- Trong bối cảnh quốc tế hóa và các vụ việc có yếu tố nước ngoài thì việc thi hành các quyết định Trọng tài dễ dàng hơn thi hành án vì Công ước New york
2. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HÌNH THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƢƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI VỤ VIỆC.
1.2.2. Thành lập và hoạt động của Trọng tài vụ việc 1 Thành lập Hội đồng Trọng tài vụ việc.
1.2.2.1. Thành lập Hội đồng Trọng tài vụ việc.
Để giải quyết tranh chấp, các bên cần chọn Trọng tài viên để thành lập Hội đồng trọng tài. Số lượng Trọng tài viên của Hội đồng Trọng tài do các bên thỏa thuận. Tuy nhiên các bản quy tắc Trọng tài thường quy định một số phương án nhất định để các bên lựa chọn: 1,3 hoặc 5 Trọng tài viên. Ngoài ra các bản quy tắc Trọng tài cũng thường quy định số lượng Trọng tài viên của Hội đồng Trọng tài trong trường hợp các bên không có thỏa thuận. Ví dụ, điều 5 Bản quy tắc Trọng tài UNCITRAL quy định: “Nếu trước đó các bên không thống nhất được số lượng các Trọng tài viên (một hay ba) và nếu trong vòng 15 ngày sau khi bên bị đơn nhận được thông báo Trọng tài mà các bên vẫn không thỏa thuận được rằng chỉ có một Trọng tài viên thì sẽ phải chỉ định ba Trọng tài viên”. Theo Luật Trọng tài thương mại, Điều 39: “Thành phần của Hội đồng Trọng tài có thể bao gồm một hoặc nhiều Trọng tài viên theo sự thỏa thuận của các bên. Trường hợp các bên không có thoả thuận về số lượng Trọng tài viên thì Hội đồng Trọng tài bao gồm ba Trọng tài viên”. Hội đồng Trọng tài được thành lập theo nguyên tắc: nguyên đơn chỉ định 01 Trọng tài viên, bị đơn chỉ định 01 Trọng tài viên và hai Trọng tài viên này sẽ thỏa thuận với nhau để bầu một Trọng tài viên thứ ba làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài.
32
Việc lựa chọn và chỉ định Trọng tài viên này trong Trọng tài vụ việc có những đặc điểm khác biệt với Trọng tài quy chế. Đó là các bên tranh chấp được lựa chọn bất kỳ người nào đáp ứng các yêu cầu để trở thành Trọng tài viên theo quy định của pháp luật, cụ thể là:
- “ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật dân sự;
- Có trình độ đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở lên;
- Trong trường hợp đặc biệt, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, tuy không đáp ứng được yêu cầu nêu tại điểm b khoản này, cũng có thể được chọn làm Trọng tài viên” (Điều 20 Luật Trọng tài thương mại)
Ngoài ra Trọng tài viên không phải là các đối tượng bị cấm làm Trọng tài viên quy định tại Khoản 2 Điều 20 Luật Trọng tài thương mại:
a) “Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên, công chức thuộc Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án;
b) Người đang là bị can, bị cáo, người đang chấp hành án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích”.
Hiện nay trên thế giới, nhiều nước - nhất là các nước phát triển - không quy định về tiêu chuẩn Trọng tài viên, nhưng một số nước khác lại quy định cụ thể, như Trung Quốc, Việt Nam... Điều 13 Luật Trọng tài Trung Quốc, Trọng tài viên phải đáp ứng một trong những tiêu chuẩn sau đây:
- Có ít nhất 8 năm hoạt động trong lĩnh vực trọng tài;
- Có ít nhất 8 năm là luật sư;
- Đã hoạt động như thẩm phán ít nhất trong 8 năm
- Là những chuyên gia ngiên cứu hoặc giảng dạy pháp lý;
- Có kiến thức về pháp lý và tham gia tiến hành công việc chuyên môn về kinh tế, thương mại, có chức vụ và danh hiệu chuyên viên hoặc đáp ứng những tiêu chuẩn nghề nghiệp tương đương.[31].
