So sánh hình thức giải quyết bằng Trọng tài vụ việc với Trọng tài thƣờng trực.

Một phần của tài liệu Trọng tài vụ việc theo pháp luật trọng tài thương mại Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 51)

- Trong bối cảnh quốc tế hóa và các vụ việc có yếu tố nước ngoài thì việc thi hành các quyết định Trọng tài dễ dàng hơn thi hành án vì Công ước New york

e. Ra phán quyết trọng tài.

1.2.3. So sánh hình thức giải quyết bằng Trọng tài vụ việc với Trọng tài thƣờng trực.

trực.

Theo phân tích ở trên, Trọng tài vụ việc và Trọng tài thường trực là hai hình thức cơ bản của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, đó là phương pháp khác biệt của quá trình tố tụng trọng tài. Mỗi hình thức có những lợi thế và hạn chế khác nhau, lựa chọn hình thức nào là quyền của các bên tranh chấp.

So với Trọng tài quy chế, Trọng tài vụ việc có ưu điểm cơ bản nhất đó là quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp là rất lớn. Các bên tranh chấp có thể tự định đoạt cách thiết lập hội đồng Trọng tài và thủ tục giải quyết thích ứng với tính chất từng vụ tranh chấp, nó thể hiện ở chỗ: Các bên tranh chấp tự tổ chức Hội đồng trọng tài, tự thỏa thuận quy trình tố tụng...Về cơ bản các bên đương sự không bị giàng buộc bởi các quy định pháp lý về tố tụng chừng nào bảo đảm được nguyên tắc xét xử khách quan trong trường hợp của họ. Đặc điểm này là quan trọng cho phép chúng ta có thể phân biệt được Trọng tài vụ việc với Trọng tài quy chế. Đối với việc giải quyết tại Trọng tài quy chế các bên đương sự bắt buộc phải tuân theo một quy tắc tố tụng nhất định do Trung tâm đó đề ra, một số trung tâm Trọng tài còn bắt buộc các bên đương sự lựa chọn Trọng tài viên trong danh sách của trung tâm đó. Pháp lệnh TTTM 2003 quy định các bên tranh chấp phải chọn Trọng tài viên “có tên trong danh sách Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài”. Luật TTTM 2010 tuy không quy định bắt buộc các bên tranh chấp trong Trọng tài quy chế phải chọn Trọng tài viên của trung tâm trọng tài, song trên thực tế các Trung tâm Trọng tài thường có quy định các bên tranh chấp đã chọn Trung tâm Trọng tài để giải quyết thì sẽ phải lựa chọn các Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài đó để giải quyết vụ việc.

Quyền tự lựa chọn Hội đồng trọng tài và tố tụng trọng tài của Trọng tài vụ việc sẽ tạo cho các bên tranh chấp sự chủ động trong việc giải quyết tranh chấp của mình. Căn cứ vào tình hình và tính chất của vụ việc cụ thể mà hai bên có thể lựa chọn Trọng tài viên/ Hội đồng Trọng tài thích hợp để giải quyết. Bởi tranh chấp thương mại rất đa

46

dạng, phong phú, có nhiều lĩnh vực chuyên biệt mà không phải Trọng tài viên nào cũng thông thạo. Nếu các bên tranh chấp được quyền tự lựa chọn Trọng tài viên họ yên tâm hơn khi giao phó việc giải quyết vướng mắc trong kinh doanh của mình cho người mình tin cậy lựa chọn. Trong lĩnh vực tố tụng, dù là tố tụng Trọng tài cũng có những thủ tục, quy trình mang tính chất bắt buộc mà các bên tranh chấp phải tuân thủ - dù không muốn hoặc cho rằng nó không cần thiết phải có khi giải quyết vụ việc của mình. Đôi khi những thủ tục ấy làm lãng phí thời gian, tiền bạc của cả hai bên mà không mang lại hiệu quả giải quyết. Do vậy việc hai bên tự do lựa chọn quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp thích hợp với tính chất vụ việc, sẽ khắc phục được những hạn chế trên, rút ngắn quá trình giải quyết tranh chấp mà vẫn mang lại hiệu quả, các bên có thể thỏa thuận bỏ qua một số thủ tục tố tụng không cần thiết để rút ngắn thời gian giải quyết vụ tranh chấp. Ngoài ra các bên tranh chấp trong Trọng tài vụ việc còn được tự định đoạt rất nhiều các vấn đề khác nữa trong giải quyết tranh chấp như: ngôn ngữ, địa điểm, thời gian giải quyết tranh chấp....vì bản chất của Trọng tài vụ việc là Trọng tài do các bên tự tiến hành. Bởi vậy, có thể nói quyền tự định đoạt trong giải quyết tranh chấp là thế mạnh lớn nhất của Trọng tài vụ việc so với Trọng tài quy chế. Trọng tài quy chế, mặc dù các bên tranh chấp cũng được tự thỏa thuận rất nhiều nhưng không phải là tuyệt đối như Trọng tài vụ việc, mà họ vẫn phải chịu những ràng buộc chung mang tính nguyên tắc của các Trung tâm trọng tài. Theo “Pháp luật và thực tiễn TTTM quốc tế” thì “Sự khác biệt giữa Trọng tài vụ việc và Trọng tài quy chế vẫn như sự khác biệt giữa một chiếc áo do thợ may riêng và may đại trà.[1]

