1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp rèn kỹ năng đọc hiểu văn bản cho học sinh THCS

27 608 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 232 KB

Nội dung

Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: - Giúp giáo viên hiểu rõ hơn về bản chất của hoạt động đọc- hiểu theo quan niệm đổi mới trong việc day-học môn Ngữ Văn.. - Đưa ra một số thao tác cơ bản để

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KRÔNG ANA

TRƯỜNG PTDTNT KRÔNG ANA

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN CHO HỌC SINH

THCS

HOÀNG MINH SƠN

Họ và tên: HOÀNG MINH SƠN

Trang 2

MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU 3

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : 3

2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: 4

3 Đối tượng nghiên cứu: 4

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu: 4

5 Phương pháp nghiên cứu: 5

PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI 5

I Cơ sở lý luận: 5

1 Dạy và học văn theo phương pháp truyền thống: 5

2 Đọc –hiểu văn bản và quan niệm đổi mới trong dạy và học văn: 7

II Thực trạng vấn đề: 9

1.Thuận lợi chung: 9

2 Khó khăn: 9

III Một số biện pháp đã thực hiện để rèn kỹ năng đọc-hiểu văn bản cho học sinh: 11

1.Biện pháp 1: Hướng dẫn học sinh cách đọc hiểu phần chú thích 11

2 Biện pháp 2: Xác định kiểu văn bản trước khi tiến hành tìm hiểu nội dung, nghệ thuật văn bản đó 12

3 Biện pháp 3 : Dựa vào tên gọi để xác định ý chính của nội dung văn bản 13

4 Biện pháp 4 : Dựa vào câu chủ đề để tìm hiểu đoạn văn 15

5 Biện pháp 5 : Tìm mối liên hệ giữa các đoạn văn để xác định nội dung của văn bản 18

IV Đánh giá hiệu quả, giá trị khoa học của đề tài 21

PHẦN III: KẾT LUẬN 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC – HIỂU

VĂN BẢN CHO HỌC SINH THCS

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

1.1 Đổi mới phương pháp dạy học là một nhiệm vụ trọng tâm trongtrường phổ thông hiện nay Môn Ngữ Văn là môn học công cụ, có vai trò rấtquan trọng trong việc hình thành phẩm chất, năng lực của người học nêncàng phải tích cực đổi mới về mọi mặt

1.2 Theo quan điểm đổi mới, việc dạy và học văn trước đây gọi làGiảng văn, nay được gọi là đọc-hiểu văn bản Thuật ngữ đọc-hiểu văn bảnđược chính thức dùng trong sách giáo khoa từ đợt thay sách năm 2002 Việcdùng thuật ngữ này cho thấy sự thay đổi về bản chất của việc dạy và học văn

ở trường phổ thông Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu một cách đầy đủ,thấu đáo về thuật ngữ này Từ đó dẫn đến việc thực hiện đọc-hiểu trong giờhọc văn bản vẫn còn nhiều bất cập

1.3 Bộ môn Ngữ Văn gồm 3 phân môn : Văn học, Tiếng Việt và TậpLàm Văn Với phân môn Văn học, người học muốn hiểu văn bản, muốnchiếm lĩnh tác phẩm thì việc đầu tiên là phải đọc Vì thế, đọc là hoạt động cơbản, là điều kiện tiên quyết mà người học phải thực hiện khi học văn bản

1.4 Đọc phải có phương pháp thì mới hiểu được văn bản chứ đọckhông đơn giản chỉ là một hoạt động cơ học thuần túy Muốn hiểu thì phảiđọc Đọc rồi phải hiểu Đọc mà không hiểu hoặc hiểu một cách hời hợt thìcoi như không đạt mục tiêu của việc học

1.5 Trên thực tế, vẫn còn nhiều giáo viên do chưa hiểu rõ bản chấtcủa hoạt động đọc-hiểu nên chưa chú trọng hướng dẫn học sinh những thaotác tư duy cần thiết dẫn đến nhiều học sinh kỹ năng đọc - hiểu còn yếu

