1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4

25 403 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 43,39 KB
File đính kèm SKKN Rèn đọc diễn cảm cho HS lớp 4.rar (41 KB)

Nội dung

sáng kiến kinh nghiệm nghiên cứu các giải pháp có hiệu quả để nâng cao chất lượng rèn đọc diễn cảm cho học sinh khối lớp 4. Bài viết có sự đầu tư kĩ, văn phong rõ ràng, không sai lỗi chính tả, đảm bảo thể hiện đủ các nội dung giải pháp.

Trang 1

MỤC LỤC

A – PHẦN MỞ ĐẦU

B – NỘI DUNG

a Rèn kỹ năng đọc thầm

b Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc lưu loát và nắm được nội dung, ý nghĩacác bài đọc

c Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm

C – KẾT LUẬN

D – TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 2

A/ PHẦN MỞ ĐẦU

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Môn Tiếng Việt ở trường Phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lựchoạt động ngôn ngữ cho học sinh Năng lực hoạt động ngôn ngữ cho 4 dạng hoạtđộng tương ứng với chúng là 4 kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết Tập đọc là mộtphân môn của chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học Đây là một phân môn có vịtrí đặc biệt trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triểncho học sinh kĩ năng chuyển chữ viết thành ngôn ngữ, một kĩ năng quan trọnghàng đầu của học sinh ở bậc Tiểu học đầu tiên

Đối với học sinh kĩ năng đọc là yêu cầu cơ bản đầu tiên Nếu không biếtđọc các em sẽ không tham gia vào các hoạt động học các môn khác đạt kết quảđược Vì vậy, dạy Tập đọc có ý nghĩa rất quan trọng trong chương trình dạy họcTiểu học Yêu cầu kĩ năng đọc đặt ra cho học sinh lớp 4 cần đạt tới đó là:

- Đọc đúng tốc độ;

- Đọc lưu loát;

- Đọc thầm nhanh hiểu nội dung bài;

- Bước đầu biết đọc diễn cảm ở bài văn hay bài thơ nói chung, có cảmxúc, biết nhấn giọng ở những từ gợi cảm, gợi tả, biết đọc các lời tác giả, lời nhânvật

Có ba yêu cầu của việc luyện đọc thành tiếng trong giờ dạy Tập đọc(đọc đúng, đọc nhanh, đọc diễn cảm), đọc diễn cảm thể hiện rõ nhất kĩ năng đọccủa học sinh Khi đọc diễn cảm, các kĩ năng đọc đúng, đọc nhanh đã đồng thờiđược thể hiện Chính vì vậy đọc diễn cảm là phương tiện dạy học đồng thời làbiện pháp dạy học nhằm đạt được mục tiêu dạy tích hợp văn qua môn TiếngViệt

Trong khi đó ở trường Tiểu học, việc dạy đọc, bên cạnh những thànhcông, còn nhiều hạn chế: học sinh của chúng ta chưa đọc được như mong muốn.Kết quả đọc của các em chưa đáp ứng yêu cầu của việc hình thành kĩ năng đọc

Trang 3

đặc biệt là kĩ năng đọc diễn cảm Vì chưa thể hiện diễn cảm trong bài đọc nêntrong quá trình giao tiếp của các em cũng như chưa thể hiện được sự giao tiếplịch sự như nói lời chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị mỗihọc sinh đã có được kĩ năng đọc diễn cảm thì chắc chắn việc cảm thụ văn học dễdàng hơn và sâu sắc hơn Một số giáo viên cũng còn lúng túng khi dạy rèn kĩnăng đọc diễn cảm cho học sinh Cần đọc bài với giọng như thế nào, làm thế nào

để sửa chữa cách đọc cho học sinh diễn cảm hơn… đó là những trăn trở của mỗigiáo viên trong những giờ tập đọc

Xuất phát từ những thực trạng nói trên, tôi mạnh dạn đưa ra một số

biện pháp của mình trong việc “Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 qua phân môn Tập đọc” với hy vọng được đóng góp một chút kinh nghiệm

của bản thân

II MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Mục đích nghiên cứu

- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh

- Giúp học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm không chỉ trong phạm vi một vănbản của tiết tập đọc mà biết đọc diễn cảm bất kì một bài văn nào