Một ưu điểm nữa của Trọng tài vụ việc so với Trọng tài quy chế, đó là việc tiến hành Trọng tài vụ việc có chi phí thấp và thời gian giải quyết nhanh. Trong Trọng tài quy chế, các bên sẽ nhận được sự hỗ trợ nhất định của tổ chức Trọng tài này liên quan tới việc tổ chức và giám sát tố tụng trọng tài. Đây được coi là ưu thế hơn Trọng tài vụ việc của Trọng tài quy chế, vì có sự giám sát hoạt động của Hội đồng trọng Trọng tài từ phía trung tâm trọng tài. Song để nhận để nhận được sự trợ giúp đó, các bên phải trả một số chi phí nhất định gọi là chi phí hành chính, các chi phí này có thể nằm trong phí Trọng tài hoặc được tách riêng. Với việc lựa chọn hình thức Trọng tài vụ việc, các bên

47

sẽ không phải trả thêm các khoản chi phí hành chính cho các trung tâm trọng tài, thông thường khoản chi phí này không nhỏ. Ví dụ, theo Quy tắc tố tụng của Tòa án Trọng tài quốc tế ICC, khi nộp đơn kiện, Nguyên đơn phải nộp một khoản phí đăng ký là 2.500 USD và khoản phí này sẽ không được hoàn lại trong bất kỳ điều kiện nào. Mức phí hành chính tối đa mà ICC yêu cầu các bên phải nộp có thể lên tới 75.800 USD. Theo Quy tắc Tố tụng của Viện Trọng tài Stockhoml Thụy Điển, khi nộp đơn kiện, Nguyên đơn cũng phải nộp một khoản phí đăng ký là 1.500 Euro và khoản phí này sẽ không được hoàn lại trong bất kỳ trường hợp nào. Theo Quy tắc tố tụng Trọng tài của Trung Tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam , Điều 32 thì phí Trọng tài gồm:

1. “Thù lao cho các Trọng tài viên giải quyết vụ tranh chấp

2. Phí hành chính của Trung tâm liên quan đến việc giải quyết vụ tranh chấp 3. Chi phí đi lại, ở và các chi phí khác có liên quan cho các Trọng tài viên

trong Hội đồng Trọng tài và thư ký phiên họp giải quyết vụ tranh chấp. 4. Các chi phí cần thiết, hợp lý về tham vấn các chuyên gia, các trợ giúp khác

theo yêu cầu của Hội đồng trọng tài”.

Cũng theo Quy tắc tố tụng của Trung tâm này thì khi nộp đơn khởi kiện Nguyên đơn phải nộp tạm ứng toàn bộ các chi phí tại mục 1 và 2 nêu trên. Mức phí được tính theo giá trị vụ tranh chấp. Các chi phí nêu tại mục 3,4 sẽ được nộp sau khi Hội đồng Trọng tài được thành lập và nếu các chi phí trên không được nộp đầy đủ thì Đơn kiện không được thụ lý. Ngoài các chi phí trên các bên còn phải nộp các chi phí phát sinh thêm và các chi phí liên quan khác trong quá trình giải quyết vụ việc (Điều 33, 34).

Hơn nữa việc hoàn lại phí Trọng tài cũng được quy định rất chặt chẽ, không hoàn lại đủ 100% phí Trọng tài đã nộp tạm ứng, và ngoại trừ các trường hợp sau đây phí Trọng tài sẽ không được hoàn lại dưới bất cứ trường hợp nào khác.

1. Phí Trọng tài được hoàn lại trong các trường hợp sau đây:

1.1. Nếu Đơn kiện, Đơn kiện lại được rút hoặc các bên thương lượng, hoà giải thành trước khi Hội đồng Trọng tài được thành lập, Trung tâm sẽ hoàn lại cho bên đã nộp tạm ứng 60% số phí trọng tài. Tuy nhiên, số phí Trọng tài còn lại tại Trung tâm sẽ không dưới 700 USD.

