- Trong bối cảnh quốc tế hóa và các vụ việc có yếu tố nước ngoài thì việc thi hành các quyết định Trọng tài dễ dàng hơn thi hành án vì Công ước New york
2. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HÌNH THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƢƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI VỤ VIỆC.
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của Trọng tài vụ việc.
Trọng tài vụ việc (hay còn gọi là Trọng tài ad-hoc) là hình thức Trọng tài được biết đến đầu tiên trong lịch sử hình thành và phát triển của trọng tài, hơn thế nữa nó còn xuất hiện trước cả Tòa án. Sở dĩ Trọng tài ad-hoc còn được gọi là Trọng tài vụ việc vì nó được thành lập cho từng vụ tranh chấp cụ thể với các Trọng tài viên được lựa chọn một lần để giải quyết tranh chấp đó[16].
Từ thế kỷ thứ VII trước công nguyên, người Hy Lạp cổ đại đã biết sử dụng Trọng tài như là một phương thức giải quyết các tranh chấp phát sinh, theo đó nếu hai bên có tranh chấp với nhau và định chọn người xét xử thì họ có quyền chỉ định người mà họ ưa thích để làm việc này, khi đó họ phải tôn trọng ý kiến của người đó và không được thưa kiện trước Tòa án nữa. Và đó là khởi nguồn của hình thức Trọng tài vụ việc. Về sau khi thương mại phát triển mạnh mẽ, nền kinh tế hàng hoá hình thành thì Trọng tài thường trực mới xuất hiện. Trọng tài thường trực là hình thức trung gian giữa Trọng tài vụ việc và Tòa án, tuy ra đời sau Trọng tài vụ việc nhưng Trọng tài thường trực lại ngày càng phát triển và chiếm ưu thế hơn so với Trọng tài vụ việc. Quá trình phát triển từ Trọng tài vụ việc tới Trọng tài thường trực là quá trình bổ sung, hoàn thiện các hình thức tổ chức của trọng tài.[30].
Tuy nhiên sau khi Trọng tài thường trực ra đời thì vai trò của Trọng tài vụ việc không bị chấm dứt mà vẫn được thừa nhận như là một hình thức Trọng tài không thể thiếu bên cạnh Trọng tài thường trực và ngày càng được hoàn thiện hơn. Sự đa dạng và phức tạp của tranh chấp thương mại đòi hỏi phải có nhiều loại hình Trọng tài thích hợp để các bên xem xét lựa chọn. Vì vậy mà hầu hết các nước đều tôn trọng và thừa nhận Trọng tài vụ việc như là một hình thức không thể thiếu bên cạnh Trọng tài thường trực để đảm bảo quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp trong việc lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp với mình.
Trọng tài vụ việc là loại hình Trọng tài được phổ biến ở nhiều nước trên thế giới nhằm đáp ứng giải quyết các tranh chấp của nền kinh tế thị trường nhất là cho các loại
29
hình doanh nghiệp vừa và nhỏ đang có khuynh hướng phát triển ngày càng mạnh mẽ hiện nay. Lợi thế của loại hình này là thỏa mãn sự tự lựa chọn một cách linh hoạt của các bên tranh chấp. Song cũng có một số nước chưa ghi nhận lọai hình Trọng tài này.
ở Trung Quốc, Luật Trọng tài chỉ quy định về Trọng tài thường xuyên, không có Trọng tài vụ việc.[30] Do vậy các tranh chấp chỉ được giải quyết bởi các ủy ban Trọng tài thuộc các trung tâm Trọng tài thường trực mà không được giải quyết bởi các Trọng tài viên/ hội đồng Trọng tài do các bên thành lập. Quy định này của Trung Quốc cũng giống như Nghị định 116/CP của chúng ta trước đây.
ở Việt Nam, Trọng tài vụ việc đã được thừa nhận với tư cách là một hình thức giải quyết tranh chấp kinh tế quốc tế, thể hiện trong việc văn bản với nhiều hình thức pháp lý khác nhau như: Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt nam 1987 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Luật Hàng không dân dụng Việt Nam; Pháp lệnh chuyển giao công nghệ; nghị định về mua bán li-xăng... Song vì chưa được quy định cụ thể nên Trọng tài vụ việc không được triển khai trên thực tiễn. Đến năm 2003 Trọng tài vụ việc chính thức được ghi nhận trong pháp luật chuyên ngành, đó là sự thừa nhận trong Pháp lệnh TTTM 2003 với tên gọi là “Trọng tài do các bên thành lập”. Và đến Luật TTTM 2010 đã đưa ra thuật ngữ “Trọng tài vụ việc” để thay cho tên gọi “Hội đồng Trọng tài do các bên thành lập”. Luật TTTM 2010 đã có nhiều quy định thực tế và gần gũi hơn để Trọng tài vụ việc được triển khai trên thực tiễn
Theo “Trọng tài và các phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn do Trung tâm Thương mại quốc tế UNCTAD/WTO- Geneva” thì Trọng tài vụ việc có thể được hiểu là Trọng tài được lập ra theo yêu cầu của các đương sự để giải quyết một vụ tranh chấp cụ thể và tự giải thể khi tranh chấp đó đã được giải quyết. Trọng tài vụ việc không bắt buộc phải tiến hành tố tụng theo quy tắc của một tổ chức Trọng tài cụ thể nào mà quy tắc tố tụng là do các bên tự quy định, thỏa thuận, thống nhất với nhau.
