Phiên họp giải quyết tranh chấp.

Một phần của tài liệu Trọng tài vụ việc theo pháp luật trọng tài thương mại Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 48)

- Trong bối cảnh quốc tế hóa và các vụ việc có yếu tố nước ngoài thì việc thi hành các quyết định Trọng tài dễ dàng hơn thi hành án vì Công ước New york

d. Phiên họp giải quyết tranh chấp.

Phiên họp giải quyết tranh chấp là một thủ tục quan trọng trong tố tụng trọng tài, thông qua phiên họp này các bên có thể thỏa thuận, bàn bạc, đưa ra quan điểm tranh luận với nhau về việc giải quyết vụ tranh chấp. Trình tự, thủ tục tiến hành phiên họp do

43

các bên tự thỏa thuận, đối với Trọng tài quy chế thì phải tuân theo quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài. Phiên họp được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Các bên có thể thỏa thuận với nhau về việc có mặt hay không có mặt tại phiên họp giải quyết tranh chấp. Nếu các bên không có thỏa thuận về việc Hội đồng Trọng tài có thể căn cứ vào hồ sơ để tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp mà không cần sự có mặt của các bên, thì theo quy định của luật các bên phải có mặt theo giấy triệu tập của Hội đồng trọng tài. Nếu "Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp giải quyết tranh chấp mà không được Hội đồng Trọng tài chấp thuận thì bị coi là đã rút đơn khởi kiện. Trong trường hợp này, Hội đồng Trọng tài tiếp tục giải quyết tranh chấp nếu bị đơn có yêu cầu hoặc có đơn kiện lại. Bị đơn đã được triệu tập hợp lệ tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp giải quyết tranh chấp mà không được Hội đồng Trọng tài chấp thuận thì Hội đồng Trọng tài vẫn tiếp tục giải quyết tranh chấp căn cứ vào tài liệu và chứng cứ hiện có". (Điều 56 Luật Trọng tài thương mại).

Một phần của tài liệu Trọng tài vụ việc theo pháp luật trọng tài thương mại Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)