48

1.2. Nếu Đơn kiện, Đơn kiện lại được rút hoặc các bên thương lượng, hoà giải thành sau khi Hội đồng Trọng tài được thành lập, Trung tâm sẽ hoàn lại cho bên đã nộp tạm ứng 40% số phí trọng tài.

1.3. Nếu Đơn kiện, Đơn kiện lại được rút hoặc các bên thương lượng, hoà giải thành sau khi nhận được Giấy triệu tập phiên họp giải quyết vụ tranh chấp và trước ngày mở phiên họp giải quyết vụ tranh chấp thì Trung tâm sẽ hoàn lại cho bên đã nộp tạm ứng 20% số phí trọng tài.

2. Trong các trường hợp khác phí Trọng tài sẽ không được hoàn lại.

Như vậy ngoài việc mất một khoản chi phí không nhỏ cho Trung tâm Trọng tài,

bên nguyên đơn còn rất thiệt thòi khi rút đơn kiện, đơn kiện lại vì sẽ không nhận được đầy đủ hoặc không được nhận số phí đã nộp tạm ứng cho Trung tâm trọng tài. Nếu vụ việc đã được hai bên dàn xếp ổn thỏa mà dẫn đến việc rút đơn thì không có gì đáng bàn, nhưng nếu vụ việc chưa được giải quyết thì nguyên đơn sẽ đơn phương chịu cảnh “tiền mất tật mang”. Đối với Trọng tài vụ việc, các bên không phải chịu chi phí hành chính cho Trung tâm Trọng tài và có thể thỏa thuận với các Trọng tài viên về mức thù lao Trọng tài và các chi phí khác mà không chỉ đơn thuần căn cứ vào giá trị của vụ tranh chấp. Do vậy chi phí giải quyết vụ tranh chấp sẽ rẻ hơn, tiết kiệm hơn cho các bên tranh chấp so với giải quyết tại Trọng tài quy chế, mà trong kinh doanh thương mại các yếu tố: rẻ, nhanh chóng, tiện lợi mà vẫn mang lại hiệu quả luôn được đặt lên hàng đầu để cân nhắc, xem xét.

Tuy nhiên Trọng tài vụ việc cũng là một quá trình tốn thời gian để tạo ra những quy định đặc biệt dành riêng cho Trọng tài vụ việc. Thời gian và tiền bạc có thể tiết kiệm được thông qua việc chấp nhận hoặc áp dụng các quy định về thủ tục mà đã được tạo ra dành riêng cho vụ việc, ví dụ các quy định của UNCITRAL.

Một ưu điểm cơ bản nữa của Trọng tài vụ việc là tính linh động cao. Đặc điểm này của Trọng tài vụ việc rất phù hợp với các tranh chấp mà một bên là chủ thể quốc gia (hoặc có liên quan đến quốc gia). Ví dụ các tranh chấp liên quan đến các Công ước nhượng quyền sử dụng dầu khí như: Sapphire, Texaco, BP và Liamco; Vụ Amioil giữa Chính phủ Kuwait và công ty dầu khí Independent của Mỹ... Độ linh động của Trọng

49

tài vụ việc là một lợi thế quan trọng đối với một vụ tranh chấp có liên quan tới các vấn đề pháp lý có tầm quan trọng lớn hay trong các vụ thiệt hại lớn - và đặc biệt trong những vụ việc có liên quan tới chủ thể là một quốc gia hay một tổ chức quốc gia có liên quan [1].Thông qua Trọng tài vụ việc, có thể tạo ra những thủ tục về tố tụng có lợi cho cả hai bên mà vẫn đạt được những yêu cầu đặt ra trong những vụ việc nhậy cảm có liên quan đến một bên chủ thể là quốc gia.

Tuy nhiên, so với Trọng tài quy chế Trọng tài vụ việc cũng có những nhược điểm như: quá trình giải quyết phụ thuộc hoàn toàn vào thiện chí của các bên, vì vậy nếu một bên không có thiện chí hợp tác thì tranh chấp sẽ khó mà giải quyết được; Trọng tài vụ việc không có tổ chức để giám sát sự hoạt động của các Trọng tài viên và hỗ trợ các bên trong trường hợp đặc biệt.