Trang 4

Có thể nói hoạt động đọc- hiểu là hoạt động cơ bản nhất của việc họcvăn Nó có tính chất quyết định đối với chất lượng dạy và học Tuy nhiên,hiện nay việc dạy đọc - hiểu chưa đạt kết quả như mong muốn Vì những lý

do đó nên tôi chọn đề tài Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc - hiểu văn bản

cho học sinh THCS để nghiên cứu

2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:

- Giúp giáo viên hiểu rõ hơn về bản chất của hoạt động đọc- hiểu theo

quan niệm đổi mới trong việc day-học môn Ngữ Văn Từ đó có hướng đổimới trong giảng dạy

- Đưa ra một số thao tác cơ bản để có thể giúp giáo viên, học sinh thựchiện việc đọc- hiểu văn bản một cách khoa học

- Giáo viên phát hiện những tồn tại, yếu kém, sai sót trong việc học

văn bản của học sinh, hướng dẫn học sinh những kỹ năng cơ bản cần thiếtkhi đọc –hiểu văn bản, giúp học sinh có cách học khoa học hơn, hiểu vấn đề

rõ hơn, từng bước nâng cao chất lượng bộ môn

3 Đối tượng nghiên cứu:

- Hoạt động đọc-hiểu và những kỹ năng cơ bản để rèn luyện cho học

sinh THCS

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu:

4.1 Phân môn Văn học của bộ môn Ngữ Văn cấp THCS đưa ra 6 kiểuvăn bản để giảng dạy : văn bản tự sự, văn bản miêu tả, văn bản biểu cảm,văn bản nghị luận, văn bản thuyết minh và văn bản hành chính-công vụ Dođặc thù về kiểu văn bản và thể loại, đề tài này chủ yếu nghiên cứu trongphạm vi văn xuôi với các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, nghị luận và biểu cảm,

là những kiểu văn bản chiếm phần lớn số tiết trong chương trình, không đềcập đến các văn bản thơ hay hành chính-công vụ…

4.2 Đề tài này được rút ra từ thực tế giảng dạy trong nhiều năm ở cáckhối lớp, trong giờ học văn bản

Trang 5

5 Phương pháp nghiên cứu:

- Tìm hiểu, phân tích những quan điểm về vấn đề đọc- hiểu văn bản

trong dạy và học ngữ văn trong trường phổ thông

- Tìm hiểu, phân tích cấu tạo chương trình, chuẩn kiến thức kỹ năngphân môn văn học (đọc-hiểu văn bản) Ngữ văn THCS từ lớp 6 đến lớp 9

- Trao đổi với các đồng nghiệp giảng dạy ở các trường THCS khác đểthấy những thiếu sót có tính phổ biến trong việc đọc-hiểu văn bản của thầy

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC – HIỂU VĂN

BẢN CHO HỌC SINH THCS

I Cơ sở lý luận:

1 Dạy và học văn theo phương pháp truyền thống: Hoạt động dạy học

văn trong nhà trường phổ thông đã trải qua những lần đổi tên từ giảng vănqua phân tích tác phẩm văn học đến dạy học tác phẩm văn chương và hiệnnay là đọc hiểu văn vản Việc thay đổi tên gọi không đơn thuần chỉ là sựthay đổi về hình thức mà đằng sau mỗi tên gọi là cả một hệ thống quan niệmdạy học gắn liền với bản chất của nó

1.1 Tên gọi giảng văn : Trong dạy và học theo phương pháp truyềnthống, môn văn được gọi là giảng văn Sách giáo khoa môn Văn được gọi làTrích giảng Văn học Tên gọi này gắn liền với quan niệm dạy học truyềnthống Quan niệm dạy học cũ xem giáo viên là nhân tố trung tâm, hàng đầu

