sâu phần đọc hiểu chomột bài Tập đọc, chưa vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp và hìnhthức tổ chức dạy học Đối với học sinh các em cứ đọc cứ trả lời các câu hỏisách giáo khoa làm mất đi tính tích cực, chủ động và sáng tạo nên chưa thamgia hào hứng phần tìm hiểu nội dung bài Hơn 99% học sinh là dân tộc Hre,

Trang 8

con nhà nông nên ở nhà các em còn phải phụ giúp gia đình nên ít có thời gianchuẩn bị bài

* Lớp tôi phụ trách năm học này là một lớp học đặc biệt với 02 họcsinh có vấn đề thần kinh (thiểu năng trí nhớ) Vì vậy, nhận thức của các emcòn nhiều hạn chế, nhất là phần trả lời các câu hỏi cho nên chất lượng đọchiểu còn thấp

2.2 Thống kê phân loại học sinh:

Trong 2 năm học gần đây, tôi đều được nhà trường phân công chủnhiệm và giảng dạy lớp 4 Năm nào cũng vậy, để định hướng cho việc lập kếhoạch bài giảng, kế hoạch dạy đọc hiểu cho học sinh một cách hiệu quả tôi đãtiến hành phân loại học sinh theo khả năng đọc hiểu của các em, kết quả cụthể như sau:

BẢNG PHÂN LOẠI HỌC SINH THEO KHẢ NĂNG ĐỌC HIỂU

Năm học TS HS

Số em biết đọc hiểu

Số em đọc hiểu chậm

Số em chưa biết đọc hiểu

2.3 Thực trạng

2.3.1 Thực trạng việc đọc hiểu của học sinh:

Trang 9

Qua thống kê phân loại học sinh cho thấy thực trạng kĩ năng đọc hiểucủa học sinh lớp 4 chưa đạt yêu cầu Khả năng đọc hiểu của các em vừa yếulại vừa chậm Số em chưa biết đọc hiểu chiếm tới gần 50% tổng số học sinhtrong lớp Chất lượng giờ dạy Tập đọc chưa cao Có những học sinh khônghiểu gì sau một giờ học tập đọc.

Trong tiết học tập đọc, học sinh không hứng thú với việc tìm hiểu nộidung bài đọc mà chỉ chú ý đọc to, đọc trôi chảy bài văn Khi tìm hiểu nộidung bài đọc học sinh không nắm được yêu cầu của câu hỏi dẫn đến nói lanman không có trọng tâm câu trả lời, các em chỉ tập trung trả lời những câu hỏimang tính tái hiện lại kiến thức Với những câu hỏi mang tính phân tích, tổnghợp, khái quát nội dung kiến thức thì các em gặp nhiều khó khăn và thườnghay sao nhãng với loại câu hỏi này

2.3.2 Thực trạng việc dạy đọc hiểu của giáo viên:

- Phần lớn giáo viên dạy học còn chạy theo thời gian, làm thế nào choxong tiết dạy đúng thời gian qui định, dành nhiều thời gian cho việc rèn đọcthành tiếng, ít quan tâm đến kĩ năng đọc thầm, đọc lướt, không dành thời giancho học sinh suy nghĩ về nội dung văn bản đọc Trong bước tìm hiểu bài giáoviên ít tác động đồng đều đến các đối tượng học sinh mà chỉ loanh quanh vớinhững học sinh giỏi Nhiều giáo viên chưa quan tâm nhiều đến việc khai thácnội dung bài đọc giúp học sinh phát triển năng lực học tập, đôi lúc bỏ quahoặc phớt lờ những trường hợp học sinh không hiểu hoặc hiểu sai câu hỏigiáo viên nêu ra, thay vào đó giáo viên cung cấp nội dung bài một cách áp đặtdẫn đến chất lượng giờ dạy tâp đọc chưa cao

2.4 Nguyên nhân

2.4.1 Nguyên nhân từ học sinh:

- Học sinh chưa phát huy tính tích cực trong học tập, kĩ năng đọc hiểuyếu, còn lúng túng khi trả lời câu hỏi hoặc giải nghĩa từ;

