- Trong bối cảnh quốc tế hóa và các vụ việc có yếu tố nước ngoài thì việc thi hành các quyết định Trọng tài dễ dàng hơn thi hành án vì Công ước New york
c. áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Để đảm bảo cho các quyết định của Trọng tài được thực thi và lợi ích hợp pháp của các bên, trong quá trình tố tụng Trọng tài cần có quy định về việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm ngăn chặn việc tẩu tán tài sản, hủy hoại các chứng cứ... Việc đưa ra yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời là của các bên, vì các bên là người am hiểu về vụ việc và là người có quyền lợi đối với việc yêu cầu đó. Bởi vậy bên yêu cầu phải chịu trách nhiệm về hậu quả pháp lý của việc áp dụng các biện pháp đó “Trong trường hợp bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng và gây thiệt hại cho bên kia hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường” (Điều 52 Luật TTTM 2010).
42
Thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Luật TTTM thuộc về Hội đồng Trọng tài và Tòa án. Trước đây theo Pháp lệnh TTTM 2003 thẩm quyền này duy nhất thuộc về Tòa án, song để phù hợp với thực tiễn xét xử và bảo đảm tính linh hoạt của tố tụng trọng tài, Luật TTTM đã cho phép Hội đồng Trọng tài được quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với các bên tranh chấp. Sở dĩ thẩm quyền này của Hội đồng Trọng tài chỉ có hiệu lực đối với các bên tranh chấp, vì Trọng tài chỉ là cơ quan tài phán tư không mang quyền lực nhà nước, nên không có giá trị cưỡng chế đối với bên thứ ba không tham gia tranh chấp.
Các biện pháp khẩn cấp tạm thời bao gồm:
“a) Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp;
b) Cấm hoặc buộc bất kỳ bên tranh chấp nào thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định nhằm ngăn ngừa các hành vi ảnh hưởng bất lợi đến quá trình tố tụng trọng tài;
c) Kê biên tài sản đang tranh chấp;
d) Yêu cầu bảo tồn, cất trữ, bán hoặc định đoạt bất kỳ tài sản nào của một hoặc các bên tranh chấp;
đ) Yêu cầu tạm thời về việc trả tiền giữa các bên;
e) Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp”.( Điều 49 Luật TTTM).
Để được áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bên yêu cầu phải nộp một khoản tiền bảo đảm nhất định, số tiền này không quá nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện. Và nếu Hội đồng Trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác hoặc vượt quá yêu cầu của bên yêu cầu dẫn tới thiệt hại cho bên yêu cầu, bên bị áp dụng hoặc người thứ ba thì có thể bị khởi kiện ra Tòa án và phải bồi thường cho bên bị hại theo quy định của pháp luật