- Biết vận dụng kiến thức, hiểu biết của mình trong giao tiếp hàng ngày đểnói hay, nói đúng, mạnh dạn, tự tin, bình tĩnh trước tập thể

- Thông qua việc rèn luyện đọc diễn cảm, giáo viên còn bồi dưỡng thêmnăng lực cảm thụ văn học cho học sinh

2 Phương pháp nghiên cứu

Ngoài việc học hỏi đồng nghiệp tôi còn sử dụng những phương pháp sau:

Trang 4

- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp để rènđọc diễn cảm qua phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4A (năm học 2013 -2014)

- Tài liệu: Sách giáo khoa Tiếng Việt, sách hướng dẫn giáo viên, sáchgiáo dục kỹ năng sống cho học sinh

IV CÁC GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU:

Nếu tất cả các lớp 4 trong Thành phố Bà Rịa có hoàn cảnh và thực trạnggiống như lớp 4A áp dụng những kinh nghiệm mà đề tài nêu lên thì chất lượnggiảng dạy môn Tập đọc ở lớp 4 sẽ được nâng lên rõ rệt

V CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:

1 Cơ sở lí luận:

Dạy Tập đọc có ý nghĩa rất to lớn ở Tiểu học Đọc là công cụ để học tậptất cả các môn học, đọc tạo ra hứng thú và động cơ học tập, đọc tạo điều kiện đểhọc sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời Và việc rèn cho họcsinh biết đọc diễn cảm các văn bản là điều rất quan trọng ở mỗi giờ dạy tập đọccho học sinh lớp 4 Học sinh biết cách đọc diễn cảm các văn bản sẽ góp phầngiúp các em biết cảm thụ văn học được tốt hơn Hơn thế nữa việc dạy học sinhbiết đọc diễn cảm giúp các em biết cách giao tiếp lịch sự hơn khi nói lời cảm ơn,lời xin lỗi, lời chào hỏi, lời nhờ, lời yêu cầu …

Với nhiệm vụ là một phân môn dành khá nhiều thời gian để thực hành Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh Nănglực đọc được tạo nên bốn kĩ năng bộ phận: đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức(đọc hiểu) và đọc diễn cảm

Ở mỗi dạng văn bản khác nhau cách thể hiện giọng đọc diễn cảm khácnhau Tuy nhiên dù ở dạng văn bản nào thì yêu cầu về kĩ năng đọc diễn cảmphải đảm bảo được các yêu cầu sau:

- Đọc ngắt, nghỉ đúng chỗ

- Đọc đúng kiểu câu,

Trang 5

- Đọc đúng tốc độ.

- Đọc đúng cường độ,

- Đọc đúng cao độ

Sau khi học sinh đã được luyện đọc đúng, đảm bảo tốc độ, đọc lưu loát

và được tìm hiểu nội dung bài học thì mới được luyện đọc diễn cảm Đó là mộtđiều thuận lợi để giáo viên dạy học sinh luyện đọc diễn cảm Bởi lẽ sau khi họcsinh đã hiểu được nội dung văn bản thì việc xác định giọng đọc sẽ dễ dàng hơn

Cần hiểu rằng “Đọc diễn cảm” không phải là đọc sao cho “điệu”, thiếu tựnhiên, dựa vào ý thích chủ quan của người đọc Đọc diễn cảm là sử dụng ngữđiệu để phô diễn cảm xúc của bài học Vì vậy phải hòa nhập với câu chuyện, bàivăn, bài thơ có cảm xúc mới tìm thấy ngữ điệu thích hợp

2 Cơ sở thực tiễn:

Từ năm học 2001 – 2002, Bộ GD & ĐT đã chính thức triển khai đại tràchương trình sách giáo khoa Tiểu học mới trên toàn quốc Bộ môn Tiếng Việtnói chung, phân môn Tập đọc lớp 4 nói riêng đã có nhiều thay đổi căn bản vềnội dung, chương trình sách giáo khoa và phương pháp dạy học Hình thức tiếtdạy Tập đọc đổi mới đã giúp cho tất cả học sinh đều được rèn luyện các kĩ năngđọc Các em được đọc cho bạn, nhóm nghe, được cùng nhau rèn luyện đọc vàcùng nhau thảo luận tìm hiểu bài