Trang 10

- Học sinh không có thói quen đọc thường xuyên, các em chỉ đọcnhững bài tập đọc do giáo viên yêu cầu, thời gian còn lại trong ngày các emquan tâm nhiều đến các lĩnh vực: trò chơi trên máy tính, phim ảnh, các tròchơi khác…;

- Học sinh chưa có ý thức rèn luyện kĩ năng đọc hiểu, khi đọc một câuchuyện, một tác phẩm văn học chỉ là đọc suông chứ không có ý tìm hiểu nộidung câu chuyện, nội dung văn bản mình đọc;

- Học sinh không hiểu nghĩa từ, chưa biết tra cứu từ điển

2.4.2 Nguyên nhân từ giáo viên:

- Giáo viên chưa xây dựng thói quen đọc thường xuyên cho học sinh;

- Giáo viên chưa chú trọng đến việc rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh;

- Một số giáo viên còn xem nhẹ việc rèn đọc nhất là đọc hiểu, chỉ chútrọng nhiều đến việc luyện toán, luyện văn cho học sinh;

- Chưa phát huy mối quan hệ giữa dạy phân môn Tập đọc với dạy phânmôn Luyện từ và câu hay các môn học khác;

- Giáo viên còn nặng về truyền đạt qua sử dụng phương pháp dạy họctruyền thống không kích thích được hứng thú học tập của học sinh

2.4.3 Nguyên nhân từ phụ huynh học sinh:

- Trong xu thế hiện nay, nhiều phụ huynh chỉ mãi lo kiếm tiền khôngquan tâm đến việc học của con em mình mà đặc biệt là chưa quan tâm đến kĩnăng đọc hiểu của các em (99% là học sinh dân tộc Hre);

- Một số phụ huynh còn gặp khó khăn trong việc giúp đỡ con em mìnhhọc ở nhà, nhất là gặp khó khăn trong việc giúp các em đọc hiểu

3 NHỮNG BIỆN PHÁP DẠY HỌC ĐỌC HIỂU:

3.1 Đổi mới phương pháp giảng dạy và các hình thức hoạt động học tập cho học sinh:

Trang 11

Kĩ năng đọc hiểu là kĩ năng phức tạp, đòi hỏi một quá trình lâu dài Quátrình ấy ngày càng được nâng cao, học sinh cần chiếm lĩnh văn bản cả nộidung và nghệ thuật nên:

- Giáo viên cần hình thành cho các em các bước tìm hiểu văn bản;

+ Hiểu các từ, cụm từ;

+ Hiểu các câu;

+ Hiểu các đoạn, những tập hợp câu dùng để phát biểu ý trọn vẹn;

+ Hiểu được cả bài thơ (bài văn);

- Để học sinh hiểu tốt, giáo viên cho học sinh tự phát hiện kiến thứcbằng cách kiểm tra bạn, kiểm tra chính mình (học sinh đọc đoạn văn mìnhthích và nêu lí do mình thích) Hoạt động này diễn ra trong bước kiểm tra bàicũ;

- Để tìm hiểu nội dung bài, giáo viên nên cho học sinh đọc đoạn văn, tựđặt câu hỏi để tìm hiểu nội dung đoạn văn Sẽ có nhiều câu hỏi nêu ra

3 2 Rèn kĩ năng đọc cho học sinh:

3.2.1 Rèn kĩ năng đọc thầm (đọc lướt) Đây là khâu then chốt.

- Đọc thầm là hình thức đọc có nhiều lợi thế để hiểu văn bản Đây làhình thức đọc không phát ra âm thanh mà chuyển trực tiếp từ kí tự sang nghĩa

để hiểu văn bản Đọc thầm nhanh hơn đọc thành tiếng từ 1,5 đến 2 lần Nó cólợi thế hơn hẳn đọc thành tiếng trong việc tiếp nhận, thông hiểu nội dung vănbản vì người ta không chú ý đến phát âm mà chỉ tập trung để hiểu nội dungmình đọc;

- Không phải văn bản nào cũng chỉ gồm những câu đơn giản, có độ dàivừa phải dễ hiểu với tất cả học sinh Một số văn bản có những câu văn có cấutrúc phức tạp mà giáo viên thường chọn để luyện đọc thành tiếng Phần lớnnhững câu này chứa đựng ý quan trọng thể hiện nội dung chính của bài