Trang 6

của dạy học Giáo viên giữ một vị trí độc tôn trong quá trình dạy học Tên gọinày cho thấy bản chất của hoạt động dạy học đó là truyền thụ tri thức, chứngminh chân lí của giáo viên thông qua việc giảng giải, cắt nghĩa tác phẩm vănchương của mình Học sinh chỉ việc ngồi nghe, ghi chép lại những gì mà thầygiảng “Các giờ giảng văn trên lớp giáo viên chủ yếu là thuyết trình, giảng giảicho học sinh nghe những điều thầy cô giáo hiểu và cảm nhận được về tácphẩm ấy, còn bản thân học sinh hiểu và cảm nhận như thế nào thì không cầnchú ý”

1.2 Tên gọi phân tích tác phẩm văn học: tên gọi này xuất khoảngnhững năm 1970, vẫn nằm trong quan niệm dạy học truyền thống Bản chấtcủa nó cũng không khác mấy so với giảng văn Hoạt động phân tích chủ yếucũng chỉ là một hình thức giảng văn của giáo viên mà thôi Thuật ngữ giảngvăn hay phân tích tác phẩm văn học đều xem ý nghĩa của tác phẩm là mộtcái gì cố định, có sẵn Nhiệm vụ của giáo viên là chỉ cần giảng giải, phântích ra mà thôi Vì vậy mà xét về mặt bản chất thì hai thuật ngữ này không

có gì khác biệt nhiều Giáo viên là người chủ động cung cấp kiến thức chohọc sinh còn học sinh là đối tượng thụ động tiếp thu kiến thức một chiều

1.3 Thuật ngữ dạy học tác phẩm văn chương - Đầu những năm 80 rađời thuật ngữ dạy học tác phẩm văn chương với những ý kiến đề xuất thaythế cho thuật ngữ “Giảng văn” vì giảng văn là mô hình dạy học đã tỏ ra lỗithời, quá lạc hậu so với thực tiễn Thuật ngữ này phản ánh sự cân bằng giữahoạt động dạy và học, sự tương tác giữa hoạt động của giáo viên và hoạtđộng của học sinh Giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy, học sinh là chủthể của hoạt động học Nhưng điểm bất cập của việc dạy học tác phẩm vănchương là chưa xác định được nhân tố trung tâm của hoạt động dạy học, nhất

là phương hướng dạy học hướng vào học sinh, lấy học sinh làm trung tâm.Thêm vào đó, như tên gọi của nó, thuật ngữ này đề ra yêu cầu chỉ tuyển chọnnhững tác phẩm có chất văn chương để giảng dạy Đây là quan niệm hẹp hòi

Trang 7

về văn ở trường phổ thông Tóm lại, tên gọi cũng như cách dạy này vẫn chưalàm thay đổi triệt để bản chất của hoạt động dạy và học văn.

2 Đọc –hiểu văn bản và quan niệm đổi mới trong dạy và học văn:

2.1 Những hạn chế của các tên gọi trên đã dẫn đến sự ra đời của thuậtngữ đọc hiểu để thay thế chúng Thuật ngữ đọc hiểu lần đầu tiên xuất hiện

trong cuốn Ngữ văn 6 (2002) Trước đây tương ứng với ba phân môn chúng

ta có ba bộ sách giáo khoa độc lập là Văn học, Làm văn và Tiếng Việt, nay hợp nhất lại trong cuốn Ngữ văn Theo đó tên gọi giảng văn, phân tích tác

phẩm văn học, dạy học tác phẩm văn chương được đổi thành dạy đọc hiểuvăn bản

- Sự thay đổi về mặt bản chất của hoạt động tìm hiểu văn bản của mônNgữ văn qua tên gọi đọc -hiểu được thể hiện qua nội hàm của khái niệm