33
Lý giải cho việc đưa ra các yêu cầu về tiêu chuẩn của Trọng tài viên, các nhà làm luật cho rằng, cũng giống như các thẩm phán, các Trọng tài viên là người “ cầm cân nảy mực” trong việc xét xử và đưa ra các phán quyết có giá trị thi hành và ràng buộc về mặt pháp lý. Trong khi các thẩm phán phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn khắt khe thì các Trọng tài viên cũng phải có tiêu chuẩn nhất định, nếu không sẽ ảnh hưởng đến chất lượng xét xử của Trọng tài. Bên cạnh đó cơ chế giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài cũng rất linh hoạt, trong khi các bên không được lựa chọn thẩm phán để giải quyết tranh chấp tại Tòa án thì các bên lại được tự do lựa chọn Trọng tài viên để giải quyết tranh chấp tại Trọng tài. Như vậy nếu không đưa ra tiêu chuẩn thì rất khó kiểm soát trình độ và năng lực của Trọng tài viên trong việc giải quyết vụ tranh chấp.
Tuy nhiên, những người theo quan điểm mở lại cho rằng chỉ nên nhấn mạnh tiêu chí độc lập, vô tư, khách quan của Trọng tài viên. Còn tiêu chuẩn Trọng tài viên nên để chính các bên hoặc các hiệp hội chuyên môn hoặc tổ chức Trọng tài quyết định. Trong thực tiễn có rất nhiều chuyên gia am hiểu sâu về lĩnh vực chuyên ngành, có uy tín trong giới chuyên môn nhưng họ lại không được chủ yếu đào tạo qua bất kỳ trường lớp nào, kinh nghiệm và uy tín mà họ có được từ chính trong thực tiễn. Vậy họ có phải là người thích hợp để các bên tranh chấp lựa chọn làm người phân xử tranh chấp phát sinh từ lĩnh vực mà họ am hiểu hay không? Chính vì lý do này, một số mẫu hợp đồng quốc tế, đặc biệt là những hợp đồng được sử dụng trong vận tải và mua bán hàng hóa thường xác định tiêu chuẩn Trọng tài viên khi được chọn trong trường hợp phát sinh tranh chấp.
Ví dụ: Quy tắc Trọng tài GAFTA, điều 3:2 quy định “Chỉ những người đã tham
gia vào lĩnh vực thương mại mới có thể được chọn làm Trọng tài viên”. Ngoài ra, tại một số nước việc lựa chọn Trọng tài viên cũng phải tuân theo một số giới hạn, chẳng hạn như: Luật pháp Tây Ban Nha quy định khi tranh chấp có liên quan đến bản chất pháp lý thì người được chỉ định lảm Trọng tài viên bắt buộc phải là luật sư”.
Tại ICC, đối với Hội đồng Trọng tài có một Trọng tài viên duy nhất thì người được chỉ định thường là luật sư. Đối với Hội đồng Trọng tài có ba Trọng tài viên thì Chủ tịch Hội đồng Trọng tài cũng thường là luật sư hoặc phải là người có đủ tiêu chuẩn
34
chuyên môn của một Trọng tài viên đã từng nghiên cứu về lĩnh vực giải quyết tại trọng tài. Bởi vì trong thực tế, có nhiều vụ tranh chấp tuy có nội dung đơn giản nhưng thường nảy sinh những vấn đề phức tạp về thủ tục tố tụng, xung đột pháp luật. Vì vậy chỉ có luật sư là người phù hợp nhất để giải quyết những vấn đề này chứ không phải là các chuyên gia trong lĩnh vực khác. Điều này được nhấn mạnh trong ấn phẩm số 301 của ICC “ Bởi vì bản chất pháp lý của Trọng tài quốc tế, hầu hết các Trọng tài viên của ICC là luật sư hoặc giáo sư của các trường đại học”.
Tóm lại, tùy theo pháp luật của mỗi nước và quy chế của mỗi tổ chức trọng tài, tiêu chuẩn Trọng tài viên được quy định dưới nhiều hình thức khác nhau, một số nước thì quy định trong Luật trọng tài, một số nước lại không quy định tiêu chuẩn Trọng tài viên mà để cho các hiệp hội ngành nghề, các tổ chức Trọng tài tự xác định tiêu chuẩn Trọng tài viên.