Vậy là về căn bản phương pháp dạy học Tập đọc đã đổi mới, đòi hỏi mỗigiáo viên Tiểu học phải tư duy sáng tạo, vận dụng linh hoạt các phương phápdạy học nhằm đáp ứng yêu cầu về đổi mới nội dung dạy học, phương pháp dạyhọc để học sinh được tích cực lĩnh hội và phát triển

Dạy Tập đọc đặc biệt là việc luyện kỹ năng đọc diễn cảm trong phân mônTập đọc cho học sinh lớp 4 là một công việc khó vì học sinh đọc diễn cảm mộtvăn bản là rất ít Hầu như các em mới chỉ đạt đến yêu cầu: đọc đúng tốc độ, phát

âm tương đối chính xác, hiểu được nội dung bài còn yêu cầu về kĩ năng đọc diễncảm là rất thấp Đây là một vấn đề bức xúc, nan giải với số đông giáo viên Tiểu

Trang 6

học hiện nay khi được phân công giảng dạy lớp 4 Nhiều người đã quan tâm tìmhướng đi, song lựa chọn giải pháp nào cho có hiệu quả nhất nhằm giúp học sinhtrước hết mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tiếp đó là rèn kĩ năng đọc diễn cảm chocác em trong các giờ luyện đọc khiến họ có nhiều băn khoăn trăn trở.

VI KẾ HOẠCH THỰC HIỆN:

+ Viết đề tài và báo cáo sơ bộ

+ Chỉnh sửa và hoàn thiện đề tài

B/ NỘI DUNG

I THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG MÂU THUẪN:

1 Về phía giáo viên:

Chương trình tiếng Việt Tiểu học mới hiện nay, nội dung các bài đọctrong sách giáo khoa tương đối phù hợp với nhận thức của học sinh, các bài đọcđược sắp xếp khá lôgic, chặt chẽ theo từng chủ điểm, đa dạng các thể loại và nộidung phong phú; hơn nữa, giáo viên đã nắm được Chuẩn cần đạt về kĩ năng đọc

và hiểu của học sinh Vì thế, trong quá trình dạy phân môn Tập đọc thì ngườigiáo viên đã hướng dẫn các em thực hiện khá nhịp nhàng giữa các hoạt động

Mặt khác giáo viên còn xem nhẹ vai trò của đọc diễn cảm trong phân mônTập đọc lớp 4 Chưa đổi mới phương pháp trong giảng dạy còn quá lệ thuộc vàosách vở Đa số các bài tập đọc lớp 4 tương đối dài mà thời gian một tiết học quá

ít nên hầu như giáo viên chỉ mới dừng lại ở luyện đọc đúng cho các em, bước

Trang 7

hướng dẫn các em đọc diễn cảm còn ít Chính vì thế, việc yêu cầu các em thamgia thể hiện đọc diễn cảm trước lớp chỉ thực hiện được ở một số học sinh khá,giỏi.

3 Về phía học sinh:

Kĩ năng đọc của học sinh giữa các lớp chưa đồng đều Đa số các em chỉmới đọc đúng, số học sinh biết đọc diễn cảm còn rất ít, số học sinh đọc chưa lưuloát và sai lỗi vẫn còn Nhiều em còn ngại đọc bài và chưa có ý thức tự rèn đọcdiễn cảm mà chỉ mới mang tính chất chiếu lệ, đối phó, chủ yếu dựa vào giáoviên và một số học sinh khá giỏi của lớp

II NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

1 Chuẩn bị của giáo viên :

Khi soạn giảng, chúng ta cần xác định được mục tiêu của nội dung bàidạy, xác định rõ thể loại văn bản để tìm ra giọng đọc phù hợp với văn bản đó.Luyện đọc mẫu ở nhà, có ý thức tự điều chỉnh mình đọc đúng hơn, hay hơn Kĩnăng đọc diễn cảm là mục đích cuối cùng của chúng ta muốn có ở học sinh saumỗi giờ học, vì vậy điều cần thiết đầu tiên là phải có kĩ năng đọc diễn cảm ởngười giáo viên

Ngoài ra, giáo viên cũng dự tính được lỗi học sinh mắc phải trong bài đểđưa ra cách chữa lỗi hay nhất Và trong giờ dạy tập đọc, chúng ta không bắt éphọc sinh phải đọc theo một phương ngữ nhất định khi mà phương ngữ các em cóđược khác với phương ngữ mà cô yêu cầu

2 Rèn kĩ năng trong giờ tập đọc:

a Rèn kỹ năng đọc thầm:

- Đọc thầm là hình thức đọc không thành tiếng, người đọc dùng mắt đểnhận biết văn bản và vận dụng năng lực tư duy để thông hiểu và tiếp nhận nộidung thông tin của văn bản

- Thường xuyên củng cố cho học sinh về cách đọc thầm, đọc hoàn toànbằng mắt, không mấp máy mắt, không phát ra tiếng Lúc đầu có thể di chuyển

Trang 8

mắt theo que trỏ hoặc ngón tay, và quan trọng hơn là mắt đọc nhưng đầu phảisuy nghĩ về những điều mình đang đọc.

- Cần kiểm soát quá trình đọc thầm của học sinh Quy định thời gian đưa

ra câu hỏi (đơn giản) yêu cầu học sinh trả lời về hình thức, về nội dung của bàiđọc

b Rèn kĩ năng đọc đúng, lưu loát và nắm được nội dung, ý nghĩa các bài đọc:

Muốn đọc diễn cảm một tác phẩm trước hết đòi hỏi các em cần phảibiết đọc đúng, lưu loát và nắm được nội dung, ý nghĩa của tác phẩm đó Vì khiđọc đúng, các em sẽ phát âm chính xác các từ ngữ, biết ngắt nghỉ giọng đúngchỗ trong từng câu, từng đoạn để giúp người nghe hiểu đúng nghĩa các từ ngữcũng như các câu văn của bài đọc Còn khi các em nắm được nội dung, ý nghĩabài đọc sẽ giúp các em biết nhấn giọng các từ ngữ biểu cảm và tự xác định đượcgiọng đọc phù hợp cho từng đoạn hay cả bài đọc đó

* Luyện đọc đúng:

- Trước khi tiến hành luyện đọc, chia văn bản thành các đoạn đọc Tôi căn

cứ vào trình độ đọc của học sinh trong lớp để chia văn bản thành các đoạn, saocho các đoạn không quá dài hoặc quá chênh lệch nhau về số chữ

- Dựa vào số đoạn, chỉ định trước số học sinh tham gia đọc nối tiếp ở mỗivòng đọc

+ Vòng 1: Qua những học sinh đọc nối tiếp, giáo viên nghe và phát hiệnnhững hạn chế về cách phát âm, ngắt nghỉ, ngữ điệu câu, từ đó có biện pháphướng dẫn đối với cá nhân hoặc nhắc nhở chung đối với cả lớp để học sinh đạtyêu cầu đọc đúng và rành mạch

+ Vòng 2: Học sinh đọc nối tiếp kết hợp nắm nghĩa của từ được chú giảitrong SGK, nó có tác dụng góp phần nâng cao kĩ năng đọc hiểu Nếu học sinhđọc sai giáo viên vẫn tiếp tục hướng dẫn, sửa chữa

Trang 9

+ Vòng 3: Học sinh đọc nối tiếp để giáo viên đánh giá sự tiến bộ, tiếp tụchướng dẫn hoặc nhắc nhở.Việc luyện đọc từng đoạn nối tiếp tạo điều kiện chonhiều học sinh được thực hành đọc Qua thực hành mà học sinh được giáo viênhướng dẫn, uốn nắn hay động viên, khích lệ để đạt được vững chắc kĩ năng đọc,chuẩn bị luyện tập kĩ năng mới: Đọc diễn cảm.