“đọc” và “hiểu” trong quan niệm về dạy học hiện nay

2.2 Một số quan điểm về đọc- hiểu văn bản :

2.2.1.Đọc ở đây không phải chỉ là hoạt động biến các ký tự thành âmthanh ngôn ngữ, mà là một quá trình nhận thức Thông qua việc đọc, ngườiđọc sẽ phải giải mã các ngôn ngữ, hình ảnh nghệ thuật để tiếp nhận tác phẩm

ở nhiều góc độ khác nhau Từ đó hình thành một thái độ, tư tưởng, tình cảm,

Theo GS Trần Đình Sử thì “hiểu thực chất là tự hiểu, nghĩa là làm chonảy sinh, sinh thành trong ý thức của người học một tri thức mong muốn,nghĩa là làm cho thay đổi tính chất chủ quan của người học” Trong dạy đọchiểu văn bản học sinh phải tự mình hiểu lấy ý nghĩa của văn bản chứ giáo

Trang 8

viên không thể hiểu thay học sinh “Hiểu” là nhận ra những gì mình biết vànhững gì mình chưa biết để cấu trúc lại nhận thức của bản thân “Hiểu” gắnliền với giải thích, ứng dụng, mô hình hoá được đối tượng Học sinh sau khitìm hiểu ý nghĩa của một văn bản thuộc một thể loại nào đó thì phải biết vậndụng để đọc hiểu những văn bản cùng loại.

2.2.3 Đọc ở đây không bó hẹp trong đọc diễn cảm mà phải gắn liềnvới sự hiểu Với thuật ngữ đọc- hiểu, giờ giảng văn hay phân tích tác phẩmvăn học hay dạy học tác phẩm văn chương trước đây đã mang tính chất khác.Giờ học văn không còn là giờ thuyết giảng của giáo viên và không còn làgiờ học sinh chỉ cần ngồi nghe, ghi chép một cách thụ động mà là học sinhdưới sự hướng dẫn, dẫn dắt của giáo viên tự mình chiếm lĩnh tri thức, chiếmlĩnh văn bản Giờ dạy học văn là giờ giáo viên dạy học sinh đọc hiểu, họcsinh học cách đọc hiểu Học sinh phải tự mình đọc hiểu chứ giáo viên khôngđọc hộ hiểu thay học sinh như trước đây Theo giáo sư Trần Đình Sử “dạyhọc văn trong nhà trường chỉ có thể là thầy dạy đọc văn, trò học đọc văn chứkhông thể có gì khác Và môn học riêng về văn bản văn học trong nhàtrường chỉ có thể định danh là môn đọc văn”

Tóm lại, với những nội dung mới của “đọc” và “hiểu” trong dạy đọc hiểu hiện nay được trình bày ở trên thì tên gọi đọc hiểu đã cho thấy sự thayđổi về mặt bản chất của hoạt động dạy học văn so với những tên gọi trước

-đó Bản chất của dạy học văn không còn là sự truyền thụ tri thức một chiều

mà là sự tổ chức cho hoạt động của học sinh, dạy học sinh tìm ra chân lí,phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình chiếmlĩnh tri thức Dạy là dạy tự học và học là học tự học Do đó hiểu bản chất củamôn văn là môn dạy đọc văn vừa thể hiện cách hiểu thực sự bản chất của vănhọc, vừa hiểu đúng thực chất của việc dạy văn là dạy năng lực, phát triểnnăng lực chủ thể của học sinh

Với những quan niệm mới về “đọc” và “hiểu” như trên thì rõ ràng bảnchất của dạy đọc hiểu đã thay đổi về chất so với các hoạt động tìm hiểu văn

Trang 9

bản trước đây Mỗi bản thân học sinh phải tự mình đọc hiểu lấy văn bản dưới

sự hướng dẫn của giáo viên chứ giáo viên không còn cảm thụ thay, hiểu thay

cho học sinh như trước Dạy học đọc- hiểu văn bản là dạy cho học sinh

cách tự học, bao gồm cả hiểu và cảm thụ văn bản.

