Hoạt động của Trọng tài vụ việc

Một phần của tài liệu Trọng tài vụ việc theo pháp luật trọng tài thương mại Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 44)

- Trong bối cảnh quốc tế hóa và các vụ việc có yếu tố nước ngoài thì việc thi hành các quyết định Trọng tài dễ dàng hơn thi hành án vì Công ước New york

2. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HÌNH THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƢƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI VỤ VIỆC.

1.2.2.2. Hoạt động của Trọng tài vụ việc

Khi Hội đồng Trọng tài đã được các bên thành lập thì sẽ bắt tay vào việc xem xét nội dung vụ tranh chấp, tuy nhiên có một việc Hội đồng Trong tài phải làm trước tiên đó là xem xét thẩm quyền của chính mình. Để đảm bảo tranh các sai sót cũng như chi phí cho các bên, pháp luật Trọng tài các quốc gia thường quy định việc xem xét thẩm quyền của Hội đồng Trọng tài trước khi hội đồng xem xét vụ tranh chấp. Hội đồng Trọng tài có thể không có thẩm quyền do nhiều lý do khác nhau, song có thể do sơ suất của các bên mà hội đồng Trọng tài vẫn được thành lập để giải quyết tranh chấp. Nếu pháp luật không quy định việc xem xét thẩm quyền của Hội đồng Trọng tài trong một số trường hợp trước khi Hội đồng giải quyết vụ việc thì quyết định Trọng tài sau đó có thể bị hủy. Điều 43 Luật TTTM 2010 đã ghi nhận về vấn đề này. Theo Bản quy tắc Trọng tài UNCITRAL, Hội đồng Trọng tài có quyền quyết định về thẩm quyền của mình khi có sự phản đối thẩm quyền đó (Điều 21 khoản 1). Bản quy tắc không quy định việc các bên có thể kháng cáo quyết định này của Hội đồng Trọng tài ra tòa án. Tuy nhiên, việc Trọng tài không có thẩm quyền có thể sẽ ảnh hưởng tới việc cho công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài trong tương lai và bên phản đối vẫn còn có cơ hội để làm việc đó sau này.

39

Bị đơn có quyền phản đối thẩm quyền Trọng tài ngay khi nhận được thông báo Trọng tài nếu có cơ sở. Cơ sở hợp pháp ở đây là các vấn đề như sự vô hiệu của thỏa thuận trọng tài, thẩm quyền của trọng tài.. Hội đồng Trọng tài có thẩm quyền giải quyết việc khiếu kiện phản đối thẩm quyền trọng tài, trong trường hợp bác đơn phản đối, Hội đồng Trọng tài có quyền tiếp tục tiến hành tố tụng Trọng tài để ra phán quyết cuối cùng.

Hoạt động của Trọng tài vụ việc - hay còn được gọi là tố tụng trọng tài- về nguyên tắc, quy trình thủ tục tố tụng của Trọng tài vụ việc là do các bên tự thỏa thuận xây dựng nên. Tuy nhiên, nếu các bên không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được với nhau về tố tụng trọng tài, thì khi đó Hội đồng Trọng tài sẽ giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật nước nơi tiến hành trọng tài. Theo quy định của Luật TTTM 2010 Việt Nam, tố tụng Trọng tài vụ gồm các bước cơ bản sau:

Một phần của tài liệu Trọng tài vụ việc theo pháp luật trọng tài thương mại Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)