Đối với Trọng tài vụ việc:

Một phần của tài liệu Trọng tài vụ việc theo pháp luật trọng tài thương mại Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 74)

- Toà án có quyền huỷ phán quyết Trọng tài vụ việc: Với tính chất phi chính phủ, Trọng tài hoạt động một cách độc lập, tự chịu trách nhiệm, không có bất kỳ một cá

2.1.2. Đối với Trọng tài vụ việc:

Thực trạng trên của Trọng tài quy chế tuy ảm đạm, vắng vẻ không đạt kết quả như mong đợi và không tương xứng với thực tiễn giải quyêt tranh chấp, song nếu so với thực tiễn hoạt động của Trọng tài vụ việc thì Trọng tài quy chế vẫn còn rất khả quan, bởi từ năm 2003 đến nay chưa có một vụ tranh chấp nào được giải quyết bằng hình thức Trọng tài vụ việc. Trọng tài vụ việc mới chỉ dừng lại ở mức độ được thừa nhận và khuyến khích các bên tranh chấp lựa chọn. Tuy tại các Trung tâm Trọng tài cũng những điều khoản mẫu hướng dẫn các bên lựa chọn hình thức giải quyết này (sao cho thỏa thuận Trọng tài vụ việc không bị vô hiệu) dưới sự giám sát bảo trợ của trung tâm Trọng tài đó. Ví dụ: TTTTQT Thái Bình Dương có quy định Điều khoản Trọng tài Ad hoc mẫu như sau: “Đối với các bên chọn giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài Ad hoc tại Việt Nam, chúng tôi khuyến nghị họ nên chọn Quy Tắc Tố Tụng Trọng tài Của UNCITRAL và sử dụng điều khoản Trọng tài dưới đây: “Mọi tranh chấp, bất đồng hoặc khiếu nại phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này, bao gồm những vấn đề liên quan đến sự thành lập, hiệu lực hoặc chấm dứt của hợp đồng sẽ được giải quyết bằng Trọng tài do các bên thành lập tại Việt Nam theo Quy Tắc Tố Tụng Trọng tài Của UNCITRAL có hiệu lực tại thời điểm đó. Việc xét xử Trọng tài sẽ được điều hành bởi Trung Tâm Trọng tài Quốc Tế Thái Bình Dương (PIAC) theo quy định và quy tắc của PIAC. Cơ quan điều hành Trọng tài sẽ là Tổng Thư ký của Trung Tâm Trọng tài Quốc Tế Thái Bình Dương (PIAC). [Hội đồng Trọng tài sẽ bao gồm [một/ba] Trọng tài viên do... và Tổng Thư Ký của PIAC chỉ định.] [Ngôn ngữ Trọng tài sẽ bằng tiếng ...]

Trên thế giới Trọng tài vụ việc là hình thức giải quyết được ưa thích bởi tính linh động cao và đảm bảo toàn quyền tự chủ cho các bên tranh chấp, đặc biệt là các tranh chấp có một bên là chủ thể quốc gia. Ví dụ như các tranh chấp liên quan tới các Công ước nhượng quyền dầu khí: Sapphire, Texaco, BP, Liamco... ; vụ Amioil giữa chính phủ Kuwait và Công ty dầu khí Indepencdent của Mỹ.[1]

ở Việt Nam trong các văn bản về đầu tư nước ngoài trước đây như: Luật đầu tư 1987, Hiệp định Việt Nam - Trung Quốc về khuyến khích và bảo hộ đầu tư 1992...đã có quy định về việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài vụ việc, nhưng lại không có

69

văn bản hướng dẫn cụ thể nên ít được sử dụng. Pháp lệnh TTTM 2003 đã quy định khá cụ thể, chi tiết về loại hình này, song cho tới nay vẫn chưa có chủ thể nào lựa chọn phương thức này để giải quyết tranh chấp. Lý giải về thực trạng này, ngoài yếu tố pháp luật chưa hoàn thiện còn phải kể đến thói quen lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp của các chủ thể kinh doanh và sự tiếp cận của phương thức này đến với các bên tranh chấp.

Tuy vậy, có thể nói việc ghi nhận Trọng tài vụ việc của pháp luật Việt nam có ý nghĩa rất lớn: Tạo thêm cơ hội để các nhà kinh doanh có quyền tự do lựa chọn hình thức Trọng tài phù hợp với sở thích, nhu cầu và tính chất vụ tranh chấp của họ. Hơn nữa, trong bối cảnh mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, pháp luật về Trọng tài của nước ta phải hướng tới sự tương thích phù hợp với thông lệ quốc tế để tại sự hấp dẫn, cạnh tranh của Trọng tài nước ta với các nước khu vực và thế giới, đảm bảo quyền, lợi ích cho các doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư và làm ăn tại Việt nam. Hầu hết các nước trên thế giới đều thừa nhận Trọng tài vụ việc thì việc thừa nhận nó của nước ta là điều tất yếu. Tuy tình hình hoạt động của Trọng tài vụ việc hiện nay còn yếu kém, nhưng chắc chắn trong tương lai nó sẽ phát huy được tốt hơn nữa.

Một phần của tài liệu Trọng tài vụ việc theo pháp luật trọng tài thương mại Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 74)