II Thực trạng vấn đề:

1.Thuận lợi chung:

- Phân phối chương trình Ngữ Văn THCS quy định số tiết ở các lớp

6,7,8 là 4 tiết /tuần, trong đó có 2 tiết học văn bản, 1 tiết Tiếng Việt và 1 tiếtTập Làm Văn Lớp 9 là 5 tiết /tuần, trong đó học văn bản 3 tiết, Tiếng Việt 1tiết và Tập Làm Văn 1 tiết Như vậy, số tiết học văn bản chiếm tỉ lệ cao sovới số tiết học Tiếng Việt và Tập Làm Văn

- Bên cạnh sách giáo khoa, Bộ Giáo dục còn cho phát hành nhiều tàiliệu tham khảo như sách giáo viên, sách bài tập Ngữ Văn và nhiều sách thamkhảo khác thuận lợi cho giáo viên và học sinh

- Hàng năm, giáo viên được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tậphuấn về các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực

- Mỗi người đưa ra một cách hiểu riêng, quan niệm riêng về đọc –hiểu.Bên cạnh đó vẫn không ít ý kiến trái chiều, không đồng tình với việc sử dụngthuật ngữ đọc hiểu Đây là một vấn đề đang cần được giải quyết một cáchthấu đáo cho tên gọi của một hoạt động quan trọng bậc nhất của môn Ngữvăn

Trang 10

- Chương trình, sách giáo khoa Ngữ Văn các lớp 6,7,8,9 vẫn còn nhiềuvăn bản không tiêu biểu, khô khan, thiếu chất văn chương nên dẫn đến việcđọc-hiểu không hấp dẫn được học sinh Hệ thống câu hỏi trong phần hướngdẫn đọc hiểu ở cuối mỗi văn bản vẫn chưa thực sự theo hướng kích thích,phát huy năng lực đọc hiểu ở học sinh.

- Đọc –hiểu văn bản là bước đột phá trong đổi mới dạy và học môn NgữVăn Việc đổi mới đòi hỏi sự nỗ lực của mỗi giáo viên Tuy nhiên không ítgiáo viên vẫn còn tư tưởng chủ quan cho rằng việc dùng thuật ngữ đọc hiểuvăn bản chỉ là hình thức, kiểu “bình mới rượu cũ” mà thôi; hoặc còn tưtưởng ngại đổi mới nên vẫn nghiêng về cách dạy truyền thống hoặc có đổimới nhưng là đổi mới nửa vời Do vậy, còn thiếu sự đầu tư cho việc nghiêncứu, tìm tòi, không quan tâm đến việc rèn kỹ năng đọc hiểu văn bản cho họcsinh

- Đổi mới phương pháp dạy học phải kèm theo việc đổi mới trong kiểmtra đánh giá học sinh Tuy nhiên việc kiểm tra miệng cũng như kiểm tra viếtnhiều lúc, nhiều nơi còn thiên về ra câu hỏi kiểm tra học sinh thuộc lòng, ghinhớ kiến thức một cách máy móc, thụ động… Trong các kì kiểm tra… nhiềukhi những người ra đề vẫn ra đề bài theo kiểu cũ (kiểm tra việc ghi nhớ,thuộc lòng…) thế là tạo ra tình huống trống đánh xuôi kèn thổi ngược trongmôn học, khiến cho việc đọc hiểu vẫn chưa được thực thi nhất quán trongnhà trường

III Một số biện pháp đã thực hiện để rèn kỹ năng đọc-hiểu văn bản cho học sinh:

Văn bản tồn tại ở nhiều dạng, có văn bản ngắn chỉ một câu như tục ngữ,thành ngữ Có văn bản chỉ là một đoạn văn ngắn, một trích đoạn một vàitrang Có văn bản dài vài chục trang hay hàng nghìn trang như một truyệnngắn, một cuốn tiểu thuyết… Nhưng dù là ngắn hay dài, muốn hiểu đượcvăn bản thì việc đầu tiên là phải đọc Giáo viên phải yêu cầu học sinh đọc

Trang 11

trước ở nhà Trong chương trình Ngữ Văn THCS, các văn bản nhìn chungkhông quá dài Bố cục, cách trình bày, lập luận không quá phức tạp Nênviệc học sinh tự đọc trước ở nhà, bước đầu nắm sơ lược nội dung văn bản làhoàn toàn có thể thực hiện được.