Trang 12

Từ cuối lớp 1 đã có hình thức đọc thầm và càng lên lớp trên thì kĩ năngnày càng được củng cố Kết quả đọc thầm giúp học sinh hiểu nghĩa của từ,nghĩa của cụm từ, câu, đoạn, bài, tức là toàn bộ những gì đọc được Bởi vậykhi dạy đọc thầm giáo viên cần:

+ Yêu cầu đọc thầm gắn với nhiệm vụ cụ thể như: đọc thầm và trả lờicâu hỏi; tìm hình ảnh, chi tiết … để học sinh vừa đọc vừa định hướng câu trảlời

+ Lưu ý học sinh: để hiểu và nhớ được những gì mình đọc, các emkhông phải xem các từ đều quan trọng như nhau mà cần sàn lọc để giữ laịnhững từ “ chìa khóa” , những nhóm từ mang ý nghĩa cơ bản Đó là những từgiúp ta hiểu được nội dung của bài

+ Tiếp đó giáo viên hướng học sinh đến những câu quan trọng của bài,những câu nêu ý chung toàn bài

+ Sau khi học sinh đã hiểu nội dung bài đọc, thấy được vẻ đẹp của ngôn

từ, vẻ đẹp của cách nói văn chương, giáo viên giúp các em phát hiện tín hiệunghệ thuật và đánh giá được giá trị của chúng trong việc biểu đạt nội dung

Ví dụ: Bài “Những hạt thóc giống” TV4, tập 1- có câu: “Vua ra lệnh

phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng và giao hẹn: Ai thuđược nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc sẽ bị trừng phạt” Đây là câu văn có cấu trúc phức tạp Đọc câu văn ta thấy rõ uy quyềncủa nhà vua chắc như đinh đóng cột, không một người dân nào dám trái lời -càng làm nổi bật đức tính trung thực và dũng cảm của cậu bé Chôm

Hoặc: Bài “Hoa học trò”, có câu: “Mỗi hoa chỉ là một phần tử của xãhội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến nhữngtán hoa lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau”

Bằng nghệ thuật so sánh độc đáo hoa phượng với muôn ngàn conbướm thắm, tác giả đã cho ta cảm nhận được hoa phượng nở với số lượng rất

Trang 13

nhiều, rất lớn và rất đẹp Đó chính là loài hoa gần gũi, thân thiết, gắn liền vớinhững kỉ niệm buồn vui của tuổi học trò.

Hoặc: Bài “Khuất phục tên cướp biển”, qua cặp câu: “Một đằng thì đức

độ, hiền từ mà nghiêm nghị Một đằng thì nanh ác, hung hăng như con thúnhốt chuồng” Giáo viên cần hướng dẫn cho các em thấy được hai hình ảnhđối nghịch nhau của bác sĩ Ly và tên cướp biển Từ đó học sinh sẽ tự rút rađược nội dung bài và khẳng định một chân lý đó là: sức mạnh chính nghĩabao giờ cũng thắng sự hung tàn, bạo ngược

* Đoạn là yếu tố trực tiếp cấu thành bài Để hiểu bài,các em phải hiểuđoạn Để hiểu nghĩa của một đoạn, yêu cầu giáo viên phải hướng dẫn các emxác định được đoạn Đoạn là một phần của bài đọc bao gồm một số câu liênkết chặt chẽ với nhau, thể hiện cùng một tiểu chủ đề Trong thực tế ở Tiểu họcphần lớn các đoạn lời trùng với đoạn ý Song chỉ có một số ít bài có đoạn lờikhông trùng với đoạn ý, đó là trường hợp chuyển tiếp, trường hợp trong vănbản có lời đối thoại Trong thể loại thơ cũng vậy, đoạn ý có thể trùng với mộthoặc một số khổ thơ Để nhận ra đoạn, giáo viên cần yêu cầu học sinh đọclướt bài, dựa vào các dấu hiệu hình thức của đoạn Nếu đoạn lời không trùngđoạn ý thì cần nhận ra dấu hiệu nội dung và hình thức để chia đoạn ý

- Đối với tác phẩm tự sự mà các sự kiện được trình bày theo diễn biếnthời gian, giáo viên hướng dẫn các em tìm hiểu các từ ngữ chỉ thời gian để tìmđoạn ý

