So sánh hình thức giải quyết bằng Trọng tài với các hình thức giải quyết khác nhƣ: Thƣơng lƣợng, Hòa giải, Tòa án.

Một phần của tài liệu Trọng tài vụ việc theo pháp luật trọng tài thương mại Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 26)

khác nhƣ: Thƣơng lƣợng, Hòa giải, Tòa án.

Người ta sử dụng Trọng tài thay vì Tòa án hay phương thức giải quyết tranh chấp khác vì những ưu điểm và lợi ích vượt trội của nó. Trọng tài được thiết lập như là một cơ chế giải quyết tranh chấp có tính “ ràng buộc và chung thẩm thông qua một hội đồng Trọng tài độc lập do các bên chủ động thành lập” (Điều 6 Pháp lệnh TTTM). Trọng tài tập trung được những điểm mạnh và khắc phục được những yếu điểm của cơ chế giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc các phương thức giải quyết tranh chấp hòa bình khác như: thương lượng hoặc hòa giải.

Hòa giải, thương lượng là một trong những phuơng thức để giải quyết tranh chấp. Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp không cần đến vai trò của một chủ thể thứ ba. Các đương sự có thể trực tiếp hoặc thông quan đại diện gặp nhau đàm

21

phán về những bất đồng và tranh chấp đã phát sinh, đại diện mỗi bên có thể là giám đốc doanh nghiệp hoặc người được giám đốc ủy quyền hoặc luật sư thay thế doanh nghiệp đó trong quá trình thương lượng.

Đặc điểm cơ bản của thương lượng là các bên có quyền tự do ý chí, bình đẳng cùng nhau xem xét vấn đề trên cơ sở những quy định của pháp luật hiện hành và đảm bảo sự công bằng giữa các bên. Nếu các bên đạt được sự thỏa thuận thì coi như tranh chấp được giải quyết. Kết quả đạt được trong quá trình thương lượng có giá trị ràng buộc đối với các bên. Có thể nói đây là một phương thức giải quyết tranh chấp hoàn toàn dựa trên cơ sở quyền tự do ý chí của các bên tranh chấp, không có sự can thiệp, giúp đỡ của người thứ ba, có chăng đó là các chuẩn mực được pháp luật quy định. Hầu hết các tranh chấp đều có thể được giải quyết qua thương lượng. Khi có tranh chấp, trước hết các bên phải tự tìm cách giải quyết tranh chấp. Điều này xuất phát từ chính lợi ích của các bên và cùng xuất phát từ nguyên tắc tự do định đoạt, tự nguyện thỏa thuận của các bên.

Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua một bên thứ ba, có thể là cá nhân (hòa giải viên ) hoặc tổ chức do các bên đương sự thỏa thuận lựa chọn. Bên thứ ba này đóng vai trò trung gian, dàn xếp để hai bên không xung đột với nhau nữa. Trong hòa giải, hòa giải viên không quyết định vụ tranh chấp mà có vai trò giúp các bên giải quyết vụ tranh chấp thông qua một quá trình thương lượng và thu hẹp những điểm bất đồng. Tuy nhiên nếu được các bên đồng ý hòa giải viên có thể trình bày những quan điểm cá nhân hoặc có thể đưa ra những khuyến nghị giúp các bên đạt được mục đích. Trong quá trình hòa giảI, hòa giải viên tiến hành quy trình hòa giải mà họ cho là phù hợp theo nguyên tắc vô tư, công bằng và theo công lý. Hòa giải viên sẽ giúp các bên đạt được một thỏa thuận. Tuy nhiên, khác với quyết định trọng tài, thỏa thuận của các bên không mang tính ràng buộc. Trong trường hợp một bên không tự nguyện thực hiện thỏa thuận hòa giải, bên kia có thể khởi kiện ra Trọng tài hoặc Tòa án tùy theo thỏa thuận của các bên.

Cũng giống như trọng tài, hòa giải có hai phương thức cơ bản: hòa giải vụ việc và hòa giải quy chế. Hòa giải vụ việc là phương thức trong đó việc tổ chức và giám sát

22

do các bên tự quy định, không có sự trợ giúp của bất cứ tổ chức nào. Ngược lại Hòa giải quy chế do một tổ chức hoặc một trung tâm chuyên nghiệp, giám sát tố tụng Trọng tài tiến hành, hòa giải quy chế cũng có quy tắc riêng ví dụ: Quy tắc hòa giải Lựa chọn của Phòng Thương mại Quốc tế và Quy tắc hòa giải của Trung tâm Hệ thống Trọng tài Châu Âu - ả Rập. Hòa giải cũng bắt nguồn từ sự thỏa thuận giữa hai bên dưới dạng điều khoản hợp đồng hoặc điều khoản riêng. Trong trường hợp hòa giải không thành công các bên có thể đưa vụ việc ra Tòa án quốc gia hoặc Trọng tài (nếu các bên đã có thỏa thuận).

Thương lượng và hòa giải là hình thức phổ biến thích hợp cho việc giải quyết các tranh chấp. Cả hai hình thức giải quyết tranh chấp này được giới thương nhân rất ưa chuộng, vì nó đơn giản lại không bị ràng buộc bởi các thủ tục pháp lý phiền phức, ít tốn kém hơn và nói chung không làm phương hại đến quan hệ hợp tác vốn có giữa các bên, cũng như giữ được các bí mật kinh doanh. Thương lượng và hòa giải đòi hỏi trước hết các bên phải có thiện chí, trung thực, hợp tác để giải quyết vụ việc.

