- Trong bối cảnh quốc tế hóa và các vụ việc có yếu tố nước ngoài thì việc thi hành các quyết định Trọng tài dễ dàng hơn thi hành án vì Công ước New york
a. Địa điểm, ngôn ngữ và luật áp dụng trọng tài.
Trong số các địa điểm mà Trọng tài tiến hành họp nghe trình bày của các nhân chứng, địa điểm nơi Trọng tài đưa ra phán quyết được gọi là địa điểm trọng tài. Theo quy định tại Điều 11 Luật TTTM 2010, địa điểm giải quyết vụ tranh chấp là do các bên tự thỏa thuận, có thể là trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam, nếu các bên không có thỏa thuận về địa điểm giải quyết tranh chấp thì Hội đồng Trọng tài sẽ quyết định trên cơ sở tính đến các hoàn cảnh của các bên và vụ việc tranh chấp. Tuy nhiên trong những trường hợp cần thiết Hội đồng Trọng tài có thể tiến hành họp tại các địa điểm khác mà hội đồng cho là thích hợp với việc trao đổi ý kiến giữa các thành viên của Hội đồng trọng tài, việc lấy lời khai của người làm chứng, tham vấn ý kiến các chuyên gia hoặc tiến hành việc giám định hàng hoá, tài sản hoặc tài liệu khác.
Địa điểm tổ chức Trọng tài vụ việc giữ vai trò vô cùng quan trọng bởi nó liên quan đến luật quốc gia của nơi tiến hành Trọng tài trong trường hợp giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình tiến hành Trọng tài vụ việc. Ví dụ: Các bên tranh chấp thỏa thuận tiến hành Trọng tài vụ việc trước một hoặc ba Trọng tài viên và một bên sẽ không tham gia vào tố tụng trọng tài, vì vậy các vấn đề như chỉ định Trọng tài
40
viên, số lượng Trọng tài viên... sẽ phụ thuộc chủ yếu vào pháp luật nơi diễn ra tố tụng trọng tài
Ngôn ngữ tiến hành trong tố tụng Trọng tài vụ việc được quy định như sau: “Đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng Trọng tài là tiếng Việt, trừ trường hợp tranh chấp mà ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, tranh chấp mà ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng Trọng tài do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng Trọng tài do Hội đồng Trọng tài quyết định”. (Điều 10 Luật TTTM 2010).
Ngôn ngữ Trọng tài là ngôn ngữ được dùng để viết đơn yêu cầu, đơn biện minh và các vấn đề bất kỳ trình bày bằng văn bản, ngôn ngữ tranh luận. Những văn bản bằng ngôn ngữ gốc của chúng hoặc các bên, nhân chứng sử dụng không phải là ngôn ngữ Trọng tài thì phải được dịch ra ngôn ngữ trọng tài.
Về luật áp dụng giải quyết tranh chấp, do các bên trong Trọng tài vụ việc không áp dụng quy tắc của bất kỳ tổ chức Trọng tài quy chế nào, nên khi xác định luật càng cụ thể càng tốt nhằm tránh sự gián đoạn trong khi tiến hành tố tụng trọng tài. Các bên nên quy định chi tiết các vấn đề như: Hội đồng Trọng tài sẽ được thành lập như thế nào, tố tụng Trọng tài sẽ diễn ra ở đâu, thời hạn - cùng với khoảng thời gian gia hạn có thể - để ban hành quyết định trọng tài, thù lao của Trọng tài viên...
Theo quy định tài Điều 14 Luật TTTM 2010, luật áp dụng để giải quyết tranh chấp trong Trọng tài vụ việc được xác định như sau: “1. Đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, Hội đồng Trọng tài áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết tranh chấp.2. Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng Trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn; nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng Trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng Trọng tài cho là phù hợp nhất.3. Trường hợp pháp luật Việt Nam, pháp luật do các bên lựa chọn không có quy định cụ thể liên quan đến nội dung tranh chấp thì Hội đồng Trọng tài được áp dụng tập quán quốc tế để giải quyết tranh chấp nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng
41
đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”. (Điều 14 Luật Trọng tài th