Ví dụ : Bài: “Ông Trạng thả diều” TV4, tập 1- Bắt đầu mỗi đoạn bằng

các từ ngữ:

 Đoạn 1: Vào đời vua Trần…

 Đoạn 2: Lên sáu tuổi…

 Đoản 3: Sau vì nhà nghèo…

 Đoạn 4: Thế rồi…

Trang 14

- Đối với tác phẩm trữ tình, giáo viên cần hướng dẫn các em căn cứvào các câu văn, câu thơ có sự chuyển đổi cảm xúc, tâm trạng để xác địnhđoạn ý.

có cấu trúc đặc biệt

Ví dụ: Bài “Tiếng cười là liều thuốc bổ” TV4, tập 2; có câu: “Bởi vì

cười tốc độ thở của con người lên đến 100 ki- lô- mét một giờ, các cơ mặtđược thư giãn thoải mái và não thì tiết ra một chất làm người ta có cảm giácsảng khoái thỏa mãn”

Đây là dạng câu dài có cấu trúc gồm nhiều cụm chủ vị tạo thành và mộtthành phần phụ đứng ở đầu câu Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh thấythành phần phụ và các cụm chủ vị đứng trước là nguyên nhân tạo nên kết quảcuối cùng là “người ta có cảm giác sảng khoái, thỏa mãn” Hiểu rõ nghĩa câunày, các em đã tự trả lời được vì sao lại nói “tiếng cười là liều thuốc bổ”

* Tiếp đến là việc làm rõ nghĩa của đoạn Muốn hiểu rõ nghĩa củađoạn, ta cần tìm được câu chủ đề, câu quan trọng trong đoạn

- Đoạn có cấu trúc diễn dịch, câu chủ đề là câu đầu đoạn

Trang 15

Ví dụ: Câu “Ngày xửa ngày xưa có một vương quốc buồn chán kinh

khủng chỉ vì cư dân ở đó không ai biết cười” (Đoạn 1, bài Vương quốc vắng

nụ cười)

- Đoạn có cấu trúc quy nạp thì câu chủ đề là câu cuối đoạn

Ví dụ: Câu “Hoàng hôn áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa

dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt” (Đoạn 2, bài Đường đi Sa Pa)

- Đoạn có cấu trúc tối giản chỉ có một câu Hiểu được nghĩa câu này

là hiểu được nghĩa của đoạn

Ví dụ : Câu “Sa Pa quả là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành

cho đất nước ta” (Đoạn cuối, bài Đường đi Sa Pa)

* Trong việc làm rõ ý của đoạn, học sinh không biết tổng hợp - chỉ biếtđọc nguyên văn văn bản mà không biết diễn đạt theo cách khác bằng lời củamình Để rèn luyện cho các em kĩ năng này, tôi đã hướng dẫn học sinh bằngcách phân tích

Ví dụ: Xác định nội dung đoạn: “Đứng ngắm cây sầu riêng tôi cứ

nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này Thân nó cao vút, cành ngang thẳng đuột,thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, câynhãn Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo Vậy mà khi trái chín,hương tỏa ra ngào ngạt, vị ngọt đến đam mê”

+ Đoạn văn trên có thể chia làm hai nhóm Nhóm thứ nhất gồm ba câuđầu, nhóm thứ hai có một câu cuối Đọc câu một, hai, ba học sinh phải biết

“dáng, thân, cành, lá” tổng hợp thành “vẻ ngoài” hoặc “cái dáng, cái vẻ” củasầu riêng Các từ “khẳng khiu, thẳng đuột…khép lại tưởng như lá héo” phảiđược khái quát lên thành một nghĩa chung là “xấu xí” Từ đó rút ra nghĩachung của ba câu này là dáng vẻ xấu xí của cây sầu riêng Nhóm hai là mộtcâu ghép có hai chủ ngữ và hai vị ngữ đó là “hương - vị”, “tỏa ra ngào ngạt-ngọt đến đam mê” Học sinh phải tổng hợp thành ý nhỏ là: hương vị độc đáo

Trang 16

của quả sầu riêng Hai nhóm được nối bằng từ “vậy mà” thể hiện một cách lậpluận đối lập càng tăng thêm sự kì lạ của hương vị sầu riêng.