Hạn chế lớn nhất (có thể là yếu tố bất lợi nghiêm trọng) của Trọng tài vụ việc đó là phải phụ thuộc hoàn toàn vào thiện chí của các bên. Thủ tục giải quyết của Trọng tài vụ việc hoàn toàn do các bên tự thỏa thuận cho riêng họ và các Trọng tài viên phải tuân theo. Điều này đòi hỏi sự hợp tác của các bên để thực hiện một cách đầy đủ và hiệu quả và nhiều thời gian vì các bên phải thỏa thuận chi tiết về việc tiến hành quá trình tố tụng. Do vậy nếu một bên không có thiện chí, quá trình tố tụng sẽ luôn có nguy cơ bị trì hoãn, và nhiều khi không thể thành lập được Hội đồng Trọng tài bởi vì không có quy tắc tố tụng nào được áp dụng, mà thông thường khi tranh chấp xảy ra bên có nghĩa vụ thường có thái độ thiếu thiện chí hoặc lẩn tránh việc thực hiện nghĩa vụ của mình.

Việc trì hoãn thủ tục Trọng tài dường như quá dễ dàng thông qua việc từ chối chỉ định Trọng tài viên hay qua sự kiểm chứng tính công minh của một trong các Trọng tài viên, hay thông qua sự phát sinh đối với vấn đề về quyền hạn xét xử, và nếu một trong các bên tỏ ra khó khăn hay ngoan cố kể từ lúc bắt đầu vụ kiện thì không có cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nào - trong quy định cũng như trên thực tiễn- có thể giải quyết được trường hợp này. Chỉ khi Hội đồng Trọng tài được thành lập và các quy định phù hợp được ban hành thì các Trọng tài vụ việc mới có thể thực hiện được trôi chảy như Trọng tài quy chế.

50

Trong Trọng tài vụ việc, không có tổ chức nào giám sát việc tiến hành Trọng tài và giám sát các Trọng tài viên. Vì vậy, kết quả phần lớn phụ thuộc vào việc tiến hành tố tụng và khả năng kiểm soát quá trình tố tụng của các Trọng tài viên. Cả Trọng tài viên và các bên sẽ không có cơ hội nhận được sự ủng hộ và trợ giúp đặc biệt từ một tổ chức Trọng tài thường trực trong trường hợp phát sinh sự kiện không dự kiến trước và trong trường hợp các Trọng tài viên không thể giải quyết được vụ việc. Sự hỗ trợ duy nhất mà các bên có thể nhận được là từ các Tòa án. Do vậy, chỉ khi có tồn tại một Hội đồng Trọng tài và một quy tắc tố tụng cụ thể được xác lập thì quá trình tố tụng mới có thể tiến hành được suôn sẻ như Trọng tài quy chế trong trường hợp một bên từ chối không tham gia vào quá trình tố tụng.

Như vậy, mỗi một hình thức Trọng tài có thế mạnh và hạn chế riêng, ưu điểm của Trọng tài quy chế lại là nhược điểm của Trọng tài vụ việc và ngược lại. Lựa chọn hình thức giải quyết nào là tùy thuộc vào tính chất, nội dung vụ tranh chấp cũng như thói quen, thiện chí, thái độ của các bên tranh chấp sao cho các bên đạt được hiệu quả giải quyết tranh chấp cao nhất.

Qua việc so sánh, phân tích ưu, nhược điểm của Trọng tài vụ việc so với Trọng tài quy chế có thể nhận thấy rằng Trọng tài vụ việc tuy có bản chất phù hợp với các tranh chấp nhỏ lẻ, trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ song lại yêu cầu người sử dụng nó phải có sự am hiểu pháp luật, có sự từng trải dày dạn trên thương trường, có kinh nghiệm về tranh tụng và có ý thức cao về vấn đề giải quyết tranh chấp trong kinh doanh. Điều này lại ngược với thực tế của nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay: các tranh chấp nhỏ lẻ, các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ lại thường rất ít am hiểu pháp luật, kinh nghiệm trên thương trường cũng như kinh nghiệm tranh tụng còn non kém, khi có tranh chấp xảy ra thường không chủ động, tích cực trong việc giải quyết tranh chấp mà thường giao phó, ỷ lại cho một cơ quan tài phán có thẩm quyền. Có lẽ vì vậy mà Trọng tài vụ việc về lý thuyết là thích hợp với nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay nhưng trên thực tế lại chưa phù hợp nên chưa mang lại hiệu quả như dự tính. Cụ thể là Trọng tài vụ việc rất ít được giới doanh nhân quan tâm và hầu như chưa

51

Một phần của tài liệu Trọng tài vụ việc theo pháp luật trọng tài thương mại Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)