Toà án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời: Quy định này được ghi nhận tại khoản 3 Điều 99 BLTTDS, Điều 48 Luật TTTM với mục đích tạo

Một phần của tài liệu Trọng tài vụ việc theo pháp luật trọng tài thương mại Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 61)

được ghi nhận tại khoản 3 Điều 99 BLTTDS, Điều 48 Luật TTTM với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho Trọng tài trong việc giải quyết tranh chấp. Đối với hoạt động giải quyết tranh chấp của Trọng tài nói chung (bao gồm cả Trọng tài thường trực), đây là sự hỗ trợ vô cùng cần thiết và quan trọng, bởi vì Trọng tài chỉ nhân danh quyền lực của các bên để giải quyết vấn đề tranh chấp giữa hai bên đó mà thôi, không thể đương nhiên có quyền lực đối với các chủ thể thứ ba ngoài quan hệ tranh chấp. Trong quá trình tố tụng, có nhiều tài liệu, giấy tờ nằm trong tay người thứ ba thì Trọng tài không có quyền yêu cầu họ cung cấp hoặc thu giữ những tài liệu đó phục vụ cho hoạt động giải quyết tranh chấp. Hoặc muốn cấm một bên tranh chấp chuyển dịch tài sản, hoặc muốn kê biên tài sản, cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp hay phong tỏa tài khoản ở nơi gửi giữ, phong tỏa tài khoản tại Ngân hàng... thì các Trọng tài viên không thể tự mình thực hiện, cũng không có quyền ra lệnh cho người khác thực hiện. Vì vậy sự giúp đỡ, hỗ trợ của Toà án trong những trường hợp này sẽ giúp cho Trọng tài thuận tiện hơn rất nhiều trong tố tụng giải quyết tranh chấp.

56

Trước kia trong Pháp lệnh 2003, Trọng tài không có được quyền này, thẩm quyền ra quyết định áp dụng các biện pháp tạm thời chỉ duy nhất thuộc về Tòa án. Điều này làm hạn chế phần lớn vị thế của Trọng tài và gây khó khăn cho Trọng tài trong quá trình giải quyết tranh chấp. Vì vậy Luật TTTM 2010 đã nâng vị thế Trọng tài lên một cách đáng kể thông qua việc cho phép Trọng tài yêu cầu các bên tranh chấp thực hiện một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời, bên cạnh thẩm quyền đương nhiên của Tòa án. Điều này sẽ giúp cho tố tụng Trọng tài vận hành có hiệu quả hơn, bởi đối với một số loại tranh chấp có liên quan đến tài sản, hàng hóa dễ hư hỏng nếu chờ các thủ tục tại Tòa án thì sẽ không kịp thời có thể dẫn đến những tổn thất không đáng có. Tuy nhiên thẩm quyền của Trọng tài trong việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ giới hạn đối với các tranh chấp mà không phải đối với cá nhân hay cơ quan khác. Do vậy vai trò của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vẫn có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của Trọng tài vụ việc.

Một phần của tài liệu Trọng tài vụ việc theo pháp luật trọng tài thương mại Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 61)