Đảm bảo giải quyết nhanh chóng các tranh chấp, tiết kiệm thời gian.

Một phần của tài liệu Trọng tài vụ việc theo pháp luật trọng tài thương mại Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 30)

Thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh tế cho thấy các tranh chấp này thường liên quan đến giá trị tài sản lớn và bên thực hiện nghĩa vụ thường cố tình trì hoãn việc thực hiện nghĩa vụ để chiếm dụng vốn của đối tác. Bởi vậy một yêu cầu hàng đầu trong giải quyết tranh chấp kinh doanh là nhanh chóng, dứt điểm tránh dây dưa kéo dài.

Thời gian tạo ra cơ hội kinh doanh nếu quá chú trọng vào giải quyết tranh chấp các bên có thể bỏ lỡ cơ hội kinh doanh mà giá trị có thể lớn hơn giá trị vụ việc đang tranh chấp. Hơn nữa việc giải quyết tranh chấp không nhanh chóng dứt điểm sẽ gây tâm lý căng thẳng kéo dài cho các nhà kinh doanh dẫn đến ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Thủ tục tố tụng của Tòa án khó có thể thỏa mãn được yêu cầu này. Trọng tài với nguyên tắc xét xử một lần đương nhiên có khả năng đáp ứng nhu cầu có tính nghề nghiệp này của các nhà kinh doanh.

- Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài linh hoạt tạo tâm lý thoải mái và quyền chủ động hơn cho các bên.

25

Đặc trưng của hầu hết hệ thống Tòa án là ở các quy tác tố tụng chặt chẽ. Quá trình giải quyết tranh chấp được bản thân Tòa án và các chủ thể tham gia tố tụng đều phải triệt để tuân thủ nguyên tắc này, trong khi tố tụng Tòa án thể hiện sự cứng nhắc, nguyên tắc thì Trọng tài lại được tiến hành với những quy tắc tố tụng mềm dẻo linh hoạt. Các bên tranh chấp có quyền lựa chọn giải quyết tại hội đồng Trọng tài do các bên thành lập hoặc bất kỳ trung tâm Trọng tài nào mà hai bên đồng ý. Như vậy các bên có quyền lựa chọn hình thức Trọng tài (Trọng tài thường trực hay Trọng tài vụ việc) để giải quyết tranh chấp.

Hơn nữa các bên có thể xây dựng quy tắc tố tụng riêng hoặc áp dụng quy tắc tố tụng của một trung tâm trọng tài. Trong trường hợp các bên lựa chọn Trọng tài vụ việc giải quyết tranh chấp. Trong thủ tục xét xử ở Tòa án các bên không có cơ hội để lựa chọn cho mình thẩm phán xét xử mà do Tòa án chỉ định. Ngược lại Trọng tài viên là do các bên lựa chọn một cách chủ động do đó các bên có điều kiện đê lựa chọn cho mình những người có năng lực có chuyên môn giỏi và phù hợp để giải quyết tranh chấp.

Trong trường hợp không tin tưởng Trọng tài viên đã chọn các bên cũng được quyền thay đổi bằng một Trọng tài viên khác. Các bên tranh chấp cũng có quyền thỏa thuận về thời gian, địa điểm giải quyết tranh chấp, ngôn ngữ áp dụng trong quá trình giải quyết tranh chấp. Điều này tạo cho các nhà doanh nhân khả năng sắp xếp thời gian hợp lý để vừa tham gia giải quyết tranh chấp vừa có thể điều hành kinh doanh của mình một cách tốt nhất và đây chính là một trong những lực hút cơ bản của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.

- Trọng tài đặc biệt thích hợp đối với các tranh chấp có bản chất phức tạp, kỹ thuật: Cơ chế giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài hiện nay chủ yếu có thẩm quyền trong lĩnh vực thương mại, mà các tranh chấp trong lĩnh vực này có không ít vụ rất phức tạp đòi hỏi người đứng ra giải quyết phải có sự am hiểu sâu sắc về nó và có thể là cả kinh nghiệm thực tế, chứ không đơn thuần là sự hiểu biết trên lý thuyết. Trên thực tiễn các Trọng tài viên thường có ưu thế hơn các thẩm phán Tòa án ở khía cạnh này vì họ được lựa chọn chỉ để giải quyết các tranh chấp trong thương mại. Không những thế các bên tranh chấp còn được tự do lựa chọn Trọng tài viên để thành lập Hội đồng Trọng tài dựa trên năng lực, sự hiểu biết vững vàng của họ về pháp luật thương mại quốc tế, về các lĩnh vực chuyên ngành có tính chuyên sâu như chứng khoán, licensing,

26

leasing, xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, sở hữu trí tuệ... các lĩnh vực phù hợp với nội dung vụ tranh chấp. Ưu thế này không thể có được khi giải quyết tranh chấp tại Tòa án, vì quy tắc tố tụng của Tòa án là Chánh án Tòa án sẽ tự chỉ định Thẩm phán thụ lý vụ tranh chấp mà các bên tranh chấp không được quyền có ý kiến hoặc thay đổi - trừ khi có lý do chính đáng theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Trọng tài vụ việc theo pháp luật trọng tài thương mại Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)