+ Sau đó học sinh có thể nêu ý của đoạn là: mặc dù hình dáng xấu xínhưng sầu riêng có hương vị rất độc đáo và quyến rũ

* Ngoài ra đọc diễn cảm cũng là một thao tác giúp học sinh hiểu sâu sắchơn ý của đoạn (nhất là với văn bản nghệ thuật) Lúc này nhờ âm thanh - các

ý của tác phẩm được vang lên; học sinh sẽ hứng thú hơn với nội dung củađoạn và hiểu được đoạn đó muốn biểu đạt điều gì Các em mới cảm nhậnđược hết tư tưởng, tình cảm của tác giả gửi gắm qua bài tập đọc Từ đó họcsinh nhận ra nội dung một cách dễ dàng hơn

3.2.2 Giải nghĩa từ (giúp học sinh hiểu nghĩa từ)

* Để hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài đạt kết quả tốt, ngay từ khi banđầu yêu cầu học sinh tiếp cận văn bản nhằm mục đích đọc đúng (luyện đọc),giáo viên cần giúp các em hiểu nghĩa của một số từ ngữ có tác dụng góp phầnnâng cao kĩ năng đọc- hiểu (từ ngữ được chú giải trong sách giáo khoa, từ ngữphổ thông mà học sinh địa phương chưa quen, từ ngữ đóng vai trò quan trọng

để hiểu nội dung bài đọc)

Đối với những từ ngữ đã được chú thích trong sách giáo khoa: giáoviên không nhất thiết phải yêu cầu học sinh trình bày tất cả các từ ngữ này mà

có thể sàng lọc, chọn một số từ ngữ khó để giải thích cho rõ Biện pháp thựchiện là tổ chức cho học sinh đọc thầm nội dung chú thích trong sách giáokhoa rồi trình bày lại

Việc giải nghĩa từ giúp học sinh hiểu nội dung câu, đoạn và cao hơnnữa là hiểu văn bản Giải nghĩa từ còn giúp học sinh làm giàu thêm vốn từ,bồi dưỡng tâm hồn, phát triển nhân cách Đó là cái đích của giáo dục Đối vớinhững từ ngữ khác trong bài khó hiểu, những từ “chìa khóa” mang ý nghĩa cơbản, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh giải thích bằng các biện pháp nhưsau:

Ngày đăng: 09/04/2015, 08:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học lớp 4, NXB Giáo dục, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học lớp 4
Nhà XB: NXB Giáo dục
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phương pháp dạy học các môn học ở lớp 4 tập 1, 2, NXB Giáo dục, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học các môn học ở lớp 4 tập 1, 2
Nhà XB: NXB Giáo dục
4. Phan Phương Dung - Dương Thị Hương - Lê Phương Nga - Đỗ Xuân Thảo, Giúp em học tốt Tiếng Việt 4 tập 1, 2, NXB Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giúp em học tốt Tiếng Việt 4 tập 1, 2
Nhà XB: NXB Hà Nội
5. Hồng Hạnh, Lê Hữu Tỉnh, Rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ cho học sinh, Nghiên cứu giáo dục 1994 - tr 20-22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ cho học sinh
6. Lê Phương Nga - Nguyễn Trí, Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiẻu học, NXB ĐHQG Hà Nội, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiẻu học
Nhà XB: NXB ĐHQG Hà Nội
7. Lê Phương Nga, Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt ở Tiểu học, NXB ĐHSP, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt ở Tiểu học
Nhà XB: NXB ĐHSP
8. Trần Thị Minh Phương - Hoàng Cao Cương - Phạm Thị Kim Oanh, Bài tập bổ trợ và nâng cao Tiếng Việt Tiểu học 4 quyển 1, 2, NXB ĐHSP, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài tập bổ trợ và nâng cao Tiếng Việt Tiểu học 4 quyển 1, 2
Nhà XB: NXB ĐHSP
9. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt 4, NXB Giáo dục, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt 4
Nhà XB: NXB Giáo dục
10. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), Bộ Sách giáo khoa, Sách giáo viên Tiếng Việt 1, 2, 3, 4, 5, NXB Giáo dục, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Sách giáo khoa, Sách giáo viên Tiếng Việt 1, 2, 3, 4, 5
Nhà XB: NXB Giáo dục
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học các môn học cấp tiểu học – năm 2011 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w