Với những học sinh phát âm chưa đúng, giáo viên cần sửa phát âm chohọc sinh Cụ thể:

Ví dụ: Khi dạy bài “Hoa học trò” (TV 4- tập 2 trang 43) học sinh phát

âm sai từ “nỗi niềm”, “lá me non”, “lúc nào”, “làm sao” thành các từ “lỗi liềm”,

“ná me lon”, “núc lào”, “nàm sao”… Đây là lỗi sai khi nói lẫn lộn phụ âm đầu l/

n do cách phát âm của địa phương Đối với những lỗi như thế này tôi gọi mộthoặc hai học sinh đọc chuẩn đọc lại hoặc tôi đọc lại từ đó và yêu cầu học sinhphát âm theo Nếu học sinh không sửa được tôi dùng cách trực quan mô tả âm vị

và hướng dẫn học sinh quan sát, tự kiểm tra Vì âm “n” là âm mũi khi phát âm

sờ tay vào mũi thấy rung Tôi yêu cầu học sinh đọc lại các từ “nỗi niềm”, “lá menon”, “lúc nào” một cách chính xác Ngược lại, khi bịt mũi học sinh không thểđọc được “nỗi niềm”

+ Trong bài “Đường đi Sa Pa” (TV 4- tập 2 trang 102) các em cần đọc

đúng các từ: chênh vênh, lướt thướt, Hmông, Tu Dí, Phù Lá, khoảnh khắc …

+ Với những truyện đọc nước ngoài giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh

cách đọc các danh từ riêng, như trong bài “Dù sao trái đất vẫn quay” (TV4 tập2): Cô-péc-ních, Ga- li- lê …

Trang 10

- Đọc đồng thanh (theo nhóm hoặc tổ, lớp) khi cần Ví dụ: Đọc đồngthanh để khắc sâu ấn tượng về nhịp điệu của đoạn văn, bài thơ; giúp học sinh dễdàng ghi nhớ đoạn, bài cần thuộc lòng, thay đổi hoạt động, tạo không khí hàohứng cho lớp học.

- Đọc theo phân vai (nhiều học sinh hợp tác đọc theo lời nhân vật mìnhđóng vai, tham gia các trò chơi luyện đọc)

* Khai thác giọng đọc của học sinh thông qua việc tìm hiểu nội dung bài:

Nắm được nội dung chính của bài sẽ giúp các em xác định giọng đọcchung của đoạn, của bài

- Giáo viên nêu câu hỏi để định hướng cho học sinh đọc thầm (đoạn, bài)

và trả lời đúng nội dung Có thể kết hợp cho học sinh đọc thành tiếng, nhữnghọc sinh khác đọc thầm thảo luận vấn đề do giáo viên đưa ra

- Với trình độ học sinh trong lớp, tôi chia câu hỏi thành các ý nhỏ để họcsinh dễ thực hiện hoặc bổ sung câu hỏi phụ có tác dụng dẫn dắt học sinh trả lờicâu hỏi

Ví dụ: Câu hỏi 1 trong bài "Tre Việt Nam" (TV4- Tập 1 trang 41) tôi

- Muốn đọc diễn cảm một văn bản, phải lựa chọn được giọng điệu, ngữđiệu phù hợp với tình huống miêu tả, thể hiện được tình cảm, thái độ, đặc điểmcủa nhân vật hay tình cảm, thái độ của tác giả đối với nhân vật và nội dung, ýnghĩa bài đọc Ví dụ: Đoạn vừa rồi đọc với giọng như thế nào? Để nêu đặc điểmcủa nhân vật, em cần chú ý nhấn giọng ở những từ ngữ nào?

