- Về hiệu lực pháp lý của quyết định trọng tà
3.1. Phƣơng hƣớng nâng cao hiệu quả hoạt động của Trọng tài vụ việc.
- Là một trong những hình thức giải quyết tranh chấp trong nền kinh tế thị trường, Trọng tài vụ việc phải đáp ứng được thực tiễn hoạt động kinh doanh và thực tiễn giải quyết tranh chấp hiện nay của nước ta, đồng thời dự báo được trong thời gian tới.
Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, hiện cả nước có hơn 300.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ, có vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống kinh tế của đất nước. Theo đó, số vụ việc tranh chấp trong tương lai sẽ ngày càng nhiều hơn, nhu cầu giải quyết các tranh chấp linh hoạt, nhanh chóng được đặt ra ngày càng bức xúc hơn so với tình hình hiện nay. Thực tiễn giải quyết tranh chấp trên thế giới cho thấy, Trọng tài ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp trong thương mại. ở Việt Nam, giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài góp phần làm giảm tải hoạt động xét xử của Tòa án. Tuy nhiên số vụ tranh chấp giải quyết tại Trọng tài chưa nhiều: VIAC - tổ chức Trọng tài giải quyết tranh chấp thương mại nhiều nhất ở nước ta - trong năm 2007 cũng chỉ tiếp nhận 30 vụ và 58 vụ năm 2008, trong khi đó mỗi thẩm phán ở Tòa kinh tế Hà Nội phải xử trên 30 vụ mỗi năm.[34]. Do vậy việc phát triển các hình thức giải quyết tranh chấp lựa chọn khác ngoài Tòa án là tất yếu. Vì vậy việc xây dựng Trọng tài thành một cơ quan tài phán thứ hai - sau Tòa án - có chức năng giải quyết tranh chấp thương mại trong thời kỳ này là hết sức cần thiết và tiêu chí quan trọng nhất là phải đảm được yêu cầu của thực tiễn kinh doanh của đất nước trong hiện tại và tương lai.
88
Trong thời điểm hiện tại Trọng tài vụ việc chưa phát huy được tác dụng, cho nên cùng với quá trình phát triển Trọng tài nói chung, cần chú trọng phát triển Trọng tài vụ việc với tính chất là một loại hình dịch vụ đặc biệt - dành riêng cho các doanh nhân trong việc giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình hoạt động của họ.
- Sự phát triển của Trọng tài vụ việc phải đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế: nền kinh tế nước ta đang từng bước hòa nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới mà biểu hiện quan trọng nhất là việc gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO. Các quan hệ thương mại được xác lập ngày càng phong phú, đa dạng với nhiều nước trên thế giới, với nhiều nền kinh tế khác nhau. Do vậy cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại cũng phải được điều chỉnh tương thích với hoạt động thương mại. Trọng tài vụ việc vốn là một phương thức thường được ưa chuộng để giải quyết mà một bên chủ thể liên quan đến quốc gia. Vì vậy ngoài việc đáp ứng được yêu cầu trong nước nó còn phải tương thích với pháp luật quốc tế.
Để thực hiện được các mục tiêu trên thì sự bảo đảm, hỗ trợ, khuyến khích phát triển của nhà nước, cũng như của các cơ quan liên quan khác đối với Trọng tài vụ việc là rất quan trọng. Bởi đối với một cơ chế tài phán được quy định để giải quyết tranh chấp kinh tế trong nước và quốc tế, mang tính chất phi chính phủ, lại không xác lập dưới một tổ chức nhất định và không xuất phát từ truyền thống pháp lý của dân tộc thì rất khó khăn để phát triển nếu không có sự hậu thuẫn vững chắc từ phía Nhà nước.