Tuy nhiên hạn chế của phương thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải, thương lượng là không đưa ra được một phán quyết dứt điểm để giải quyết tranh chấp, không có cái gọi là “phán quyết cuối cùng” mà nó chỉ đơn thuần là sự dàn xếp giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp. Kết quả của hòa giải, thương lượng có thể thành hoặc không thành, mâu thuẫn sau khi đã qua hòa giải, thương lượng có thể được giải quyết hay vẫn tiếp tục, vì dù có đạt được thỏa thuận nhưng thỏa thuận đó không mang tính ràng buộc đối với các bên, cho nên các bên vẫn có thể không thực hiện nội dung đã thỏa thuận. Ngoài ra hai phương thức này cũng chưa có văn bản pháp luật điều chỉnh riêng có tính hệ thống nên chưa đáp ứng được yêu cầu của các bên tranh chấp. Thương lượng, hòa giải - do vậy thường chỉ được sử dụng đối với các tranh chấp đơn giản, nhẹ nhàng hoặc khi tranh chấp mới xảy ra còn đang ở giai đoạn “mềm” chưa đến mức độ gay gắt, căng thẳng, hai bên vẫn có thể ngồi lại với nhau để cùng giải quyết mâu thuẫn. Trong điều khoản giải quyết tranh chấp của các hợp đồng thương mại, thương lượng, hòa giải luôn được nhắc đến như một yếu tố không thể thiếu của quá trình giải quyết tranh chấp song

23

Tòa án, Trọng tài vẫn là phương án có tính chất quyết định nếu thương lượng, hòa giải không mang lại kết quả.

Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài kết hợp được tính ưu việt của hai phương án trên đồng thời cũng khắc phục được những hạn chế của chúng. Trọng tài có một hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh tạo cơ sở pháp lý cho phương án giải quyết tranh chấp này. Trọng tài có quyền ra phán quyết mang tính chung thẩm mà các bên tham gia phải tuân thủ. Ngoài ra Trọng tài còn có sự hỗ trợ của các cơ quan quyền lực như: Tòa án, Thi hành án trong quá trình Trọng tài giải quyết vụ tranh chấp và các cơ quan quản lý nhà nước khác như: Chính phủ, Bộ Tư pháp... để đảm bảo cho Trọng tài hoạt động và mang lại hiệu qủa.

Mặc dù là phương thức giải quyết tranh chấp dựa trên ý chí của các bên đương sự nhưng không có nghĩa là việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại có cùng bản chất, nội dung với phương thức trên mà trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài các Trọng tài viên được các bên lựa chọn có quyền xem xét và ra các quyết định xét xử hoàn toàn độc lập trên cơ sở chứng cứ, tài liệu mà các bên cung cấp hoặc có được bằng các quá trình như: Trọng tài viên điều tra, giám định, nhân chứng cung cấp và trên cơ sở những quy định của pháp luật. Các quyết định của Trọng tài nếu được ban hành đúng luật sẽ có hiệu lực pháp luật. Vì vậy, tuy là phương thức giải quyết tranh chấp dựa trên ý chí của các bên đương sự, song quyền lực tài phán của Trọng tài được pháp luật công nhận, các quyết định của Trọng tài các bên có nghĩa vụ phải thi hành.

Việc các Trọng tài viên độc lập xét xử và quyền lực tài phán của Trọng tài được pháp luật công nhận làm cho phương thức này không những mang dáng dấp của thương lượng, hòa giải mà cả Tòa án. Nhưng việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài khác Tòa án ở điểm cơ bản là nó không nhân danh quyền lực nhà nước mà nhân danh ý chí tối cao của các bên đương sự.

Có nhiều phân tích khác nhau (thậm chí không thống nhất nhau) về những ưu điểm và khiếm khuyết của mỗi cơ chế giải quyết tranh chấp, nhất là khi so sánh cơ chế Tòa án và trọng tài. Hơn nữa ưu điểm hay khiếm khuyết tức là mặt lợi và bất lợi của Trọng tài có thể là không giống nhau từ quan điểm của chính các bên tranh chấp khi họ có quyền lợi đối ngược nhau nhất là khi một bên muốn thúc đẩy tố tụng Trọng tài còn

24

bên kia lại muốn trì hoãn hay gây khó khăn cho việc giải quyết trọng tài. Do đó nhiều ưu điểm và khiếm khuyết của Trọng tài có tính tương đối.

Tuy nhiên trong bối cảnh kinh doanh bình thường và các bên tranh chấp đều có thiện chí với nhau để giải quyết bất đồng thì Trọng tài có khá nhiều ưu điểm so với tòa án. Cụ thể như sau:

- Bảo đảm bí mật và uy tín kinh doanh của các bên tranh chấp cũng như duy trì quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa các bên.

Tâm lý của các nhà kinh doanh là các tranh chấp phát sinh cần phải được giải quyết một cách kín đáo, không ồn ào, bảo đảm uy tín của các doanh nghiệp và đảm bảo sau khi tranh chấp được giải quyết thì mối quan hệ làm ăn hữu hảo vẫn được bảo toàn. Chỉ có Trọng tài mới thỏa mãn được yêu cầu có tính nghề nghiệp này của các nhà kinh doanh. Tố tụng trọng tài và phán quyết Trọng tài là phạm vi tư và chỉ các bên tranh chấp được tiếp cận. Các phiên họp xét xử của Trọng tài có thể tiến hành không công khai, Trọng tài viên có trách nhiệm đảm bảo bí mật các vấn đề có liên quan đến các bên, quyết định của Trọng tài chỉ công bố rộng rãi khi các bên đồng ý. Các Trọng tài viên không được quyền tiết lộ những vấn đề liên quan đến việc giải quyết tranh chấp cho bên thứ ba nếu chưa được các bên chấp nhận.

Một phần của tài liệu Trọng tài vụ việc theo pháp luật trọng tài thương mại Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)