Trang 11

Hoặc: Qua nội dung bài, em hãy xác định giọng đọc chung của toàn bài?Học sinh thảo luận và trả lời - sau đó giáo viên rút ra kết luận chung

- Muốn tìm hiểu được ngữ điệu đọc phải bắt đầu từ hiểu và cảm thụ nộidung bài Có có thụ sâu sắc nội dung bài mới chuyền được ngữ điệu, cảm xúccủa tác phẩm đến người nghe

- Trong các bài thơ bài văn miêu tả trữ tình tôi giúp học sinh tìm ra các từ

“chìa khoá” những từ tạo nên giá trị nghệ thuật của bài Những từ có tín hiệunghệ thuật thường là những từ giàu màu sắc biểu cảm như các từ láy, những từ

đa nghĩa, những từ mang nghĩa bóng có sự chuyển nghĩa văn chương

Ví dụ: Bài “Con chuồn chuồn nước” (Tiếng việt 4- Tập 2 trang 127)

+ Khi giải nghĩa từ phân vân giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu với từ đó + Với từ thung thăng phải đặt từ đó vào câu để giải thích (Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng

đang gặm cỏ ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi)

- Việc phát hiện ra các biện pháp nghệ thuật là một trong những phầnquan trọng trong việc cảm thụ bài văn Vì vậy, ngay từ đầu giáo viên cần bổsung cho các em hiểu biết thêm về các biện pháp tu từ như: biện pháp so sánh ,nhân hoá và dấu hiệu nhận biết, tác dụng của các biện pháp đó

Ví dụ: Khi dạy bài “Hoa học trò” (Tiếng Việt 4 - tập 2, trang 43)

Ở bước tìm hiểu bài, tôi đặt các câu hỏi:

+ Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt? (câu hỏi 2 SGK)

+ Màu hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian? (câu hỏi 3 SGK) Sau đó, tôi mới đặt câu hỏi: Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là “hoahọc trò” (câu hỏi 1 SGK) Tiếp đó, nêu thêm một số câu hỏi dành cho HS khá,giỏi giúp các em tìm hiểu về giá trị nghệ thuật có trong đoạn đầu để thấy hết vẻđẹp đặc biệt của hoa phượng

Trang 12

+ Đoạn đầu, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả

vẻ đẹp của hoa phượng? (so sánh, điệp ngữ)

+ Hãy nêu những hình ảnh so sánh (So sánh là những tán hoa lớn xoè ra

như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau)

+ Tác giả sử dụng điệp ngữ nào? (Điệp ngữ: không phải, cả một loạt, cả

một vùng, cả một góc trời đỏ rực)

+ Những biện pháp đó có tác dụng gì? (giúp người đọc hình dung và nhấn

mạnh rõ hơn vẻ đẹp của cả chùm hoa phượng, cả cây phượng)

+ Để nhấn mạnh được vẻ đẹp ấy, đoạn này, ta cần đọc như thế nào?

(giọng nhẹ nhàng, nhấn giọng những từ được dùng một cách ấn tượng để tả vẻ

đẹp của hoa phượng: không phải, cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực, muôn ngàn con bướm thắm)

Tóm lại: Tìm được cái gì đó làm mình cảm xúc, tức là các em đã cảm thụđược bài văn

Kết luận : Việc hiểu, đặc biệt là cảm thụ được bài văn là việc làm hết sức

quan trọng Tuy nhiên, giáo viên cũng cần chú ý ở bậc Tiểu học việc giảng giúpcác em hiểu và cảm thụ bài văn nhằm mục đích lớn nhất là để các em đọc diễncảm được tốt hơn do đó không nên biến một giờ lên lớp thành một giờ giảngvăn

c Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm

Đọc diễn cảm (còn gọi là đọc hay) là một hình thức bộc lộ cảm thụ vănbản

Luyện đọc diễn cảm cho học sinh tức là hướng dẫn cho các em khi đọcbiết cách thể hiện ngữ điệu, trường độ, cao độ qua giọng đọc của mình

Thông thường, ở lớp 4, bước đọc diễn cảm được thực hiện sau bước tìmhiểu bài và không đòi hỏi học sinh phải thực hiện đọc cả bài mà chỉ yêu cầu đọcdiễn cảm 1- 2 đoạn trong bài đọc Vì thế, sau khi các em tìm hiểu bài xong, tôi

đã tiến hành luyện đọc diễn cảm cho các em theo quy trình :

Ngày đăng: 11/02/2019, 00:03

w