Nhưng để giúp cho học sinh hiểu một cách toàn diện các giá trị củavăn bản, giáo viên cần phải có sự hướng dẫn, giúp cho học sinh có các thaotác tư duy cần thiết, hình thành phương pháp chung Có thể thực hiện cácbiện pháp để rèn kỹ năng đọc-hiểu văn bản cho học sinh như sau:

1.Biện pháp 1: Hướng dẫn học sinh cách đọc hiểu phần chú thích :

- Mục tiêu: giúp học sinh xác định được các ý chính cần nắm trongkhâu tìm hiểu chung về tác giả, văn bản

- Nội dung của biện pháp: Cuối mỗi văn bản bao giờ cũng là phần chú thích Phần chú thích gồm hai ý: giới thiệu về tác giả, tác phẩm và giải nghĩa

từ khó của bài Tùy theo từng tác giả, tác phẩm mà sách giáo khoa giới thiệudài hay ngắn Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách hiểu chú thích mộtcách ngắn gọn nhất, ghi thật ngắn gọn những ý cơ bản về tác giả, tác phẩm

Về phần giới thiệu tác phẩm, chỉ hướng dẫn học sinh ghi chép về văn bảnđược tìm hiểu trong tiết học, còn tất cả các thông tin khác về các tác phẩm

chính (nếu có) thì tìm hiểu theo sách khoa Ví dụ: Khi dạy văn bản Những ngôi sao xa xôi của nhà văn Lê Minh Khuê (Ngữ Văn 9-tập 2), phần đọc

hiểu chú thích có thể hướng dẫn học sinh đọc hiểu và ghi như sau:

I Giới thiệu chung:

1 Tác giả:

- Lê Minh Khuê (1949) Quê: Thanh Hóa.

- Gia nhập TNXP đầu những năm 70 (Đây là điểm nổi bật của tiểu sử

tác giả lên quan đến các sáng tác)

- Chuyên viết truyện ngắn (Đây là nhận định về phong cách sáng tác).

Trang 12

2 Văn bản: Truyện viết về các cô gái TNXP trên tuyến đường Trường Sơn (1971).

Phần giải nghĩa từ yêu cầu học sinh tự tìm hiểu trong quá trình soạnbài ở nhà, vừa để đỡ mất thời gian trên lớp vừa để học sinh có thói quen tìmhiểu từ ngữ trong học văn Giáo viên có thể yêu cầu giải nghĩa từ trong quátrình tìm hiểu bài mới để kiểm tra mức độ chuẩn bị của học sinh

Giáo viên cần tránh việc cho học sinh ghi chép lại y nguyên phần giớithiệu tác giả, tác phầm trong sách giáo khoa vì làm như vậy vừa thừa (trongsách đã có) vừa dài dòng, khó nhớ, khó hiểu Mà cần chú ý tập cho học sinhthói quen tìm hiểu chú thích, biết cách tóm lược được những ý cơ bản nhất

về tác giả, văn bản Đó chính là một yêu cầu để hiểu văn bản ở phần tiếptheo trong giờ học