So với Pháp lệnh TTTM 2003, Luật TTTM 2010 đã có thay đổi đáng kể về việc quy định tiêu chuẩn của Trọng tài viên. Pháp lệnh quy định chặt chẽ hơn về điều kiện, tiêu chuẩn để trở thành Trọng tài viên, mà một trong những điểm hạn chế lớn là không cho phép người nước ngoài được làm Trọng tài viên tại các Trung tâm TTTM của Việt Nam. Theo GS.TSKH Đào Trí úc “qui định đó đã hạn chế quyền tự do lựa chọn các bên tranh chấp, đồng thời hạn chế sự tiếp cận của Trọng tài Việt Nam đối với kinh nghiệm và thực tế giải quyết tranh chấp của Trọng tài nước ngoài”. Trong thời kỳ hội nhập, Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại ngoài toà án phổ biến nhất, đặc biệt là đối với các giao dịch kinh doanh quốc tế. Nhưng hiện nay, các trung tâm TTTM ở nước ta không có Trọng tài viên nào là người nước ngoài, trong khi thẩm quyền của Trọng tài không chỉ giải quyết tranh chấp thương mại trong nước mà còn giải quyết cả những tranh chấp thương mại quốc tế. Đó là một trong những nguyên nhân khiến các bên tranh chấp mang quốc tịch nước ngoài ít khi lựa chọn các trung tâm TTTM Việt Nam giải quyết tranh chấp giữa họ với đối tác Việt Nam vì sợ sự thiên vị, thiếu khách quan. Báo cáo của VIAC cho thấy, năm 2005, 15/18 vụ giải quyết tại trung tâm có nguyên đơn là doanh nghiệp Việt Nam.
35
Tuy nhiên, Luật TTTM, các qui định về tiêu chuẩn và điều kiện của Trọng tài viên cũng đã được nới lỏng (như đã trích dẫn ở trên). Với qui định “không phân biệt quốc tịch”, Luật TTTM đã mở rộng điều kiện cho tất cả các cá nhân có đủ điều kiện tham gia hoạt động TTTM tại Việt Nam. Qui định là một tiến bộ đáng kể, góp phần vào sự phát triển hoạt động TTTM cả về chất và lượng. Trong hoạt động trọng tài, sự vô tư, khách quan là tiêu chí hàng đầu của Trọng tài viên chứ không phải yếu tố quốc tịch. Hơn nữa, GS.TSKH Đào Trí úc nhận định, Trọng tài viên Việt Nam chủ yếu là các chuyên gia pháp lý, ít các nhà kinh tế có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm quản lý sản xuất kinh doanh giỏi nên đội ngũ Trọng tài viên nước ta gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết những tranh chấp chuyên ngành cần đến kinh nghiệm thực tiễn kinh doanh. Vì thế, việc mời chuyên gia nước ngoài làm Trọng tài viên không chỉ đảm bảo quyền định đoạt của các bên tranh chấp mà còn tăng tính cạnh tranh cho hoạt động trọng tài, giúp các Trọng tài viên Việt Nam nâng cao trình độ trong quá trình hội nhập, thúc đẩy sự phát triển và tăng tính hấp dẫn của Trọng tài Việt Nam.
Ngoài quyền lựa chọn Trọng tài viên các bên tranh chấp trong Trọng tài vụ việc còn được quyền yêu cầu thay đổi Trọng tài viên trong các trường hợp sau:
- “ Trọng tài viên là người thân thích hoặc là người đại diện của một bên;
- Trọng tài viên có lợi ích liên quan trong vụ tranh chấp;
- Có căn cứ rõ ràng cho thấy Trọng tài viên không vô tư, khách quan;
- Đã là hòa giải viên, người đại diện, luật sư của bất cứ bên nào trước khi đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại trọng tài, trừ trường hợp được các bên chấp thuận bằng văn bản. (Điều 42 Luật Trọng tài thương mại) ”
Việc thay đổi Trọng tài viên nhằm đảm bảo cho việc xét xử được khách quan, vô tư và công bằng. Bởi vì quyết định của Trọng tài là chung thẩm, do vậy những quy định pháp luật về tố tụng Trọng tài phải được quy định sao cho đảm bảo đảm bảo để quyết định Trọng tài được thông qua có được sự công bằng và chuẩn xác. Để đảm bảo được việc đó, trước hết các Trọng tài viên phải vô tư, khách quan. Trong thực tế có các yếu tố ảnh hưởng đến tính vô tư, khách quan của Trọng tài viên như: quan hệ thân thuộc giữa Trọng tài viên với các bên tranh chấp, lợi ích của Trọng tài viên trong vụ tranh
36
chấp... Để tránh những trường hợp không vô tư khách quan của Trọng tài viên ảnh hưởng đến quyết định của trọng tài, pháp luật cần quy định rõ các trường hợp thay đổi Trọng tài viên bị coi là không vô tư, khách quan và trình tự thủ tục thay đổi đó. Nếu có sự vi phạm các quy định pháp luật về vấn đề này thì quyết định Trọng tài sau đó có thể không được công nhận và thi hành.
