- Toà án có quyền huỷ phán quyết Trọng tài vụ việc: Với tính chất phi chính phủ, Trọng tài hoạt động một cách độc lập, tự chịu trách nhiệm, không có bất kỳ một cá
2.2.1. Chế độ chính trị kinh tế của quốc gia.
Chế độ chính trị - kinh tế của quốc gia là yếu tố ảnh hưởng lớn đến bản chất và hoạt động của Trọng tài thương mại, thể hiện ở việc cùng là Trọng tài nhưng bản chất của Trọng tài xã hội chủ nghĩa khác với bản chất của Trọng tài tư bản chủ nghĩa. ở các nước tư bản chủ nghĩa hoạt động Trọng tài được phát triển rất sớm cùng với sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Nhà nước không can thiệp vào quan hệ dân sự thì Trọng tài cũng sớm phát triển theo đúng bản chất là cơ quan tài phán tư.
Ví dụ: ở Hoa Kỳ Trọng tài rất được ưa chuộng và có ảnh hưởng lớn đối với quốc tế. Luật hợp chủng quốc về Trọng tài được xây dựng từ năm 1925 và đến 1970 được mở rộng và bổ xung quy định của Công ước New york năm 1989. Năm 1926 AAA đã ban hành Điều lệ Trọng tài thương mại, có ý nghĩa lớn trong hoạt động tố tụng Trọng tài nói chung.
Trong khi đó Trọng tài xã hội chủ nghĩa mang bản chất là cơ quan tài phán của nhà nước, được hình thành với mục đích bảo vệ vai trò chi phối của nhà nước đối với các hoạt động xã hội trong đó có hoạt động giải quyết tranh chấp kinh tế. Trong nền kinh tế XHCN kế hoạch hóa tập trung các doanh nghiệp được tổ chức như một bộ máy kinh tế do nhà nước chỉ huy, các nhà kinh doanh không có quyền tự do hợp đồng, thỏa thuận và định đoạt các nội dung của hợp đồng mà thực chất chỉ là việc thực hiện kế hoạch của nhà nước, thực hiện các chỉ tiêu đã đặt ra. Do vậy, các hợp đồng kinh tế tuy được ký kết nhưng không phải là sự thể hiện ý chí độc lập của các bên giao kết mà dựa trên ý chí, kế hoạch của nhà nước. Khi tranh chấp xảy ra, cần phải có một cơ quan nhà nước giải quyết các tranh chấp đó, và cơ quan đó chính là Trọng tài kinh tế nhà nước.
Trọng tài kinh tế phi chính phủ chỉ ra đời trong điều kiện tự do kinh doanh, khi đó các chủ thể tranh chấp được tự do giao kết hợp đồng, tự do thể hiện ý chí của mình và tự do lựa chọn các hình thức tài phán để giải quyết tranh chấp.
71
Có thể nói chế độ chính trị - kinh tế của một quốc gia ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của Trọng tài thương mại. Minh chứng rõ nét nhất là ở nước ta thời kỳ kinh tế kế hoạch tập trung, trọng tài mang bản chất là cơ quan hành chính nhà nước có chức năng phân xử các tranh chấp về hợp đồng kinh tế nhà nước. Khi nước ta chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Trọng tài kinh tế nhà nước không còn thích ứng nữa phải tự giải thể và thay vào đó là Trọng tài mang bản chất tài phán tư - Trọng tài của nền kinh tế thị trường - đang dần được phát triển theo đúng bản chất của nó.
Như vậy xét về bản chất, Trọng tài theo đúng nghĩa của Việt Nam mới chỉ được bắt đầu từ những năm 90 khi nền kinh tế chuyển đổi từ tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường. Quá trình chuyển đổi của một nền kinh tế không hề đơn giản và nhanh chóng và Trọng tài cũng phải từng bước xóa bỏ dần những đặc tính của cơ chế cũ và hình thành những đặc tính mới của một cơ quan tài phán tư, phi chính phủ, song cũng cần nhiều thời gian và kinh nghiệm. Điều này lí giải tại sao, TTTM nước ta trong thời kỳ đầu của quá trình đổi mới lại vẫn còn mang dáng dấp của Trọng tài thời kỳ cũ. Dẫn đến hoạt động giải quyết tranh chấp của Trọng tài trong thời gian qua - nhất là trong thời kỳ đầu đổi mới - không mang lại hiệu quả.