Theo Luật TTTM 2010 của Việt nam thì Trọng tài vụ việc “là hình thức Trọng tài do các bên thành lập để giải quyết vụ tranh chấp theo trình tự, thủ tục do các bên thỏa thuận”.[28].
30
Đặc điểm cơ bản của Trọng tài vụ việc là không có trụ sở, không hình thành bộ máy cố định, không lệ thuộc vào bất kỳ quy tắc xét xử nào. Về nguyên tắc các bên tham gia không bị giàng buộc bởi các quy định pháp lý về tố tụng. Trọng tài vụ việc là hình thức tổ chức đơn giản, linh hoạt và mềm dẻo về phương thức tổ chức cũng như cách thức hoạt động, thời gian tiến hành tố tụng thường nhanh chóng và ít tốn kém nên thường phù hợp với tranh chấp nhỏ, ít tình tiết phức tạp, các bên có nhu cầu giải quyết nhanh, nhất là các bên có hiều biết pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực tranh tụng. Với đặc điểm như vậy Trọng tài vụ việc là cơ chế giải quyết rất thích hợp với các tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Ngoài các ưu điểm của Trọng tài nói chung như: bảo đảm bí mật, nhanh chóng, linh hoạt, tiện lợi... của quá trình giải quyết tranh chấp, Trọng tài vụ việc còn đảm bảo tối cao tính tự do ý chí và tự nguyện thỏa thuận giải quyết tranh chấp của các bên, thông qua việc tự do lựa chọn người đứng ra giải quyết tranh chấp, tự lựa chọn các nguyên tắc giải quyết tranh chấp...Nhờ đó có thể phát huy được những nhân tố tích cực để giải quyết tranh chấp cũng như hạn chế các yêu tố làm ảnh hưởng đến quá trình giải quyết tranh chấp như: tính không tương thích của thủ tục tố tụng trọng tài, trình độ Trọng tài viên của trung tâm trọng tài... Nhưng trên thực tế, các vụ tranh chấp được giải quyết thông qua Trọng tài vụ việc không nhiều.
Trọng tài vụ việc là loại hình giải quyết tranh chấp có thể thích hợp ở nhiều nước có nền sản xuất nhỏ, như nước ta khi các quan hệ sản xuất nhỏ còn là phổ biến, cho nên các tranh chấp kinh tế thường không lớn. Hơn nữa do sự trải dài ở những vùng lãnh thổ khác nhau, hầu hết các trung tâm Trọng tài thường nằm ở các thành phố lớn, do vậy việc quan tâm đến loại hình Trọng tài vụ việc, khai thác những ưu điểm của bản thân loại hình này trong giải quyết tranh chấp kinh tế là điều cần thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà sản xuất nhỏ và vừa còn là phổ biến trong nền kinh tế nước ta. Hơn nữa dưới góc độ truyền thống, Trọng tài vụ việc là loại hình giải quyết tranh chấp gần gũi với truyền thống sinh hoạt văn hóa của dân tộc ta, bởi trên thực tế, trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường gặp những trường hợp “Trọng tài tự nguyện” để dàn
31
xếp những vụ tranh chấp dân sự, kinh tế nhỏ trong dân. Đây chính là nền tảng xã hội khiến Trọng tài vụ việc cần duy trì và tiếp tục phát triển.[16]
ở Việt Nam Trọng tài vụ việc chỉ mới chính thức được thừa nhận là một phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại từ năm 2003 với sự ra đời của Pháp lệnh TTTM 2003, nên hình thức này có thể nói là rất mới mẻ và có phần xa lạ với các bên khi lựa chọn Trọng tài để giải quyết tranh chấp. Khung pháp luật về vấn đề này mới được hình thành với những quy định còn khá sơ lược và nhiều khi mâu thuẫn đã làm hạn chế một cách đáng kể những lợi thế của Trọng tài vụ việc. Xét về bình diện chung, trong một thời gian dài chúng ta chưa quan tâm đúng mức và chưa có quy định thống nhất đối với loại hình này.