- Về hiệu lực pháp lý của quyết định trọng tà
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Trọng tài vụ việc 1 Hoàn thiện các quy định vê pháp luật trọng tài:
3.2.1 Hoàn thiện các quy định vê pháp luật trọng tài:
Thứ nhất: Ban hành kịp thời các văn bản pháp luật hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Trọng tài thương mại. Mặc dù Luật TTTM đã hoàn thiện về cơ bản những điểm hạn chế của Pháp lệnh về Trọng tài và Trọng tài vụ việc và ghi nhận thêm nhiều điểm tiến bộ. Song việc hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành là điều rất cần thiết để các quy định đó được triển khai trên thực tế.
Việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật có ý nghĩa quan trọng: Nó thống nhất cách hiểu, cách áp dụng các điều luật mà có nhiều khả năng dẫn đến nhiều quan điểm khác nhau khi triển khai trên thực tế, hoặc các quy định mới mà trong phạm
89
vi, tính chất của văn bản luật đó không quy định hết được. Luật TTTM 2010 có rất nhiều quy định mới cũng như quy định sửa đổi. Trong đó có không ít những quy định trước đây đã từng gây tranh cãi rất nhiều. Vì vậy việc ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn thi hành Luật sẽ là công cụ “mở đường” cho Luật TTTM đi vào thực tế được thuận lợi nhất. Ngoài ra văn bản hướng dẫn thi hành còn bổ sung thêm những quy định còn thiếu của luật, hoặc các quy trình, thủ tục thực hiện các quy định của luật.
Tuy nhiên các văn bản hướng dẫn phải có sự nhất quán với quy định của Luật. Văn bản hướng dẫn là sự cụ thể hóa, chi tiết hóa các quy định của luật làm cho văn bản luật đó được dễ hiểu, dễ thực hiện hơn, chứ không tạo ra một quy định mới khác với cách quy định của Luật, gây mâu thuẫn giữa các hệ thống văn bản, dẫn đến khó khăn hơn cho việc thực hiện. Chẳng hạn như tình trạng quy định của luật thì “mở” nhưng Nghị đinh hướng dẫn lại “đóng” như trong Pháp lệnh TTTM và Nghị định 25/2004/NĐ-CP trước đây về vấn đề phạm vi thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài thương mại.
Ví dụ một số vấn đề cần được hướng dẫn rõ là: Về thẩm quyền của Trọng tài thương mại. Phạm vi thẩm quyền của Trọng tài là vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất trong quy định của Pháp lệnh, nó là nguyên nhân khiến nhiều vụ việc không thể giải quyết được bằng Trọng tài hoặc các Trung tâm Trọng tài không dám giải quyết vì sợ quyết định Trọng tài bị tuyên hủy do không thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết của trọng tài. Với quy định của Luật TTTM mới, phạm vi thẩm quyền của Trọng tài đã được mở rộng. Bất kỳ tổ chức, cá nhân nào đều có thể thỏa thuận lựa chọn Trọng tài để giải quyết tranh chấp miễn là lĩnh vực đó phát sinh theo quy định của luật. Song, vẫn còn nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề này. Vì vậy cần ban hành văn bản hướng dẫn để thống nhất cách áp dụng quy định này.
Về thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài: Một trong những vấn đề được coi là bước tiến dài trong Luật TTTM mới là quyền được áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng Trọng tài theo đó Hội đồng Trọng tài được áp dụng 6 biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tuy nhiên, Luật lại chưa quy định việc thi hành các quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, quyết định thay đổi, áp
90
dụng bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài. Do đó, dự thảo Nghị định cần đưa vào quy định này và có thể quy định theo hướng việc thi hành quyết định áp dụng khẩn cấp tạm thời, hủy bỏ, bổ sung...của Hội đồng Trọng tài được thực hiện theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự về thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án.
Thứ hai: Đảm bảo thi hành phán quyết Trọng tài vụ việc: phán quyết Trọng tài vụ việc cũng có giá trị như phán quyết Trọng tài quy chế đó là có giá trị chung thẩm và bắt buộc thi hành ngay. Tuy nhiên việc thi hành phán quyết Trọng tài vụ việc có nhiều khó khăn hơn do tính chất “tự tiến hành” của nó. Do vậy Luật TTTM quy định thêm biện pháp hỗ trợ, đó là việc cho phép đăng ký phán quyết Trọng tài vụ việc tại Tòa án nơi Hội đồng Trọng tài ra phán quyết trước khi có yêu cầu thi hành án (Điều 62 Luật Trọng tài thương mại). Thông qua việc đăng ký tại tòa án, việc thi hành phán quyết Trọng tài vụ việc sẽ được đảm bảo hơn về mặt pháp lý, dẫn đến tăng giá trị thực thi với phán quyết này.
Tuy nhiên những đảm bảo về pháp lý trên có lẽ vẫn chưa đủ để các phán quyết Trọng tài vụ việc được tôn trọng thực thi trên thực tế. Chúng ta vẫn cần phải có những giải pháp phù hợp nhằm khắc phục tình trạng phán quyết Trọng tài gặp khó khăn khi áp dụng trên thực tế. Cụ thể:
- Pháp luật thi hành án cần có những quy định cụ thể thủ tục thi hành phán quyết của Trọng tài và Trọng tài vụ việc. Mặc dù Luật thi hành án dân sự 2008 đã có nhiều quy định khá tiến bộ trong việc thi hành các bản án, quyết định dân sự, hình sự, hành chính...Song để thi hành tốt hơn phán quyết Trọng tài thương mại, nên có một chương riêng để quy định về việc thi hành các quyết định, phán quyết của trọng tài, với những quy định hợp lý mang tính khả thi cao.
- Tăng cường năng lực của cơ quan thi hành án: Thực trạng các cơ quan thi hành án hiện nay của nước ta chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, trình độ của cán bộ thi hành án còn hạn chế, những tiêu cực trong việc thi hành vẫn xảy ra nhiều, dẫn đến chất lượng thi hành thấp, công tác thi hành án dây dưa kéo dài...Vì vậy việc nâng cao trình độ chuyên môn, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức của cán bộ thi hành án là điều cần thiết
91
để đảm bảo chất lượng thi hành án, điều này cũng đồng nghĩa với việc nâng cao giá trị của các bản án, phán quyết trọng tài. Một trong những giải pháp để nâng cao khả năng thi hành án đã được nhiều chuyên gia pháp lý để cập là cho các tổ chức tư nhân tham gia thi hành án kinh tế, thương mại, dân sự. Vì việc này đã được rất nhiều nước trên thế giới thực hiện và mang lại hiệu quả hơn khi giao cho các cơ quan thi hành án nhà nước (luật quy định về vấn đề này được gọi là Luật thầu công vụ).