Việc thay đổi Trọng tài viên sẽ do các thành viên còn lại của Hội đồng Trọng tài quyết định. Nếu Hội đồng Trọng tài không quyết định được hoặc nếu các Trọng tài viên hay Trọng tài viên duy nhất từ chối giải quyết tranh chấp, thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của một hoặc các Trọng tài viên nói trên, của một hoặc các bên tranh chấp, Chánh án Toà án có thẩm quyền phân công một Thẩm phán quyết định về việc thay đổi Trọng tài viên.
Sự tham gia của Tòa án vào việc chỉ định, thay đổi Trọng tài viên là một trong các biện pháp hỗ trợ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với Trọng tài vụ việc. Sự hỗ trợ này là cần thiết và không thể thiếu được để cho Hội đồng Trọng tài vụ việc được thành lập, trong trường hợp một trong các bên không có thiện chí hợp tác giải quyết vụ tranh chấp hoặc cố ý kéo dài thời gian giải quyết (Vần đề này sẽ được phân tích kỹ hơn ở mục sau). Trước kia Pháp lệnh TTTM 2003 chỉ quy định thẩm quyền này duy nhất thuộc về Tòa án, nay Luật TTTM 2010 đã mở rộng thẩm quyền này theo hướng bên cạnh thẩm quyền của Tòa án, còn cho phép các bên có quyền yêu cầu một Trung tâm Trọng tài chỉ định Trọng tài viên cho mình - trong trường hợp chọn Trọng tài viên duy nhất. Quy định này của Luật TTTM 2010 là phù hợp với thực tiễn của hoạt động Trọng tài vụ việc, bởi các bên tranh chấp nhiều khi rất muốn được “nhờ” một trung tâm Trọng tài uy tín “tìm” cho mình một Trọng tài viên thích hợp để giải quyết vụ việc. Và xét về tính chuyên môn thì việc chỉ định này của Trung tâm Trọng tài có vẻ thích hợp hơn so với Tòa án.
Thành lập Hội đồng Trọng tài vụ việc là một công đoạn có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tố tụng của Trọng tài vụ việc. Đây là giai đoạn yêu cầu sự thiện chí, hợp tác của các bên ở mức độ cao nhất, vì Hội đồng Trọng tài chưa được thành lập và cũng không có cơ quan, tổ chức hay quy tắc tố tụng nào có tính chất bắt buộc áp dụng với
37
các bên tranh chấp. Do vậy việc có giải quyết tranh chấp hay không hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của các bên. Tự nguyện thành lập cơ quan tài phán cho mình khi tranh chấp xảy ra không phải là một việc làm dễ dàng, nhất là đối với bên có nghĩa vụ. Tuy có sự hỗ trợ của Tòa án nhưng cũng có nhiều trường hợp Hội đồng Trọng tài không thể thành lập được bởi thiếu sự hợp tác và thiện chí của các bên tranh chấp. Hoạt động kinh doanh thương mại với bản chất là sự tiếp xúc, cọ xát, và giao thoa giữa các lĩnh vực, tập quán khác nhau của mỗi vùng địa lý và sự liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của các chủ thể kinh doanh với nhau. Do vậy mâu thuẫn, xung đột tranh chấp giữa các bên có quan hệ hợp tác với nhau là không thể tránh khỏi và tất yếu dẫn đến việc phải tháo gỡ, giải quyết các mâu thuẫn ấy để sau đó có thể tiếp tục hợp tác với nhau. Đó là quy luật của kinh tế thị trường cũng là quy luật phát triển của sự vật hiện tượng trong nguyên lý của triết học: mâu thuẫn - giải quyết mâu thuẫn - sự vật hiện tượng phát triển đi lên. Trọng tài vụ việc với đặc tính “Trọng tài do các bên tự tiến hành” chỉ có thể tiến hành được nếu các bên am hiểu về đặc tính của nền kinh tế thị trường và có ý thức cao trong hoạt động kinh doanh thương mại, coi giải tranh chấp và giải quyết tranh chấp là một hoạt động gắn liền với hoạt động kinh doanh. Vì vậy nếu tranh chấp xảy ra họ sẽ chủ động sẵn sàng và tích cực tìm các biện pháp để giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng, gọn nhẹ mà vẫn đảm bảo quyền lợi ích của các bên.
Hội đồng Trọng tài vụ việc có thể được tổ chức với hình thức có 03 Trọng tài