2 Biện pháp 2: Xác định kiểu văn bản trước khi tiến hành tìm hiểu nội dung, nghệ thuật văn bản đó :

- Mục tiêu: Nắm kiểu văn bản để có hướng tìm hiểu nội dung văn bản

một cách khoa học nhất, nhanh nhất, chính xác nhất

- Nội dung của biện pháp: Văn bản được chia thành nhiều kiểu vì mỗikiểu văn bản có một mục đích giao tiếp khác nhau, có phương thức biểu đạtkhác nhau Vì thế khi tìm hiểu nội dung một văn bản ta phải xác định kiểuvăn bản Ví dụ: Kiểu văn bản tự sự có phương thức biểu đạt chính là tự sựvới đặc trưng là cốt truyện (chuỗi sự việc) và nhân vật Khi tìm hiểu văn bảnThánh Gióng ( Ngữ Văn 6, tập 1) ta phải xác định đây là kiểu văn bản tự sự

để từ đó sẽ hướng dẫn học sinh tìm hiểu chuỗi sự việc và các hành động củacác nhân vật trong truyện Hoặc khi tìm hiểu truyện ngắn Chiếc lược ngà(Nguyễn Quang Sáng- Ngữ Văn 9 tập 1), phải hướng dẫn học sinh đọc hiểutruyện theo hướng tìm hiểu hành động của nhân vật bé Thu và nhân vật ôngSáu, vì các hành động này cũng chính là chuỗi sự việc tạo nên nội dung, ýnghĩa của truyện Hoặc như khi đọc hiểu văn bản Tinh thần yêu nước củanhân dân ta (Hồ Chí Minh- Ngữ Văn 7, tập 2) trước tiên phải giúp học sinh

Trang 13

xác định đây là kiểu văn bản nghị luận để tiếp đó chỉ ra các luận điểm củavăn bản nghị luận này Tương tự như vậy, khi dạy văn bản biểu cảm phải chỉ

ra và bám sát vào mạch cảm xúc của văn bản đó

Trên thực tế, nhiều khi giáo viên chưa thấy được tầm quan trọng củaviệc xác định kiểu văn bản dẫn đến việc đọc hiểu văn bản chưa khoa học,chưa tích hợp được với phân môn tập làm văn nên chưa có sự đổi mới trongphương pháp giảng dạy

3 Biện pháp 3 : Dựa vào tên gọi để xác định ý chính của nội dung văn bản

- Mục tiêu: Giúp học sinh phỏng đoán được nội dung văn bản một

cách nhanh và chính xác

- Nội dung của biện pháp:

+ Một văn bản bao giờ cũng chứa đựng một nội dung nhất định Têngọi của văn bản luôn luôn gắn liền với nội dung, phản ánh chủ đề - đề tài vănbản đó Vì thế giáo viên phải tập cho học sinh có thói quen tìm hiểu ý nghĩatên gọi văn bản Đây là thao tác đầu tiên, là bước tìm hiểu có tính khái quát,

sơ bộ, đại cương Nó định hướng cho các thao tác tiếp theo trong đọc-hiểu

Ví dụ : khi tìm hiểu văn bản Lão Hạc (Nam Cao- Ngữ văn 8, tập 1), sau khiđọc xong, giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu : truyện ngắn này viết về gì ?

Vì sao tác giả lại đặt tên truyện là Lão Hạc ? Học sinh dễ dàng trả lời đượccác ý này (truyện viết về lão Hạc, đặt tên truyện như vậy vì đó là nhân vậtchính của truyện) Tiếp đó sẽ triển khai sâu hơn về nội dung truyện : hoàncảnh gia đình lão Hạc như thế nào, cuộc sống của lão ? Lão có những điều gìđáng quý, đáng thương Hoặc khi dạy bài Tinh thần yêu nước của nhân dân

ta (Ngữ Văn 7, tập 2) cũng yêu cầu học sinh xác định : văn bản bàn luận vềvấn đề gì ? Khi dạy bài Mùa xuân của tôi, hỏi : văn bản biểu cảm về điều

gì ? … v…v…

Qua hoạt động này, giáo viên chỉ ra cho học sinh : chỉ cần dựa vào đầu

đề của văn bản, ta có thể biết văn bản nói về điều gì Đây là bước định

Ngày đăng: 15/06/2017, 21:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w